Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết

Description chắc chắn luôn là một trong những yếu tố mà các Marketer mới bước vào nghề sẽ cần phải tìm hiểu. Đặc biệt là đối với những ai đang định hướng sẽ dấn thân vào lĩnh vực SEO. Vì thế, hôm nay Miko Tech sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm Description là gì? và Cách tối SEO description hiệu quả cho website.

description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết
Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website

Description hay Meta Description là gì?

Khái niệm về Thẻ mô tả
Khái niệm về Thẻ mô tả

Khái niệm Description

Đầu tiên, để đi vào phân tích rõ hơn, bạn cần hiểu description nghĩa là gì?

Description là một khái niệm quen thuộc mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã gặp qua. Vậy job description là gì? hay technical description là gì?,… nói khái quát là đoạn mô tả ngắn về một vấn đề bất kì nào đó.

Thẻ mô tả của Miko Tech
Thẻ mô tả của Miko Tech

Trong SEO, thẻ meta description là gì? Thực chất, Description hay Meta Description còn được gọi là thẻ miêu tả. Đây là một thẻ meta rất quan trọng trong quá trình tối ưu website, là một thuộc tính HTML.

Nói một cách khác, Meta Description là một đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của một bài viết, chủ đề hay bất cứ thông tin nào đó trên website của bạn.

Thẻ mô tả Meta Description là đáp án khái quát nhất cho câu hỏi: “Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề bạn muốn đề cập?”.

Thẻ mô tả Meta Description xuất hiện ở đâu

Những công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị phần Meta Description ở phần kết quả tìm kiếm ngay dưới tiêu đề bài viết của bạn khi người dùng Internet tìm kiếm các tù khóa liên quan.

Thẻ mô tả Meta Description còn thường sẽ xuất hiện ở đoạn đầu bài. Mô tả ngắn gọn nội dung toàn bài viết để người đọc dễ nắm bắt và quyết định có chọn xem bài viết của bạn hay không.

Tại sao phải viết thẻ mô tả Meta Description

Giống như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà bạn không thể bỏ qua.

Meta Description không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage
Meta Description không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage

Nếu bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là biên tập nội dung lên các website, topic bài viết chắc hẳn bạn đã từng viết thẻ mô tả này.

Chúng thường xuất hiện trên Google khi tìm kiếm và có yếu tố rất quan trọng quyết định liệu người xem có nhấp vào link hay không. Liệu đường link này phù hợp với nội dung mà họ search hay không? 

Một đoạn miêu tả chất lượng, chuẩn cần phải nói đúng, chân thực về nội dung đồng thời mang tính khái quát cao cho nội dung của thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, tạo điều kiện giúp cho google đưa thông tin lên phần tìm kiếm.

Những lưu ý khi viết thẻ mô tả Meta Desription

Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng

Google đã công bố vào tháng 9/2009 là “Meta Description” sẽ không phải là yếu tố được quan tâm đến trong thuật toán xếp hạng của bộ máy Google.

Nguồn: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide?hl=vi

Google chỉ sử dụng thẻ miêu tả để trả lại kết quả cho người dùng khi sử dụng thao tác tìm kiếm nâng cao để mang đến những kết quả phù hợp hơn. 

Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm

Thẻ miêu tả nên được chèn kèm từ khóa chính một cách thông minh và khéo léo. Đồng thời cũng phải là mang tính hấp dẫn để người tìm kiếm bị tò mò hoặc kích thích để click vào bài viết.

Điểm quan trọng nhất là nó phải có độ liên quan đến trang và miêu tả của các trang phải khác nhau cho dù có viết cùng một đề tài.

Thẻ mô tả cần có độ dài phù hợp
Thẻ mô tả cần có độ dài phù hợp

Một thẻ miêu tả tối ưu nhất nên chứa khoảng từ 150-160 ký tự. Thẻ miêu tả có thể có độ dài tùy ý theo người soạn nhưng những công cụ tìm kiếm sẽ thường cắt đi.

Vì thế, tốt nhất nên viết thẻ mô tả trong số từ này để đảm bảo nội dung của bạn không bị ngắt quãng.

Nên sử dụng từ khóa trong phần thẻ miêu tả

Cũng giống như thẻ tiêu đề của bài, việc đặt từ khóa chính bên trong thẻ miêu tả sẽ giúp gia tăng khả năng click của người dùng tìm kiếm đối với nội dung trên website của bạn.

Cần phải chú ý rằng Google và những công cụ tìm kiếm tương tự đều bôi đậm những keyword trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Không nên trùng lặp thẻ miêu tả với các bài viết khác

Tương tự với tiêu đề, điều quan trọng nhất của thẻ miêu tả cho mỗi trang đó là nên có sự sáng tạo nội dung. Một mẹo nhỏ để có thể tránh sự trùng lặp là phải linh hoạt sắp xếp thứ tự hợp lí câu chữ mà vẫn giữ nguyên nội dung chính để có thể tạo ra một thẻ miêu tả chất lượng.

Thẻ mô tả Meta Description không được trùng lập
Thẻ mô tả Meta Description không được trùng lập

Khi viết thẻ miêu tả bắt buộc nội dung của thẻ phải liên quan mật thiết tới nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp cho bài viết được đánh giá cao hơn vì nó có lợi cho trải nghiệm của người tìm kiếm.

Google tự động cắt thẻ Meta description

Hiện nay, công cụ tìm kiếm Google đã vô cùng thông minh. Google có thể đọc cả thẻ meta dạng HTML và XHTML, bất kể trang sử dụng mã nào. Vì vậy, nếu bạn không chủ động viết Meta Description, Google vẫn cho phép hiển thị đoạn mô tả tự động.

Với việc sử dụng ngôn ngữ học NLP đã cho phép Google tự động chọn lọc đoạn Meta Descripton trong bài viết của website với nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của bài viết.

Vai trò của thẻ mô tả Meta Description

Vai trò của thẻ mô tả là gì?
Vai trò của thẻ mô tả là gì?

Đối với SEO thẻ miêu tả bài viết đóng những vai trò chính sau:

  • Thứ nhất: Góp phần giúp Google xác định đề tài bài đăng nhờ các từ khóa chính được thêm trong thẻ mô tả. Qua đó, bài viết của bạn lên top đúng từ khóa.
  • Thứ hai: Tăng tỷ lệ CTR nhấp vào bài đăng. CTR là viết tắt của Click Through Rate còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem nhấp vào một đường link cụ thể xuất hiện trước họ.

Nên nhớ rằng, CTR quyết định trực tiếp đến xếp hạng của các bài viết ở thời điểm hiện tại. Nếu bài đăng hiển thị trên Google, nó nhận được lượt nhấp cao so với số lượt hiển thị, và vượt qua các trang đối thủ khác về chỉ số CTR này, thì hiển nhiên thứ hạng nó có thể sẽ thay đổi và nâng cấp dần.

Bên cạnh đó, thẻ mô tả Meta Description cung cấp cơ hội để quảng cáo thương hiệu và chất lượng của website đến với người dùng.

Một thẻ mô tả tốt và tập trung vào chủ đề chính sẽ thu hút người dùng truy cập vào không chỉ trên trang kết quả tìm kiếm mà còn trong các quảng cáo xã hội hoặc các trang web khác, giúp trang web có nhiều lượt truy cập tìm kiếm hơn nữa.

Thẻ mô tả giúp thu hút người truy cập
Thẻ mô tả giúp thu hút người truy cập

Ngoài ra, tối ưu hóa mô tả meta tốt giúp xây dựng chất lượng nội dung trên trang cho người dùng cũng như tăng tỷ lệ nhấp trên trang kết quả tìm kiếm.

Meta Description là một khía cạnh nhỏ nhưng mạnh mẽ của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – đó là cơ hội để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình khi nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua điều này, bỏ qua cơ hội quan trọng để cải thiện CTR.

Cuối cùng, SEO Description tạo ra trải nghiệm tìm kiếm tích cực nhất cho người tìm kiếm thông tin truy cập.

Bí quyết để viết thẻ mô tả Meta Description chuẩn SEO

Thẻ mô tả Meta Description không bắt buộc viết theo những cấu trúc hay quy tắc nhất định nào cả. Từ ngữ không cần quá tuân theo văn phong chuẩn mực nào đó nhưng cần luôn luôn đảm bảo về sự đầy đủ nội dung sao cho đoạn văn đó phù hợp với yêu cầu của Google. 

Vậy SEO description là gì? Làm sao để viết thẻ mô tả Meta Description chuẩn SEO?

Bạn hãy chú trọng tạo ra sự khác biệt về phần mô tả ở mỗi trang, đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng nội dung của website đó. Thương hiệu của bạn có thể bị loại bỏ ngay nếu không đúng với sự thật.

Viết thẻ mô tả làm sao cho hiệu quả?
Viết thẻ mô tả làm sao cho hiệu quả?

Marketing phải đảm bảo sự thật cũng như tính xác thực và meta description không nên quá “thổi phồng” nội dung.

Để SEO description một cách tối ưu và hiệu quả nhất, bạn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Độ dài: Đối với Google, thẻ Meta description phải có độ dài <=920 pixel (khoảng 145-165 ký tự). Nếu bạn viết dài hơn, Google sẽ cắt ngắn thẻ mô tả của bạn và thay bằng dấu ba chấm.  
  • Nội dung: chứa từ khóa cần SEO, từ khóa phụ. Nội dung phải thật chính xác, trung thực và ngắn gọn: Tránh viết thẻ description có nội dung không liên quan với bài viết nhằm lôi kéo khách hàng.
Thẻ mô tả chuẩn SEO cần chứa từ khóa chính
Thẻ mô tả chuẩn SEO cần chứa từ khóa chính
  • Từ ngữ: phải hấp dẫn, kích thích sự tò mò, CTA
    • CTA là thuật ngữ viết tắt của Call to Action được hiêu là nút kêu gọi hành động. CTA là một chỉ dẫn để khách hàng tạo một phản ứng ngay lập tức.
    • Các từ ngữ mang tính hấp dẫn, kích thích nhằm kêu gọi người xem hành động, kích vào bài viết để xem. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính xác thực“không giật tít”.

Thẻ Meta Description là yếu tố quyết định nhấn vào xem trang của bạn nhưng cũng có thể khiến họ thoát ra ngay lập tức nếu bài viết không đúng với những gì họ cần. Hãy lấy người xem cũng như lấy khách hàng làm trung tâm, phân tích xem họ thực sự cần gì để tạo ra thẻ mô tả hoàn hảo, chất lượng nhất.

Thẻ mô tả là yếu tố quan trọng của Website
Thẻ mô tả là yếu tố quan trọng của Website

Cuối cùng, bạn cần hiểu rằng thẻ mô tả luôn luôn là yếu tố quan trọng của mỗi trang. Tuy nhiên, thẻ meta description sẽ không ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng tìm kiếm của Google nhưng thẻ mô tả Meta Description là bắt buộc phải có trong mọi bài viết vì nó là yếu tố OnPage quan trọng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các nội dung mà Miko Tech chia sẻ với bạn về Description là gì và Cách tối ưu SEO description. Ngoài ra, với những thông tin thêm về vai trò và những lưu ý khi viết SEO description, Miko Tech hi vọng bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về thẻ mô tả Meta Description.



source https://mikotech.vn/description-la-gi-va-toi-uu-descripsion/

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức

Bạn đang hoạt động website cho doanh nghiệp nhưng không biết Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hay SSL hoạt động ra sao? Có những loại chứng chỉ SSL nào? Đừng lo lắng! Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được Miko Tech giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức
Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL Certificate

Khái niệm chứng chỉ SSL

Nếu bạn đang hoạt động website bán hàng nhưng vẫn chưa biết giao thức SSL là gì thì bạn đã mắc phải một thiếu sót lớn. Về cơ bản, khái niệm SSL và TLS là gì có sự trùng lặp do SSL là tiền thân trước khi TLS ra đời.

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer (sau này được gọi là TLS – Transport Layer Security) được hiểu là một giao thức giúp truyền đạt thông tin bảo mật một cách an toàn qua mạng internet. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt.

SSL là gì?
SSL là gì?

Chứng thư số SSL hay SSL certificate là gì? Trên thực tế, đây chỉ là tên gọi khác của chứng chỉ SSL. Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL này được sử dụng bởi hàng triệu công ty trực tuyến và cá nhân để bảo đảm việc mua bán bằng thẻ, chuyển dữ liệu và đăng nhập.

Gần đây, chứng chỉ SSL đã trở thành tiêu chuẩn khi bảo đảm việc duyệt các trang truyền thông xã hội.

Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?

Một trong những điều đầu tiên cần biết để sở hữu một chứng chỉ SSL và đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chứng chỉ bảo mật SSL thì bạn cần làm quen với thuật ngữ CSR SSL là gì?

CSR SSL là gì?
CSR SSL là gì?

Certificate Signing Request (CSR) là được coi bước đầu tiên trong vòng đời của chứng chỉ SSL.

CSR là một tệp chứa thông tin về Tổ chức phát hành chứng chỉ cần có để tạo chứng chỉ SSL cho bạn. Sau khi có được mã yêu cầu xác thực CSR SSL này bạn đã cơ bản sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình.

Sau khi đã sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình, bạn có thể tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của chứng chỉ SSL này là gì?

Chứng chỉ bảo mật của trang web SSL đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL cho phép tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính riêng tư, tách rời.

Khi trình duyệt cố gắng truy cập một website được bảo mật bởi chứng chỉ SSL, cả trình duyệt và máy chủ web tạo lập một kết nối SSL bằng phương pháp gọi là “SSL Handshake”.

SSL hoạt động như thế nào?
SSL hoạt động như thế nào?

Quá trình kết nối SSL là gì? Kết nối SSL được hiểu là quá trình mã hoá và giải mã với khóa công khai và riêng tư cần nhiều sức mạnh xử lí hơn, chúng chỉ được sử dụng thông qua SSL Handshake

SSL HandShake bao gồm một loạt các bước mà cả hai bên gồm máy khách và máy chủ, xác nhận lẫn nhau và bắt đầu giao tiếp thông qua đường hầm SSL an toàn. 

Sau khi kết nối an toàn được thiết lập, khóa theo phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.

Các thuật ngữ liên quan

Sau khi hiểu được khái niệm và nguyên lý hoạt động của SSL, bạn cần nắm thêm một số thuật ngữ liên quan khi bắt đầu tìm hiểu về các chứng chỉ SSL.

OpenSSL là gì?

Open SSL là một thư viện phần mềm cho các ứng dụng bảo mật truyền thông qua mạng máy tính chống nghe trộm hoặc cần phải xác định phe truyền thông ở bên đầu kia. Nó được sử dụng rộng rãi trong các máy chủ web internet, phục vụ phần lớn tất cả các trang web.

Open SSL
Open SSL

OpenSSL bao gồm phần mềm nguồn mở cho việc triển khai các giao thức mạng và mã hóa khác nhau như SSL và TLS. Thư viện gốc được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, có sẵn những phần mềm cho phép sử dụng thư viện OpenSSL trong nhiều ngôn ngữ, cung cấp các chức năng mật mã tổng quát để mã hóa và giải mã.

OpenSSL cũng được sử dụng từ dòng lệnh để yêu cầu, tạo và quản lý các chứng thực số.

SSL VPN là gì?

SSL VPN là một chứng chỉ SSL còn được gọi là giải pháp “clientless” chỉ một dòng sản phẩm VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. Cũng cần nói rõ là bản thân giao thức SSL không mới nhưng tích hợp giao thức SSL với công nghệ VPN lại là một mô hình mới.

VPN SSL
VPN SSL

Sử dụng SSL VPN để kết nối giữa người dùng từ xa vào tài nguyên mạng công ty. Thay vì cho phép khách hàng truy xuất vào toàn bộ mạng hoặc một mạng con (subnet) như với IPsec, VPN SSL hạn chế các VPN Clients chỉ cho phép họ truy xuất tới một số ứng dụng cụ thể.

Các thuật ngữ liên quan khác về SSL

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác cần biết như:

  • CA: Certificate Authority – Nhà cung cấp chứng thực số
  • DV: Domain Validation – Chứng chỉ xác thực tên miền
  • OV: Organization Validation – Chứng chỉ xác thực tổ chức
  • EV: Extended Validation – Chứng chỉ xác thực mở rộng

Lỗi SSL là gì?

Thỉnh thoảng, khi truy cập Internet bằng Chrome hoặc Firefox, bạn phát hiện trình duyệt báo lỗi SSL không kết nối được Internet. Vậy lỗi SSL là lỗi gì? Hay lỗi kết nối SSL là gì và chúng có liên quan đến nhau hay không?

Lỗi SSL này xảy ra khi mà bạn kết nối với một trang web đã được kích hoạt SSL và trình duyệt của bạn khi đó không thể tạo kết nối an toàn với máy chủ của trang web.

Lỗi SSL thường gặp
Lỗi SSL thường gặp

Một số lỗi SSL thường gặp

Các lỗi chứng chỉ bảo mật Google Chrome hay gặp như:

  • This connection is Untrusted: Kết nối này không đáng tin
  • SSL Connection Error và SSL Protocol Error: Lỗi kết nối SSL và lỗi giao thức SSL
  • Your connection is not private: Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư
  • Your connection is not secure: Kết nối của bạn không an toàn
  • The server’s certificate security is not yet valid: Bảo mật chứng chỉ của máy chủ chưa hợp lệ
  • The sites security certificate is not trusted: Chứng chỉ an toàn của trang web không đáng tin cậy
  • Server’s certificate is not trusted: Chứng chỉ của máy chủ không đáng tin cậy
  • This is probably not the site you are looking for: Đây có thể không phải là trang web bạn đang tìm kiếm

Phân loại các chứng chỉ SSL

Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL được phân loại dựa trên: mức độ xác thực, số lượng tên miền.

Các loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực

Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực
Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực

Domain Validation

Đối với loại chứng chỉ SSL DV (Domain Validation) bạn cần phải xác nhận quyền sở hữu tên miền đó là của mình, cách xác nhận được thực hiện bằng email hoặc qua hồ sơ DNS.

Domain Validation là loại chứng nhận SSL được cấp khá nhanh chỉ trong vài phút hoặc 1 vài giờ. Và nó thích hợp với các cá nhân không thuộc tổ chức và không quan tâm mấy đến vấn đề bảo mật.
Domain Validation là loại chứng chỉ SSL rẻ nhất và thích hợp với các trang blog cá nhân.

Organization Validation

Organization Validation cũng là một loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực.

Organization Validation SSL sẽ được cấp trong vòng 2 đến 3 ngày làm việc. OV SSL thích hợp cho các cổng thông tin thương mại điện tử.

Sự khác biệt lớn nhất giữa DV và OV là việc xác thực công ty được thực hiện bởi các nhà cung cấp chứng chỉ. SSL OV không lớn như EV nhưng có khả năng tốt hơn DV.

Extended Validation

Extended Validation là loại chứng chỉ được đánh giá cao cho các trang web với hoạt động giao dịch trực tuyến.

Chứng chỉ EV SSL
Chứng chỉ EV SSL

Khác với 2 chứng chỉ trên (OV và DV), thì chứng chỉ SSL EV (Extended Validation) đòi hỏi một quy trình xác thực nghiêm ngặt. Và mất khoảng 7-10 ngày để kích hoạt.

Extended Validation là loại chứng chỉ SSL hiển thị các tổ chức mà chứng chỉ được cấp cho trong trình duyệt. Thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính và thương mại điện tử

Chứng chỉ EV sẽ cung cấp trên thanh địa chỉ HTTPS màu xanh lá cây khá uy tín.

Các chứng chỉ SSL dựa trên số lượng tên miền

 Wildcard SSL và Multi-domain SSL
Wildcard SSL và Multi-domain SSL

Chứng chỉ Wildcard SSL là gì?

Wildcard SSL là một chứng chỉ SSL có thể dùng cho tên miền chính và các tên miền phụ.

Đối với chứng chỉ này sẽ không giới hạn các sub-domain( các tên miền phụ) nhưng chỉ dùng cho một tên miền duy nhất.

Chứng Chỉ SSL Multi-domain

Một chứng Chỉ SSL Multi-domain hỗ trợ tất cả các loại tên miền và subdomain khác nhau.

SSL Multi domain được đề xuất cho những người có nhiều tên miền và subdomain.

Cách lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp

Hiện nay có rất nhiều CA (Nhà cung cấp chứng thực số) cung cấp với nhiều loại chứng chỉ khác nhau. Có nên sử dụng các loại chứng chỉ SSL miễn phí hay không? Việc lựa chọn chứng chỉ SSL này cần phải phù hợp với từng yêu cầu riêng của từng website khác nhau.

Hiện nay, chứng chỉ bảo mật SSL là bắt buộc phải có đối với website vì một số công cụ đã bắt đầu chặn các trang web không có chứng chỉ bảo mật SSl.

Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp nhất cho trang web của mình bằng việc trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Website của bạn phục vụ mục đích doanh nghiệp hay cá nhân?

Nếu website của bạn chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ. Bạn có thể tham khảo sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ có thể kể đến như Sectigo PositiveSSL DV. Vậy ưu điểm của chứng chỉ Sectigo Positive SSL là gì?

Positive SSL là một chứng chỉ SSL có giá trị miền rất hợp lý, chi phí thấp đi kèm với con dấu của trang Comodo, bảo hành $ 10.000 và giấy phép máy chủ không giới hạn, tất cả đều khá chuẩn.

Lưu ý: Với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.

Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL
Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL

Nếu bạn có một website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV).

Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhân của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.

2. Bạn đang sử dụng loại Web Hosting nào?

Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?
Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?

Tât nhiên, phần lớn chứng chỉ bảo mật SSL sẽ làm việc trên các web hosting, vps hay máy chủ, song có một số yếu tố riêng (như các nền tảng khác nhau) cần bạn lưu ý:

  • Máy chủ sử dụng Microsoft Exchange thông thường sẽ yêu cầu cài đặt Multiple Domain (UCC) SSL để hỗ trợ nhiều tên miền trên hệ thống.
  • Phần lớn các SSL dạng Standart hoặc Premium sẽ chỉ nên chạy với Web Hosting thông thường.
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng

Nếu bạn ở cấp độ VPS/Server, hãy lưu ý sử dụng chứng chỉ bảo mật Web Server như Thawte Web Server SAN SSL hay Comodo Multi-Domain SSL Certificate (MDC) để cài đặt 1 SSL chung cho tất cả tên miền sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.

3. Bao nhiêu tên miền hay sub-domain bạn muốn sử dụng?

Bạn hãy tính toán số lượng tên miền riêng lẻ hay sub-domain sẽ sử dụng trong hiện tại và tương lai, vì điều ấy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Về cơ bản thì hiện có 2 loại chứng chỉ bảo mật SSL để bạn đặt mua:

  • Các chứng chỉ bảo mật dạng Wildcard hỗ trợ thêm không giới hạn sub-domain (tên miền dạng shop.domain.com).
  • Các chứng chỉ bảo mật dạng UCC có thể hỗ trợ cả sub-domain, tên miền khác (dạng shop.com và bất kỳ tên miền khác trên cùng máy chủ).

Tuy nhiên, từ tên miền thứ 2 trở đi, UCC SSL vẫn hiển thị thông tin SSL của tên miền đầu tiên được đăng ký, bởi vậy bạn chỉ có thể sử dụng SSL loại này cho các website cùng một chủ đề hay cùng một lĩnh vực kinh doanh mà thôi.

Lợi ích của chứng chỉ SSL

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết được tầm quan trọng của chứng chỉ bảo mật SSL. Thậm chí, một số website vẫn chưa hiểu chứng chỉ SSL dùng để làm gì?

Đây sẽ là một thiếu sót lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí có thể gây mất mát, tổn thất dữ liệu, tiền bạc của bạn và cả khách hàng. Sau đây là một số lợi ích của chứng chỉ SSL mà Miko Tech gợi ý cho bạn:

1. Hạn chế bị hacker tấn công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ngoài việc ra đời của rất nhiều các trang web kinh doanh, buôn bán mang đến tiện lợi cho mọi người.

Không thể không để đến các website lừa đảo, giả mạo uy tín để tranh thủ chuộc lợi bất chính. Với mức độ tinh vi ngày càng cao, bạn chắc chắn không thể nào phân biệt được chúng bằng những kỹ thuật trực quan bình thường.

SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công
SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công

Lúc này, chứng chỉ SSL trên website trở thành kim chỉ nam cho khách hàng nhận biết được sự giả mạo. Cũng vì thế mà giúp họ tránh trở thành “con mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo.

Ngoài ra, chứng chỉ SSL còn giúp bảo vệ website của doanh nghiệp khỏi bởi việc nghe trộm của các hacker hay các cuộc tấn công man-in-the-middle.

Man-in-the-middle là một thuật ngữ chung để chỉ những cuộc tấn công mà hacker sẽ đứng ở giữa người dùng và ứng dụng trong quá trình giao tiếp, nhằm nghe trộm hoặc mạo danh một trong các bên

2. Cải thiện xếp hạng website và nâng cao giá trị thương hiệu.

Cho đến thời điểm hiện tại, Google đã chính thức cập nhật thuật toán thêm giao thức HTTPs trở thành một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp hạng website. Vậy thì lợi ích đối với thương hiệu của chứng thực SSL là gì?

Nếu website của bạn phải được cài đặt chứng chỉ SSL. Khi đó, website của bạn sẽ thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm so với các trang không được cài đặt chứng chỉ SSL.

SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn
SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn

Không những thế, giá trị thương hiệu của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh. Thay vì phải lo lắng hay đắn đo cho mức độ tin cậy an toàn.

Giờ đây, đối tác hay khách hàng sẽ tự tin hơn và hợp tác hiệu quả hơn với doanh nghiệp của bạn.

3. Chứng nhận cho sự an toàn của các website kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, nhận thức người dùng ngày một cao. Là một người tiêu dùng thông minh, họ chắc chắn sẽ hiểu được vai trò đối với website của chứng nhận ssl là gì? Khách hàng sẽ chẳng bao giờ học cung cấp mật mã thẻ tín dụng ngân hàng hay số điện thoại trên một website không đảm bảo độ bảo mật.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu bảo mật của khách hàng bằng cách sở hữu chứng chỉ SSL cho website của mình.

Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL
Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL

Thậm chí, yêu cầu cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL gần như trở thành một tiêu chuẩn an ninh bắt buộc đối với các trang kinh doanh trực tuyến. Bản thân khách hàng khi giao dịch với một web có giao thức bảo mật https cũng khiến họ vững tin và an tâm hơn khi mua sắm.

4. Xây dựng uy tín doanh nghiệp với nhiều cấp độ chứng thực khác nhau

Một trong những câu trả lời được nói nhiều nhất cho câu hỏi lợi ích của chứng chỉ số SSL là gì chắc chắn là xây dựng sự uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng thời đại công nghệ cũng ngày càng có ý thức hơn về an toàn và bảo mật khi giao dịch trực tuyến.

Theo đó, doanh nghiệp cũng phải đổi mới hơn tư duy trong lĩnh vực này để bám kịp xu thế khách hàng hướng đến làm tăng yếu tố niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp.

SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp
SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp

Chứng chỉ SSL cũng rất linh động và đa dạng cho nhu cầu sử dụng. Một CA thường cung cấp các gói bảo mật theo mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV).

Tuỳ thuộc vào yêu cầu cũng như tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn để chọn một cấp độ chứng thực phù hợp. Điều này vừa giúp bảo đảm chi phí vừa nâng cao giá trị doanh nghiệp.

3 cách kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản

Mọi trình duyệt web đều tương thích với SSL, điều này làm cho lưu lượng SSL rất phổ biến. Việc phải xử lý quá nhiều thông tin từ các chứng chỉ SSL sẽ khiến tốc độ loading bị chậm đi. Đó là lúc bạn cần offloading SSL.

Vậy lợi ích của SSL Offload là gì? Offload SSL vừa giúp website của bạn kết thúc SSL vừa là cầu nối SSL hiệu quả. Việc Offload này giúp giảm bớt các tác vụ không cần thiết từ các chứng chỉ SSL đang sử dụng để tiết kiệm tài nguyên trên máy chủ (server).

Để có thể Offloading SSL một cách hiệu quả bạn còn cần phải biết cách để kiểm tra chứng chỉ SSL hiện có của mình thông qua những công cụ đơn giản sau:

GoDaddy

GoDaddy
GoDaddy

Cách kiểm tra chứng chỉ SSl với GoDaddy:

  • Truy cập vào trang web chính của GoDaddy
  • Nhập tên trang cần kiểm tra và chờ kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3xx377W

Digicert

Digicert SSL
Digicert SSL

Cách kiểm tra chứng chỉ SSL với Digicert:

  • Bạn cần nhập vào tên miền:port. Ví dụ: smtp.domain.com.vn:25
  • Kết quả cần trả về thông tin chi tiết của chứng chỉ số SSL và các Intermediate CA

Kiểm tra ngay tại: http://www.digicert.com/help/

Website Planet

Website Planet
Website Planet

Cách kiểm tra chứng chỉ với Website Planet:

  • Truy cập Website Planet
  • Nhập URL website cần kiểm tra chứng chỉ SSL
  • Chờ và nhận kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3I2eV6V

Ví dụ:

Bạn có thể kiểm tra chứng chỉ SSL của mikotech.vn bằng cách nhập URL vào ô tìm kiếm. Kết quả bạn nhận được sẽ hiển thị như sau:

Kết quả nhận được
Kết quả nhận được
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech

Xêm thêm: SSL trên Iphone là gì? Hướng dẫn bật chứng chỉ SSL cho email trên Iphone

Thực tế, chứng chỉ SSL được sử dụng trên rất nhiều lĩnh vực khác ngoài website. Có thể kể đến trong đó là việc cài đặt SSL trên iPhone (IOS) để đảm bảo mọi thông tin mà bạn gửi và nhận từ email iPhone của bạn được mã hóa.

SSL trên Iphone là chứng chỉ bảo mật trang của trang web được sử dụng với mục đích là đảm bảo thông tin của bạn trên Iphone được bảo mặt tuyệt đối, không bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi bất kỳ thực thể trái phép nào.

Hướng dẫn bật SSL cho email đến

  1. Trước tiên, đi tới Cài đặt
  2. Nhấn vào Tài khoản & mật khẩu (nhấn vào Thư, Danh sách liên hệ, Lịch trong phiên bản iOS cũ hơn).
Bước 2
Bước 2
  1. Bây giờ hãy nhấn vào tài khoản mà bạn muốn bảo mật bằng SSL.
  2. Nhấn vào ID email của bạn.
Bước 4
Bước 4
  1. Nhấn vào  Nâng cao.
Bước 5
Bước 5
  1. Trượt xuống màn hình và bật SSL. Thay đổi cổng thành 993 cho IMAP và 995 cho POP.
Bước 6
Bước 6

Cảm ơn bạn đã vừa đọc qua những thông tin mà Miko Tech chia sẻ về chứng chỉ bảo mặt SSL là gì? SSL certificate? Và những kiến thức liên quan đến phân loại chứng chỉ SSL thông dụng cùng cách lựa chọn chứng chỉ SSL sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Vui lòng để lại bình luận bên dưới nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc.



source https://mikotech.vn/chung-chi-ssl-la-gi/

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Tải font chữ Việt hóa đẹp cho Photoshop – Tổng hợp mới nhất 2022

Photoshop là ứng dụng nổi bật với đa dạng tính năng hỗ trợ cho người dùng. Một trong các tính năng nổi bật của Photoshop đó là thiết kế hình ảnh bằng những Font chữ đẹp và ấn tượng.

Nếu bạn đang muốn tải font chữ đẹp cho Photoshop mới nhất 2022, hãy tham khảo bài viết mà Miko Tech chia sẻ dưới đây. Tại phần giữa và cuối bài, Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn link download trọn bộ font chữ đẹp nhất cho Photoshop trên hệ điều hành WindowsMACOS.

Font là gì?

Khái niệm Font

Font chữ hay Phông chữ là khái niệm để chỉ một tập hợp đầy đủ các ký tự (character) và thuộc tính (properties). Mà khi sử dụng người ta có thể tạo ra một văn bản đầy đủ, thống nhất về hình dạng, kích cỡ. Font chữ bao gồm hệ thống các chữ cái, bộ số, ký tự đặc biệt, dấu câu.

Font chữ là gì?
Font chữ là gì?

Đồng thời Font chữ phải có các đặt trưng riêng và thống nhất để không bị thay đổi (lỗi font) về kiểu dáng, kích cỡ. Hiện nay chúng ta có thể sử dụng hàng triệu font chữ cho các ngôn ngữ khác nhau.

Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đều có những đặc trưng riêng về cấu cạo và cách thể hiện. Vì vậy mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ sử dụng font chữ khác nhau.

Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy, khi soạn thảo văn bản chúng ta cần có font chữ dành riêng. Nhưng không phải cứ có font chữ Việt Hoá là bạn có thể gõ được tiếng Việt.

Font chữ Việt hóa trong Photoshop

Photoshop chắc chắn không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người. Hiện nay, Photoshp được ứng dụng trong mọi lĩnh vực để chỉnh sửa và sáng tạo hình ảnh. Và việc sử dụng text (văn bản) trong hình ảnh là không thể thiếu để đa dạng và truyền tải nội dung hình ảnh một cách hiệu quả nhất.

Font chữ Việt hóa cho Photoshop
Font chữ Việt hóa cho Photoshop

Chính vì vậy, Font rất quan trọng trong việc thiết kế Photoshop. Tuy nhiên, để có thể có được một font chữ đẹp cho Photoshop, nó cần phải hỗ trợ ngôn ngữ của bạn. Nếu không việc lỗi font sẽ khiến người xem trở nên khó chịu, thậm chí không muốn tiếp tục xem thiết kế của bạn.

Lúc này, việc bạn cần nhất đó là tìm và tải font chữ đẹp cho Photoshop.

Vai trò của font chữ khi thiết kế trong Photoshop

Font chữ có vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế với Photoshop. Bạn phải vừa lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung hình ảnh, vừa phải phù hợp với thị hiểu người xem. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tải font chữ hàn quốc cho Photoshop hay bất kì ngôn ngữ nào khác nếu bạn thích.

Tuy nhiên mỗi Font chữ đều có những đặc điểm riêng cần phải lưu ý. Font chữ trong Photoshop gồm 3 loại chính đó là Script, Sans và Serif. Theo đó, mỗi Font chữ sẽ phù hợp với những trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

1. Font chữ Script

Script mang phong thái tươi vui, mới mẻ và phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cùng với đó, để tạo hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thay đổi các sắc độ đậm nhạt của Font.

Font chữ Script
Font chữ Script

2. Font chữ Sans

Font Sans có độ tròn trịa và mềm mại. Sắc độ đậm nhạt, nghiêng thẳng của Sans cũng đầy đủ giúp bạn biến tấu trong các dự án khác nhau.

Font Sans Serif
Font Sans Serif

3. Font chữ Serif

Serif có lẽ là loại Font được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop nhờ sự thanh lịch, chỉn chu và tạo cảm giác thoải mái khi đọc. Serif cũng được sử dụng nhiều trong các văn bản có tính chất trang trọng. 

Font chữ Serif
Font chữ Serif

Chính vì mỗi font mang một đặc tính và ý nghĩa riêng, nên khi lựa chọn và tải font chữ Photoshop, bạn cần cân nhắc lựa chọn sao cho nội dung thể hiện đầy đủ nhất. Ngay sau đây, Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn cách tải font chữ cho Photoshop.

Hướng dẫn tải font chữ cho Photoshop và cài đặt đơn giản

Để tiến hành cài font chữ cho Photoshop rất đơn giản, bạn cần thực hiện các bước sau đây để tải phông chữ Photoshop CS6 hoặc các phiên bản Photoshop phổ biến khác:

Bước 1: Download font chữ đẹp cho photoshop từ các thư viện trực tuyến

Hiện nay, có cách tải font chữ về photoshop trên các thư viện phông chữ trực tuyến miễn phí. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại phù hợp với mục đích. Cùng với đó, rất nhiều nhà cung cấp các font trả phí với những phông chữ đẹp và lạ mắt mà bạn có thể cân nhắc.

Tải file chứa font chữ về máy
Tải file chứa font chữ về máy

Khi lựa chọn được Font chữ ưng ý, bạn có thể tiến hành download font chữ cho Photoshop ngay lập tức để sử dụng. Font chữ Download về máy sẽ có rất nhiều định dạng để bạn có thể tùy chọn sử dụng.

Download trọn bộ font chữ Việt hóa cho Photoshop

Link Google Drive trọn bộ 300+ font Việt hóa đẹp cho Photoshop tại đây.

Bước 2: Giải nén file chứa font vừa tải

Sau khi tải Font cho Photoshop dưới dạng file nén, các bạn sẽ tiến hành giải nén bằng cách click chuột phải vào file và chọn Extract Here.

Giải nén file chứa font vừa tải
Giải nén file chứa font vừa tải

Lưu ý:

Bạn cần đảm bảo rằng máy tính của bạn đã có sẵn phần mềm giải nén phù hợp, vì đa số các file cài đặt font chữ hiện nay đều yêu cầu giải nén sau khi tải về.

Bạn có thể tham khảo WinRaw – một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay để giải nén file khi tải font chữ trong photoshop0.

Bước 3: Cài đặt phông chữ

Để cài đặt phông chữ trong Photoshop, đầu tiên bạn Click vào tệp phông chữ để mở ứng dụng Hộp phông chữ và cài đặt phông chữ. Theo đó, bạn có thể thực hiện cách khác sau để cài font chữ vào Photoshop:

  • Sau khi giải nén xong bạn truy cập vào thư mục vừa giải nén rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để chọn hết tất cả các font chữ trong đó. Hoặc bạn cũng có thể chọn những font chữ mà bạn muốn sử dụng bằng cách nhấp chuột vào font đó.
Copy (sao chép) tất cả fonts trong thư mục vừa giải nén
Copy (sao chép) tất cả fonts trong thư mục vừa giải nén
  • Tiếp tục click chuột phải vào phần vừa chọn rồi lựa chọn lệnh Copy hoặc bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép toàn bộ những font trong đó hoặc những font đã được chọn trước đó.
Dán font chữ vừa tải vào thư mục Font trên máy tính
Dán font chữ vừa tải vào thư mục Font trên máy tính
  • Tìm đến thư mục có chứa font chữ của máy tính theo hướng dẫn sau: click vào ổ C trong máy tính rồi chọn mục Windows chọn tiếp Fonts (C:WindowsFonts) rồi click chuột phải để chọn lệnh Paste hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V để dán tất cả các font chữ đã chọn trước đó vào trong đó.

Lưu ý: Trong quá trình bạn cài đặt, nếu như trong bộ 300 font chữ đó có font nào trùng với một font nào đó mà bạn đã cài trước đó vào máy tính thì hệ thống máy sẽ hiển thị một thông báo:

Nếu xuất hiện thì bạn chỉ cần tick vào ô “Do this for all current items” rồi nhấn “Yes” để tiếp tục phần cài đặt font chữ.

Bước 4: Sử dụng font chữ trong Photoshop

Sau khi hoàn tất quá trình tải phông chữ cho Photoshop, bạn chỉ việc tìm kiếm font trong mục các font chữ mặc định và sử dụng nó một cách dễ dàng.

Sử dụng font chữ vừa cài đặt trong Photoshop
Sử dụng font chữ vừa cài đặt trong Photoshop

Hoặc sử dụng tab Character và kéo đến khi bạn chọn được phông chữ mong muốn. Để điều chỉnh, bạn sẽ sử dụng thanh Type để thêm vào Project. 

Bạn cũng có thể tải xuống phông chữ từ Microsoft Store hoặc Appstore. 

Ngoài ra, bạn có thể đăng ký Adobe CC để sử dụng full Adobe Fonts. Các Font chữ trong trọn bộ Photoshop cực đầy đủ và phong phú. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả khoản phí theo từng gói phù hợp.

Những font chữ không thể bỏ qua khi dùng Photoshop

Dưới đây là một số font chữ độc, lạ được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop bạn có thể tham khảo:

Helvetica

Nhắc đến các Font chữ đẹp cho Photoshop, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Helvetica. Không chỉ được sử dụng bởi các Designer, Helvetica được sử dụng bởi những nhà sáng tạo không chuyên nhờ sự đơn giản nhưng vẫn toát lên phong thái thanh lịch.

Font Helvetica
Font Helvetica

Nhờ vậy, Helvetica được sử dụng rộng rãi trong các văn bản dài vì tạo được cảm giác thoải mái khi đọc. Helvetica cũng là một trong những font không thể thiếu nếu bạn đang muốn tải phông chữ đẹp cho Photoshop của mình.

Montserrat

Với các đường nét mềm mại. tròn trịa và nhẹ nhàng, Montserrat thường được các Designer sử dụng trong thiết kế giao diện Web và Mobile.

Font Montserrat
Font Montserrat

Tuy nhiên, do sở hữu độ tròn trịa nên Montserrat có thể gây khó chịu và rối mắt khi tạo các văn bản dài.

Beautiful Bloom

Beautiful Bloom cũng là một trong những Font chữ đẹp cho Photoshop ấn tượng nhờ sự mềm mại, nhẹ nhàng. Theo đó, Beautiful Bloom sở hữu những đường nét mềm mại, nhẹ nhàng tựa như nét chữ viết tay chứ không phải đánh máy.

Font Beautiful Bloom
Font Beautiful Bloom

Nhờ vậy, Beautiful Bloom cực kỳ phù hợp để sử dụng trong các loại thiệp, thư, card trang trí,…

Linotte

Một Font chữ cũng không thể bỏ qua trong top Font chữ đẹp cho Photoshop là Linotte.

Font Linotte
Font Linotte

Linotte mang dáng hình tròn trịa, các đường nét cong mềm mại tạo cảm giác bay bổng sảng khoái trong các thiết kế.

Playlist

Vị trí tiếp theo trong top Font chữ đẹp cho Photoshop là Playlist.

Font Playlist
Font Playlist

Playlist vừa kết hợp được sự đều đặn của các Font chữ trong Photoshop lại vừa có nét phá cách của các nét cọ trong hội họa.

Futura

Futura là Font chữ có độ cứng cáp và khỏe khoắn nhất định. Tuyệt vời hơn, Futura không hề gây cảm giác rối mắt hay khó chịu.

Font Futura
Futura

Vì vậy, Futura thường được ưu tiên sử dụng trong các văn bản nội dung dài do vẫn có những điểm nhấn nhá nhất định.

Bodoni

Bodoni là Font chữ khá ấn tượng trong Photoshop. Bodoni vừa sở hữu độ cứng cáp của các Font chữ Serif truyền thống lại vừa có được sự mềm mại, thanh mảnh cần thiết.

Font Bodoni
Font Bodoni

Nhờ tất cả những ưu điểm vừa kể trên mà Bodoni tạo được cảm giác vô cùng dễ chịu cho người đọc.

Tổng hợp font chữ Việt hóa cho Photoshop đẹp nhất, mới nhất 2022

Tìm được một font chữ đẹp trên Photoshop không khó. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc lựa chọn những font đã được tối ưu phù hợp với ngôn ngữ của mình. Ngay sau đây là gợi ý những font Việt hóa đẹp và mới nhất 2022:

Classique Saigon

Lấy cảm hứng từ những câu khẩu hiệu, những bài báo,… xưa cũ tại Sài Gòn, Classique Saigon đem đến cho người đọc cảm giác thư hoài niệm. Classique Saigon cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn tải font chữ tiếng việt cho Photoshop.

Classique Saigon
Classique Saigon

Classique Saigon có thể phù hợp với các ấn phẩm in ấn, quảng cáo mang hơi hướng Retro, Vintage.

Link tải font Classique Saigon tại đây.

L’Hanoienne

Tương tự như Classique Saigon, L’Hanoienne được lấy cảm hứng từ một Hà Nội cổ kính đáng trân trọng.

L’Hanoienne
L’Hanoienne

Dẫu có nhiều điểm tương đồng so với Classique Saigon nhưng L’Hanoienne lại mang những nét riêng: thanh lịch nhưng đầy quyến rũ.

Link tải font L’Hanoienne tại đây.

Coco FY

Coco FY là Font chữ mang phong cách Vintage cổ điển được sử dụng nhiều trong thiết kế bảng, biển quảng cáo,… tại các nhà hàng theo đuổi phong cách này.

Coco FY
Coco FY

Không những vậy, Coco FY cũng cực phù hợp khi sử dụng để thiết kế bao bì, tem nhãn mang màu sắc hoài niệm.

Link tải font Coco FY tại đây

Wallington

Wallington bay bổng, nhẹ nhàng phù hợp với các văn nhiều thiết kế theo các phong cách khác nhau.

Wallington
Wallington

Link tải font Wallington tại đây.

Alek

Có thể nói, Alek là một trong những Font chữ đẹp cho Photoshop hội tụ đủ các sắc thái từ trang trọng, thanh lịch đến mềm mại, thư thái. Theo đó, các ấn phẩm sử dụng Font Alek không hề có cảm giác cứng nhắc mà rất nhẹ nhàng.

Alek
Alek

Độ thanh lịch trên Font Alek vẫn vừa đủ để tạo sự chỉn chu cho các văn bản. Vì thế, Alek là sự lựa chọn không thể thiếu nếu bạn muốn tải font cho Photoshop.

Link tải font Alek tại đây.

Authentica Regular

Authentica Regular là một Font chữ đẹp cho Photoshop đậm chất hiện đại. Nhờ vậy mà Font chữ này cực y được ưa chuộng khi sử dụng trong các thiết kế thanh lịch, tối giản.

Authentica Regular
Authentica Regular

Authentica cũng chứa các tính năng OpenType để bạn thoải mái sáng tạo.

Link tải font Authentica Regular tại đây.

FS North Land

Nếu bạn là người yêu thích phong cách Vintage cổ điển, chắc chắn không thể bỏ qua FS North Land. Font chữ Vintage này thấm đượm màu sắc cổ điển nhưng cũng không quá ủy mị mà vẫn giữ được cho mình sự cứng cáp nhất định.

FS North Land
FS North Land

FS North Land có nhiều định dạng khác nhau giúp bạn thoải mái lựa chọn sử dụng trong các dự án khác nhau.

Link tải font FS North Land tại đây.

Selfie Regular

Selfie Regular là Font chữ thanh mảnh, nhẹ nhàng, cực phù hợp để làm phụ đề hoặc chèn vào các bức ảnh mang hơi hướng hơi cổ, hơi hoài niệm một chút.

Selfie Regular
Selfie Regular

Tuy nhiên, sắc thái của Selfie Regular cũng không bị mềm mại thái quá tạo cảm giác mệt mỏi cho người theo dõi.

Link tải font Selfie Regular tại đây.

Shintia Script

Shintia Script cũng là một Font chữ ấn tượng không thể bỏ qua trong Photoshop.

Shintia Script
Shintia Script

Shintia Script có sắc thái chủ đạo là vui nhộn cực phù hợp để sử dụng trong các văn bản, thiết kế mang màu sắc tươi vui như poster, áo phông, tạp chí,…

Link tải font Shintia Script tại đây.

Hipsteria

Hipsteria là một Font chữ đậm chất nghệ thuật khi sở hữu độ mềm mại tương tự như chữ viết tay.

Hipsteria
Hipsteria

Hipsteria có đầy đủ sắc độ đậm nhạt, nghiêng thẳng giúp bạn thoải mái lựa chọn.

Link tải font Hipsteria tại đây.

Link tải font chữ Photoshop đẹp trên MACOS (Macbook/IMAC)

Tổng hợp Tải Full font chữ Photoshop đẹp dành cho designer – Link driver dành cho hệ điều hành MACOS (Macbook/ IMAC): Download

Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong bài viết Tải font chữ Việt hóa đẹp cho Photoshop – Tổng hợp mới nhất 2022 do Miko Tech chia sẻ. Hi vọng bạn đã tham khảo và lựa chọn được cho mình những font chữ đẹp nhất và áp dụng nó vào việc sử dụng Photoshop thật hiệu quả. Chúc bạn thành công.



source https://mikotech.vn/tai-font-chu-cho-photoshop/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...