Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Top 26 Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khoá Google [Update 2022]

Việc đưa website lên Top sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn lựa chọn đúng từ khóa. Hiện nay có rất nhiều công cụ ra đời để hỗ trợ tìm kiếm những từ khóa tốt nhất. Tuy nhiên, sẽ có các công cụ tính phí hoặc không, mỗi công cụ có những ưu nhược điểm riêng.

Chính vì thế, để bạn có thể đánh giá và chọ lựa đúng công cụ phù hợp, Miko Tech đã tổng hợp TOP 26 công cụ kiểm tra từ khóa dưới đây để bạn cùng tìm hiểu rõ.

Kiểm tra thứ hạng từ khóa là gì?

Từ khóa là gì?

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ chỉ nội dung mà người dùng sử dụng để tìm kiếm về một sản phẩm, dịch vụ hay một lĩnh vực nào đó trên các công cụ tìm kiếm.

Thứ hạng từ khóa là gì?

Thứ hạng từ khóa (Keyword Ranking) là vị trí của từ khóa xuất trên kết quả tìm kiếm của Google (chỉ với những URL đã được Google Submit). Vị trí càng cao chứng tỏ độ tin tưởng của Google đối với website bạn càng cao.

Thứ hạng từ khóa là yếu tố đánh giá hiệu quả của tiến trình làm SEO giúp các SEOer dễ dàng đưa ra các phương án nâng cao thứ hạng phù hợp.

Kiểm tra thứ hạng từ khóa là gì?

Kiểm tra từ khóa Google là công việc nhằm xác định đúng những từ khóa hiệu quả khi SEO để giúp bài viết lên thứ hạng nhanh hơn.

Tại sao cần phải kiểm tra thứ hạng khóa?

Khai thác tối đa tiềm năng từ khóa có thứ hạng cao

Kiểm tra thứ hạng từ khóa giúp bạn lọc ra danh sách từ khóa chất lượng đang được tìm kiếm phổ biến. Từ đó, nắm bắt được xu hướng tìm kiếm của người dùng để tập trung khai thác được hết hiệu quả từ các từ khóa và nâng cao hiệu quả SEO.

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Việc kiểm tra thủ công tốn quá nhiều thời gian khi Google cập nhật thuật toán liên tục và vị trí của từ khóa cũng vì thế mà thay đổi không ngừng. Tuy nhiên, các công cụ kiểm tra từ khóa trả kết quả rất nhanh chóng và được sắp xếp rõ ràng nên quy trình SEO của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hầu hết người dùng chỉ quan tâm đến top 10 bài viết đầu tiên, và thậm chí một số người dùng còn không quan tâm hay không hề hay biết đến sự tồn tại của những trang sau. Thứ hạng cao sẽ giúp bạn dễ dàng lọt vào tầm mắt của người dùng, đồng thời chuyển đổi cũng sẽ cao hơn.

Do đó, việc kiểm tra thứ hạng là vô cùng quan trọng để bạn tối ưu hiệu quả SEO nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.

Quản lý thứ hạng rõ ràng

Các công cụ phân tích từ khóa sẽ cho biết bạn đang ở đâu trong top thứ hạng tìm kiếm để bạn có thể nắm rõ tình hình SEO hiện tại và đưa ra những phương pháp cảit hiện thứ hạng hiệu quả.

Kiểm tra thứ hạng từ khóa trên Google bằng phương pháp thủ công

Bước 1: Mở giao diện ẩn danh

Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt “Ctrl+Shift+N” hoặc nhấp vào dấu ba chấm ở góc phải chọn mục “Cửa sổ ẩn danh mới” hoặc “New incognito window” khi sử dụng Google Chrom.

Bước 1: Mở tab ẩn danh
Bước 1: Mở tab ẩn danh

Hoặc bạn nhấp vào biểu tượng 3 thanh ngang trên giao diện và chọn “New Private Window” nếu bạn sử dụng công cụ Firefox.

Sở dĩ cần dùng tab ẩn danh để kiểm tra thứ hạng từ khóa là vì đối với mỗi user khác nhau, Google sẽ dựa vào lịch sử, ngữ cảnh vị trí tìm kiếm để đề xuất kết quả. Chính vì thế, tab ẩn danh sẽ là cách hiển thị kết quả trung lập nhất.

Bước 2: Tra từ khóa trên Google.com.vn hoặc Google.com

Bạn có thể sử dụng hình thức này trong trường hợp muốn kiểm tra thứ hạng website ngay tức thì với số lượng ít. Trường hợp bạn muốn kiểm tra một danh sách từ khóa dài hoặc nhiều URL sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra từ khóa dưới đây để đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn.

Top 26 công cụ kiểm tra từ khóa hiệu quả nhất

1. Công cụ kiểm tra từ khóa chuyên sâu Ahrefs

Ahrefs là công cụ có trình thu thập thông tin web nhanh thứ hai sau Google, vì thế mà công cụ này rất được lòng các SEOer và Marketer.

Link truy cập công cụ Ahrefs: https://ahrefs.com/

Công cụ phân tích từ khóa chuyên sau Ahrefs
Công cụ phân tích từ khóa chuyên sau Ahrefs

Ưu điểm

  • Sở hữu giao diện bắt mắt nhất, đơn giản dễ sử dụng ngay cả người mới
  • Kiểm tra, phân tích và đánh giá từ khóa chuyên sâu
  • Cung cấp các mẹo cải thiện website hiệu quả
  • Có thể lựa chọn vị trí (location), dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận thị trường quốc tế
  • Thứ hạng từ khóa hiển thị trực quan, cụ thể ngay cả việc từ khóa của bạn đang lên hay xuống qua dấu mũi tên ↑ ↓ 
  • Có thể phân tích và so sánh với từ khóa đối thủ

Nhược điểm

  • Thời gian tải công cụ còn chậm
  • Chi phí cao: 99$ cho gói Lite 1 user và 999$ cho gói Agency. Bạn có thể lựa chọn mua chung tài khoản để tiếp kiệm chi phí.

2. Công cụ kiểm tra từ khóa đơn giản SERP Position Tool

Công cụ SERP Position Tool
Công cụ SERP Position Tool

Ưu điểm

  • Thao tác đơn giản, dễ thực hiện
  • Hỗ trợ cả bộ máy tìm kiếm của Google.com.vn.

Nhược điểm

  • Khi so sánh với kết quả của Google.com.vn, kết quả thứ hạng thường sẽ bị rớt hạng một bậc so với kết quả của Google. 

3. Quản lý biến động từ khóa cùng GWEBBOT

GWEBBOT được phát triển bởi công ty phần mềm Hoàn Cầu. GWEBBOT không mạnh trong việc check thứ hạng từ khóa Google tại một thời điểm nhưng lại là chuyên gia trong quản lý biến động từ khóa theo ngày, tháng, năm.

Link truy cập công cụ GWEBBOT: https://gwebbot.com/

Công cụ GWEBBOT
Công cụ GWEBBOT

Ưu điểm

  • Tự động hóa đo lường thứ hạng
  • Thống kê số lượng hàng ngày
  • Thông báo biến động quan trọng về điện thoại/email
  • Cung cấp tính năng so sánh thứ hạng từ khóa với đối thủ cạnh tranh
  • Cho phép sử dụng công cụ miễn phí 30 ngày trước khi đăng ký dịch vụ theo tháng

Nhược điểm

  • Tốn chi phí: Từ 59.000 đồng đến 5.079.000 đồng tùy theo số lượng keyword và thời gian sử dụng

4. Công cụ kiểm tra từ khóa SEMRush

Một công cụ tìm kiếm từ khóa tiếp theo mà bạn không thể bỏ qua đó là SEMRush. Công cụ này cho phép phân tích từ khóa chuyên sau đồng thời hỗ trợ xây dựng nội dung.

Link truy cập công cụ: https://vi.semrush.com/

Công cụ SEMRUSH
Công cụ SEMRUSH

Ưu điểm

  • Thao tác đơn giản, chỉ cần nhập URL website hoặc một trang
  • Cho phép đăng ký và sử dụng thử bản FREE
  • Thông số chi tiết, dễ dàng kiểm tra
  • Hỗ trợ Google, giúp tính chính xác cao hơn

Nhược điểm

Cũng như Ahrefs, SEMRush cũng có giá thành khá cao với 99$/tháng. Vì thế, bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ dùng chung tài khoản.

5. Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa Google Rank Checker

Đây là một tiện tích được tích hợp sẵn trên Google cho phép bạn kiểm tra từ khóa dễ dàng.

Công cụ Google Rsnk Checker
Công cụ Google Rsnk Checker

Ưu điểm

  • Thao tác sử dụng dễ dàng: Chỉ cần nhập từ khóa và tên miền
  • Kiểm tra từ khóa nhanh chóng mà không mất chi phí
  • Hiển thị kết quả cực nhanh chóng chỉ trong vòng vài giây

Nhược điểm

  • Chỉ dùng để kiểm tra xếp hạng từ khóa
  • Chỉ nhận được kết quả cho một domain và keyword cụ thể
  • Việc so sánh giữa trang bạn và đối thủ mất nhiều thời gian và công sức

6. Công cụ kiểm tra từ khóa Google Keyword Planner

Link truy cập công cụ Google Keyword Planner: https://ift.tt/81qgMy2

Công cụ Google Keyword Planner
Công cụ Google Keyword Planner

Ưu điểm

  • Kết quả tìm kiếm thứ hàng khá chính xác
  • Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí chỉ cần đăng ký tài khoản Adwords
  • Ngoài check từ khóa Google, công cụ còn thông báo tình hình thứ hạng của các từ khóa theo thời gian
  • Cung cấp tra cứu dữ liệu toàn cầu
  • Là một công cụ tìm từ khóa google chính thống từ Google 
  • Dữ liệu và lượng tìm kiếm từ khoá SEO trực tiếp của Google
  • Cho phép tìm từ khoá dựa vào cụm từ tìm kiếm và URL 
  • Có thể nghiên cứu cùng lúc đến 10 cụm từ tìm kiếm hoặc URL
  • Giao diện dễ sử dụng  

Nhược điểm

  • Không còn dữ liệu cho 2 phiên bản điện thoại di động và máy tính để bàn
  • Dữ liệu địa phương và toàn cầu không có sẵn để hiển thị cùng lúc
  • Chỉ còn lại dữ liệu được lọc chính xác thay vì theo 3 tiêu chi: rộng, cụm từ và chính xác
  • Để có các thông số về từ khóa chi tiết tài khoản của bạn phải có hoạt động chạy quảng cáo
  • Các từ khóa gợi ý có phạm vi rộng nên gây khó khăn khi lựa chọn và lọc từ khoá
  • Một số ngành hiện tại không có gợi ý từ khoá

7. Công cụ kiểm tra từ khóa SERP Watcher

SERP Watcher là một công cụ được tạo ra bởi Mangools. Ngoài cho phép kiểm tra xếp hạng từ khóa, công ty này còn cung cấp những giải pháp liên quan đến việc nghiên cứu từ khóa hay phân tích tình trạng Website.

Link truy cập công cụ SERP Watcher: https://ift.tt/GmBW7Q4

Công cụ SERPWatcher
Công cụ SERPWatcher

Ưu điểm

  • Giao diện bắt mắt
  • Hoạt động ổn định
  • Kiểm tra từ khóa với bất kỳ Domain nào, trên mọi khu vực địa lý và loại thiết bị

Nhược điểm:

  • Tốn chi phí khảong từ 29$ với gói rẻ nhất.

8. Công cụ kiểm tra từ khóa Moz

Link truy cập công cụ Moz: https://moz.com/

Công cụ kiểm tra từ khóa MOZ
Công cụ kiểm tra từ khóa MOZ

Ưu điểm

  • Theo dõi xếp hạng từ khóa nhanh chóng dễ dàng
  • Đề xuất tối ưu hóa trang nâng cao cũng như kết hợp các số liệu tiêu chuẩn ngành
  • Cung cấp Profile Analysis giúp tối ưu hóa Onpage hiệu quả
  • Miễn phí dùng thử 30 ngày

Nhược điểm

  • Chi phí sử dụng bản Moz Pro Pricing thì từ 99$/tháng – 599$/tháng

9. Công cụ kiểm tra từ khóa ALEXA RANK CHECKER

Link truy cập công cụ ALEXA RANK CHECKER: https://ift.tt/NZDmApb

Giao diện công cụ Alexa Rank Checker
Giao diện công cụ Alexa Rank Checker

Ưu điểm

  • Kiểm tra thứ hạng so với đối thủ nhanh chóng
  • Nhận được báo cáo chi tiết về: Keyword đang có và những keyword nào cần được cải thiện
  • Cung cấp 7 ngày trải nghiệm miễn phí

Nhược điểm

  • Tốn chi phí có các tính năng cao cấp hơn

10. Công cụ kiểm tra từ khóa Google Search Console

Link truy cập công cụ Google Search Console: https://ift.tt/MvGDgIa

Công cụ Google Search Console
Công cụ Google Search Console

Ưu điểm

  • Google Search Console là công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí đến từ Google
  • Cung cấp lượng người truy cập từ trình tìm kiếm Google
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa, số lần truy cập một cách tổng quan nhất

Nhược điểm

  • Chỉ số cập nhật muộn 3 ngày so với thực tế
  • Chỉ số về thứ hạng chỉ là con số trung bình, không hoàn toàn chính xác
  • Rất khó biết được bài viết của mình đang được xếp hạng theo từ khóa nào

11. Công cụ kiểm tra từ khóa Small SEO Tools

Small SEO Tools – một trong những cách kiểm tra tra từ khóa của website rất hiệu quả và được ưa chuông hiện nay.

Link truy cập công cụ Small SEO Tools: https://ift.tt/AUpO0sq

Công cụ Smallseotool
Công cụ Smallseotool

Ưu điểm

  • Kiểm tra mật độ từ khóa, xếp hạng từ khóa nhanh chóng
  • Vừa là công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa vừa là công cụ SEO tích hợp Online miễn phí

Nhược điểm

  •  Không có chức năng đề xuất cải thiện hay so sánh kết quả với đối thủ

12. Công cụ kiểm tra từ khóa Prorank Checker

Prorank Checker được xem là ứng cử viên có khả năng thay thế Ahrefs trong việc kiểm tra thứ hạng.

Link truy cập Prorank Checker: https://ift.tt/VfaI3r5

Công cụ Rank Tracker
Công cụ Rank Tracker

Ưu điểm

  • Cập nhật thứ hạng nhanh chóng (1-3 tiếng/lần)
  • Cung cấp những bài viết có chứa từ khóa đang xếp hạng nhanh
  • Sau khi kiểm tra từ khóa Google sẽ cho ra một biểu đồ chi tiết về biến động từ khó
  • Tạo báo cáo tự động
  • Đưa ra các chỉ số về lượng cạnh tranh và đo cạnh tranh với đối thủ

Nhược điểm

  • Tốn chi phí để sử dụng, phần lớn là ở mức 60$ và 120$ đủ dùng cho doanh nghiệp
  • Khó sử dụng cho người mới làm quen và đôi lúc tổng đài hỗ trợ không liên lạc được

13. Công cụ kiểm tra từ khóa Kiemtradaovan

Link truy cập Kiemtradaovan: https://ift.tt/A6Kr0hW

Công cụ kiemtradaovan
Công cụ kiemtradaovan

Ưu điểm

  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa nhanh chóng với thao thác đơn giản chỉ cần copy past danh sách
  • Trích xuất các báo cáo cụ thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức
  • Miễn phí kiểm tra từ khóa
  • Giao diện dễ dàng sử dụng

Nhược điểm

  • Kết quả xử lý chậm
  • Kết quả không kèm theo tên miền vừa check
  • Độ chính xác chưa cao

Nhược điểm

14. Ứng dụng kiểm tra thứ hạng từ khóa chính xác Authority Labs

Link truy cập Authority Labs: https://ift.tt/RWmbPJa

Công cụ Authority Labs
Công cụ Authority Labs

Ưu điểm

  • Theo dõi Computer Domains, Product Ranking trên các trang web khác nhau và cung cấp các báo cáo phân tích chuyên sâu.
  • Giao diện thân thiện với người dùng
  • Không chỉ thể hiện thứ hạng từ khoá qua số liệu mà còn là hình ảnh, tin tức, video, shopping, Google Places, và kết quả snippet.
  • Gói dùng thử miễn phí 30 ngày

Nhược điểm

  • Các từ khóa được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và không có tùy chọn nào để thay đổi
  • Tốn phí sử dụng với các gói nâng cao: 49$/tháng – 450$/tháng

15. Công cụ kiểm tra từ khóa SEO Profier

Link truy cập SEO Profier: https://ift.tt/xWdFO5B

Công cụ SEO Profiler
Công cụ SEO Profiler

Ưu điểm

  • Kiểm tra từ khóa nhanh chóng chính xác 
  • Tích hợp với Google Analytics và một số tính năng khác
  • Theo dõi sát sao các từ khóa của đối thủ cạnh tranh
  • Thông báo các từ khóa chưa xếp hạng 1 nhưng có đủ tiềm năng nếu được tối ưu tốt
  • Dễ sử dụng

Nhược điểm

  • Không cung cấp bản dùng thử miễn phí

16. Công cụ kiểm tra từ khóa SEO Tools Centre

Link truy cập SEO Tools Centre: https://ift.tt/W3uOdLj

Công cụ SEO TOOLS CENTRE
Công cụ SEO TOOLS CENTRE

Ưu điểm

  • Cho phép kiểm tra từ khóa trên nhiều công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yahoo,…
  • Cung cấp kết quả chi tiết, đầy đủ về thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm khác nhau cũng như lịch sử thứ hạng

Nhược điểm

  • Không có Location Việt Nam

17. Công cụ kiểm tra từ khóa Spineditor

Link truy cập Spineditor: https://spineditor.com/

Công cụ Spineditor
Công cụ Spineditor

Ưu điểm

  • Cần đăng ký tài khoản trước khi sử dụng
  • Được dùng thử 3 ngày miễn phí
  • Kiểm tra thứ hạng mỗi ngày với kết quả khá chính xác

Nhược điểm

  • Cần đăng ký tài khoản trước khi sử dụng
  • Trả phí 1,000 VNĐ/1 ngày sau khi dùng thử miễn phí

18. Công cụ kiểm tra từ khóa Advanced Web Ranking

Link truy cập Advanced Web Ranking: https://ift.tt/gKGhMf4

Giao diện công cụ Advanced web ranking
Giao diện công cụ Advanced web ranking

Ưu điểm

  • Hiển thị chính xác thứ hạng ở khoảng 130 quốc gia và 22 công cụ tìm kiếm
  • Cho phép theo dõi thứ hạng theo vị trí cụ thể được đính kèm với mã Zip
  • Theo dõi thứ hạng trên nhiều thiết bị
  • Cho phép dùng thử 30 ngày
  • Cung cấp tính năng so sánh hiệu suất xếp hạng của bạn với các đối thủ cạnh tranh
  • Có khả năng ghi lại các tính năng SERP cũng như hàng ngày cập nhật thứ hạng giúp dữ liệu luôn mới

Nhược điểm

  • Còn hạn chế khi theo dõi từ khóa
  • Thích hợp với người dùng chuyên nghiệp

19. Công cụ kiểm tra từ khóa What’s My Serp

Link truy cập What’s My Serp: https://ift.tt/Y3Uyd98

Giao diện công cụ What's My SERP
Giao diện công cụ What’s My SERP

Ưu điểm

  • Phần mềm check keyword ranking miễn phí kiểm tra vị trí từ khóa tối đa 10 lượt trên Google
  • Có thể check một lúc nhiều từ khóa
  • Giao diện hiện đại, bắt mắt và dễ sử dụng

Nhược điểm

  • Cần đăng ký tài khoản và đăng nhập trước khi sử dụng

20. Công cụ kiểm tra từ khóa GRank – Rank Checker For Google

GRank là công cụ mở rộng trên Chrome cho phép người dùng có thể check thứ hạng từ khóa google bất kỳ của website đang mở trên trình duyệt.

Ưu điểm

  • Dễ sử dụng
  • Kết quả tương đối chính xác

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian khi chỉ được phép check từng từ khóa
  • Chỉ khi từ khóa lọt vào top 100 mới hiển thị kết quả

21. Công cụ kiểm tra từ khóa Search Engine Genie

Link truy cập Search Engine Genie: https://ift.tt/PLyH57r

Giao diện công cụ Search Engine Genie
Giao diện công cụ Search Engine Genie

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Không có quản cáo chen ngang
  • Cho phép kiểm tra từ khóa bất kỳ trên website mà bạn đang mở trên trình duyệt

Nhược điểm

  • Tương tự Search Engine Genie, bạn sẽ thấy kết quả vị trí thứ hạng cụ thể nếu lọt vào Top 100 trên trang kết quả (SERP)
  • Kết quả có sự sai khác tương đối lớn

22. Công cụ kiểm tra từ khóa Traffic Travis

Ưu điểm

  • Công cụ cung cấp bản miễn phí trên Desktop với tính năng gần như tương tự bản PRO cần trả phí
  • Kiểm tra thứ hạng từ khoá dựa trên khu vực
  • Kiểm tra tình hình của từng trang, và backlink mà chúng đang sử dụng
  • Phân tích từ khóa đối thủ
  • Đưa ra các cảnh báo tụt hạng hoặc xếp hạng không tốt và cáp sitemap hỗ trợ

Nhược điểm

  • Phải trả phí nếu muốn sử dụng các tính năng nâng cao và có thể hoàn trả trong 60 ngày đầu tiên
  • Không có phiên bản cho Mac.
  • Địa chỉ IP của bạn sẽ tạm thơi bị khóa nếu bạn yêu cầu quá nhiều ranking trong khoảng thời gian ngắn

23. Công cụ kiểm tra từ khóa SEO Serp Workbench

Tiện ích Chrom SEO SERP Workbench
Tiện ích Chrom SEO SERP Workbench

Ưu điểm

  • Cho phép xem thứ hạng website toàn cầu nhanh chóng và đơn giản
  • Có thể download phần mềm để phân tích xếp hạng và so sánh với các đối thủ thương nghiệp
  • Là plugin miễn phí
  • Có thể làm việc Offline

Nhược điểm

  • Chỉ hỗ trợ xếp hạng trên công cụ tìm kiếm Google

24. Công cụ kiểm tra từ khóa Rank Scanner

Ưu điểm

  • Tự động phân tích tình hình SEO khi bạn nhập từ khoá muốn kiểm tra thứ hạng
  • RankScanner sẽ thông báo tình hình thay đổi xếp hạng, thứ hạng trang bị giảm và đưa ra đề xuất
  • cam kết độ chính xác 100% cho tất cả các từ khoá và sẽ scan lại lần 2 ngay
  • Gói Basic hướng đến doanh nghiệp start-up và blog thì miễn phí nhưng giới hạn tính năng

Nhược điểm

  • Bỏ chi phí nếu muốn sử dụng các gói cao cấp như: gói Silver khoảng $10/tháng, gói Gold giá $32.50/tháng và gói Platinum cho doanh nghiệp với mức phí 55$/tháng

25. Công cụ kiểm tra từ khóa SEO Book Rank Checker

Ưu điểm

  • Hỗ trợ trên nhiều nền tảng trình duyệt
  • Kiểm tra thứ hạng từ khóa nhanh chóng và tự động theo dõi quá trình theo thời gian
  • Miễn phí tra cứu

Nhược điểm

  • IP của bạn có thể bị khóa nếu Google cảm thấy bạn đang đưa ra quá nhiều yêu cầu keyword

26. Phần mềm từ khóa trong khu vực GEO Ranker

Link truy cập GEO Ranker: https://ift.tt/1aTL3vE

Giao diện công cụ GEO Ranker
Giao diện công cụ GEO Ranker

Ưu điểm

  • Phân tích từ khóa nhanh chóng hiệu quả trong khu vực
  • Kiểm tra từ khóa trên nhiều nền tảng YouTube, Bing, Yahoo, và Google
  • Theo dõi thứ hạng SEO cho mobile, video và hình ảnh và tất cả dữ liệu được refresh 30 giây 1 lần
  • Có thể Report bằng file White Label PDF để tiện theo dõi suốt quá trình

Nhược điểm

  • Hạn chế với các doanh nghiệp quốc tế
  • Không có chức năng đề xuất từ khoá
  • Có nhiều mức giá từ $99 – $490

Việc kiểm tra thứ hạng từ khóa có vai trò quan trọng giúp bạn xem xét và đưa ra giải pháp cải thiện thứ hạng kịp thời. Top 26 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa Google mà Miko Tech vừa đề xuất sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra danh sach từ khóa chất lượng nhất và nâng cao hiệu quả SEO tốt nhất.



source https://mikotech.vn/cong-cu-kiem-tra-thu-hang-tu-khoa/

Top 52 công cụ SEO 2022 – Mà SEOer nào cũng nên biết

SEO là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, do đó việc tối ưu SEO là không hề dễ dàng. Chính vì thế mà nhiều công cụ hỗ trợ SEO đã ra đời để giúp cho việc tối ưu hiệu quả SEO trở nên đơn giản hơn. Top 52 công cụ SEOMiko Tech tổng hợp dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn theo dõi và đưa ra những giải pháp SEO tốt nhất.

Công cụ SEO là gì?

Công cụ SEO hay SEO Tool là những công cụ kỹ thuật hỗ trợ các SEOer kiểm tra, đo lường, và cải thiện kết quả của hoạt động tối ưu hóa website. Từ đó, giúp bạn đưa ra những giải pháp nhanh chóng và phù hợp.

Công cụ SEO là gì?
Công cụ SEO là gì?

Công cụ SEO có thể là các phần mềm, website chạy độc lập hoặc tích hợp trên các website của nhà cung cấp. Một số công cụ sẽ hỗ trợ miễn phí hoặc miễn phí sử dụng cơ bản, một số khác bạn bắt buộc phải bỏ chi phí mới có thể sử dụng.

Tại sao bạn cần các công cụ SEO hỗ trợ

Tiết kiệm thời gian và chi phí

Khi có các công cụ SEO hỗ trợ, khả năng thu thập thông tin, phân tích và đánh giá dữ liệu cũng nhanh chóng và chính xác hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một quỹ thời gian và chi phí phân tích thông tin rất lớn nhưng hiệu quả lại rất tuyệt vời.

Nâng cao hiệu quả SEO

Ngoài giúp bạn phân tích ưu nhược điểm của chiến dịch SEO đang thực hiện, các công cụ SEO còn có thể giúp bạn xem đối thủ của bạn đang ở đâu và đang SEO như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng “cân đo đong đếm” và đưa ra giải pháp hiệu quả cho website.

Dễ dàng kiểm soát

Thông tin đến từ các công cụ được phân tích và sắp xếp một cách chi tiết, rõ ràng giúp cho việc quản lý và kiểm soát dễ dàng hơn.

Tổng hợp Top công cụ SEO hiệu quả nhất SEOer nên biết

Công cụ theo dõi và phân tích website

1. Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích website miễn phí hàng đầu được cung cấp bởi Google với độ chính xác cao.

Google Analytics
Google Analytics

Công cụ cho phép các quản trị viên có thể theo dõi và đánh giá các chỉ số hoạt động của website, thống kê hành vi của người dùng giúp đưa ra những chiến lược hiệu quả.

2. Google Search Console

Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) là dịch vụ web miễn phí, an toàn mà Google cung cấp cho các nhà quản trị web có thể kiểm tra trạng thái lập chỉ mục, thu thập dữ hiệu, tối ưu khả năng hiển thị và xếp hạng website của bạn.

3. Google Data Studio

Đây cũng là một công cụ phân tích website hữu ích khác mà Google cung cấp cho các quản trị viên. Công cụ này giúp bạn xem báo cáo tổng quan các chỉ số tương tác của website.

4.  Moz Local Listing Score

Moz Local Listing Score
Moz Local Listing Score

Moz Local Listing Score là công cụ SEO website, giúp bạn kiểm tra xem website của bạn xuất hiện trên Internet như thế nào thông qua thu thập xử lý dữ liệu từ hơn 15 nguồn khác nhau như: Google, Facebook,… để đánh giá thương hiệu của bạn sẽ ra sao khi nó được đưa lên Internet. 

5. Crazy Egg

Crazy Egg cũng đang là một trong những công cụ phân tích website phổ biến với lượt sử dụng khổng lồ. Tool SEO Web này cho phép người dùng có thể nhìn thấy tất cả các hoạt động của khách truy cập vào trang của bạn.

Cùng với đó, Crazy Egg còn hỗ trợ tính năng Confetti cung cấp những nơi trên trang web mà người dùng click vào dựa trên một số tiêu chí như: hệ điều hành, quốc gia,…

Công cụ kiểm tra website chuẩn SEO

6. SEO Doctor

Công cụ kiểm tra SEO website SEO Doctor cho phép bạn hiển thị các lỗi mà website đang mắc phải để bạn dễ dàng theo dõi và điều chỉnh. Công cụ này cho phép người dùng cài đặt miễn phí với thao tác đươn giản và giao diện dễ sử dụng.

SEO Doctor
SEO Doctor

Để cài đặt công cụ check web chuẩn seo này, bạn chỉ cần thao tác đơn giản như sau: Vào Tool trình duyệt FireFox -> Gõ từ khóa “SEO Doctor” -> Add on FireFox -> Install và bắt đầu sử dụng.

7. Seorch.eu

Công cụ này cho phép người dùng kiểm tra xem website của mình đã đầy đủ các yếu tố chuẩn SEO sau khi xây dựng một website mới hay chưa. Nhờ Seorch.eu, các lỗ hổng trên website của bạn sẽ được tìm thấy một cách chính xác để bạn có chiến lược điều chỉnh phù hợp.

8. Seoptimer.com

SEO Optimer
SEO Optimer

Ngay khi người dùng truy cập vào trang web Seoptimer.com, sau đó nhập đường dẫn website và nhấp Analyse sẽ ngay lập tức thu được kết quả check web chuẩn seo để theo dõi và điều chỉnh.

9. SEO Site Checkup

SEO Site Checkup là công cụ chấm điểm SEO cho trang web của bạn. Kiểm tra trang web chạy qua kiểm tra nhanh trang web của bạn, kiểm tra các thẻ thích hợp và đưa ra bất kỳ lỗi nào có thể xảy ra.

10. Website SEO Checker

Công cụ kiểm tra SEO cho trang web giúp bạn thực hiện kiểm tra SEO Website đầy đủ chỉ trong vài phút sau khi bạn nhập URL và từ khóa.

Công cụ phân tích từ khóa SEO

11. Google Keyword planner

Công cụ phân tích từ khóa SEO này vô cùng hữu ích nếu bạn đang muốn nghiên cứu bộ từ khóa liên quan cho website.

Công cụ phân tích từ khóa Google Keyword Planner
Công cụ phân tích từ khóa Google Keyword Planner

Không những thế, để giúp bạn có thể chọn ra những từ tốt nhất, Keyword planner còn cho phép bạn xem độ “hot” của 1 từ khóa: độ khó, độ cạnh tranh cao, mức đấu giá cao là những từ khóa có giá trị.

12. Google Trends

Google Trends là cho biết lượng tìm kiếm từ khóa theo thời gian bằng đồ thị. Công cụ sẽ lấy số liệu ở 1 thời điểm làm mẫu số chung, lượng tìm kiếm từ khóa ở các thời điểm hiển thị là bội số của của mẫu số đó.

13. Keywordtool.io

Nhập một từ khóa, và Keywords Tool sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều từ khóa dài liên quan, được sắp xếp theo bảng chữ cái. Nhược điểm của Keywordtool.io là dữ liệu rất hạn chế nếu dùng bản Free. Nếu cần nhiều dữ liệu và các tính năng toàn diện hơn thì bạn phải nâng cấp lên các bản Pro.

Công cụ phân tích từ khóa Keyword Tool
Công cụ phân tích từ khóa Keyword Tool

14. SEMrush

Bạn có thể dùng SEMrush để nghiên cứu bộ từ khóa chất lượng đồng thời phân tích từ khóa mà website đối thủ đang nằm ở vị trí Top Google. Chỉ với một cú click chuột sau khi nhập URL của đối thủ vào và bạn sẽ thấy từng từ khóa mà web đó đang được xếp hạng.

15. Google Location Changer 

Công cụ này rất thích hợp với SEO Local vì nó sẽ giúp bạn xem bộ từ khóa ở theo khu vực ngay cả khi bạn không ở đó

16. LSI Graph

LSI Graph (Latent Semantic Indexing) cho phép bạn tìm keyword seo liên quan với từ khóa chính do công cụ tìm kiếm từ khoá miễn phí lập chỉ mục. Nó gần giống với các từ khóa liên quan gợi ý ở cuối phần tìm kiếm của Google.

17. KWFinder

Công cụ phân tích từ khóa KWFinder
Công cụ phân tích từ khóa KWFinder

Công cụ KWFinder này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra những từ khóa dài (long tail keyword) có độ cạnh tranh thấp, lượng tìm kiếm hàng tháng cao, cùng nhiều chỉ số chuyên sâu khác.

Công cụ tối ưu content

18. Rank Math SEO

Với ưu điểm dễ dàng cài đặt, giao diện đơn giản và khả năng tích hợp với trung tâm quản trị của Google, Rank Math SEO trở thành một trong những công cụ giúp tối ưu nội dung chuẩn SEO vô cùng được ưa chuộng.

Công cụ tối ưu content Rank Math SEO
Công cụ tối ưu content Rank Math SEO

Rank Math giúp đánh giá trang web của bạn về 40 yếu tố SEO: thêm tiêu đề , mô tả meta, tối ưu URL,… Và cả SEO hình ảnh tự động.

19. Yoast SEO

Tương tự Rank Math, Yoast SEO sẽ đề xuất cách điều chỉnh bài đăng trên blog của bạn sao cho tối ưu hóa nhất với các công cụ tìm kiếm.

20. Ryte.com 

Công cụ tối ưu content Ryte
Công cụ tối ưu content Ryte

Ryte giúp xác định những từ khóa tiềm năng mà những trang web khác trong cùng lĩnh vực đang có xu hướng nhắm tới. Đây là những cụm từ khóa liên quan (LSI) mà bạn có thể bổ sung thêm vào nội dung để tăng cường hiệu quả của việc làm SEO On-Page.

21. Copyscape

CopyScape là công cụ miễn phí kiểm tra mức độ trùng lặp nội dung của website. Người dùng cũng có thể tự kiểm tra xem content của mình có đang bị website nào sao chép bất hợp pháp hay không và ngược lại, kiểm tra bài đăng của mình có bị trùng với bài nào khác không.

22. Siteliner

Ngược lại với Copyscape, Siteliner giúp bạn xác định nội dung bị trùng lặp giữa các trang trong nội bộ website của bạn để chỉnh sửa hoặc xóa bỏ.

23. Google SERP Preview Tool

Bạn sẽ được xem trước (Preview) hình ảnh mà trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) giống như trải nghiệm của người dùng. Từ đó, xem xét và cải thiện tiêu đề, mô tả,… sao cho thu hút.

Công cụ tối ưu nội dung SERP Preview Tool
Công cụ tối ưu nội dung SERP Preview Tool

Hơn nữa, nếu bạn muốn check cho 1 URL nào đó, mà không cần copy/paste thủ công, thì bạn có thể dùng Serpsim.com – công cụ này sẽ tự lấy dữ liệu (fetch) của trang web về để kiểm tra.

24. Wordcounter.net

Chỉ với hai bước đơn giản là nhập URL và nhấp Enter, Wordcounter sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thay bạn đếm số từ của bài viết trong 1 trang bất kỳ thay vì phải copy và paste vào Google Doc để kiểm tra độ dài bài viết nào đó.

25. Structured Data Markup Helper

Tạo các đoạn văn bản schema markup dễ dàng và chuẩn hơn bạn chỉ cần nhập, hoặc lựa chọn nội dung cho các tiêu chí, rồi nhấn “Create html” là sẽ có đoạn code cần thiết để đưa vào website.

26. SEO Content Assistant

Nhờ công cụ này, việc tối ưu nội dung sẽ trở nên rất dễ dàng. Bạn chỉ cần tập trung viết nội dung có giá trị và chất lượng, sau đó công cụ sẽ tính điểm SEO và đưa ra những gợi ý về cách cải thiện nội dung trang web như: từ khóa, tiêu đề, thẻ mô tả,… tốt hơn.

27. Small SEO Tools

Đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí phục vụ cho việc để kiểm tra bài viết chuẩn SEO.

Công cụ tối ưu content Small SEO Tool
Công cụ tối ưu content Small SEO Tool

Với giao diện và thao tác dễ sử dụng, bạn chỉ cần paste phần nội dung bạn muốn check vào trong công cụ. Kết quả được hiển thị dưới dạng số liệu chi tiết và màu thông báo trực quan. 

28. SERP Simulator

Google SERP Simulator miễn phí từ Mangools hỗ trợ bạn kiểm tra xem độ dài tiêu đề bài viết của bạn có đầy đủ hay không.

29. PageSpeed Insights

Công cụ chấm điểm SEO bài viết giúp bạn xem điểm hiệu suất, phân loại điểm và đề xuất các audit phù hợp.

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa

30. Google Rank Checker

Công cụ này chỉ dùng để check từ khóa và kiểm tra thứ hạng miễn phí.

Google Rank Checker
Google Rank Checker

31. Spin Editor

Bên cạnh chức năng kiểm tra thứ hạng từ khóa, Spineditor còn cho phép người dùng tạo các dự án và kiểm tra thứ hạng mỗi ngày với kết quả trả về khá chính xác.

32. SERPs.com

Check thứ hạng từ khóa nhanh chóng và chính xác hơn với các công cụ tìm kiếm từ SERPs.com.

33. Ahrefs

Mọi thứ hạng từ khóa đều được hiển thị một cách trực quan và dễ hiểu, thể hiện được sự biến động lên xuống của từ khóa. Ngoài ra, đây là công cụ tốt để kiểm tra đối thủ của bạn, để từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp.

Công cụ Ahrefs
Công cụ Ahrefs

34. Serprobot

Serprobot cho phép kiểm tra miễn phí thứ hạng của 5 từ khóa xem website của bạn có nằm trong Top 100 trên kết quả tìm kiếm của Google hay không và vị trí nằm Top nếu có.

Đồng thời, nó còn giúp bạn liệt kê 10 trang web đang đứng top với mỗi từ khóa đó để dễ dàng tham khảo và tối ưu.

Công cụ tố ưu SEO Onpage

35. Schema Creator

Schema Creator hỗ trợ tối ưu SEO Onpage bằng cách gợi ý chỉnh sửa tiêu đề, thẻmô tả và các thẻ heading trong nội dung bài viết. Đây là một Plugin có sẵn trên WordPress nên thao tác cài đặt và sử dụng cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đừng bỏ qua nếu bạn đang sở hữu một website trên WordPress.

36. Robots.txt Generator

Tiện ích Robots.txt Generator
Tiện ích Robots.txt Generator

Robots.txt sẽ giúp Google bot thu thập đúng nội dung và thông báo những nội dung chưa đủ điều kiện và cần xem xét lại để bạn điều chỉnh ngay lập tức.

 37. SEOQuake

SEOQuake là một tiện ích mở rộng, plugin miễn phí được tích hợp trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing,…

SEOQuake hỗ trợ bạn đánh giá xem website đã tối ưu Onpage hay chưa như: internal link, external link, mật độ từ khóa,… bên cạnh đó còn cho phép bạn phân tích xem đối thủ của bạn đang SEO như thế nào.

38. Web Developer

Cũng giống như SEOQuake, Web Developer là một tiện ích mở rộng trong các trình duyệt giúp kiểm tra các chỉ số SEO như: ALT/URL từng ảnh, vị trí các heading, kích thích ảnh như thế nào,…

39. XML Sitemaps

XML là một đường dẫn trên trang web có đuôi .xml và được xem là bản đồ của website cho phép bạn xem toàn bộ trang có thể truy cập đến trang web của bạn.

Công cụ tối ưu SEO Onpage XML Sitemap
Công cụ tối ưu SEO Onpage XML Sitemap

Sitemaps (Sơ đồ trang web) giúp bạn dễ dàng thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các nội dung có sẵn trên trang web để các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.

40. Google’s Rich Results Test 

Google’s Rich Results Test là công cụ hoàn toàn miễn phí cho bạn biết các lỗi hoặc các gợi ý về dữ liệu có cấu trúc website của bạn.

Công cụ xây dựng link và phân tích Backlink

41. CognitiveSEO

CognitiveSEO sẽ nhanh chóng phát hiện và cảnh bá những liên kết bất bình thường để bạn có thể xác định được những “backlink bẩn” có hại cho website và nhanh chóng loại bỏ chúng.

42. SEO Powersuite

Bộ công cụ SEO bao gồm cả tính năng kiểm tra thứ hạng, phân tích backlink, kiểm tra sức khỏe website (site auditor), nghiên cứu từ khóa.

43. Ahrefs’ Backlink Checker

Ahrefs Blacklink Checker
Ahrefs Blacklink Checker

Backlink Checker của Ahrefs phân tích trực tiếp các thông số của website online lớn nhất hiện nay với thuật toán nghiên cứu keyword tuyệt đỉnh cho phép bạn tự do khám phá các content đang hot nhất, rank content cũng như hỗ trợ bạn xử lý có vấn đề liên quan khác.

44. Moz Link Explorer

Bạn có thể dễ dàng thăm dò các backlink của đối thủ, khai thác các anchor text nhiều nhất trên các trang backlink để xem đối thủ có đang dùng SEO mũ đen để cạnh tranh không.

45. LinkMiner

Công cụ hỗ trợ kỹ thuật SEO Linkminer
Công cụ hỗ trợ kỹ thuật SEO Linkminer

LinkMiner là một tiện ích mở rộng của Chrom cho phép bạn check các link hỏng trên bất kỳ trang web nào để bạn thuận lợi chỉnh sửa, xây dựng lại các liên kết toàn diện.

Công cụ tối ưu hóa kỹ thuật SEO

46. Google PageSpeed Insights

 Để kiểm tra tốc độ, bạn truy cập vào công cụ, nhập tên miền rồi enter, bạn sẽ biết Google đánh giá thế nào. Bạn cũng thấy được 1 số đề xuất tối ưu hóa tăng tốc độ tải trang của bạn

47. GTMetrix

GTMetrix phân tích tốc độ tải các trang web của bạn. Bên cạnh điểm hiệu suất, nó cũng hiển thị các đề xuất có thể hành động để giúp mọi thứ tải nhanh hơn.

48. Google Mobile-Friendly Test

Sự bùng nổ về nhu cầu sử dụng di động khiến Google chú tâm đến độ thân thiện với thiết bị di động hơn bao giờ hết.

Chính vì thế bạn cần biết nội dung của bạn có đang thực sự phù hợp với yêu cầu của Google hay không bằng cách nhập URL vào công cụ này rồi Enter, và bạn sẽ nhận được câu trả lời Có/Không ngay lập tức.

Nó cũng xác định các vấn đề cụ thể về khả năng sử dụng trên thiết bị di động như văn bản quá nhỏ để đọc, việc sử dụng các plugin không tương thích, v.v.

49. Bing Webmaster Tools

Ngoài Google, Bing cũng là một công cụ tìm kiếm rất được ưa chuộng. Chính vì thế Bing cũng được tích hợp những công cụ nghiên cứu từ khóa rất hiệu quả, đặc biệt đối với những từ khóa có giá trị mà Google Keyword Tool đã bỏ qua.

50. W3C validator

Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra và tối ưu các mã code HTML và CSS trong trang web của bạn.

51. Searchmetrics

Searchmetrics hỗ trợ phân tích đánh giá hiệu quả và thứ hạng của website bạn so với đối thủ để bạn nhanh chóng đưa có các hướng giải quyết phù hợp.

52. Cora

Công cụ SEO nâng cao Cora sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lĩnh vực yếu kém và cơ hội cho trang web, tuy nhiên chính vì sự toàn diện này mà chi phí cho công cụ này khá cao.

Top 52 công cụ SEOMiko Tech vừa tổng hợp bên trên có thể chưa đầy đủ hết nhưng là những công cụ hữu ý và thông dụng. Có những công cụ phần mềm miễn phí nhưng cũng có một số bắt buộc trả phí để sử dụng. Tùy vào ngân sách bạn có thể lựa chọn những công cụ phù hợp với nhu cầu sử dụng thật hiểu quả.



source https://mikotech.vn/top-cong-cu-seo/

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

WordPress là gì? Ưu nhược điểm wordpress khi thiết kế website

Bạn muốn tạo website bằng WordPress vì đã nghe danh tiếng và chất lượng của nền tảng này nhưng chưa có nhiều kiến thức? Đừng lo lắng, vì ngay sau đây Miko Tech sẽ gửi đến bạn bài viết phân tích WordPress là gì, ưu nhược điểm của WordPress gì và làm thế nào để phân biệt WordPress.com và WordPress.org.

WordPress là gì?

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc WordPress là gì? Website WordPress là gì? WordPress có miễn phí hay không thì hãy cùng Miko Tech đi vào phân tích khái niệm WordPress ngay sau đây:

Khái niệm WordPress là gì?

WordPress là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở miễn phí viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP đi cùng với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB. Thành phần chính của WordPress bao gồm một kiến trúc plugin và một hệ thống template (en) (được gọi là theme trong WordPress).

WordPress la gi
WordPress la gi

Blog WordPress là gì chắc đã không còn xa lạ nếu bạn đã và đang tìm hiểu đến vấn đề thiết kế website qua WordPress.

WordPress ban đầu được tạo ra như một hệ thống xuất bản blog nhưng sau đó đã phát triển thêm để hỗ trợ các công việc khác trong việc lập trình WordPress. Blog WordPress là gì chắc đã không còn xa lạ nếu bạn tìm hiểu đến vấn đề thiết kế website qua WordPress.

Vậy lập trình WordPress là gì?

Lập trình WordPress bao gồm các công việc liên quan đến thiết kế website WordPress. Hỗ trợ các nội dung web ở mọi lĩnh vực và thể loại khác bao gồm đầy đủ các chức năng cho cả người truy cập website và người quản trị website.

Giải thích các thuật ngữ liên quan đến WordPress

WordPress Developer là gì?

WordPress Deverloper là nhà phát triển website dựa trên nền tảng mã nguồn mở của WordPress, tức là họ sẽ tự làm ra các theme và plugin chạy trên nền WordPress.

PHP là gì?

PHP là viết tắt của Hypertext Preprocesser, là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để viết cho máy chủ, mã nguồn mở, cho các mục đích tổng quát, thích hợp cho các trang HTML.

PHP là gì?
PHP là gì?

PHP là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới do dễ học và thời gian hoàn thành sản phẩm ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác.

MySQL là gì? MariaDB là gì?

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và được rất nhiều nhà phát triển yêu thích trong việc phát triển ứng dụng.

MySQL có tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng, phù hợp trên nhiều hệ điều hành, cung cấp nhiều hàm tiện ích mạnh. MySQL là nơi lưu trữ các thông tin trên các trang web viết bằng ngôn ngữ PHP, NodeJs, Perl,…

MySQL vs MariaDB
MySQL vs MariaDB

MariaDB là một sản phẩm mã nguồn mở tách ra từ mã mở do cộng đồng phát triển của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ với MySQL nhằm đi theo hướng không phải trả phí.

CMS WordPress là gì? LMS là gì?

CMS (content management system) WordPress là hệ quản lý nội dung là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường công tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách tốt nhất.

LMS (Learning management system) là hệ quản trị đào tạo có thể được định nghĩa là một tập hợp các công cụ phần mềm vi tính được thiết kế chuyên biệt để quản lý quá trình giảng dạy và học tập.

WordPress hoạt động như thế nào?

WordPress là một dự án nguồn mở mà bất cứ ai cũng có thể tùy chỉnh mã nguồn theo nhu cầu sử dụng. WordPress có hàng ngàn Plugin/Theme hoàn toàn miễn phí, cũng như widget và các công cụ khác hỗ trợ công việc thiết kế, vận hành và nâng cấp website.

Plugin WordPress là gì?

Plugin trong WordPress là một hoặc nhiều đoạn code được bổ sung vào mã nguồn website WordPressPlugin còn được gọi  phần mở rộng của website giúp bạn tùy chỉnh và bổ sung chức năng cho website WordPress của mình.

Wordpress Plugins
WordPress Plugins

Chỉ cần bạn có nhu cầu, hầu hết bạn đều có thể được Plugin hỗ trợ và cung cấp cho bạn những tính năng cần thiết nhất.

Bạn có thể tìm hiểu và xem thêm thông tin chi tiết về Plugin WordPress là gì? Định nghĩa, Cách dùng, lợi ích trong website

Theme WordPress là gì? 

Theme (hay chủ đề) là giao diện thiết kế của một website sử dụng WordPress bao gồm: bố cục, màu sắc, hiệu ứng…những gì khi khách truy cập trang web nhìn thấy gọi là theme. Khi thay đổi theme thì giao diện trang web của bạn cũng sẽ thay đổi tùy theo thiết kế của theme đó.

Theme là gì?
Theme là gì?

Theme sẽ lấy nội dung và dữ liệu được lưu trữ bởi Wordprss và hiển thị nội dung đó trên trình duyệt. Khi bạn tạo một Theme WordPress bạn sẽ quyết định bố cục và nội dung sẽ hiển thị như thế nào.

Lịch sử và thành tựu của WordPress

Tiếp theo, Miko Tech sẽ cung cấp hơn về WordPress toàn tập. Trong đó có những thông tin về lịch sử hình thành và thành tựu to lớn mà trong suốt thời gian qua WordPress đã đạt được.

Lịch sử hình thành của WordPress

WordPress được tạo ra năm 2003 bởi 2 lập trình viên, Matt MullenwegMike Little. Họ bắt đầu xây dựng một nền tảng blogging trên một ứng dụng đã bị ngừng hoạt động là b2/cafeblog. Không lâu sau dự án đó bị bỏ rơi, họ quyết định fork nó và tiếp tục phát triển riêng.

Phiên bản đầu tiên của WordPress (WordPress 1.0) phát hành vào tháng Một năm 2004. Phiên bản này rất khác so với hệ quản trị nội dung bây giờ vì giờ bạn thấy nó có rất nhiều tính năng.

Tuy nhiên, trước đây WordPress chỉ có vài tính năng chính mà chúng ta vẫn dùng tới tận bây giờ, như là WordPress editor, cài đặt dễ dàng, sử dụng permanent link đẹp, hệ quản trị người dùng, quản lý bình luận, vâng vâng.

Từ 2004, WordPress đã trải qua nhiều đợt biến đổi lớn. Ngày nay, dự án WordPress được tiếp tục phát triển, quản lý và vận hành bởi một công động mã nguồn mở với hàng ngàn thành viên riêng.

Thành tựu mà WordPress đạt được

Khi tìm hiểu về WordPress, bạn sẽ thật tự hào khi biết rằng mã nguồn mà các bạn đang tìm hiểu ngay sau đây có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều đó, ngay sau đây Miko Tech sẽ chia sẻ cho bạn những thành tựu đặt được của website WordPress là gì?

Phiên bản 4.0 của WordPress đạt hơn 16 triệu lượt tải
Phiên bản 4.0 của WordPress đạt hơn 16 triệu lượt tải
  • Trên thế giới, có khoảng 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng WordPress mỗi giây.
  • Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% tổng số lượng website trên thế giới.
  • Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm 60%.
  • Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng hai tháng.
  • WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm phiên bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ.
  • Chỉ tính các giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện WordPress.org thì đã có hơn 2.700 themes khác nhau.

Các thành phần cơ bản của trang chủ WordPress

Đầu tiên, khi làm quen với WordPress ở những bước ban đầu, ngoài phần giới thiệu về wordpress, bạn hãy tham khảo thêm về trang Dashborad (Trang quản trị).

Trước hết, bạn đăng nhập vào quản trị website, sau khi cài đặt WordPress thành công. Màn hình sẽ hiển thị trang Dashboard dành cho người quản trị. Nó được xây dựng để bạn có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ website của mình, được chia ra làm 3 vùng chính.

Trang quản trị WordPress
Trang quản trị WordPress
  • Khu vực 1: Thanh công cụ thao tác nhanh thường dùng
  • Khu vực 2: Menu quản lý WordPress chi tiết
  • Khu vực 3: Khung hiển thị thông tin, nội dung thao tác, …

Ở phía bên trái màn hình, menu định hướng chính sẽ chứa tất cả các liên kết đến các mục quản lý khác nhau của WordPress, nếu bạn di chuyển chuột đến menu chính thì các menu con khác sẽ hiển thị.

Dashboard: Bảng điều khiển

Khu vực Dashboard bao gồm 2 phần chính, là tập hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và cập nhật các phiên bản Themes, Plugins, WordPress,….

Bảng điều khiển Dashboard
Bảng điều khiển Dashboard

Home: Trang chủ

Bạn có thể hiểu đây là khu vực theo dõi các tiến trình của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…

Các modules khác như:

Các modul khác của WordPress
Các modul khác của WordPress
  • Welcome to WordPress!: Thông báo những tin tức mới nhất về WordPress.
  • At a Glance: Hiển thị số bài viết, số nhận xét, số trang mà website bạn hiện có. Nó cũng hiện phiên bản WordPress/Theme mà bạn đang dùng.
  • Quick Draft: Để bắt đầu một bài đăng blog mới, bạn hãy nhập nội dung tại mục này nhé. Tuy nhiên, bạn không thể xuất bản một bài viết từ đây vì nó chỉ dành cho việc đăng ý tưởng để bạn quay trở lại sau.
  • Activity: Cung cấp cho bạn thông tin về các bài viết và nhận xét mới nhất. Nó cho thấy tình trạng của tất cả các nhận xét và một danh sách ngắn các nhận xét gần đây nhất.

Update: Cập nhật

Nơi để bạn cập nhật những bản vá mới nhất của Themes, Plugins, WordPress đang sử dụng. Mỗi khi có bản mới nó sẽ hiển thị thông báo cho bạn thấy.

Tại sao nên sử dụng WordPress để thiết kế website?

Những ưu điểm của WordPress

WordPress đã trở nên khá phổ biến, những lợi ích đến từ mã nguồn mở này là điều không thể bàn cãi. Dưới đây là một số những ưu điểm của mã nguồn này:

WordPress dễ sử dụng và cập nhật

WordPress ra đời nhằm đối tượng người dùng “nghiệp dư”. Họ không có quá nhiều kiến thức về lập trình website, hoặc muốn tạo một blog của riêng mình. Vì vậy, phần mềm này có giao diện rất thân thiện, dễ sử dụng.

Wordpress được hỗ trợ cập nhật liên tục
WordPress được hỗ trợ cập nhật liên tục

Các thao tác trong WordPress cũng đơn giản, với thời gian ngắn nghiên cứu, bạn có thể tự thiết lập website của riêng mình và quản lý. Không như những hệ quản trị nội dung khác, WordPress không cần bất kỳ cấu hình đặc biệt nào, và bạn có thể cập nhật trong 1 click.

Cộng đồng hỗ trợ WordPress đông đảo

WordPress được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Dù ở bất cứ đâu, bạn đều có thể được hỗ trợ bởi cộng đồng đông đảo sử dụng WordPress. Nhờ vậy, công cụ tìm kiếm Google sẽ vô cùng có ích cho bạn khi cần giải đáp thắc mắc.

Giao diện có sẵn của WordPress đa dạng, hữu ích

Mặc dù có tính phí, bản WordPress miễn phí cũng chứa nhiều giao diện (theme) đẹp mắt để bạn chọn lựa. Chỉ cần bạn chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu các thủ thuật thiết kế website. Bạn có thể tạo lập cho mình một website riêng với giao diện bắt mắt, độc đáo.

Kho giao diện có sẵn của Miko Tech rất phong phú
Kho giao diện có sẵn của Miko Tech rất phong phú

Với hàng ngàn WordPress themes sẵn sàng sử dụng, bạn có thể dùng để tạo một thiết kế riêng phù hợp với lĩnh vực và ngành nghề mong muốn của bạn. Tuy nhiên, bản tính phí sẽ chứa nhiều giao diện lung linh và chuyên nghiệp hơn hẳn.

Nhiều plugin hỗ trợ trong WordPress

Bạn có thể dùng plugin để tăng khả năng vận hành cho WordPress website. Bạn có thể tìm thấy plugin cho tất cả các tác vụ bạn cần, từ tối ưu hóa trình tìm kiếm cho đến trang đặt lịch sự kiện.

Tham khảo ngay: “Các plugin cần thiết cho wordpress | Top 12 plugin bạn cần cài đặt”

Wordpress cung cấp nhiều plugin hữu ích'
WordPress cung cấp nhiều plugin hữu ích’

Plugin mở rộng là thành phần cài đặt thêm vào WordPress để tăng thêm các tính năng cần thiết. Nhờ lượng người dùng đông đảo, thư viện plugin của WordPress rất phong phú. Bạn có thể thỏa thích chọn lựa plugin phù hợp cho mục đích lập website của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm các plugin nổi bật: Yoast SEO là gì? Elementor wordpress là gì? Rank Math SEO là gì?,… để có thêm thông tin về chức năng và cách dùng của các plugin này.

Đa phần các Plugin trong WordPress đều miễn phí. Do đó, cũng mang lại lợi ích cho bạn về kinh tế.

Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ

Wordpress hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau
WordPress hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau

Hiện nay, WordPress hỗ trợ lên tới 52 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt. Trong mỗi giao diện hay plugin đều cho phép người dùng chuyển đổi nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để thuận tiện trong việc sử dụng.

Nhược điểm của WordPress là gì?

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, WordPress vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng phải lưu ý. Có thể kể đến trong số đó là:

Tính bảo mật

Website WordPress là loại website được sử dụng vô cùng phổ biến trên toàn thế giới. Không khó hiểu khi WordPress lại là mục tiêu lớn của các hacker.

Tính bảo mật của WordPress
Tính bảo mật của WordPress

Tuy nhiên, việc này chúng ta có thể khắc phục bằng các phương án gia tăng bảo mật cho website bằng các plugin hoặc các thủ thuật.

Sản phẩm bên thứ 3

Các plugin và theme của wordpress được phát triển bởi bên thứ 3 nên nó có thể phát sinh lỗi và khá phức tạp trong quá trình sử dụng và cài đặt.

Wordpress sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của bên thứ 3
WordPress sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của bên thứ 3

Để phòng tránh lỗi plugin, theme trước khi cài đặt bạn nên đọc kỹ đánh giá và mô tả nhé.

Thời gian loading

Việc sử dụng quá nhiều plugin cho trang web cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Thời gian tải trang có thể sẽ bị chậm đi, gây khó chịu đến người sử dụng.

Tốc độ loading của website WordPress
Tốc độ loading của website WordPress

Tuy nhiên, có rất nhiều cách để khắc phục, bạn có thể cài đặt caching plugin cải thiện điều này.

Những sai lầm thường gặp về WordPress

Vậy là bạn đã phần hiểu được nền tảng WordPress là gì. Nhưng nếu bạn vẫn đang thắc mắc có nên dùng WordPress không? Hãy chú ý đến những sai lầm thường gặp sau đây để xem bạn có mắc phải hay không nhé!

Chỉ những website đơn giản mới dùng WordPress

Bạn có thể thấy nhiều người lập website WordPress với chi phí thấp và cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết kế website bao gồm cả WordPress hosting. Vậy bạn đã biết WordPress hosting là gì chưa?

WordPress Hosting là công cụ tối ưu tương thích tốt nhất, hỗ trợ và tối ưu mọi yêu cầu của bộ code wordpress. Nhờ vậy mà hiệu suất làm việc của website wordpress có tốc độ đạt cao hơn..

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa WordPress là một website “giá rẻ”, không chất lượng. WordPress không chỉ được phát triển bởi chỉ một người hay một nhóm nhỏ mà nó được phát triển bởi một cộng đồng và được sử dụng với các doanh nghiệp nhỏ và lớn.

Website MCV News sử dụng WordPress
Website MCV News sử dụng WordPress

Nhiều tên tuổi nổi tiếng như TechCrunch, MTV News,… cũng dùng WordPress không chỉ vì chi phí rẻ hơn mà còn vì sự linh hoạt trong thiết kế front-end và các tính năng back-end mã nguồn mở rất mạnh.

Chỉ những ai không biết lập trình mới dùng WordPress

WordPress không chỉ dễ sử dụng cho người mới bắt đầu mà nó cũng được sử dụng bởi các tập đoàn, các doanh nghiệp và lập trình viên. Đối với người bắt đầu, phần tốt là họ có thể tạo ra trang web của họ mà không cần học bất kỳ kỹ năng lập trình hay thiết kế web.

Đối với nhà phát triển, WordPress cung cấp tính năng linh hoạt tuyệt vời để mở rộng phần mềm bằng mã tùy chỉnh bằng cách sử dụng plugins và themes.

WordPress chạy chậm

Thật ra, không chỉ website WordPress, các website khác cũng có thể chạy chậm có thể là do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có thể là do Hosting bị chậm, mạng yếu,… hoặc do lập trình viên chưa tối ưu web đúng cách các plugins hay themes trên website WordPress mà thôi.

WordPress có thể làm mọi thứ

WordPress chỉ là một phần mềm nguồn mở được viết bằng PHP & MySQL để giúp bạn tạo được website như blog, trang tin tức, trang bán hàng, trang đặt phòng khách sạn,….nhanh hơn. Nhưng đó không có nghĩa là nó sẽ giúp bạn tạo được một website bất kỳ chỉ với các thao tác đơn giản.

Các thuật ngữ liên quan đến website
Các thuật ngữ liên quan đến website

Bạn cần phải có kiến thức về PHP, HTML, CSS, Javascript,… và tất cả các kỹ thuật liên quan tới website để có thể tự tùy biến website WordPress mình tốt hơn. Không phải tự nhiên mà có nhiều công ty thường hay tuyển lập trình viên có kinh nghiệm với WordPress.

Phân biệt WordPress.com và WordPress.org

Nhiều người vẫn nhầm lẫn WordPress.com và WordPress.org là giống nhau nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Vậy, điểm khác nhau giữa WordPress.com và WordPress.org là gì?

Sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org

WordPress.comWordPress.org là 2 nền tảng hoàn toàn khác nhau mặc dù giống tên nhau. Và nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc WordPress có miễn phí không, chúng ta hãy cùng tiếp tục phân tích rõ hơn về WordPress từ A đến Z ngay sau đây:

Wordpress.com vs WordPress.org
WordPress.com vs WordPress.org

WordPress.org

WordPress.Org là địa chỉ website của trang chủ mã nguồn WordPress, tại đây bạn có thể tải bản cài đặt mã nguồn WordPress về và tự cài lên host của bạn rồi tự do tùy biến, quản trị. Phiên bản tự cài đặt người ta thường gọi là WordPress tự host (WordPress Self-Hosted).

Wordpress.org
WordPress.org

Sở dĩ mà mình khuyến khích các bạn sử dụng WordPress tự host là vì chúng ta có toàn quyền quản trị vì nó được lưu và chạy trên host của riêng mình, sử dụng tên miền (domain) riêng. Bạn có thể tự do cài thêm bất kỳ theme WordPress nào bạn có, cài thêm plugin và tùy biến với các kỹ năng nâng cao.

WordPress.com

WordPress.Com là địa chỉ website của dịch vụ tạo blog miễn phí trên nền tảng mã nguồn WordPress. Đây cũng là một sản phẩm của Automattic nhưng chuyên phục vụ cho các đối tượng người dùng chỉ muốn có một website WordPress nhanh chóng mà không cần cài đặt, không cần thuê host và chi phí để sử dụng tên miền riêng là $25/năm.

Wordpress.com
WordPress.com

Tuy nhiên với WordPress.com, bạn không có quyền cài theme bên ngoài vào mà chỉ phụ thuộc vào các theme miễn phí trong thư viện theme WordPress.Com có hỗ trợ. Cũng như bạn không thể cài đặt plugin mà chỉ sử dụng các tính năng có sẵn của WordPress.

Bảng so sánh giữa WordPress.org và WordPress.com

WordPress.org WordPress.com
Bạn phải mua Hosting khoảng 3.49$/tháng (Khoảng 81.000/đồng) và tên miền 10$/năm (Khoảng 231.000 đồng). Về cơ bản WordPress.com là miễn phí nhưng có giới hạn về dung lượng là 3GB, tên miền là subdomain của .wordpress.com
Bạn có thể upload theme miễn phí, trả phí hoặc bạn có thể tự chỉnh sửa theme của website theo ý của mình. Bạn không thể upload và giới hạn theme có thể sử dụng trên WordPress.com mà phải trả thêm 30$/năm (Khoảng 693.000 đồng) để có thể chỉnh sửa code.
Bạn phải tự chịu trách nhiệm về cập nhật, tối ưu, chống spam, sao lưu hoặc bạn có thể thuê ai đó để làm việc này. Bạn không cần bận tâm gì về quá trình bảo dưỡng vì WordPress.com sẽ chịu trách nhiệm về mọi thứ cập nhật, sao lưu,…
Bạn có thể sử dụng mọi plugin, cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng hay thứ đặc biệt nào khác cho website của bạn. Bạn không thể upload hay sử dụng plugin và giới hạn một số tính năng cố định có sẵn trên WordPress.com.
Bạn có thể kiếm tiền từ website bằng cách đặt những thứ banner quảng cáo, affiliate link, và bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn không được phép đặt banner trên website của mình, đến khi đạt 25.000 lượt xem/tháng. Bạn cần nộp đơn xin phép.
So sánh WordPress.org và WordPress.com

Nên lựa chọn WordPress.org hay WordPress.com?

Nếu bạn là một blogger cá nhân không quan tâm đến việc kiếm tiền từ trang web của họ, bạn hãy chọn WordPress.com. Nếu bạn là một blogger đang cố gắng phát triển blog như một nghề nghiệp của bạn, thì bạn hãy sử dụng self host WordPress.org.

Thường thì mọi người sẽ nói, self host WordPress sẽ mất nhiều tiền. Đối với một trang web nhỏ, nó thực sự là rẻ. Bài viết này sẽ cho bạn biết số tiền bạn sẽ chi trả cho việc sử dụng self host

Nên lựa chọn WordPress.com hay WordPress.org
Nên lựa chọn WordPress.com hay WordPress.org

Cũng phải nói rằng bạn sử dụng WordPress.com, mua tên miền tùy chỉnh của họ (17$/năm), trả tiền cho các tùy chọn quảng cáo miễn phí ($ 29,97 mỗi năm), và có được nâng cấp thiết kế tùy chỉnh ($ 30 mỗi năm). tổng số đó là $ 76,97, và bạn vẫn không kiểm soát đầy đủ.

Đối với WordPress.org, bạn có thể sử dụng Bluehost (chính thức được khuyên dùng bởi WordPress) mà chi phí $ 3.95 mỗi tháng cho đến 47,4 $ mỗi năm, và nó bao gồm một tên miền miễn phí hoặc InmotionHosting – nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

Nếu bạn chọn công ty lưu trữ web khác, bạn sẽ phải trả một mức giá tương tự, nhưng bạn sẽ không có được một tên miền. Tuy nhiên, bạn có thể có được một tên miền với $ 10 từ Godaddy hay namecheap. tổng số tiền phải trả của bạn sẽ đến 57,4 $ mỗi năm. Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát tất cả mọi thứ.

Hướng dẫn cài đặt WordPress.org

Sau đây, Miko Tech xin chia sẻ tất tần tật về cách cài đặt WordPress cho máy tính của bạn. Bạn có thể tham khảo các bước sau hoặc xem video dưới đây:

Bước 1: 

Để tải phiên bản mới nhất của WordPress, bạn truy cập đường dẫn: https://wordpress.org/download/ và chọn vào mục Download như hình bên dưới để tải trực tiếp nó về máy tính. Sau đó, tiến hành giải nén bằng cách nhấp chuột phải vào file vừa tải và chọn Expert Here.

Tải file cài đặt WordPress về máy
Tải về file cài đặt WordPress

Bước 2:

Tải toàn bộ file WordPress đó lên thư mục public_html bằng File Manager hoặc bằng FTP client như FileZilla.

Bước 3:

Tạo MySQL database và user cho WordPress trong trang quản trị Hosting:

Tạo MySQL database và user cho WordPress
Tạo MySQL database và user cho WordPress

Bước 4:

Hoàn tất bằng wizard cài đặt WordPress 5 bước:

  1. Chọn ngôn ngữ và nhấn Continue.
  2. WordPress sẽ yêu cầu thông tin MySQL. Bạn đã có ở trên, nên hãy nhấn nút Let’s go!.
  3. Trên màn hình tiếp theo, hãy điền các thông tin bạn đã thu thập ở trên, tại Khu vực thành viên của Hostinger -> MySQL Databases. Nhấn Submit khi hoàn tất.
  4. WordPress sẽ kiểm tra kết nối tới MySQL database, nếu không có lỗi hiện ra thì bạn sẽ có thể nhấn nút Run the install.
  5. Tại bước này hãy điền thông tin của website chính và thông tin administrator và nhấn Install WordPress:
    • Site Title – Tiêu đề website.
    • Username – Administrator username.
    • Password – Administrator password.
    • Your Email – Administrator email address.
    • Search Engine Visibility – Nếu bạn chọn dấu này, WordPress sẽ ngăn chặn các trang tìm kiếm quét website của bạn.

Giờ bạn đã có thể đăng nhập vào trang quản lý WordPress trên trình duyệt. Thêm vào đó, bạn hãy tham khảo thêm để cài đặt cho WordPress những plugin cần thiết và hữu ích nhất để bắt đầu cho việc thiết kế website WordPress.

Trên đây là toàn bộ thông tin tất tần tật về WordPress mà Miko Tech chia sẻ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về WordPress là gì, cách phân biệt giữa WordPress.com và WordPress.org.



source https://mikotech.vn/wordpress-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...