Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Kích thước ảnh facebook 2022 | Chuẩn tất cả loại ảnh từ A-Z

Facebook được biết đến là mạng xã hội khổng lồ với số lượng người dùng đứng đầu thế giới. Để xây dựng nhận diện thương hiệu vững chắc thì đầu tư ảnh đại diện và ảnh bìa Facebook đạt chuẩn Facebook là điều ai cũng quan tâm. Vậy kích thước ảnh Facebook chuẩn là như thế nào? Hãy để Miko Tech giải đáp ngay cho bạn.

Tầm quan trọng của việc sử dụng hình ảnh trên Facebook

Việc có một tiêu chuẩn chung không chỉ góp phần xây dựng một hình ảnh cộng đồng Facebook được đẹp hơn, trải nghiệm tốt hơn mà đối với những người trực tiếp đăng tải, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có những lợi ích nhất định.

Dưới đây là một số lợi ích mà hình ảnh trên Facebook mang lại cho doanh nghiệp:

Đáp ứng đúng tiêu chuẩn mang lại lượng tiếp cận khổng lồ, mở rộng phạm vi thương hiệu

Sử dụng hình ảnh Facebook đúng kích thước giúp bài post chạy đạt hiệu quả hơn, thu hút lượt tương tác lớn hơn.

Sử dụng hình ảnh đúng tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thương hiệu
Sử dụng hình ảnh đúng tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thương hiệu

Hình ảnh xuất hiện trên Facebook phải chuẩn nội dung và kích thước, đáp ứng đúng tiêu chuẩn khi đăng tải hình ảnh trên Facebook. Khách hàng của bạn chỉ có 3s để kéo tuột content của bạn trên newfeeds, và tất nhiên là họ không đủ thời gian để đọc phần chữ dài dằng dặc của bạn cho dù nó hay tới mức nào.

Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Sử dụng đúng kích thước thiết kế ảnh bìa Facebook, avatar, hay ảnh chạy quảng cáo Facebook sẽ giúp hình ảnh, nội dung trong bức ảnh được thể hiện một cách trọn vẹn khi đăng tải lên Facebook. Tránh tình trạng bị cắt xén do ảnh quá to, bị mờ do ảnh quá nhỏ hoặc kém chất lượng.

Hình ảnh đúng kích thước tạo sự chuyên nghiệp cho trang Facebook của bạn
Hình ảnh đúng kích thước tạo sự chuyên nghiệp cho trang Facebook của bạn

Đảm bảo kích thước ảnh trên Facebook được tối ưu tốt nhất mang đến sự đồng nhất, đẹp mắt và thể hiện sự chuyên nghiệp cho tài khoản doanh nghiệp của bạn.

Hình ảnh hiển thị chuẩn kích thước trông đẹp mắt hơn

Khi sử dụng hình ảnh theo đúng chuẩn kích thước của Facebook, hình ảnh hiển thị của bạn sẽ trông vừa vặn và sắc nét hơn. Đảm bảo kích thước ảnh đăng Facebook không bị vỡ, rõ nét cũng góp phần giúp chất lượng truyền tải nội dung thông điệp cũng được nâng cao hơn.

Hình ảnh đăng tải đúng kích thước sẽ đẹp mắt và sắc nét hơn.
Hình ảnh đăng tải đúng kích thước sẽ đẹp mắt và sắc nét hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu người dùng ngày càng cao, chẳng khách hàng nào muốn ở lại trang của bạn lâu nếu như hình ảnh của bạn quá mờ và kém chất lượng.

Truyền đạt hiệu quả nội dung, thông điệp

Thực tế, chúng ta đều hiểu, não bộ “bắt sóng” hình ảnh nhanh hơn chữ, hình ảnh đồng thời tạo nên giá trị trực quan cho thông điệp, tạo cảm xúc và sự ghi nhớ cho khách hàng.

Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn thông qua hình ảnh
Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn thông qua hình ảnh

Thiết kế banner Facebook, ảnh đại diện Facebook,… đúng tiêu chuẩn size ảnh Facebook sẽ giúp truyền tải nội dung, thông điệp một cách cặn kẽ, đầy đủ nhất, dễ hiểu cho người xem.

Tối ưu Visual Marketing mang lại trải nghiệm tốt cho người xem

Visual Marketing còn gọi là Marketing thị giác là hoạt động nghiên cứu, phân tích và sử dụng hình ảnh trong các hoạt động Marketing để tăng cường sự lưu nhớ và nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng

Visual Marketing đang là xu hướng chung hiện nay
Visual Marketing đang là xu hướng chung hiện nay

Khách hàng của shop hoặc của doanh nghiệp chắc chắn sẽ muốn xem những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua những post có hình ảnh chuyên nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng kích thước ảnh up Facebook theo tiêu chuẩn sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Kích thước ảnh Facebook 2021/2022 chuẩn từ A đến Z

Mỗi 1 ảnh trên Facebook đều có kích thước chuẩn riêng như: kích thước ảnh bìa fanpage, kích thước ảnh bìa của nhóm Facebook, kích thước ảnh bìa trên facebook, kích thước ảnh bìa page facebook 2021,…mỗi loại đều có một quy chuẩn riêng.

Vậy kích thước ảnh bìa Facebook là bao nhiêu? Dưới đây, Miko Tech sẽ gợi ý cho bạn kích thước hình ảnh đăng Facebook chuẩn nhất 2021:

Kích thước ảnh đại diện Facebook (Avatar, Profile Picture)

Avatar được xem là “Gương mặt đại diện” của thương hiệu, vì vậy bạn cần phải có sự chăm chút hơn cho hình ảnh thật rõ ràng, đơn giản nhưng nổi bật đặc biệt là phải đảm bảo kích thước ảnh đại diện facebook 2021 tiêu chuẩn.

Kích thước ảnh profile Facebook hay kích thước ảnh đại diện trên Facebook đầy đủ bạn nên dùng là: 2048 x 2048 pixel, hoặc để đảm bảo hoạt động trong vòng tròn thì kích thước tối thiểu là 168 x 168 pixel.

Kích thước ảnh đại diện Facebook
Kích thước ảnh đại diện Facebook

Cụ thể như sau:

  • Kích thước tối đa: 2048 x 2048 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 168 x 168 pixel
  • Kích thước lý tưởng: 761 x 761 pixel
  • Tỷ lệ: 1:1

Kích thước ảnh bìa Facebook

Kích thước ảnh bìa hay kích thước ảnh cover Facebook là yếu tố tiếp theo bạn cần lưu ý khi cân chỉnh kích thước ảnh đăng Facebook 2021 cho trang của mình. Ngoài ra, ảnh bìa còn được coi là lớp nền để làm nổi bật mọi thông tin của bạn nên kích thước ảnh nền Facebook này cũng cần được lưu ý.

Ảnh bìa hay còn gọi là ảnh banner chính là gương mặt đại diện thứ hai của thương hiệu. Vì thế đầu tư xây dựng kích thước ảnh banner Facebook phù hợp cũng là việc làm không thể thiếu.

Bạn có thể thiết kế kích thước ảnh bìa Facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách đưa ra các nhóm sản phẩm, dịch vụ cung cấp, các chương trình khuyến mãi hoặc đơn giản nhất là hiển thị đầy đủ tên thương hiệu.

Kích thước ảnh bìa Facebook lý tưởng
Kích thước ảnh bìa Facebook lý tưởng

Kích thước ảnh bìa facebook trên điện thoại hay máy tính đều phải đảm bảo hiển thị đầy đủ và chất lượng nhất. Để có được kích thước ảnh bìa Facebook cá nhân 2021 hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo size ảnh đăng Facebook để làm ảnh bìa theo các gợi ý sau:

  • Kích thước tối đa: 2037 x 2037 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 851 x 315 pixel
  • Kích thước lý tưởng: 1656 x 930 pixel

Facebook đã cung cấp thêm tính năng mới đó là sử dụng video để làm ảnh cover Fanpage Facebook. Người dùng có thể sử dụng các video đã có sẵn trên Fanpage của mình, hoặc tải video trên máy tính để đặt làm ảnh bìa cho Fanpage.

Kích thước video ảnh bìa Facebook gần giống với kích thước ảnh bìa fanpage Facebook. Mức yêu cầu kích thước video này tối thiểu ở mức 820×312 pixel, và kích thước khuyến nghị là 820×462 pixel.

Với kích thước ảnh bìa Facebook page này thì bạn có thể chọn những video quay từ điện thoại ở chế độ quay ngang hay video dạng ngang sẽ phù hợp và đơn giản hơn việc tự chỉnh lại kích thước ảnh bìa Facebook mobile bằng video. Video dùng làm cover có thể dài từ 20 đến 90 giây và có thể lặp theo bất cứ cách nào bạn muốn.

Kích thước ảnh group Facebook

Đối với kích thước ảnh nhóm Facebook, không đơn giản là tải ảnh đúng kích thước ảnh bìa nhóm facebook tiêu chuẩn, hiển thị rõ nét là xong. Bạn phải cắt hình và điều chỉnh chiều dọc ảnh bìa trong khung hình cho phép. Khung hình nhỏ nhất sẽ là chiều ngang 820 x 332 px chiều cao.

Nếu bạn tải lên hình ảnh bìa facebook đúng kích thước thì bạn phải điều chỉnh luôn cả chiều ngang, như vậy sẽ rất phiền phức. Bạn có thể áp dụng kích thước ảnh cover group Facebook chuẩn: 820px x 461px.

Kích thước ảnh bìa group facebook 2021
Kích thước ảnh bìa group facebook 2021

Với tỷ lệ này, bạn có thể điều chỉnh hình ảnh theo chiều ngang trong khung hình cho phép. Còn nếu bạn muốn độ phân giải cao nhất thì có thể chỉnh con số chiều ngang x chiều cao lên thành 1640 x 922 px. Đáng nói là, đây cũng là kích thước ảnh Facebook trên màn hình điện thoại tối ưu nhất hiện nay.

Tiêu chuẩn kích thước ảnh bìa group Facebook  tối thiểu cần nhớ:

  • Kích thước lớn nhất: 1640 x 922 pixel
  • Kích thước tối thiểu nếu đăng tải từ điện thoại: 820 x 461 pixel
  • Tỷ lệ khung hình: 1.78:1

Kích thước ảnh đăng lên dòng thời gian

Mạng xã hội tỷ người dùng này mỗi ngày có khoảng 350 triệu bức ảnh được đăng tải lên (bao gồm cả tài khoản cá nhân và các trang doanh nghiệp).

Với một lượng ảnh lớn như thế nếu không tuân thủ kích thước ảnh tối ưu trên Facebook thì bạn sẽ nhanh chóng bị nhạt nhoà. Không những thế, những người tạo ra nội dung cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Bạn cũng nên lưu ý để có được kích thước ảnh facebook trên mobile đầy đủ và tối ưu nhất.

Có 3 loại hình ảnh bạn nên chú ý khi thiết kế kích thước ảnh post trên Facebook:

  • Kích thước ảnh dọc Facebook: 940 x 788 pixel
  • Kích thước ảnh vuông Facebook: chỉ cần trên 700 pixel
  • Kích thước ảnh vuông Facebook: 788 x 940 pixel

Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 

Khi bạn chia sẻ một bài viết từ Blog lên Facebook, hệ thống sẽ tự động quét hình ảnh trong bài viết đó và chọn ra một hình đại diện cho nó. Tuy nhiên, hình ảnh này thường không đúng kích thước hình ảnh Facebook tiêu chuẩn nên làm mất tính thẩm mỹ bài viết. Khi đó, việc bạn cần quan tâm là kích thước ảnh share Facebook.

Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 
Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 

Không giống như kích thước ảnh bài post Facebook thông thường, kích thước hiển thị lý tưởng nhất cho dạng bài viết share link thường sẽ là: 1200 x 627 pixel.

Kích thước ảnh sự kiện Facebook

Tạo sự kiện trên Facebook chính là cách để thu hút người tham gia và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu của mình. Thiết kế kích thước ảnh page Facebook phù hợp để chạy sự kiện, thu hút sự quan tâm cũng là một lựa chọn sáng suốt cho doanh nghiệp của bạn.

Kích thước hình ảnh sự kiện trên Facebook
Kích thước hình ảnh sự kiện trên Facebook

Kích thước ảnh bìa sự kiện hay còn gọi là kích thước ảnh event Facebook phù hợp phải đảm bảo:

  • Kích thước tối đa: 1200 x 628 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 500 x 262 pixel

Kích thước Album ảnh Facebook

Nguyên tắc đăng ảnh album Facebook là bạn phải sắp xếp thứ tự ảnh với kích thước tương ứng để tạo ra post đăng album có kích thước hình Facebook 2021 chuẩn chỉnh nhất. Bạn có thể đăng theo bố cục như sau:

Kích thước Album ảnh Facebook
Kích thước Album ảnh Facebook

Kích thước 4 ảnh quảng cáo Facebook :

  • 4 ảnh kiểu dọc: Ảnh đầu có kích thước 598×900 hoặc 603×900 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 4 ảnh kiểu ngang: Ảnh đầu có kích thước 900×603 pixels, còn lại các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 4 ảnh vuông: Các ảnh có kích thước 900×900 pixels.

Khi đăng 2 ảnh:

  • 2 ảnh kiểu ngang: Các ảnh có kích thước 900×452 pixels.
  • 2 ảnh kiểu dọc: Các ảnh có kích thước 448×900 pixels.

Khi đăng 3 ảnh:

  • 3 ảnh kiểu ngang: Ảnh đầu có kích thước 900×452 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 3 ảnh kiểu dọc: Ảnh đầu có kích thước 448×900 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.

Ảnh quảng cáo Facebook

Ảnh chạy quảng cáo Facebook là một thể loại khó bởi có sự thay đổi theo phương tiện được tiếp cận. Với mỗi thiết bị khác nhau (máy tính, smartphone, Ipad,…) thì kết quả hiển thị sẽ khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng kích thước hình ảnh chạy quảng cáo Facebook đúng chuẩn cũng là việc làm không thể thiếu.

Và với mỗi hình thức quảng cáo sẽ có kích thước ảnh bài Facebook quảng cáo sẽ khác nhau. Kích thước ảnh Facebook Ads thường rất đa dạng tùy thuộc vào hình thức và nhu cầu quảng cáo.

Kích thước hình ảnh quảng cáo trên Facebook
Kích thước hình ảnh quảng cáo trên Facebook

Cụ thể, kích thước ảnh chạy Facebook Ads được chia như sau:

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng trình chiếu

  • Dạng này thường xuất hiện theo tỷ lệ 1:1
  • Kích thước ảnh đăng lên Facebook phù hợp là: 1080×1080 pixel

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng đường dẫn

  • Dạng này xuất hiện tỉ lệ 1:9:1
  • Kích thước hình đăng Facebook phù hợp là: 1200×628 pixel.

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng bộ sưu tập:

  • Dạng này sẽ xuất hiện thành tỷ lệ: 1:9:1
  • Kích thước ảnh đăng Facebook chuẩn là: 1200×628 pixel

Ngoài ra, hình thức quảng cáo trên Facebook còn rất nhiều trường hợp khác bạn có thể tìm hiểu thêm như kích thước ảnh post quảng cáo website trên Facebook, kích thước ảnh post đăng báo trên Facebook,….

Kích thước ảnh sản phẩm trên Facebook

Đối với hình ảnh sản phẩm trên Facebook, mỗi ảnh đều phải có định dạng JPEG hoặc PNG và kích thước tối đa là 8 MB. Hình ảnh phải phản ánh chính xác sản phẩm bày bán và không chứa nội dung mang tính xúc phạm hay bạo lực. Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook thường là:

Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook
Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook

Đối với quảng cáo quay vòng, quảng cáo bộ sưu tập và Cửa hàng: 

Hình ảnh sản phẩm sẽ hiển thị ở định dạng vuông (1:1). Kích thước hình ảnh tối thiểu là 500 x 500 px. Bạn nên dùng kích thước 1024 x 1024 px để có chất lượng tốt nhất.

Đối với quảng cáo một hình ảnh: 

Hình ảnh sản phẩm sẽ hiển thị ở tỷ lệ khung hình 1,91:1. Kích thước hình ảnh tối thiểu là 500 x 500 px. Bạn nên dùng kích thước 1200 x 628 px để có chất lượng tốt nhất.

Kích thước ảnh story Facebook

Facebook story là tính năng mới được Facebook bổ sung. Đẩy mạnh hình ảnh trên Facebook story sẽ là một bước đi thông minh vì đây là hình thức được chú trọng phát triển trong tương lai.

Kích thước hình ảnh story Facebook
Kích thước hình ảnh story Facebook

Tương tự Instagram Story, Facebook story chỉ tồn tại 24h kể từ thời điểm đăng ảnh. Facebook Story sẽ hiển thị kích thước ưu tiên đối với thiết bị smartphone.

Thông thường kích thước Facebook story là 1080×1920 pixels, hoặc bạn có thể lựa chọn ảnh với tỷ lệ 9:16.

Lưu ý khi đăng ảnh Facebook

Khi đã biết được cách chỉnh kích thước ảnh bìa Facebook hiệu quả nhất, ngoài việc đảm bảo kích thước ảnh Facebook không bị vỡ, bạn còn phải lưu ý các vấn đề sau:

Sử dụng các định dạng được phép

Khi đăng tải ảnh lên Facebook, bạn có thể sử dụng hình ảnh với định dạng như: JPEG, PNG, BMP, GIF, TIFE.

Định dạng hình ảnh khuyên dùng trên Facebook
Định dạng hình ảnh khuyên dùng trên Facebook

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hình ảnh với định dạng JPG hoặc PNG để có kết quả tốt nhất.

Dung lượng hình ảnh

Giống như trên website, nếu bạn sử dụng hình ảnh có dung lượng quá lớn, tốc độ tải trang sẽ chậm hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Sau khi điều chỉnh kích thước ảnh up facebook không bị vỡ, bạn còn phải lưu ý dung lượng hình ảnh.

Dung lượng hình ảnh
Dung lượng hình ảnh

Thông thường, ảnh trên Facebook bạn cũng không sử dụng hình ảnh có dung lượng quá 15MB để đảm bảo hình ảnh hiển thị hiệu quả nhất.

Đăng tải nhiều ảnh cùng lúc

Việc đăng tải nhiều hình ảnh lên cùng lúc nên lưu ý lựa chọn ảnh đại diện cho toàn lưới ảnh xuất hiện với đầy đủ nội dung nhất.

Lưu ý khi đăng tải nhiều hình ảnh cùng lúc
Lưu ý khi đăng tải nhiều hình ảnh cùng lúc

Khi các bạn đăng nhiều hơn 4 ảnh: Ảnh cuối sẽ bị tối hơn và hiện số lượng ảnh còn lại bên trên.

Khi đăng ảnh cần chú ý thứ tự các ảnh đối với hình thức hiển thị.

Tối ưu hình ảnh Facebook như thế nào cho hiệu quả?

Đảm bảo hình ảnh hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Với lượng người sử dụng facebook trên các thiết bị di động ngày một tăng. Những cập nhật mới nhất của Facebook giờ đây không chỉ hướng đến trải nghiệm trên giao diện desktop (màn hình lớn) mà còn trên tất cả các kích thước màn hình nhỏ khác như giao diện tablet hay giao diện mobile.

Vì thế, bạn không những cần phải thiết kế những hình ảnh đẹp mà còn phải tối ưu hình ảnh để chúng đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người xem trên tất cả các giao diện và kích thước màn hình khác nhau.

Hình ảnh phải hiển thị tốt trên mọi thiết bị
Hình ảnh phải hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Nếu một hình ảnh được hiển thị tốt trên giao diện mobile thì chưa chắc trên giao diện tablet hay desktop, chúng cũng sẽ như vậy. Và bạn chỉ có một hình ảnh duy nhất cho tất cả các thiết bị.

Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là hình ảnh cần có chất lượng và độ phân giải cao. Không những khách hàng mà chính bạn hẳn sẽ rất khó chịu nếu hình ảnh sản phẩm có chất lượng không tốt.

Kích thước hình ảnh hiển thị đạt hiệu quả tối đa

Bạn có thể đưa ảnh với bất kỳ kích thước nào lên mạng xã hội Facebook, nơi có đông người sử dụng nhất thế giới hiện nay. Nhưng để tối ưu hóa tỉ lệ hình ảnh để chúng hiển thị tốt nhất trên nhiều khích thước màn hình thì không phải ai cũng biết.

Kích thước hình ảnh phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định
Kích thước hình ảnh phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định

Trước khi tải ảnh lên Facebook, bạn nên điều chỉnh kích thước (resize) theo đúng tỷ lệ ảnh hoặc theo kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và nội dung hình ảnh được đảm bảo tốt nhất.

“Chuẩn” thiết kế mà bạn cần áp dụng phải phù hợp

Nếu bạn thường xuyên sử dụng Photoshop để thiết kế hình ảnh thì đây là một số thiết lập “chuẩn” mà bạn nên áp dụng để có được một bức ảnh đẹp đúng nghĩa và không “kén” bất kỳ thiết bị nào.

Chuẩn thiết kế được áp dụng phải phù hợp
Chuẩn thiết kế được áp dụng phải phù hợp

Ngoài kích cỡ ảnh Facebook, còn có một số cài đặt khi thiết kế ảnh mới cho sản phẩm trước khi đưa lên Facebook phải đảm bảo như:

  • Độ phân giải hình ảnh: 72 dpi.
  • Định dạng ảnh khi lưu (preset): PNG-24 là định dạng giữ lại được độ mượt và độ trong suốt cần thiết cho hình ảnh.

Màu sắc và bố cục trong thiết kế ảnh Facebook thu hút, dễ nhìn

Facebook sử dụng hai màu chủ đạo là xanh lam và trắng, nếu bạn cũng thiết kế ảnh của mình bằng hai màu này thì sẽ không gây được ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, bạn sử dụng màu quá nhạt cũng dễ bị lẫn vào màu nền của Facebook.

Màu sắc và bố cục hình ảnh trên Facebook
Màu sắc và bố cục hình ảnh trên Facebook

Bạn nên chọn màu tươi sáng như cam, xanh lục hay đỏ cho hình ảnh quảng cáo Facebook của mình, như vậy sẽ bắt mắt hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách thêm khung viền sáng màu để tạo điểm nhấn cho hình ảnh.

Như vây, bạn đã cùng Miko Tech tìm hiểu xong về kích thước ảnh Facebook mới nhất 2022 và những lưu ý cũng như cách tối ưu khi đăng ảnh lên Facebook. Miko Tech hi vọng đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích.

Nếu bạn thấy bài viết này hay hoặc muốn đóng góp thêm ý kiến, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới.



source https://mikotech.vn/kich-thuoc-anh-facebook/

Inbound Marketing là gì? Chiến dịch Marketing cho từng giai đoạn Inbound Marketing

Ngày nay, Inbound Marketing đã trở thành phương pháp tiếp thị hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng đang hướng đến. Vậy Inbound Marketing là gì? Chiến dịch Marketing của từng giai đoạn trong Inbound Marketing như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Miko Tech sẽ giúp bạn giải thích hết các thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay nhé!

Inbound Marketing là gì?

Khái niệm

Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

Tiếp thị Inbound giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nó hỗ trợ thiết lập một kênh giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và người dùng. Điều này sẽ dẫn đến doanh số được nâng cao.

Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là gì?

Hành trình chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng được thực hiện một cách tự nguyện, không bị làm phiền bằng những thông tin spam. Inbound Marketing sẽ tiếp cận vào từng giai đoạn mua hàng của người dùng.

  • Người dùng có nhu cầu hoặc vấn đề cần giải quyết sẽ tự tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ họ cần.
  • Họ bắt đầu so sánh giữa các thương hiệu với nhau trước khi mua hàng.
  • Doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, tạo ra các giá trị để nuôi dưỡng, thuyết phục ý định người dùng lựa chọn sản phẩm của mình.

Dù bạn có là doanh nghiệp lớn hay chỉ là doanh nghiệp nhỏ. Thì Inbound Marketing cũng có thể giúp bạn tăng trưởng gấp 10 lần trên các khía cạnh:

  • Lượt truy cập vào website (traffic)
  • Biến đổi traffic thành lead khách hàng tiềm năng
  • Phát triển doanh số bán hàng
  • Tăng cường sự yêu mến & độ trung thành với thương hiệu.

Ưu nhược điểm của Inbound Marketing

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí Marketing cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và có thể duy trì khá lâu dài hiệu quả.
  • Nâng cao giá trị, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
  • Tiếp cận khách hàng dễ dàng mà không khiến họ khó chịu.
  • Thiết lập nguồn thông tin xác thức, chi tiết.
  • Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Nhược điểm

  • Hình thức Marketing này sẽ cần có nhiều thời gian để áp dụng và trải qua từng giai đoạn khác nhau đòi hỏi doanh. nghiệp phải kiên nhẫn, cải thiện qua thời gian và sẵn sàng đầu tư trong giai đoạn đầu.
  • Inbound Marketing cần các sản phẩm/ dịch vụ chất lượng, có đặc trưng riêng, giá thành không rẻ.
  • Các sản phẩm đại trà, theo dạng ngắn hạn, sử dụng một lần không phù hợp với giải pháp này.
  • Inbound Marketing sẽ không hợp với doanh nghiệp định hướng ngắn hạn, đội ngũ nhân sự không có nhiều tinh thần học hỏi, cải tiến.
  • Áp dụng nhiều kỹ thuật.
  • Tỷ lệ cạnh tranh cao.

Các loai tiếp thị Inbound

  • SEO: Nghiên cứu hành vi tìm kiếm của khách hàng (thông qua quá trình nghiên cứu từ khóa tìm kiếm), xây dựng cấu trúc website hợp lý, phát triển nội dung website, link-building, điều hướng traffic,…
  • Blogging: Đây là cách tiếp cận hiệu được ưa chuông nhất, nhằm nhân cao nhận thức về thương hiệu và tiếp cận với đối tượng khách hàng tiềm năng mới của doanh nghiệp.
  • Social Media: Với sự bùng nổ của mạng xã hội, đây là kênh tiếp thị vô cùng tiền năng.
  • Tổ chức sự kiện/workshop: Lồng ghép các mục tiêu thương mại vào các hoạt động chia sẻ thông tin hữu ích là một hình thức quảng bá thương hiệu đến khách hàng mới và tạo mối quan hệ khắn khít với khách hàng trung thành.

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing hay còn được biết tới là Marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng qua các kênh marketing, quảng cáo nhằm gửi tới khách hàng thông tin về sản phẩm một cách đại trà.

Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing đa phần là các cách Marketing truyền thống, khá quen thuộc với mọi người như: quảng cáo TVC trên tivi, telesales, đặt banner quảng cáo ngoài trời, quảng cáo Google Display,… 

Sự khác nhau giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Phương thức tiếp cận

Tiếp thị Inbound tập trung vào đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của khách hàng. Đây là quá trình tương tác hai chiều.

Trong khi đó, Outbound Marketing truyền tải thông điệp một chiều đến người dùng. Khách hàng bị bắt buộc tiếp nhận thông tin dù họ có nhu cầu, hứng thú với thông tin có hay không.

Nội dung truyền tải

Inbound Marketing lấy khách hàng làm trung tâm. Hình thức tiếp thị này tập trung phát triển nội dung hữu ích, chuyên sâu để chăm sóc, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Các thông tin cơ bản về dịch vụ/sản phẩm trên Website chỉ chiếm khoảng 10 – 20%.

Ngược lại, Outbound Marketing lại chú trọng nhiều đến việc cung cấp thông tin trực tiếp về dịch vụ/ sản phẩm (chiếm 80%) và những nội dung hữu ích chỉ chiếm 20%.

Mục đích sử dụng

Các chiến lược Outbound Marketing hướng đến mục tiêu chính là tìm kiếm khách hàng. Tiếp thị Outbound gửi thông tin trực tiếp đến khách hàng dù họ có nhu cầu hay không. Outbound Marketing có lợi thể là tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

Inbound thì khác, tiếp thị Inbound nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ chủ động đến với doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đáng kể và có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.

Kênh triển khai

Inbound Marketing triển khai ở dạng: SEO, Content Marketing, Social Media, Email Marketing có chọn lọc,…

Outbound Marketing được triển khai dưới dạng: Tivi, banner, telesale, báo chí,…

Content marketing vs Inbound marketing có gì khác biệt?

Content Marketing là một tập con của Inbound Marketing

Content Marketing vs Inbound Marketing có gì khác nhau?
Content Marketing vs Inbound Marketing có gì khác nhau?

Content marketing tập trung vào tạo và phân phối những Content có giá trị, liên quan và hữu ích tới độc giả điều này sẽ tạo ra lợi nhuận từ việc thu hút và dẫn đến action mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn.

Inbound marketing tập trung vào thu hút và làm hài lòng khách hàng tiềm năng thông qua nhiều hình thức marketing kéo(PULL). Content marketing là một thành phần nằm trong chiến lược Inbound marketing rộng lớn hơn.

Tại sao doanh nghiệp cần làm Inbound Marketing?

Joshua Gill, chuyên gia tư vấn chiến lược SEO và Inbound Marketing: “Inbound Marketing trở thành chiến lược có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ như ngày nay chính bởi khả năng cung cấp cho người dùng cái câu trả lời khách quan nhất cho những điều họ cần. Phương thức này gây dựng niềm tin, chữ tín cho thương hiệu, dù ngành nghề của bạn là gì”.

Tiếp thị Inbound đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho doanh nghiệp:

1. Xây dựng nhận thức – nâng cao uy tín thương hiệu

Thông qua các Infographic, video, hình ảnh,… thu hút có đính kèm logo thương hiệu, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được nhận diện.

Chiến lược Inbound Marketing dựa trên việc tạo ra những nội dung chất lượng và hữu ích để thu hút khách hàng chủ động truy cập. Nếu thực hiện một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ trở thành một “nguồn thông tin” đáng tin cậy mà khách hàng tìm đến ngay khi cần tư vấn hay giải đáp thắc mắc của họ. 

2. Chi phí thấp – Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả là lợi ích tối đa mà mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp có được khi thực hiện Inbound Marketing. Các số liệu thống kê đã được chứng minh dưới đây sẽ nói lên điều đó:

  • Năm 2013, Hubspot đã khảo sát được 58% marketer sử dụng Inbound Marketing trong đó 34% lead được tạo ra thông qua Inbound. Trong khi đó, chỉ có 22% lead được tạo ra từ Outbound Marketing.
  • Giảm chi phí đến 61% so với tiếp thị truyền thống
  • Bất kể doanh nghiệp B2B hay B2C thì chiến lược Inbound Marketing cũng giúp công ty tăng ROI cao hơn gấp 3 lần so với Outbound Marketing
  • Chi phí trung bình cho 1 Lead của Inbound Marketing khoảng 134$, thấp hơn nhiều  so với chi phí để nhận một Lead của Outbound Marketing (khoảng 332$)
  • Tiết kiệm khoảng 12% chi phí cho mỗi lead và khoảng 5% chi phí cho mỗi khách hàng

3. Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết cho khách hàng

Theo khảo sát của Gallup, hứng thú của khách hàng với sản phẩm tăng lên 47% khi thông tin về sản phẩm được trình bày một cách chi tiết và cụ thể. Nếu thông tin trở nên trực quan hơn với định dạng video hướng dẫn, video tương tác thì con số này sẽ tăng lên thành 62%.

Cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết cho khách hàng
Cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết cho khách hàng

Tiếp thị truyền thống được xây dựng trên nền tảng tương tác một chiều với nguồn thông tin bị giới hạn. Khách hàng không được thỏa mãn “lòng hiếu kỳ”.

Còn đối với Inbound Marketing, thông tin có thể được cập nhật chi tiết, đầy đủ, nhanh chóng thông qua các mạng xã hội mà không cần tốn quá nhiều ngân sách. Từ đó, tăng chuyển đổi lead thành customer một cách đơn giản và dễ dàng.

4. Đánh đúng đối tượng mục tiêu

Hiện nay, hành vi tiêu dùng của khách hàng đang có xu hướng chuyển từ bị động sang chủ động. Họ không thích bị làm phiền bởi vô số các thông tin mà họ không có lợi ích với họ.

Inbound Marketing cung cấp thông tin hữu ích đến những người dùng thật sự có nhu cầu đang tìm giải pháp để tháo gỡ vấn đề của họ. Vì thế khả năng chuyển đổi và chốt sale khi thực hiện Inbound Marketing luôn cao hơn so với Outbound Marketing.

5. Cải thiện lòng trung thành của khách hàng

Kỹ thuật inbound gần như bao trọn vòng đời tiêu dùng của khách hàng, từ khi thu hút đến bán hàng và chăm sóc hậu mãi. Điều này giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng mối quan hệ chất lượng với khách hàng, tạo nên sự trung thành với thương hiệu thay vì chỉ mua hàng và kết thúc.

6. Lợi ích bền vững theo thời gian

Mục tiêu chính của Inbound Marketing là tạo dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Khách hàng đến từ tiếp thị Inbound không phải chỉ là nhất thời mà họ thực sự tìm được những thông tin hữu ích và tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ: Khi bạn đăng sản phẩm mới khách hàng không chỉ tương tác và còn tag bạn bè vào tương tác cùng. Từ đó giúp bạn có những lượt tương tác tự nhiên mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.

3 giai đoạn Inbound Marketing và các chiến dịch Marketing cho từng giai đoạn

Thuật ngữ Inbound Marketing được sử dụng lần đầu tiên bởi Hubspot – công ty chuyên phát triển các phần mềm hỗ trợ Marketing và bán hàng.

Hubspot mô tả quá trình tiếp thị Inbound diễn ra trong ba giai đoạn: Attract (Thu hút) – Engage (Tiếp cận) và Delight (Làm hài lòng). Vì vậy, một chiến lược Inbound Marketing hoàn hảo cần phối hợp nhiều kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn.

3 Giai đoạn Inbound Marketing
3 Giai đoạn Inbound Marketing

Một chiến lược Inbound Marketing tốt khi có sự phối hợp giữa nhiều kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn. Mỗi khi khách hàng cần, thực hiện truy vấn thì doanh nghiệp sẽ luôn có mặt thông qua công cụ tìm kiếm.

Giai đoạn Attract – Thu hút chú ý

Đây là giai đoạn mà các Marketer cần hấp dẫn được đúng khách hàng tiềm năng. Bạn cần thu hút đúng đối tượng tiềm năng, có nhu cầu. Doanh nghiệp nên xuất hiện đúng lúc mà người dùng cần.

Giai đoạn Attract -thu hút kahsch hàng togn Inbound Marketing
Giai đoạn Attract -thu hút khách hàng trong Inbound Marketing

1. Content Marketing thu hút

Content Marketing là yếu tố nền tảng trong mọi chiến dịch tiếp thị. Vì vậy nội dung cung cấp cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: chăm sóc khách hàng, mô tả sản phẩm, cung cấp thông tin,…

Nội dung nên được khéo léo thể hiện ở dạng nội dung văn bản, hình ảnh, video,… nhằm truyền tải thông tin mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Bạn nên đảm bảo mọi nội dung của mình đều độc đáo, không bị trùng lặp và đủ sức hút để giữ chân khách hàng.

2. Các trang web (Pages)

Bạn cần tối ưu hóa trang web của doanh nghiệp để trở nên thật thu hút và truyền tải được đúng thông điệp đến với khách hàng mục tiêu. Hãy biến website của mình thành một cổng thông tin chứa những nội dung hữu ích để thu hút đúng những người có tiềm năng nhất.

3. Tối ưu hóa SEO

SEO là công cụ tối ưu từ khóa đưa bài viết của doanh nghiệp lên top đầu. SEO lên top nhiều giúp cho Google đánh giá cao độ uy tín Website.

Khi khách hàng search từ khóa liên quan thì sản phẩm của bạn hiện lên đầu tiên nhờ SEO. Khi đó khả năng chuyển đổi sẽ rất cao vì khách hàng có xu hướng tin tưởng những bài hiển thị đầu tiên.

4. Quảng cáo Google Search

Với xu hướng tìm kiếm thông tin trước khi mua sắm, quảng cáo Google Search sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng đang có nhu cầu đúng thời điểm.

5. Social Media

Social Media là công cụ đắc lực thực hiện chiến dịch Inbound tiếp cận khách hàng một cách cực kỳ hiệu quả bởi tốc độ lan truyền thông tin cực nhanh của nó. Chẳng hạn như:

  • Facebook: Có hơn ¾ dân số Việt Nam sử dụng, tiếp cận được hầu hết khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Facebook là kênh bán hàng Online và chăm sóc khách hàng tốt.
  • Zalo: Có hơn 90 triệu người sử dụng, giao diện dễ dùng, khoanh vùng đối tượng mục tiêu chính xác, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu doanh nghiệp, cửa hàng,..
  • Youtube: Đang là xu hướng mới thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, một trong những kênh mạng xã hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Ngoài ra mạng xã hội Instagram, Linkedin, Tiktok cũng là trợ thủ đắc lực hỗ trợ chiến dịch Inbound MKT đấy.

Giai đoạn Engage – Kết nối và chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể để thu thập được thông tin khách hàng. Đồng thời doanh nghiệp có thể kết nối và tương tác, nuôi dưỡng khách hàng, tạo ra chuyển đổi. 

Giai đoạn Engage - Kết nối và chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Giai đoạn Engage – Kết nối và chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Để lấy được thông tin khách hàng thì bạn cần phải cung cấp cho họ một giá trị gì đó đủ để họ bỏ qua sự riêng tư của mình và sẵn sàng cho bạn thông tin về số điện thoại hay email. Một số công cụ để chuyển đổi người đọc thành Lead:

1. Call to Action ( Khuyến khích hành động)

Tạo “Call to Action” được dẫn dắt khéo léo từ nội dung ấn tượng kích thích người dùng nhấn vào từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và tỷ lệ ra đơn hàng. Một số CTA khẩn cáp, hấp dẫn như: “ Tải tại đây”, “ Đăng ký ngay”, “ Đăng ký tham gia”, “Chỉ hôm nay”,…

2. Landing Page ( Trang đích)

“ Call to Action” tập trung vào Content và có thể đưa khách hàng đến một trang đích nào đó. Khi khách hàng gửi thông tin, đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ bắt đầu tư vấn, tương tác với khách hàng.

Content lúc đầu người dùng đọc và Content sau khi click phải có sự liên quan đến nhau. Nếu không khách hàng sẽ nghĩ mình bị lừa gạt và đánh giá xấu đến trang của bạn.

3. Email Marketing

Một số khách hàng click “ Call -to -Action”, điền vào mẫu hoặc tải tài liệu chuyên sâu nhưng vẫn chưa sẵn sàng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Chính lúc này, doanh nghiệp đã có được data khách hàng, việc cần làm là bắt đầu thực hiện các chiến dịch Email gửi đến họ.

Email được gửi đến khách hàng phải có tiêu đề nội dung liên quan đến những vấn đề mà khách hàng quan tâm đặc biệt sử dụng tên riêng để họ cảm tháy được quan trọng.

Content Email phải hấp rõ ràng, hấp dẫn hoặc thêm vào hình ảnh, video để thu hút sự quan tâm của khách hàng hơn.

4. Lead Nurturing

Lead Nurturing sử dụng Email Marketing để xây dựng một chuỗi nội dung thống nhất và phù hợp, làm mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng ngày càng tốt hơn.

Lead Nurturing
Lead Nurturing

Những Email của Lead Nurturing sẽ hướng người dùng đến những trang Land Page đặc biệt giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.

5. Tự động hóa (Marketing Automation)

Tự động hóa Marketing trong Inbound liên quan đến việc tạo ra các Email và Lead Nurturing theo nhu cầu và giai đoạn khác nhau trong quá trình mua của khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: một khách hàng đã từng tải một bộ tài liệu liên quan đến lĩnh vực nào chuyên sâu trong quá khứ, bạn có thể tập hợp những chủ đề liên quan và gửi mail đến cho họ tham khảo. Đây cũng là cách tốt nhất giúp bạn xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.

Nhưng nếu khách hàng chỉ tham khảo thông tin ở các trang mạng xã hội thì bạn có thể đưa ra lời kêu gọi để lại Email để nhận được toàn bộ tài liệu.

6. Forms (Biễu mẫu)

Thao tác này trở nên dễ dàng, thân thiện nhất có thể khiến họ thấy thoải mái khi điền thông tin.

7. Thông tin liên hệ (Contacts)

Hãy theo dõi và lưu trữ thông tin về những Lead bạn đang tiếp cận, chúng sẽ giúp bạn tối ưu hóa các tương tác trong tương lai.

Giai đoạn Delight – Cung cấp trải nghiệm vượt kì vọng

Delight tức là mang lại niềm vui cho khách hàng trên hành trình mua hàng của họ. Vui để mua hàng và vui để khách hàng quảng bá thương hiệu của công ty bạn rộng rãi hơn nữa.

Giai đoạn Delight - Cung cấp trải nghiệm vượt kì vọng
Giai đoạn Delight – Cung cấp trải nghiệm vượt kì vọng

Tại giai đoạn này sẽ có 2 hoạt động nhỏ bao gồm: Chốt sale và chăm sóc khách hàng. Sau khi thu thập được các thông tin khách hàng từ giai đoạn tiếp cận, bạn cần phân loại các Lead này.

Cụ thể, bạn cần xem khách hàng đang ở giai đoạn nào trong quá trình mua hàng. Thông qua đó, bạn có thể áp dụng các hoạt động Inbound Marketing phù hợp để chăm sóc họ và chốt Sale.

Đừng bao giờ bỏ quên khách hàng đã mua hàng của bạn. Hãy nâng cao sự hài lòng của họ và biến họ thành khách hàng trung thành.

Thực hiện chiến lược nuôi dưỡng khách hàng

Surveys – Là cách hữu ích để bạn biết được mức độ hài lòng của khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Từ đó bạn có thể đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

CTA thông minh (Smart CTA) – gửi đến những khách hàng khác nhau những thông điệp và ưu đãi (offer) phù hợp dựa trên thông tin cá nhân của người mua và giai đoạn cụ thể trong chu trình mua hàng của họ.

Smart text – Sử dụng nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, điều đó đòi hỏi sụ linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng bối cảnh giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.

Social Media – Sử dụng nhiều nền tảng xã hội khác nhau đem đến cho bạn cơ hội cung cấp những dịch vụ chăm sóc theo thời gian thực cho khách hàng.

Chiến lược chốt Sale

Bạn có thể thực hiện chiến lược này với những khách hàng đã để lại thông tin liên hệ đầy đủ tại Form đăng ký tư vấn, các kênh Social,… Doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp cho những khách hàng này đểtung chương trình khuyến mãi đúng thời điểm để tăng cơ hội chốt đơn thành công.

Chiến lược chăm sóc khách hàng

Chiến lượcc này giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ/sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp cần có chính sách rõ ràng cho dịch vụ/sản phẩm của mình, cam kết bảo hành, hỗ trợ khách hàng 24/7, ưu đãi vào các dịp đặc biệt,…

Các bước để triển khai một chiến dịch Inbound Marketing

  • Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm bạn muốn nhắm tới. Hành vi của mỗi nhóm khách hàng lại khác nhau, bạn cần phải biết rõ họ là ai để thiết lập nội dung truyền tải phù hợp.
  • Hãy trả lời câu hỏi: “Vì sao khách hàng phải lắng nghe bạn?”. Điểm nổi bật và khác biệt của thương hiệu/doanh nghiệp bạn là gì?
  • Nền tảng bạn muốn truyền tải nội dung của mình là gì? Trên web của bạn, trên mạng xã hội hay guest blogging?
  • Tạo nội dung và lên lịch public chúng trên các nền tảng truyền thông.
  • Sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất nội dung và có những điều chỉnh phù hợp trong những chiến dịch trong tương lai.

Phối hợp các chiến lược Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất

Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing

Cả Inbound và Outbound Marketing đều có những ưu điểm riêng, khai thác tối đa hiệu quả của các công cụ sẽ giúp nội dung của bạn tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả.

Khi lượng truy cập hay thương hiệu được nhiều người quan tâm hơn là lúc bạn có thể triển khai các hoạt động Inbound Marketing một cách hiệu quả hơn.

Kết hợp nội dung trên cả Inbound và Outbound Marketing
Kết hợp nội dung trên cả Inbound và Outbound Marketing

Bạn có nội dung thu hút và hấp dẫn nhưng thương hiệu bạn chưa được biết đến, website bạn chưa đủ mạnh để lên Top, lúc này bạn cần kết hợp với các công cụ Outbound Marketing để quảng bá thương hiệu của bạn:

  • Nhờ đội ngũ nhân viên Sale giới thiệu các bài viết trên website.
  • Chạy quảng cáo trên truyền hình tăng nhận diện thương hiệu
  • Quảng cáo trên Google, Social để tăng lượng truy cập vào website.

Xây dựng Website, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp

Website giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất hiện hơn khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Website cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng, nuôi dưỡng khách hàng. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp hệ thống tiếp thị Inbound không thu thập được Lead, không thể tạo ra đơn hàng. Lúc này, Telesales sẽ giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng để thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng

Kết hợp SEO Website và quảng cáo

Các hình thức tiếp thị Outbound như Google Display, đặt Banner ngoài trời, Facebook Ads,… giúp tăng nhận diện thương hiệu. Còn Inbound Marketing lại khá tuyệt vời trong việc tiếp cận chính xác đối tượng mục tiêu bằng việc thỏa mãn thông tin tìm kiếm của họ.

Khi người dùng nhận thức về thương hiệu, bắt đầu ghi nhớ về sản phẩm qua các quảng cáo. Tuy nhiên, họ sẽ khó ra quyết định mua hàng ngay tại thời điểm này.

Thông thường khách hàng sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm. Chiến lược SEO ngay lúc này sẽ giúp website xuất hiện ở Top đầu trên công cụ tìm kiếm.

Những khách hàng đã từng thấy quảng cáo của thương hiệu sẽ càng dễ dàng Click vào nội dung của bạn hơn. Nếu Content của bạn hữu ích, hấp dẫn, họ sẽ ở lại lâu hơn tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.

Một số công cụ hỗ trợ cho chiến dịch Inbound Marketing

Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những công cụ phù hợp để thực hiện nhằm đạt được tối ưu mục tiêu đề ra.

Các công cụ thực hiện Inbound Marketing cho từng giai đoạn
Các công cụ thực hiện Inbound Marketing cho từng giai đoạn

Tham khảo một số website/công cụ giúp bạn thực hiện Inbound Marketing hiệu quả nhất:

  • HubSpot – Marketing Automation: Cho phép người dùng tự động hóa chiến dịch Inbound Marketing của mình một cách hiệu quả. Từ đó, tiết kiệm thời gian và nhân sự. Hownnuwxa công cụ này hoàn toàn miễn phí.
  • HubSpot CRM – Relationship Management: Các công cụ CRM cung cấp cách để quản lý các mối quan hệ của bạn với khách truy cập, khách hàng tiềm năng, ghi lại mọi tương tác đã từng có với bạn, với công ty và cả trang Web
  • GatherContent – Quản lý nội dung: Giúp quản lý và tổ chức Content Marketing một cách hợp lý, hiệu quả. Được thực hiện bằng cách áp dụng các quy trình lặp lại và quy trình làm việc trực quan để biến các dự án thành chiến dịch khéo léo và đầy đủ.
  • Beacon – Thiết kế bên ngoài: công hỗ trợ thiết kế eGuide chuyên dụng,cung cấp sẵn bố cục, hình ảnh và kiểu chữ đẹp mắt. 
  • Unbounce – Landing Pages: cung cấp một cách nhanh chóng và hiệu quả để xây dựng, tối ưu hóa và theo dõi Landing Pages của bạn.
  • Wistia – Video MarketingHubSpot Sales – Khả năng sản xuất Email: Từ số liệu thống kê về mức độ tương tác nâng cao cho đến kiểm tra nội dung và API, Wistia là công cụ tuyệt vời cho các nhà tiếp thị muốn sử dụng Video để tăng cường tiếp thị nội dung tập trung.
  • HubSpot Sales – Khả năng sản xuất Email: cho phép bạn nhanh chóng cá nhân hóa Email, xem khi nào khách hàng mở Email và tệp đính kèm hay lên lịch các cuộc họp chỉ bằng một nút bấm
  • UberConference – Phỏng vấn và họp: cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng để liên lạc qua điện thoại hoặc cuộc gọi Video với khách hàng ở bất kỳ nơi đâu
  • Ahrefs – Phân tích động cơ tìm kiếm: cung cấp toàn bộ công cụ tập trung vào tìm kiếm, bao gồm chức năng phân tích từ khóa và liên kết ngược bắt buộc
  • Google Analytics – Phân tích Website: cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của chiến dịch và khách hàng của bạn.

Các website uy tín để tìm hiểu về Inbound marketing

1. HubSpot Blog

một trong những blog về marketing đáng theo dõi nhất. Thiên nhiều về content, design, tối ưu hóa, bán hàng và các thông tin dành riêng cho agency.

Hubspot Blog
Hubspot Blog

HubSpot, vị vua của Inbound marketing đã phát triển một học viện học tập cho các nhà tiếp thị Inbound nắm bắt được các kiến thức cơ bản về như viết blog, social media, xây dựng landing page và chạy các chiến dịch tiếp thị qua email.

Hơn nữa, bạn có thể kiếm được chứng nhận gửi đến miễn phí – sau khi bạn đã nghiên cứu các tài nguyên, thực hiện bài kiểm tra để bạn có thể tự hào hiển thị nó trên hồ sơ của mình.

2. Moz

Tìm hiểu ‘SEO và Marketing’ có chứa rất nhiều bài viết chuyên sâu, hướng dẫn mà mọi Marketer mới. Bạn sẽ học mọi thứ bạn cần để bắt đầu hành trình SEO của mình, bao gồm nắm bắt các thuật ngữ và chiến thuật cơ bản hình thành nên một chiến lược Inbound mạnh mẽ.

Bạn sẽ khám phá cách tiến hành nhắm mục tiêu từ khóa hiệu quả cùng với tầm quan trọng của tối ưu hóa On-site, mô tả meta và lược đồ dữ liệu có cấu trúc đến nội dung trùng lặp và trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.

3. Content Marketing Institute

Học cách tạo Content có giá trị là một trong những thành phần quan trọng nhất của Inbound marketing. Họ cung cấp nhiều tài nguyên Content marketing, bao gồm các tiêu chuẩn và xu hướng của ngành, các white page gốc, podcast và hội thảo trên web.

Content Marketing Institute
Content Marketing Institute

Blog là nơi có một số bài viết tuyệt vời viết về viết blog, chiến lược Content và thực hành tốt nhất kể chuyện sẽ giúp bạn tăng cường đáng kể sức mạnh của sứ mệnh Inbound marketing.

4. Inbound.org

Đây là một diễn đàn trực tuyến thú vị, xuất bản các bài báo, ý kiến và trích dẫn hàng ngày từ các chuyên gia Inbound ở tất cả các cấp độ ngành, từ những người có ảnh hưởng nổi tiếng để hoàn thành người mới.

5. Search Engine Land

Search Engine Land là một ấn phẩm hàng ngày khá hấp dẫn tập trung vào tất cả các khía cạnh của ngành Search Marketing. Giúp bạn nắm bắt được các tin tức trong ngành, thay đổi thuật toán và cập nhật SEO.

Inbound Marketing là gì? Mỗi giai đoạn sẽ vận dụng những chiến lược Marketing hiệu quả nào chắc bạn đã nắm rõ rồi đúng không? Inbound và Outbound có nhiều khác biệt nhưng nếu bạn biết phối hợp chúng một cách hiệu quả và kết hợp với các công cụ hỗ trợ làm Inbound mà Miko Tech vừa liệt kê trên, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng ghi dấu ấn trong lòng khách hàng đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi từ họ.



source https://mikotech.vn/inbound-marketing-la-gi/

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Conversion rate là gì trong Marketing? Tìm hiểu cách tối ưu Conversion rate

Conversion rate vốn là một khái niệm phổ biến trong giới Marketing. Nghe thì nhiều nhưng bạn bạn hiểu rõ Coversion rate là gì chưa? Đặc biệt nếu bạn kinh doanh online, tuyệt đối không thể bỏ qua 16 cách tối ưu Conversion hay mà Miko Tech đã tổng hợp ngay sau đây. Cùng theo dõi nhé.

Conversion rate là gì?

Conversion là gì?

Conversion ở đây có nghĩa là chuyển đổi. Được hiểu một cách đơn giản là chuyển từ thực thể ở trạng thái A chuyển sang B. 

Conversion là gì?
Conversion là gì?

Trong Marketing chuyển đổi là:

  • Biến một khách truy cập website thành khách mua hàng (thực hiện hành vi mua hàng) / khách hàng tiềm năng (hoàn thành đăng ký thông tin)
  • Biến một khách hàng tiềm năng đến dự hội thảo thành khách hàng trả tiền.
  • Biến một khách viếng thăm cửa hàng thành khách mua hàng.

Chuyển đổi là cách gọi chung, và tùy theo cách vận hành hoạt động Marketing của bạn, mà chuyển đổi được xác định cụ thể ra sao.

Chuyển đổi vĩ mô (macro)

  • Mua sản phẩm từ trang web
  • Yêu cầu báo giá
  • Đăng ký một dịch vụ

Chuyển đổi nhỏ (micro)

  • Đăng ký danh sách email
  • Tạo một tài khoản
  • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Conversion rate là gì?

Conversion Rate có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ cho biết số lượng người dùng chuyển đổi trên tổng số khách truy cập. Tỷ lệ chuyển đổi này có thể được đánh giá thông qua yêu cầu liên lạc, các cuộc gọi, mua hàng, báo giá, sắp xếp cuộc hẹn,…

Conversion rate là gì?
Conversion rate là gì?

Tỷ lệ này rất quan trọng với các SEOer, đặc biệt là với những nhà đầu tư có sử dụng dữ liệu về lượng truy cập trang web để xác định những phương pháp tiếp thị khác nhau.

Conversion Rate Optimization (CRO) là gì?

CRO là viết tắt của cụm từ Conversion Rate Optimization có nghĩa là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, là một chỉ số quan trọng trong SEO.

CRO thế hiện việc tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng truy cập website trở thành khách hàng tiềm năng của công ty, hay nói cách khác, đó là việc tối ưu hóa việc biến khách hàng từ landing page sang conversion rate.

Làm cho CR cao hơn rất đáng mơ ước, nhưng phải đặt trong sự tương quan với ROI – kết quả sau cùng của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào.

Tại sao cần quan tâm Conversion rate trong Marketing

Biết được hiệu suất website

Trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao nếu nhận được nhiều sự tương tác từ khách hàng như: gọi điện tư vấn, bình luận, chia sẻ, like… Điều này đồng nghĩa website của bạn đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích và tiếp cận được với khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi cung cấp tỷ lệ người dùng truy cập vào trang giúp bạn đánh giá được mức độ thành công của trang Web. Đây cũng là cách để bạn xác định các lĩnh vực cũng như nhu cầu thị hiếu khách hàng để cải thiện hoạt động Marketing cho hiệu quả hơn. 

Cho thấy mức độ uy tín

Không phải bất cứ khách hàng nào khi truy cập vào website cũng đều thực hiện tương tác và đi đến quyết định mua hàng. Một website có tỷ lệ chuyển đổi cao mới đủ độ uy tín và khiến khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của bạn.

Tăng nhiều lượt truy cập

Tăng nhiều lượt truy cập
Tăng nhiều lượt truy cập

Trước khi chuyển đổi, bạn cần có lượng khách hàng truy cập hay khách hàng tiềm năng. Bởi vì đối với các website uy tín, ngoài có tỷ lệ chuyển đổi cao thì cần rất nhiều lượt truy cập từ khách hàng mới.

Thúc đẩy doanh thu

Tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ thu hút nhiều người quan tâm đến website hơn. Khi khách hàng bị thu hút bởi nội dung và tìm thấy được lợi ích thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao, đồng nghĩa với việc doanh thu cũng sẽ tăng lên.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá

Hiểu rõ Conversion Rate là gì sẽ giúp người làm SEO, Marketing có thể đưa ra những đánh giá, phân tích về khách hàng, thị trường một cách hiệu quả và tìm ra phương án thích hợp cho website.

Một trong 5 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Gần đây mình có biết thêm về mô hình 5WAYS – 5 lực thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp (nhất là startup). Các yếu tố này bao gồm:

  • Số khách hàng tiềm năng
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Số lượng giao dịch trung bình
  • Doanh thu trung bình mỗi giao dịch
  • Tỷ suất lợi nhuận

Các chỉ số này nhân nhau sẽ ra kết quả về lợi nhuận, nên giá trị của 1 yếu tố thay đổi chỉ cần 10%, cũng có thể dẫn đến thay đổi về lợi nhuận cuối cùng tăng lên đáng kể.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi

Công thức tính: Tỷ lệ chuyển đổi (CR) = (Số người thực hiện hành vi chuyển đổi/Số người truy cập vào trang web)*100%

Ví dụ website của bạn có 1.000 lượt truy cập và 50 người đăng ký mail quan tâm đến sản phẩm của bạn. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi hôm nay sẽ là: (50/1.000)*100% = 5%

Công thức tính tỷ chuyển đổi trong SEO

Công thức tính Conversion rate
Công thức tính Conversion rate

Từ công thức trên, ta thấy có một khó khăn lớn cho quản trị website trong việc tính toán tỷ lệ chuyển đổi nhất là những người đặt nhiều mục tiêu (goals) cho cùng một trang chuyển đổi.

Ví dụ: Nếu bạn đặt mục tiêu chuyển đổi cho 1 trang của bạn là số người click vào trang đó trên Google Adwords, thì cứ một lần truy cập của khách vào trang, bạn có một chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi lúc này của bạn là 100%.
Tuy nhiên nếu như trên trang đó bạn đặt thêm một mục tiêu chuyển đổi nữa đó là người đó phải mua hàng của bạn, tức là có tới 2 mục tiêu chuyển đổi, thì nếu có một người truy cập website và trở thành khách hàng của bạn, thì tức là đã có 2 chuyển đổi được phát sinh. Khi đó, tỷ lệ chuyển đổi là 200%. Như vậy sẽ rất khó khăn cho người quản trị website đánh giá được chi tiết các loại chuyển đổi.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo

Tỷ lệ chuyển đổi trong quảng cáo là số lượt chuyển đổi trung bình cho mỗi lần tương tác với quảng cáo, được hiển thị dưới dạng phần trăm.

Tỷ lệ chuyển đổi được tính đơn giản bằng cách lấy số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác với quảng cáo có thể theo dõi được cho một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian.

Ví dụ: Nếu bạn có 125 lượt chuyển đổi từ 1.000 lần tương tác thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 12,5%, bởi vì 50/1.000 = 12.5%.

Nếu bạn đang theo dõi nhiều hành động chuyển đổi hoặc bạn chọn “Mọi” lượt chuyển đổi thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn có thể lớn hơn 100% vì nhiều lượt chuyển đổi có thể được tính cho mỗi lần nhấp.

Sử dụng công cụ Theo dõi chuyển đổi để đo lường tỷ lệ chuyển đổi và cuối cùng sử dụng số liệu này để giúp đưa ra các quyết định quảng cáo của bạn.

Đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi bị thấp hay sụt giảm?

Đôi khi các website có lượng truy cập khá lớn nhưng lượt chuyển đổi thu về thực sự lại rất thấp.

Những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp hay sụt giảm
Những lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi thấp hay sụt giảm

Vậy đâu là lý do khiến tỷ lệ chuyển đổi bị thấp ngay hay sụt giảm ngay cả khi có lượng traffic lớn:

  • Nhắm sai đối tượng khách hàng hướng đến.
  • Nội dung Website mơ hồ, không rõ ràng, minh bạch, thiếu trung thực và thu hút sẽ không thể đem lại được uy tín cho doanh nghiệp bán hàng.
  • Thiết kế giao diện Website với màu sắc, hình ảnh quá đơn điệu, sơ sài không đủ ấn tượng và thu hút.
  • Tốc độ tải trang kém gây ảnh hưởng đến tâm trạng làm giảm trải nghiệm khách hàng
  • Thương hiệu của doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chưa đước định vị trên thị trường cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ chuyển đổi không cao.
  • UX/UI không hỗ trợ người dùng

Nắm bắt được nguyên nhân sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và đề xuất những chiến lược hiệu quả thông qua 16 cách tối ưu Conversion rate dưới đây.

16 cách tối ưu Convertion rate hiệu quả nhất

1. Xác định đúng khách hàng tiềm năng

Ai là người bạn muốn họ sẽ xem thông tin và mua sản phẩm của bạn? Việc vẽ ra chân dung khách hàng và phân tích hành vi của họ sẽ giúp nội dung của bạn đặt đúng vị trí và trở nên thực sự hữu ích.

2. Giảm thiểu rủi ro về 0

Tất cả các giao dịch dù nhỏ hay lớn đều tiềm ẩn những rủi ro bên trong. Phần lớn những rủi ro đó sẽ do khách hàng tự chịu trách nhiệm, điều này sẽ là chướng ngại vật lớn trước khi khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn.

Vì vậy, giảm thiểu mọi rủi ro có khả năng xảy ra càng thấp khách hàng sẽ càng thấy an tâm khi lựa chọn. Doanh nghiệp có thể đảm bảo rủi ro thông qua chính sách bảo hành, hậu mãi,…

3. Gây dựng niềm tin

Ví dụ: Tôi đến chỗ bạn để giới thiệu chiến Iphone 13 Promax mới ra mắt với giá 25 triệu với lý do là hàng xách tay nên có giá hời. Bạn sẽ mua chứ?

Đây có thể là một giao dịch “siêu hời” nhưng bạn lại không đủ thông tin để tin tưởng đó thực sự là hàng xách tay hay thực sự là Iphone 13 Promax.

Chuyên gia bán hàng Zig Ziglar từng nói rằng chỉ có 4 lý do khiến mọi người không mua hàng của bạn:

  • Người dùng không cần
  • Họ không có tiền
  • Cũng có thể không cần gấp
  • Họ không tin tưởng

Sự tin tưởng là một trong 4 yếu tố khiến khách hàng không lựa chọn sản phẩm của bạn. Vì vậy hãy cung cấp những yếu tố giúp khách hàng đặt niềm tin vào bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi dễ dàng hơn nhé.

4. Thực hiện A/B Test 

A/B testing (hay thử nghiệm phân tách) là một trong những kĩ thuật giúp tăng conversion rate của website. Đó là khả năng biến người truy cập thành khách hàng.

Khi bạn có hai ý tưởng tiêu đề nhưng không biết đâu mới là ý tưởng hay hơn, A/B Test sẽ giúp bạn quyết định.

  • Bạn tạo hai phiên bản thay thế của trang (trang A và trang B). Mỗi phiên bản có một tiêu đề khác nhau.
  • Phần mềm A/B testing hướng 50% lượng traffic đến trang A và 50% đến trang B. Cả hai trang đều có lời kêu gọi hành động. Và cuối cùng bạn hãy đếm xem có bao nhiêu người thực hiện hành động.
  • Trang có nhiều chuyển đổi hơn (nhiều người thực hiện hành động hơn) sẽ được lựa chọn.

5. Thiết kế website chuyên nghiệp, thu hút

Trang web chuyên nghiệp, ấn tượng với bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa sẽ dễ dàng thu hút khách hàng ghé thăm. Để tối ưu hóa giao diện Website, bạn có thể chú trọng vào các nút Button, khung popup, video, hình ảnh sinh động,…

6. Đơn giản hóa quá trình mua hàng và thanh toán

Hãy để những thao tác mua sắm trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng vì đây là trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự chuyển đổi của khách hàng.

  • Cho người dùng biết những gì họ nên làm tiếp theo: Trong mỗi trang, hãy luôn hướng dẫn người dùng thực hiện hành động bạn mong muốn.
  • Đừng cho người dùng quá nhiều lựa chọn: The Paradox of Choice, bạn càng đưa nhiều sự lựa chọn cho người dùng, thì khả năng cao họ chẳng chọn gì cả. Nếu bạn có nhiều sản phẩm, hãy tạo bộ lọc tốt hơn. Nó giúp khách hàng nhanh tìm đến đúng sản phẩm họ cần mà không mất quá nhiều thời gian.
  • Yêu cầu họ điền càng ít mục càng tốt: Đơn hàng hay mẫu đăng ký trên website có càng nhiều mục cần phải điền thì càng ít người điền vào. Hãy thêm tính năng đăng kí thông qua tài khoản Facebook hoặc Google để giảm thiểu thời gian người dùng. Đừng yêu cầu họ điền bất cứ điều gì không cần thiết.
  • Đừng ép người dùng subscribe mua hàng: Để khách hàng đi đến trang thanh toán như một vị khách ghé qua trang web và tìm thấy điều mình muốn. Điều này sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn nhiều.
  • Miễn phí vận chuyển: Giao hàng miễn phí là động lực mua hàng phổ biến nhất đối với 82% người tiêu dùng Anh và 80% với người Mỹ trong một nghiên cứu eConsultancy. Điều này sẽ giúp bạn có lợi thế hơn cả đối thủ cạnh tranh vì đôi khi tâm lý khách hàng chấp nhận chọn sản phẩm giá 15 đô và freeship hơn là sản phẩm giá 13 đô và tốn 2 đô tiền ship.

7. Xây dựng Value Proposition rõ ràng và hấp dẫn

Khách hàng không chỉ muốn biết họ sẽ có được gì từ sản phẩm mà họ còn đặt ra câu hỏi rằng tại sao họ lại phải mua chúng từ bạn.

Value propositiontuyên bố giá trị thường được sử dụng để tóm tắt lý do vì sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng từ bạn chứ không phải là đối thủ.

Nếu trang chủ hoặc trang sản phẩm chỉ hiển thị lời chào mừng hoặc chỉ liệt kê thông tin cơ bản công ty hay các sản phẩm thì bạn đã vô cùng thiếu sót.

Thực tế, tập trung và liên kết mối liên hệ giữa value proposition với các sản phẩm sẽ là công cụ tuyệt vời giúp in sâu giá trị thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.

8. Tạo lời kêu gọi kích thích hành động

Khách hàng luôn có tâm lý không muốn bỏ lỡ điều gì có lợi, vì thế những lời kêu gọi mang tính khẩn cấp, khan hiếm.

Có 2 loại giới hạn về khan hiếm bạn có thể tạo:

  • Sự khan hiếm liên quan đến số lượng (còn lại 2 chỗ ở mức giá này)
  • Sự khan hiếm liên quan đến thời gian (ngày cuối cùng để mua)

Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các phần thưởng hấp dẫn với thời gian, quà tặng miễn phí cho số lượng người mua đầu tiên hoặc giảm giá nếu họ hoàn tất giao dịch trong một khung thời gian nhất định.

9. Trưng bày các chứng nhận đánh giá từ khách hàng 

Hạn chế khi mua hàng trực tuyến đó là khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy, dùng thử sản phẩm. Vì vậy mọi đánh giá từ những người đã từng sử dụng chính là nguồn thông tin hiệu quả để họ tham khảo.

Tỷ lệ chuyển đổi tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào những giá trị mà bạn mang lại cho khách hàng. Nếu sản phẩm từ Website của bạn có lợi ích thực sự, khách hàng sẽ không ngần ngại quay lại và đánh giá tích cực về trang Web.

Sau đó, nhiều người dùng sẽ tìm đến nhờ đọc được đánh giá này từ người đi trước và đây cũng là cách tăng tỷ lệ chuyển đổi Conversion Rate dễ dàng.

Vậy làm thế nào để bạn có được những đánh giá chân thực từ khách hàng? Hãy chủ động liên hệ đến khách hàng bằng việc chat trực tiếp, hoặc tổ chức các chương trình đánh giá, nêu cảm nhận tặng voucher/tặng quà,…

10. Xây dựng phễu bán hàng hợp lý

Đôi khi điều giết chết conversion rate là bạn đang yêu cầu người dùng phải mua hàng, đăng kí hay làm bất cứ điều gì khác chứ không phải là đang cung cấp những trải nghiệm và thông tin hữu ích cho họ.

Đôi khi mọi người chỉ đang muốn tham khảo chứ không thực sự sẵn sàng tâm lý mua ngay bây giờ. Đặc biệt, đối với những món hàng càng đắt tiền họ cần nhiều hơn là thông tin. Bạn có thể nắm bắt điều này bằng cách cung cấp bản dùng thử hoặc trải nghiệm miễn phí thay vì yêu cầu họ đăng kí hoặc mua hàng

Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ cần đi chậm lại và xây dựng phễu bán hàng để xây dựng niềm tin, phát triển mối quan hệ và chứng minh chuyên môn của mình.

11. Hạn chế sử dụng quá nhiều thuật ngữ

Khách hàng tìm kiếm thông tin vì họ chưa biết hay chưa hiểu rõ. Người đọc website của bạn không chỉ cho các công ty, các chuyên gia, mà là mọi người. Vì thế, đừng khiến họ phải băn khoăn với những thuật ngữ phức tạp, hàn lâm.

Hãy viết như những gì bạn nói. Cách tốt nhất để diễn đạt lại tất cả các lời tiếp thị trên website là hãy tưởng tượng bạn đang giải thích chúng cho bạn thân của mình. Bạn cần diễn đạt sao cho bạn của bạn có thể hiểu nó một cách rõ ràng nhất.

12. Xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Khi bạn đã có một website tuyệt vời cùng những nội dung thật chất lượng thì một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp là thực sự cần thiết ngay lúc này.

Hãy để khách hàng cảm nhận sự quan trọng của họ. Giải đáp những thắc mắc, khó khăn trong quá trình mua sắm của khách hàng một cách nhanh chóng bởi một đội ngũ chăm sóc khách hàng thân thiện, vui vẻ và nhiệt tình.

13. Xác định nguyên nhân khiến khách hàng phân vân không mua hàng

Trong quá trình bán hàng trực tiếp, bạn có thể phát hiện ra sự do dự của khách hàng thông qua cử chỉ, biểu cảm hay qua các câu hỏi và dễ dàng giải quyết đúng các mối quan tâm của khách hàng.

Tuy nhiên bán hàng online thì khó khăn hơn vì các yếu tố để xác định khá mơ hồ. Vì thế bạn cần có những giải pháp cụ thể và ngay lập tức:

Bước 1: Tạo danh sách tất cả những lý do khiến khách hàng chần chừ.

Bước 2: Thêm thông tin này vào bài viết bán hàng (ở mục hỏi đáp về sản phẩm dịch vụ) để loại bỏ hoặc giảm bớt những lo ngại đó. Danh sách các câu hỏi gồm:

  • Sản phẩm giúp tôi giải quyết vấ đề như thế nào?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu sản phẩm không giải quyết đước vấn đề của tôi?
  • Tôi thấy sản phẩm đắt hơn so với thương hiệu khác?

14. Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm

Càng nhiều thao tác tùy chọn mà khách hàng phải giải quyết càng khiến họ phân tâm để đi đến bước chuyển đổi. Giảm các yếu tố gây phân tâm như: quá nhiều tùy chọn sản phẩm, liên kết, thông tin không có giá trị,… sẽ giúp bạn tăng Conversion rate.

Đối với những gì không đóng góp cho việc chuyển đổi của trang và gỡ bỏ nó:

  • Hủy bỏ hoặc thu nhỏ menu
  • Lọa bỏ các sidebars và tiêu đề lớn
  • Tắt hình ảnh không liên quan
  • Cân nhắc loại bỏ điều hướng trên Landing page

15. Cung cấp nội dung thông tin xác thực 

Tất cả thông tin cung cấp trên webiste, hãy dẫn chứng chúng bằng những bằng chứng cụ thể và xác thực:

  • Đánh giá của khách hàng (testinomial): Những khách hàng trước đó sẽ giúp bạn xác thực về chất lượng của sản phẩm. Càng nhiều người feedback tích cực về những giá trị mà họ nhận được, thì sản phẩm của bạn càng đáng tin.
  • Case study: Những case study thực tế về hình ảnh trước và sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là một thông tin hiệu quả giúp bạn gia tăng đáng kể conversion rate của mình.
  • Kết quả của các cuộc kiểm tra lâm sàng hay giám định khoa học: Các kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm từ một viện nghiên cứu hay từ phòng thí nghiệm của một trường đại học nổi tiếng sẽ giúp nâng cao tính chính xác của thông tin trên website của bạn.
    Loại thông tin này đặc biệt thích hợp với sản phẩm mới ra mắt trên thị trường. Ví dụ như: đồ dùng công nghê, thức phẩm bỏ sung, thuốc,…
  • Đánh giá của bên thứ ba: Có một bài đánh giá sản phẩm của bạn từ một tạp chí thương mại, bài báo. Hãy show ra bài đánh giá này và link đến nó ngay.
  • Xác thực trên mạng xã hội: Nếu bạn có hàng ngàn khách hàng, hãy làm nó trở nên nổi tiếng. Không ai muốn trở thành con chuột bạch sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp đâu.
  • Hãy cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn: Sử dụng video giới thiệu sản phẩm là một ý tưởng tuyệt vời. Không có gì tốt hơn một bản demo show cho khách hàng thấy những gì sản phẩm bạn có thể làm.

16. Tạo các ưu đãi hấp dẫn hơn

Trung bình 96% người truy cập một website sẽ rời đi mà không bao giờ chuyển đổi thành khách hàng.

Nếu bạn đang không biết khách hàng muốn những ưu đãi gì hãy tạo một cuộc khảo sát trên Landing pages để hỏi mọi người rằng họ muốn bạn giúp gì để đáp ứng chúng một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo lợi ích cho hai bên.

8 bước tối ưu CRO

  • Bước1: Xác định mục tiêu của bạn
  • Bước 2: Thu thập dữ liệu
  • Bước 3: Phân tích dữ liệu
  • Bước 4: Phát triển giả thuyết (Hypothesis)
  • Bước 5: Thiết kế Các biến thể (Design Variants)
  • Bước 6: Triển khai thử nghiệm Công nghệ
  • Bước 7: Chạy thử nghiệm của bạn
  • Bước 8: Phân tích kết quả(Analyze results)

Hiểu rõ Conversion rate là gì, công thức tính của cũng như 16 cách tối ưu Conversion rate sẽ giúp bạn nhanh chóng đo lường được hiệu quả các chiến dịch Marketing, từ đó đưa ra các chiến lược hiệu quả để tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng thực thụ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới để Miko Tech cùng mọi người giải đáp nhé.



source https://mikotech.vn/conversion-rate-la-gi/

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO là gì? Mẹo hay tăng CTR

CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/SEO không còn là cụm từ xa lạ với các Marketer. Đóng vai trò quan trọng với mọi chiến dịch Marketing là thế nhưng bạn đã biết hết các mẹo hay tăng CTR chưa? Miko Tech đã giúp bạn tổng hợp định nghĩa, cách tính và những mẹo hay tăng CTR không thể bỏ qua dưới đây.

Click Through Rate – CTR là gì?

CTR (Click Through Rate) là tỷ lệ nhấp cho biết tần suất những người nhìn thấy quảng cáo hoặc trang thông tin miễn phí về sản phẩm của bạn đã nhấp vào quảng cáo đó.

Click Through Rate là gì?
Click Through Rate là gì?

Có thể dùng tỷ lệ nhấp (CTR) để đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí.

Vì sao CTR lại quan trọng trong SEO, Google Ads và Facebook Ads

CTR có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là chỉ số hữu ích giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, từ đó điều chỉnh nội dung và chiến lược phù hợp. 

  • CTR cao là một chỉ báo tốt cho biết người dùng thấy quảng cáo hay trang thông tin của bạn hữu ích và phù hợp.
  • CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của thứ hạng quảng cáo.
  • Có thể dùng CTR để đánh giá xem những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa nào mang lại hiệu quả cho bạn cũng như những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa cần cải thiện.
  • Ngoài ra, ta cũng có thể dùng chỉ số CTR để đánh giá một cách tổng quan xem xu hướng người dùng tìm kiếm và ở lại website của mình là gì để đánh giá đúng đắn và xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.

Cách tính CTR

Cách tính CTR trong SEO

  • Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link) / (Tổng số lần hiển thị)
  • Ví dụ: bạn hiển thị 1000 lần và nhận được số lần nhấp là 30 thì CTR sẽ là 3%

Cách tính CTR trong AdWords

  • Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo) / (Tổng số lần hiển thị)
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 10 lần nhấp trong số 1000 lần hiển thị quảng cáo, CTR của quảng cáo của bạn sẽ là 1%.
Cách tính CTR trong AdWords
Cách tính CTR trong AdWords

Đối với các đơn vị liên kết, số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi đơn vị liên kết được nhấp vào.

Cách tính CTR yêu cầu quảng cáo

  • Công thức: CTR yêu cầu quảng cáo = Số lần nhấp / Yêu cầu quảng cáo
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 20 lần nhấp trong số 1000 yêu cầu quảng cáo, CTR yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là: 20/1000 = 2%

Cách tính CTR của trang

Tỷ lệ nhấp của trang (CTR) là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang.

  • Công thức: CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 30 lần nhấp cho 250 lượt xem trang, CTR của trang sẽ là 12%. (30/250=12%)

CTR đối với Facebook

CTR trong Facebook Ads là gì?

Đối với Facebook thì tỉ lệ này là số lượt người dùng click vào quảng cáo so với số lượt hiển thị của quảng cáo đó.

CTR trong Facebook Ads là gì?
CTR trong Facebook Ads là gì?

Số liệu này sẽ cho bạn biết quảng cáo đó có hiệu quả không, có thu hút lượng truy cập tốt không, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo tiếp theo.

CTR Facebook bao nhiêu là tốt?

Mỗi chiến dịch quảng cáo và từ khóa có những chỉ số CTR khác nhau.

Tỷ lệ nhấp phụ thuộc vào chiến dịch marketing, vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt.

Tuy nhiên cùng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự khác nhau của mặt hàng bạn đang cung ứng. Vì vậy bạn cần theo dõi sát sao chỉ số CTR trung bình để biết về đối thủ hiện ở mức nào và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo của mình.

Cách tối ưu chỉ số CTR trên Facebook

Xác định chính xác đối tượng mục tiêu

Đối tượng càng rộng không có nghĩa là khả năng khách hàng mua sản phẩm càng cao. Chính vì vậy hãy tạo ra quảng cáo có khả năng thu hút chỉ đối tượng khách hàng tiềm năng.

Tập trung vào khách hàng tiềm năng thì số lần click chuột và lượng chuyển đổi sẽ thực sự hiệu quả, khi đó chi trả phí quảng cáo thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng nội dung phù hợp và thu hút

Nội dung càng thu hút càng kích thích sự tò mò của khách hàng. Nên tối ưu tiêu đề quảng cáo trong mức từ 70 đến 160 ký tự và dùng từ ngữ thật khôn khéo để thu hút giữ chân người dùng đọc bài viết của bạn lâu hơn.

Tối ưu URL

URL có liên quan đến keyword hay nội dung của chủ đề quảng cáo sẽ nhận được nhiều lượt click hơn URL thông thường 25%.

Sử dụng con số thu hút trong tiêu đề

Thống kê cho thấy những tiêu đề có con số giúp CTR tăng 36% bởi chúng tạo ra sức hút mãnh liệt và thu hút sự chú ý của người nhìn thấy nó.

Thời gian và tần suất đăng bài hiệu quả

Mỗi khung giờ khác nhau sẽ có lượng người dùng truy cập không giống nhau. Giờ vàng Facebook chính là thời điểm đăng bài giúp bài viết được tiếp cận với nhiều người nhất và gia tăng tỷ lệ CTR.

Giờ vàng và tần suất đăng bài hiệu quả
Giờ vàng và tần suất đăng bài hiệu quả
  • Thứ 6 là thời gian có nhiều người online nhất và các bài viết đăng trong ngày này thường có nhiều tương tác hơn so với các ngày khác.
  • 20h là khung giờ vàng, thời điểm nhiều người cầm điện thoại và lướt Facebook nhất.
  • 1-3h bài viết có xu hướng nhận được lượt nhấp chuột và lượt share nhiều nhất trong ngày.
  • Tần suất tốt nhất là nên đăng từ 1-3 bài/ngày, không nên đăng qúa nhiều vì sẽ giảm sự chú ý của mọi người đến bài viết của bạn.

Chạy thử nhiều quảng cáo

Facebook cung cấp chức năng Testing cho phép bạn kiểm tra độ hiệu quả của mẫu quảng cáo đó từ: mục tiêu chạy quảng cáo, khách hàng mục tiêu, loại quảng cáo,…

Thử nghiệm 1 quảng cáo ít nhất 2 lần trước khi chọn mẫu quảng cáo. Sau khi chạy quảng cáo bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, có tương tác cao và có nhiều sự điều chỉnh tốt hơn cho mẫu quảng cáo cuối cùng.

Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

CTR trong quảng cáo là gì?

CTR trong Google Ads

Trong Google Ads, chỉ số CTR đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó.

CTR Google Ads bao nhiêu là tốt?

CTR có tỷ lệ trung bình trong Google Ads là 10-15% và 2% cho mạng hiển thị. Nhưng tốt nhất CTR trong Google Ads là từ >18% cho mạng tìm kiếm hoặc >3% cho mạng hiển thị.

CTR và điểm chất lượng

Google Ads sử dụng tỷ lệ CTR để xác định chất lượng quảng cáo vì CTR là một số tượng trưng mức độ liên quan giữa quảng cáo và khách hàng mục tiêu.

Google Ads muốn quảng cáo phải hữu ích và liên quan đến người dùng, nếu không dữ liệu người dùng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế cần đưa ra tiêu chí điểm số chất lượng cho quảng cáo.

Điểm số này phần lớn được xác định bằng sự tương tác với quảng cáo, hay nói cách khác chính là tỷ lệ nhấp vào mỗi quảng cáo đó.

“Hệ thống đấu thầu” xác định điểm chất lượng

Hệ thống đấu thầu được cả Facebook và Google AdWords sử dụng để đánh giá điểm số chất lượng của tài khoản chạy quảng cáo khi quyết định quảng cáo nào nên xuất hiện ở đâu.

Về bản chất, điểm chất lượng tài khoản sẽ làm tăng gói thầu của bạn. Khi tài khoản đạt được điểm đủ cao, quảng cáo của bạn sẽ có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh mà không cần trả giá cao hơn họ.

CTR có ảnh hưởng lớn đến điểm chất lượng của bạn. Cũng như vị trí quảng cáo hay chi phí trả cho mỗi lần nhấp.

CTR càng cao thì điểm chất lượng quảng cáo càng được đánh giá cao, số lần quảng cáo hiển thị càng nhiều trên trang kết quả hoặc bản tin người dùng nhưng chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột lại thấp.

Làm sao để tăng tỷ lệ CTR trong chiến dịch PPC

Nội dung quảng cáo sáng tạo

Nội dung sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định để cải thiện chỉ số CTR. Hãy đưa ra những thông điệp phù hợp với những đối tượng thông qua các hình ảnh, video và đảm bảo chúng thật thu hút người dùng.

Nhắm đúng mục tiêu quảng cáo

Một nội dung quảng cáo hay nhưng không chọn dúng mục tiêu thì bạn sẽ không nhận lại được bất kỳ CTR nào.

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu để tăng tỷ lệ CTR
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu để tăng tỷ lệ CTR

Việc nhắm đúng mục tiêu quảng cáo giúp thông tin của bạn thực sự hữu ích và thu hút. Phân khúc và nhắm đúng khách hàng mục tiêu là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Tạo CTA khẩn cấp hấp dẫn

Trong bài quảng cáo bạn nên đưa ra những ưu đãi gấp rút, những giảm giá có thời hạn, thời gian. Và phải thông báo chính xác thời gian nếu sự kiện kết thúc sớm. Điều này giúp thôi thúc hành vi khách hàng ngay lập tức.

Tận dụng mọi tính năng trên nền tảng quảng cáo

Trong Google AdWords các tiện ích quảng cáo mở rộng khác nhau có thể cung cấp những lợi thế cạnh tranh. cho bạn bằng cách đặt số điện thoại, đánh giá người bán, chèn bản đồ vị trí trên quảng cáo.

Tạo một ưu đãi khó cưỡng

Khách hàng luôn ưa thích những ưu đãi, cung cấp miễn phí hoặc giảm giá mặt đối với mặt hàng mình quảng cáo sẽ thu hút đước sự chú ý nhanh chóng.

Với tâm lý sợ bỏ lỡ một cái gì đó có lợi cho mình nên họ sẽ nhấp chuột vào, nhờ đó bạn có thể tăng khả năng chuyển đổi.

CTR đối với SEO

CTR trong SEO là gì?

Chỉ số CTR đối với SEO là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tống số lần đường link này hiển thị.

Mối quan hệ giữa CTR và SEO

Trong SEO, CTR sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người thấy, cũng như nhấp chuột vào trang/kết quả tìm kiếm của bạn. Vì vậy, CTR trong SEO cũng giống như số liệu được tính toán PPC, email và thiết kế website on-page.

Mối quan hệ giữa CTR và SEO
Mối quan hệ giữa CTR và SEO

Thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa trên mức độ phổ biến của trang web của bạn và theo page view (lượt xem trang). CTR cao tương đương với bạn đã SEO rất tốt..

CTR bạn nhận được càng cao thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Vì vậy, trang của bạn sẽ tự nhiên xếp hạng cao hơn.

11 mẹo tăng chỉ số CTR trong SEO

1. Nghiên cứu các Long-tail keyword

Long-tail keyword là từ khóa đuôi dài là một phần quan trọng trong mọi chiến lược SEO. Các từ khóa dài khi tích hợp vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên.

2. Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”

Dữ liệu cấu trúc (Schema Markup) là thành phần chính tạo nên nội dung tương tác phong phú.

Chúng thường xuất hiện trên tất cả các kết quả tìm kiếm và là một dấu hiệu tốt giúp Google nhận biết được việc tìm kiếm các thông tin bạn cung cấp. Chúng ta có thể thấy các hộp thông tin thường xuất hiện trên top đầu của kết quả trả về của Google.

Ví dụ như khi bạn tìm kiếm “thiết kế website Hồ Chí Minh” bạn sẽ thấy một danh sách các kết quả những địa chỉ thiết kế từ Google. Hãy đọc một đánh giá và bạn sẽ có được một danh sách các bộ phim.

3. Thêm hình ảnh cho các bài viết

Hình ảnh thêm vào các bài viết có thể giúp CTR tăng 42% trong các mail và tăng tương tác trên các kênh truyền thông xã hội vì hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn ngôn từ nếu tính theo tỷ lệ CTR.

Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc đưa thông tin vì nó cung cấp một cái nhìn trực quan đến khách hàng. Tuy nhiên, nhớ đảm bảo các hình ảnh đưa vào những hình ảnh gốc và có liên quan đến nội dung.

4. Tối ưu Meta Description hiệu quả

Thẻ Meta Description xuất hiện phần lớn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm và cung cấp những thông tin hữu ích mà khách truy cập tiềm năng mong đợi khi nhấp chuột vào liên kết.

Viết một thẻ Meta Description chất lượng có thể làm tăng tỷ lệ CTR đáng kể vì chúng chính là cầu nối từ trang của bạn với khách hàng tiềm năng.

Tối ưu Meta Description hiệu quả
Tối ưu Meta Description hiệu quả

Bạn chỉ nên viết khoảng 160 ký tự trong thẻ Meta Description và sử dụng các từ khóa để thu hút lượt click của người xem. Nếu không viết thẻ mô tả, Google sẽ tự lấy bất kỳ nội dung trong bài viết của bạn để hiển thị trong thẻ meta này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập công cụ Yoast vào Meta Description trong WordPress. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát được bản xem trước nội dung mà Google sẽ hiển thị.

5. Đơn giản hóa định dạng tiêu đề của bạn

Tiêu đề là yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhìn thấy đầu tiên, rõ ràng nhất và cũng là thứ thu hút khách hàng đầu tiên.

Bạn có thể xóa tên website khỏi thẻ tiêu đề bằng cách sử dụng Yoast cho WordPress.

Bạn có thể thêm tên thương hiệu của mình vào tiêu đề hoặc không. Bởi vì việc đó chẳng cản trở hay làm tăng thuật toán tìm kiếm của Google.

6. Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê

Tiêu đề có vai trò rất quan trọng, do vậy hãy thử nghiệm trước để có được những tiêu đề tốt nhất. Tiêu đề của các bài viết nên là Top 20, Top 10, sẽ tốt hơn Top 7, Top 13

Ví dụ: Top 10 công cụ đồ họa tốt nhất, 20 template đẹp không thể bỏ qua,…

Áp dụng thẳng vào thực tế là cách đo lường tốt nhất hoặc bạn có thể thử sử dụng công cụ CoSchedule để phân tích tiêu đề.

Social Media cũng là một lựa chọn tuyệt vời để thử nghiệm các tiêu đề. Chọn 1 tiêu đề để publish và WordPress sẽ tự động công khai trên phương tiện truyền thông. Bạn sẽ thấy được số lần nhấp chuột, comment và lượt like mà tiêu đề đó nhận được.

So sánh lượt nhấp vào các tiêu đề của cùng một liên kết thông qua bài test A/B. Chúng giúp xác minh được tiêu đề nào phù hợp với trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bài test này chỉ hiệu quả khi trang của bạn có lượng follow lớn.

7. Sử dụng bản xem trước Yoast (trong WordPress)

Plugin Yoast là một bộ SEO tất cả trong một đảm bảo mang lại kết quả CCTR tốt nhất có thể.

Pluggin Yoast trong WordPress
Pluggin Yoast trong WordPress

Yoast giúp bạn xác định được những từ ngữ dư thừa hoặc không khớp với nội dung để bạn gạch bỏ đi những từ đó. Thậm chí có cả những thanh trạng thái thời gian giúp xác định được số ký tự giới hạn.

Ưu điểm lớn nhất là nó tích hợp vào mỗi bài đăng khi plugin được cài đặt. Do đó, nó không gây ngắt quãng khi bạn đang sử dụng WordPress hay tốn thời gian để

8. Tối ưu hóa tốc độ website

Tốc độ tải trang tương quan với vị trí trên trang kết quả của Google. Lượt click sẽ không được tính nếu người dùng không thể đợi trang load xong.

Tốc độ website là một yếu tố thiết yếu để tăng lượt click và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

9.  Địa phương hóa nội dung của bạn

 Việc tìm kiếm trên di động tăng đáng kể khiến Google quan tâm hơn đến các yếu tố tương thích với thiết bị di động. Những nội dung bạn tìm kiếm trên thiết bị di động phụ thuộc vào vị trí của bạn. 

Ví dụ: Bạn muốn mua Iphone 13 bạn có thể search điểm bán iphone 13 hoặc mua Iphone 13 tại Hồ Chí Minh, Google sẽ ngay lập tức hiển thị những kết quả tìm kiếm gần bạn.

Địa phương hóa nội dung
Địa phương hóa nội dung

Khi mọi người tìm kiếm từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vị trí doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm, chuyển hướng người dùng đến Google Maps.

Và các yếu tố như: website, giờ hoạt động, vị trí, hướng dẫn và số điện thoại công ty bạn cũng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google.

10.  Sử dụng URL mô tả thân thiện với người dùng

URL là nơi để chứa các từ khóa dài. Nó sẽ xuất hiện trong bản xem trước liên kết nhằm thu hút khách truy cập nhấp chuột vào.

Cần chú ý độ dài, đường dẫn và danh mục URL vì chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Trước khi đăng bài trên blog hoặc trên website, hãy phân loại URL đúng cách vì chúng sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm và khách hàng chỉ xem một sản phẩm trong vô số các lựa chọn khác.

CTR cao có hại cho doanh nghiệp không?

Có nhiều trường hợp CTR cao nhưng không đem lại doanh số hay khách hàng tiềm năng, bạn cần xem xét lại các lý do dẫn đến CTR tăng không rõ ràng.

Bạn đang trả tiền cho mỗi lượt nhấp, càng nhiều nhấp chuột đồng nghĩa chúng ta đang chi tiêu rất nhiều cho quảng cáo hay đôi khi nhấp chuột đến từ những từ khóa có giá thầu cực cao nhưng bạn lái không thể bù lại lợi nhuận ngay cả khi có chuyển đổi.

Vì vậy hãy thường xuyên theo dõi và tạo những từ khóa thực sự liên quan và thu hút.

Là một Marketer, bạn không thể không biết CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO là gì bởi tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Thông qua cách tính CTR và những mẹo tăng tỷ lệ CTR hay trên Facebook Ads/SEO/Adwords mà Miko Tech vừa chia sẻ sẽ giúp bạn đánh giá và điều chỉnh các chiến lược Marketing của mình hiệu quả hơn.



source https://mikotech.vn/ctr-trong-quang-cao-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...