Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao bạn cần biết

Hình ảnh mang đến một bài viết sống động và cũng góp phần vào SEO website của bạn. Số liệu thống kê cho thấy con số tìm kiếm hình ảnh chiếm 20%. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc tối ưu SEO hình ảnh cho bài viết của mình. Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao để website của bạn có cơ hội được người dùng biết tới nhiều hơn.

Việc tối ưu hình ảnh chuẩn SEO gồm: chuẩn bị, tối ưu hình ảnh để sử dụng trong bài viết; thêm hình ảnh, tối ưu hóa On-Page và áp dụng thêm kỹ thuật nâng cao để SEO hình ảnh.

SEO hình ảnh là gì?

SEO hình ảnh (Image SEO Optimization) là sử dụng các kỹ thuật để tối ưu SEO về nội dung, chất lượng, kích thước, và dung lượng hình ảnh… cũng như đưa các thông tin hình ảnh liên quan lên website. Hình ảnh SEO góp phần làm cho website thân thiện hơn với Googlebot và thu hút thiện cảm của người đọc với nội dung, hạn chế đi sự nhàm chán vì chỉ tiếp xúc với các con chữ.

Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO

Mục đích cốt lõi của việc tối ưu hình ảnh là:

  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Người dùng thấy hài lòng hơn khi thưởng thức nội dung bằng hình ảnh (cùng với những nội dung hữu ích khác) trên trang. Có thể nói, tối ưu trải nghiệm người dùng là mục tiêu quan trọng nhất.
  • Để Google nhìn thấy và hiểu nội dung của bạn hơn: điều đó giúp website sẽ có thứ hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP).
  • Để người dùng khi dùng Google Search Image (không tìm text), trang của bạn cũng có thứ hạng cao khi chỉ tìm kiếm bằng hình ảnh.

Chuẩn bị và tối ưu hình ảnh để sử dụng trong bài viết

Khi bạn đã tìm thấy hình ảnh phù hợp, việc cần làm trước tiên là tối ưu hóa tên file, định dạng, kích thước hình ảnh đó để sử dụng trên trang web của bạn. 

Chọn tên file ảnh phù hợp

SEO hình ảnh bắt đầu với tên file Ảnh. Bạn muốn Google biết nội dung của hình ảnh mà không cần nhìn vào nó, vậy hãy sử dụng cụm từ khóa chính của bạn trong tên tệp hình ảnh. 

Ví dụ: Nếu bạn đang viết một bài báo về Nhà hát lớn hà nội, thì tên tệp không nên là DSC4536.jpg. Tên tệp thích hợp sẽ là nha-hat-lon-ha-noi.jpg, đảm bảo chủ đề chính của bức ảnh (và bài viết của bạn) nằm ở đầu tên file Ảnh.

Chọn định dạng hình ảnh phù hợp

Đối với hình ảnh, không có lựa chọn định dạng nào đúng hay sai, chỉ có lựa chọn nào tối ưu cho loại ảnh mà bạn định sử dụng. Bởi vì mỗi loại có ưu điểm riêng, và kích thước file khác nhau phụ thuộc vào loại hình ảnh và cách bạn muốn sử dụng như thế nào. Cụ thể:

  • Sử dụng PNG nếu bạn muốn duy trì độ trong suốt của nền trong hình ảnh của mình.
  • Chọn JPEG cho ảnh hoặc hình minh họa lớn hơn sẽ cho bạn kết quả tốt về màu sắc và độ rõ nét với kích thước tệp tương đối nhỏ.
  • Sử dụng WebP thay vì JPEG và PNG sẽ tạo ra kết quả chất lượng cao với kích thước tệp nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Squoosh để chuyển đổi hình ảnh của mình thành WebP. Tuy nhiên, hiện chỉ có Chrome và Opera hỗ trợ loại ảnh này.
  • Sử dụng SVG cho biểu trưng và biểu tượng. Với sự trợ giúp của CSS hoặc JavaScript, bạn có thể quản lý hình ảnh ở định dạng SVG, chẳng hạn như thay đổi kích thước của chúng mà không làm giảm chất lượng.

Kích thước của hình ảnh SEO

Kích thước hình ảnh chuẩn SEO

Thời gian tải rất quan trọng đối với UX và SEO. Trang web càng nhanh, người dùng và công cụ tìm kiếm càng dễ dàng truy cập (và lập chỉ mục) trang. Hình ảnh có thể có tác động lớn đến thời gian tải, đặc biệt là khi bạn tải lên một hình ảnh lớn nhưng hiển thị nó thực sự nhỏ. 

Vì vậy, hãy thay đổi kích thước hình ảnh phù hợp với kích thước hiện thị thực tế trên các vùng của trang web.

Sửa kích thước ảnh bị hụt so với khung

Người dùng sẽ thấy ngay nếu ảnh bị hụt so với khung có sẵn. Dễ nhận ra hơn nếu nằm trong loạt ảnh cùng kích cỡ, ví dụ như ảnh đại diện của blog hay sản phẩm, mà có một vài ảnh bị “cọc cạch”.

Sửa tỉ lệ kích thước không hợp giữa ảnh và khung

Tỉ lệ về chiều dài và chiều rộng của file ảnh không khớp với tỉ lệ của khung ảnh thiết kế trên trang web. Khi đó, ảnh sẽ bị biến dạng: dãn ngang (bẹt), hoặc dãn dọc (móp).

Giảm kích thước tệp

Bước cuối cùng trước khi tải lên hình ảnh là giảm dung lượng của tệp – tệp càng nhẹ càng tốt. Việc giảm kích thước file ảnh sẽ giúp tăng tốc độ tải trang, nhờ đó cải thiện hiệu quả SEO về mặt kỹ thuật.

Để giảm dung lượng hình ảnh, hãy nén tệp hình ảnh. Bạn thực hiện loại bỏ tất cả các phần thừa không cần thiết khỏi tệp nhưng vẫn đảm bảo duy trì tối ưu hình ảnh chất lượng nhất. Một trong những cách phổ biến là dùng công cụ mà Google gợi ý là ImageOptim. Lưu ý khi dùng công cụ này thì sẽ tự động bỏ thông tin EXIF để giúp giảm kích thước file.

Thêm hình ảnh và tối ưu hóa On-Page

Hình ảnh của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, nhưng đừng chỉ ném nó vào bài viết của bạn ở bất cứ đâu. Như đã đề cập trước đó, việc thêm hình ảnh gần với nội dung văn bản có liên quan sẽ giúp ích rất nhiều.

Caption: Chú thích

Chú thích hình ảnh là văn bản đi kèm với hình ảnh trên trang, nằm phía dưới tấm ảnh để giải thích tóm tắt về nội dung bức ảnh đó. Tại sao chú thích lại quan trọng đối với SEO hình ảnh? Vì người dùng thường đọc Caption khi xem lướt nội dung bài viết. 

Vào năm 2012,  KissMetrics tuyên bố  rằng:

“Chú thích dưới hình ảnh được đọc nhiều hơn trung bình 300% so với bản thân nội dung, vì vậy, không sử dụng chúng hoặc sử dụng không đúng cách có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội thu hút một lượng lớn độc giả tiềm năng.”

Bạn có cần thêm chú thích cho mọi hình ảnh không? Không, vì đôi khi hình ảnh phục vụ các mục đích khác. Lưu ý rằng cần phải tránh tối ưu hóa quá mức. Bạn nên chỉ sử dụng chú thích nếu bạn thấy việc đó hữu ích cho người đọc, đừng làm chỉ để phục vụ SEO hình ảnh.

Nội dung thuộc tính Alt Text

Alt text (hoặc thẻ alt) là đoạn văn bản mô tả tóm tắt nội dung ảnh, đặt trong thẻ <img> với cú pháp alt=””. Thẻ Alt sẽ được hiển thị trên trang web trong trường hợp trình duyệt không tải được ảnh vì một lý do nào đó.

Bạn nên đảm bảo thêm văn bản Alt vào mọi hình ảnh đang sử dụng và văn bản Alt phải bao gồm cụm từ khóa SEO cho trang đó (nếu thích hợp). Quan trọng nhất là mô tả những gì trong hình ảnh để cả công cụ tìm kiếm và mọi người có thể hiểu được hình ảnh. Càng có nhiều thông tin liên quan xung quanh hình ảnh, các công cụ tìm kiếm càng coi hình ảnh này quan trọng.

Title của hình ảnh

Thuộc tính title=”” có tác dụng như dòng chỉ dẫn (tooltip) xuất hiện khi người dùng di chuột qua ảnh.

Thực tế thì thuộc tính này không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO, vì các công cụ tìm kiếm không đọc nó. Tuy vậy, dòng chỉ dẫn này khi xuất hiện hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, nên cũng gián tiếp đem lại lợi ích cho việc SEO website.

Thêm thêm dữ liệu có cấu trúc bao gồm hình ảnh

Việc thêm dữ liệu có cấu trúc (Structured Data) vào các trang của bạn có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiển thị hình ảnh của bạn dưới dạng kết quả nhiều định dạng. Mặc dù Google cho biết dữ liệu có cấu trúc không giúp bạn xếp hạng tốt hơn, nhưng nó giúp đạt được danh sách rõ ràng hơn trong Tìm kiếm hình ảnh. 

Sắp xếp nội dung xung quanh hình ảnh

Đây là kỹ thuật liên quan đến bố cục nội dung web. Khi bạn đưa 1 tấm ảnh lên web, bạn cần sắp xếp nội dung văn bản một cách hợp lý quanh hình ảnh. Trong đoạn văn phía trên và phía dưới ảnh, trong thẻ tiêu đề gần đó, hay thậm chí trong nhan đề của bài viết, càng có sự liên quan đến ảnh thì việc sử dụng ảnh đó càng hiệu quả.

Điều này cũng có nghĩa là bạn cần sử dụng ảnh đúng chỗ, minh họa phù hợp cho mạch văn đang diễn ra. Người dùng đọc văn bản, kết hợp xem ảnh cùng chủ đề, sẽ thu thập được thông tin sâu hơn. Đó chính là trải nghiệm tốt mà việc làm SEO hướng tới.

Áp dụng thêm kỹ thuật nâng cao để SEO hình ảnh

Sử dụng Open Graph và Twitter Card

Có thể xem việc sử dụng Open Graph và Twitter Card là cách tối ưu hóa hình ảnh trên website trở nên thân thiện với những nền tảng mạng xã hội.

Open Graph là một cách tối ưu hình ảnh chuẩn SEO

Facebook sử dụng Open Graph để tích hợp đoạn trích của các website lên mạng xã hội này. Cụ thể, khi bạn chia sẻ lên Facebook một URL của website, sẽ thấy xuất hiện bản xem trước gồm ảnh đại diện, tiêu đề và mô tả tóm tắt, như hình dưới:

Bạn có thể áp dụng tương tự với mạng Twitter.

Sitemap hình ảnh

Sitemap giúp nội dung của bạn được index nhanh chóng và giúp trở nên chuyên sâu hơn khi được tìm thấy. Nếu bạn có nhiều hình ảnh trên website, một Sitemap hình ảnh có thể đảm bảo nhiều hình ảnh hơn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm hình ảnh.

Bạn có thể sử dụng tiện ích mở rộng hình ảnh của Google cho Sitemap để cung cấp cho Google thêm thông tin về hình ảnh có sẵn trên các trang của bạn. Thông tin Sitemap hình ảnh giúp Google khám phá những hình ảnh mà bạn có thể không tìm thấy. Ngoài ra, Sitemap cho phép bạn chỉ ra những hình ảnh trên trang web của mình mà bạn muốn Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Bên cạnh việc đóng góp vào SEO và trải nghiệm người dùng, hình ảnh cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi. Vì vậy, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của SEO hình ảnh trên website của bạn!

Với chia sẻ về cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao trên đây, Miko Tech hy vọng bạn ứng dụng để đưa bài viết của mình tiếp cận được nhiều người đọc hơn.



source https://mikotech.vn/huong-dan-seo-hinh-anh/

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO trên website đầy đủ 2022

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao có những content rất chất lượng nhưng vẫn không được xếp hạng tốt. Nguyên nhân có thể do chưa được tối ưu trải nghiệm người dùng, không thân thiện với người đọc và công cụ tìm kiếm. Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn cách viết bài chuẩn SEO để Content của bạn tiếp cận được nhiều người nhất.

Cách viết bài chuẩn SEO được chia thành 2 phần với 5 bước:

Phần 1: Tạo ra Bài viết tốt nhất về chủ đề được viết, bao gồm các bước từ khâu ý tưởng về chủ đề, xác định các điểm độc đáo và hữu ích đến nghiên cứu về chủ đề. Các bước trong phần 1 gồm:

  • Bước 1: Nghiên cứu chủ đề/từ khóa cho bài viết
  • Bước 2: Tạo phác thảo cho bài viết

Phần 2: Tối ưu hóa Bài viết cho SEO – áp dụng những kỹ thuật tối ưu hóa tốt nhất được đề xuất phù hợp với nguyên tắc chất lượng của Google. Phần 2 gồm các bước:

  • Bước 3: Tối ưu bài viết chuẩn SEO
  • Bước 4: Checklist kiểm tra lại bài viết đã chuẩn SEO
  • Bước 5: Xuất bản và quảng bá bài viết

Tại sao cần viết bài chuẩn SEO

SEO giúp website có cơ hội xếp hạng cao trên trang tìm kiếm

SEO Content Optimization: Tối ưu Content với công cụ tìm kiếm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi các công cụ tìm kiếm quét trang web của bạn xác định mức độ liên quan giữa nội dung và cụm từ khóa. Nếu kết hợp Content và SEO hợp lý bằng các kỹ thuật tối ưu trang web thì trang của bạn sẽ có cơ hội được xếp ở vị trí cao trong trang đầu khi tìm kiếm.

Lợi ích của viết content chuẩn SEO là gì?

  • Xác định được từ khóa quan trọng của bài viết mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trên Google.
  • Bài viết được tối ưu hơn về ngữ nghĩa, chủ đề được khai thác sâu và rộng hơn, kết hợp với phân bổ từ khóa hợp lý làm Google dễ dàng hiểu nội dung, và có cơ hội xếp hạng cao hơn.
  • Cải thiện chất lượng và sự liên quan giữa nội dung và từ khóa, được đánh giá cao hơn về điểm chất lượng.
  • Nếu sử dụng quảng cáo Google Adwords thì sẽ tăng điểm chất lượng giúp giá thầu giảm và doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.
  • Rèn luyện kỹ năng viết tốt hơn mỗi ngày.
  • Tăng trưởng traffic cho website, đưa được nhiều khách hàng tiềm năng từ kênh tìm kiếm từ đó làm tăng doanh thu và hiệu quả bán hàng.
  • Content chuẩn SEO cũng có thể giúp bạn kiếm tiền từ Blog.

Các yếu tố đảm bào bài viết content chuẩn SEO

Trước khi bạn viết content chuẩn SEO, hãy lưu ý 2 điểm sau đây:

Trước tiên và quan trọng nhất, bạn hãy viết nội dung một cách tự nhiên viết cho người đọc, sau đó mới tối ưu cho Google. Bạn cần tạo ra Content chất lượng cung cấp giá trị hữu ích, giúp độc giả tìm được câu trả lời, hỗ trợ họ giải quyết được vấn đề.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được lạm dụng những kỹ thuật tối ưu SEO quá đà, spam từ khóa, đánh lừa Google để lên hạng. Nếu không việc tối ưu sẽ phản tác dụng.

Một bài content chuẩn SEO phải đảm bảo được các yếu tố sau đây:

  • Value: Bài viết mang thông tin có giá trị hữu ích, đáp ứng được mục đích của người đọc
  • Uniqueness: Đưa ra được điểm mới, góc độ độc đáo về chủ đề.
  • Catch-Title: Có tiêu đề hấp dẫn cho bài viết.
  • Sapo: Cung cấp Thông tin hữu ích ngay từ đầu bài viết làm cho người đọc muốn tiếp tục đọc hết bài viết.
  • Paragraph: Chia thành các đoạn ngắn không quá 4 dòng.
  • Headings: Sử dụng các tiêu đề phụ (sub-heading) để cấu trúc bài viết.
  • Sử dụng các từ khóa và cụm từ khóa chính ngay đoạn đầu tiên.
  • Mật độ từ khóa được đề nghị từ 0,5 – 1.5%, phân bố từ khóa một cách tự nhiên trong toàn bộ bài viết. 
  • Bao gồm từ khóa chính và cụm từ khóa quan trọng trong Tiêu đề (H1), và các tiêu đề con (H2, H3,…)
  • Làm nổi bật nội dung quan trọng có chứa từ khóa, cụm từ khóa bằng cách in đậm hoặc in nghiêng.
  • Viết đúng ngữ pháp và không có lỗi chính tả.
  • Trong câu cuối cùng cũng cần có từ khóa để nhấn mạnh từ khóa nhiều hơn.

Sau đây là Hướng dẫn chi tiết cách viết content chuẩn SEO.

Bước 1: Nghiên cứu Chủ đề/Từ khóa cho bài viết

1.1. Xác định ý tưởng Chủ đề cho bài viết (Ideas)

Bạn cần xác định chủ đề chính sau đó nghiên cứu chủ đề để khai thác và mở rộng phạm vi của chủ đề. Bước nghiên cứu sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để phát triển bài viết.

Nghiên cứu kỹ chủ đề (Topic) trước khi viết

Khi nghiên cứu về chủ đề, bạn đặt mình vào vị trí của độc giả – người đang muốn đào sâu về chủ đề, những vấn đề họ gặp phải, những câu hỏi họ đang tìm lời giải,… Bạn cần xem xét và cân nhắc để các vấn đề trên được bao gồm trong bài viết của bạn.

Lưu ý khi nghiên cứu về chủ đề:

  • Xác định các nguồn tin cậy, được xếp hạng cao để nghiên cứu.
  • Đọc tham khảo 3-5 bài đang đứng top trên Google Search về chủ đề bạn sẽ viết. Tham khảo những điểm hay mà chủ đề nên bao gồm và tạo ra một content tốt hơn những content đang xếp hạng.
  • Đọc thêm các bài viết từ nguồn nước ngoài cùng chủ đề (nếu cần thiết).
  • Phác thảo bài viết – xây dựng cấu trúc phân cấp với các sub heading bằng cách thu thập từ các nguồn cạnh tranh cùng chủ đề.
  • Chuẩn bị hình ảnh, video tương ứng với chủ đề và cho các mục con trong bài viết.

Xác định mục tiêu để viết content nhắm đúng mục tiêu theo từ khóa

Bạn phải biết được người dùng sẽ dùng từ khóa nào để tìm kiếm thông tin về chủ đề mình đang viết và những điều họ mong muốn nhận được. Sau đây là một số cách để bạn có thể xác định mục tiêu:

  • Hiểu rõ mục đích của đối tượng mục tiêu (Audience): Nội dung bài viết của bạn dành cho các nhóm người cụ thể, bạn cần hiểu rõ mục đích tìm kiếm (User Intent) của họ để tạo content phù hợp nhất. Khi đó bài viết của bạn mới thu hút, đáp ứng được yêu cầu của họ, đồng thời đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Nhắm mục tiêu theo cụm chủ đề: Nhắm mục tiêu theo Topic cluster cho phép bạn tiếp cận những điểm quan trọng của chủ đề ở phạm vị sâu và rộng hơn.
  • Hiểu rõ ý định tìm kiếm đằng sau Từ khóa được dùng tìm kiếm (Keyword Intent): Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp, liên quan đến chủ đề của bài viết, có số lượt tìm kiếm cao.

1.2. Nghiên cứu hiểu mục đích của người dùng về chủ đề bạn sẽ viết

Bạn cần hiểu rõ nhu cầu, mục đích của độc giả để tạo những content phù hợp đáp ứng được yêu cầu của độc giả. Giúp họ nhận được câu trả lời, nhận được giải pháp để giải quyết vấn đề của họ.

Bạn cần trả lời các câu hỏi sau để tìm được mục đích của người đọc khi tiếp cận vấn đề:

  • Người tìm kiếm này là ai, thách thức và mục tiêu lớn nhất của họ là gì?
  • Tại sao họ tìm kiếm điều này? Họ đang cố gắng trả lời những câu hỏi nào?
  • Những giá trị họ thực sự muốn nhận là gì?
  • Nếu chúng ta biết họ là ai và họ đang tìm kiếm điều gì, bạn sẽ cung cấp những thông tin gì?
  • Những gì được cung cấp trong bài viết của bạn sẽ khác với những gì họ sẽ tìm thấy ở những nơi khác như thế nào?

1.3. Nghiên cứu từ khóa để xác định keyword tiềm năng, mở rộng ý tưởng của chủ đề

Nghiên cứu và chọn từ khóa là bước quan trong trong SEO để phát triển ý tưởng viết nội dung cho chủ đề của bạn. Bạn có thể nghiên cứu các từ khóa tiềm năng bằng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, hoặc Ahrefs.

Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng trong SEO

Thông qua việc nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ lựa chọn từ khóa mục tiêu (Target Keyword) mà người dùng đang tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó xác định được từ khóa cho bài viết phù hợp nhất.

Mục địch cuối cùng của bước nghiên cứu và phân tích từ khóa là đưa ra danh sách cụm từ khóa tiềm năng về chủ đề bạn viết để sử dụng và phân bổ nó hợp lý vào trong bài viết. Vì vậy, sau khi xác định danh sách từ khóa phù hợp thì bạn cần xác định từ khóa chính và các cụm từ khóa phụ bổ trợ cho bài viết.

1.4. Nghiên cứu cạnh tranh từ các bài viết đang ở top đầu trên Google

Làm cách nào để bài viết của bạn vượt lên các đối thủ viết cùng chủ đề trong trang kết quả tìm kiếm Google? Để làm được điều này bạn cần tìm lời giải cho những vấn đề sau:

  • Bài viết của bạn có bao gồm những điểm quan trọng nhất của các bài viết được xếp hạng hàng đầu trên Google?
  • Content của bạn có bổ sung thêm giá trị, thông tin hữu ích, độc đáo mà nơi khác không có?
  • Bài viết của bạn có giúp độc giả tìm được câu trả lời, hay giúp họ giải quyết được vấn đề?
  • Bài viết của bạn có cho người dùng một trải nghiệm tuyệt vời trên mọi thiết bị?

Sau bước nghiên cứu và thu thập dữ liệu về chủ đề, bạn cần lựa chọn:

  • Những thông tin hữu ích từ các bài viết xếp hạng hàng đầu của đối thủ.
  • Thu thập headings các sub-heading trong các bài viết xếp hạng hàng đầu.
  • Thu thập các mẩu content có giá trị (cân nhắc để viết lại bản copy nguồn, sử dụng làm trích dẫn, gợi ý để phát triển ý tưởng viết của bạn).

Bước tiếp theo bạn cần tạo phác thảo cho bài viết.

Bước 2: Tạo bản phác thảo cho bài viết (cấu trúc content chuẩn SEO)

Một dàn ý chi tiết có thể giảm đáng kể thời gian viết của bạn. Bạn sẽ có thể duy trì sự nhất quán trong suốt quá trình viết bài. Lập luận cốt lõi của bạn sẽ còn nguyên vẹn và bạn sẽ không bị lạc giữa chừng khi đăng bài.

Tạo bản Outline cho bài viết với 8 bước đơn giản:

  1. Xác định điểm mấu chốt cho độc giả của bạn.
  2. Tạo dòng tiêu đề thông minh để thu hút sự chú ý.
  3. Brain Dump: Viết ra mọi câu hỏi bạn cần trả lời.
  4. Sắp xếp các chủ đề và phần chính của bản phác thảo.
  5. Đặt thêm câu hỏi.
  6. Chèn các thông tin có liên quan, dữ liệu và các nguồn bổ sung.
  7. Chỉnh sửa sơ lược lại dàn ý.
  8. Viết bài.

Sau đây là những mẹo để tạo phác thảo cho bài viết:

  • Viết ra tiêu đề và nêu câu hỏi hoặc ý tưởng trọng tâm mà bạn đang cố gắng trả lời hoặc giải thích.
  • Viết ra đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến và mục tiêu cuối cùng của bài đăng.
  • Tạo câu hỏi xoay quanh chủ đề trọng tâm để thu hút sự chú ý của khán giả mục tiêu.
  • Viết ra cách bạn sẽ dẫn dắt đến những luận điểm/lập luận/giải pháp của bạn.
  • Nêu luận điểm của bạn và chia nó thành các điểm phụ nhỏ hơn.
  • Xem qua từng điểm phụ, tìm hiểu xem bạn đã biết bao nhiêu về chúng và những gì còn lại để tìm hiểu.
  • Dựa vào đó, lập khung câu hỏi nghiên cứu và bắt đầu thực hiện nghiên cứu.
  • Sử dụng Workflow để lập dàn ý. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn quản lý các nghiên cứu và ý tưởng của mình.
  • Đặt mình vào vị trí của đối tượng mục tiêu để xem xét còn những câu hỏi nào chưa được trả lời ở bài viết hay không.
  • Bài viết có cung cấp đủ các ví dụ trực quan hoặc cách diễn đạt có giúp người đọc dễ hiểu và dê dàng thực hiện các giải pháp mà bài viết đề xuất không?
  • Bài viết có cung cấp đủ thông tin hoặc dữ liệu được trích dẫn để hỗ trợ bất kỳ mục nào không?
  • Bạn đã đánh đúng thứ tự các Heading chưa? Có bị thiếu sót hoặc chưa đúng vị trí hay không?
  • Các phần nội dung đã được phân bổ hợp lý chưa? Có nội dung không liên quan hay không hợp lý không?

Sử dụng mô hình Kim tự tháp ngược để tạo cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Mô hình Kim tự tháp ngược thu hút người đọc một cách nhanh chóng. Theo đó, mức độ quan trọng của nội dung giảm dần qua các phần:

Mức độ quan trọng của nội dung giảm dần
  • Phần đầu: Giới thiệu, dẫn dắt, nêu câu hỏi và khơi gợi chủ đề đủ sức hấp dẫn để người đọc quyết định đọc tiếp phần dưới của bài viết. Phần đầu mang thông tin quan trọng nhất, cần bám theo kỹ thuật 5W1H.
  • Phần thân: Trình bày chi tiết nội dung. Bạn cần viết nội dung quan trọng trước, sau đó diễn giải thêm ở các đoạn sau. Kỹ thuật viết phần thân bài bao gồm: tạo tranh luận, kể một câu chuyện, nêu vấn đề, đưa ra bằng chứng,… Nên sử dụng hình ảnh, video,… làm bài viết thêm sinh động và hỗ trợ truyền tải thông tin cho chủ đề.
  • Phần cuối: Tổng kết. Thông tin được cung cấp ít hơn, bổ sung thêm những bài viết liên quan và lời kêu gọi hành động cụ thể.

Những điểm quan trọng khi trình bày bài viết theo mô hình Kim tự tháp ngược:

  • Thứ tự các đề mục giảm dần theo mức độ quan trọng.
  • Đẩy các điểm quan trọng lên phía đầu bài viết.
  • Đẩy các điểm quan trọng nhất của các nhóm đoạn văn lên 1 Headline.
  • Đẩy điểm quan trọng nhất của đoạn lên câu đầu tiên của đoạn.
  • Giới hạn mỗi đoạn văn ở một điểm hoặc 1 ý chính.

Bước 3: Tối ưu hóa Content thân thiện SEO

Trong khi viết nội dung, bạn chú ý áp dụng một số tiêu chí SEO sau trong bài viết của mình:

  • Viết theo lối tự nhiên, không lặp lại một từ khóa quá 15 lần.
  • Từ khóa chính nên xuất hiện 1 lần ở phần đầu tiên của bài viết, 2 lần ở đoạn giữa và 1 lần ở cuối bài.
  • Từ khóa chính phải xuất hiện trong thẻ <TITLE> và Meta Description.
  • Thẻ Meta Description phải chứa từ khóa chính lẫn từ khóa phụ bổ nghĩa cho từ khóa chính nhưng vẫn thân thiện với các truy vấn tìm kiếm.
  • Tiêu đề bài viết luôn được nằm trong thẻ H1.
  • Các từ khóa chính nên xuất hiện trong các thẻ heading (H2, H3,…) và bôi đậm khi cần thiết, tránh in nghiêng và gạch chân. Lưu ý tránh bôi đậm 1 từ khóa nhiều lần.
  • Internal Linking nên dẫn tới các bài viết khác với anchor text thích hợp.

Để thực hiện được SEO Content hiệu quả, công cụ soạn thảo của bạn phải có đầy đủ các chức năng hỗ trợ biên soạn nội dung và đưa được các tiêu chí SEO vào bài viết.

Sau đây là 10 tiêu chí quan trọng nhất để bài viết của bạn được xem là bài viết chuẩn SEO:

#1. Đặt tiêu đề hấp dẫn – tăng tỉ lệ click (Title)

Một tiêu đề thu hút là điều quan trọng nhất khi tối ưu SEO cho bài viết. Bởi vì tiêu đề tác động tới quyết định click của độc giả có muốn đọc bài viết của bạn hay không.

Tiêu đề thu hút có thể bao gồm 1 trong các yếu tố:

  • Bắt đầu với 1 lời hứa hẹn, chỉ ra lợi ích người đọc sẽ có được khi đọc bài viết.
  • Chạm vào cảm xúc: Thêm động từ hoặc tính từ thú vị.
  • Kích thích gây tò mò, thu hút: Bắt đầu bằng câu hỏi.
  • Tác động tới suy nghĩ của người đọc: Nêu một ý kiến gây tranh cãi.
  • Cần thể hiện được điểm quan trọng nhất của nội dung.

Dưới đây là môt số ví dụ về Tiêu đề có sức thu hút sự chú ý của người đọc:

  • Tiêu đề có 1 lời hứa hẹn

Ví dụ: 3 lý do ít được biết vì sao blog của bạn không có ai truy cập (và đây là cách cải thiện)

  • Đưa con số vào bài viết

Ví dụ: 5 bí quyết đưa từ khóa lên top Google trong 10 ngày …

  • Thời gian và tiền bạc

Ví dụ: Giảm 5 cân trong 2 tuần chỉ với 500K

  • Câu hỏi 5W1H 

Ví dụ: Có phải bạn đang gặp vấn đề về …

  • Tips, bí mật

Bí quyết SEO lên top nhanh và bền vững

  • Khuyến mãi

Ví dụ: Nhân dịp Noel giảm giá 50% cho tất cả các sản phẩm

  • Câu chuyện bản thân

Ví dụ: Cách tôi đạt chứng chỉ Digital marketing của Google chỉ trong 2 tuần

  • Giới hạn độ tuổi

Ví dụ: Phim xxx chỉ dành cho 18+

#2. Tối ưu đoạn mở đầu bài viết (dùng cho cả thẻ Mô tả meta)

Một Lời dẫn hấp dẫn có tác dụng mời gọi người đọc, hứa hẹn thời gian của họ sẽ được sử dụng tốt và thể hiện khái quát nội dung của bài viết. 

Meta Description hấp dẫn có tác dụng mời gọi người đọc

Dưới đây là một số mẹo viết đoạn Meta description:

  • Bao gồm 1 Hook trả lời câu hỏi lý do để độc giả click vào bài viết.
  • Rõ ràng và ngắn gọn, trong 25-40 từ.
  • Tập trung vào điểm quan trọng nhất với kỹ thuật 5W1H.
  • Tóm tắt và cô đọng những dữ kiện quan trọng trong 10 từ.

#3. Tối ưu hóa cho hình ảnh trong bài viết

Hình ảnh phải có liên quan chặt chẽ với nội dung bài viết. Tên ảnh, thuộc tính ALT nên bao gồm từ khóa chính của bài viết mà người dùng sử dụng để tìm kiếm.

Tên ảnh: Trước khi tải ảnh lên website, hãy chắc chắn rằng bạn đã đổi tên URL thân thiện với Google. Tên hình ảnh nên bao gồm từ khóa chính, cách nhau bằng dấu gạch ngang (-) và viết không dấu.

Ví dụ: bài viết về xu hướng SEO 2022, từ khóa là xu hướng SEO 2022. Tên hình ảnh nên bao gồm từ khóa như sau: xu-huong-seo-2021.jpg.

Thẻ Alt của ảnh: Công cụ tìm kiếm sẽ đọc nội dung ảnh dựa trên thẻ Alt, mô tả thông tin sát với hình ảnh và có chứa từ khóa.

Ví dụ: <img src=” xu-huong-seo-2022.jpg ” alt=”xu huong seo 2022″ />

Kích thước (size) của ảnh: Tùy vào nội dung và lĩnh vực của bài viết mà bạn nên để kích thước ảnh tương ứng. Kích thước trung bình của ảnh thường <100 Kb.

Caption của ảnh: Đây là nội dung ghi chú cho bức ảnh được viết ngay sát phía dưới bức ảnh. Chú thích của ảnh được thể hiện bằng tiếng việt có dấu, cách nhau bằng dấu cách và được in nghiêng.

#4. Sử dụng các Heading để cải thiện cấu trúc nội dung bài viết

Heading giúp người đọc biết được nội dung của các đoạn văn nằm trong mục heading đó. Một cách hữu ích để tối ưu thẻ tiêu đề là so sánh chúng với mục lục của một cuốn sách:

  • H1 giới thiệu chủ đề mà bài viết của bạn hướng đến, giống như tên sách cho người đọc biết tất cả nội dung của một cuốn sách.
  • H2 tương tự như các chương sách, mô tả các chủ đề chính mà bạn sẽ đề cập trong các phần của bài viết.
  • Các tiêu đề từ H3 đến H6 là tiêu đề phụ bổ sung trong mỗi phần, giống như một chương sách có thể được chia thành nhiều chủ đề phụ.

#5. Phân bổ từ khóa hợp lý trong Bài viết

Một số mẹo để phân bổ từ khóa trong bài viết:

  • Chọn 1 từ khóa chính (từ khóa mục tiêu).
  • Chọn khoảng 3-5 từ khóa phụ bổ trợ từ khóa chính.
  • Từ khóa chính xuất hiện trong các tags: Title, Description, H1, trong nội dung khoảng 5 lần ngay phần giới thiệu đầu bài viết, phần giữa, và phần Tổng kết bài viết.
  • Các từ khóa phụ xuất hiện trong các thẻ H2, H3, bôi đậm in nghiêng.

Ví dụ về phân bổ các từ khóa chính và từ khóa phụ trong ảnh dưới đây:

Keyword chính: Chocolate Dunuts  

Tối ưu phân bổ từ khóa chính và các cụm từ khóa bổ trợ, từ đồng nghĩa trong bài viết

#6. Dẫn Liên kết nội bộ tới những bài viết liên quan

Liên kết nội bộ (Internal Link) dùng để liên kết từ trang này sang trang kia trong cùng một website. Hoặc liên kết từ một bài viết này sang bài viết khác nhưng vẫn phải ở trong cùng một domain.

Khi liên kết nội bộ được sử dụng hợp lí sẽ hình thành một cấu trúc liên kết trong website, có thể dễ dàng chuyển hướng từ trang này sang sang khác. Điều này giúp tăng thời gian On Site trên website, đây cũng là một yếu tố để đánh giá xếp hạng trên Google.

Tuy nhiên bạn nên sử dụng liên kết nội bộ một cách hợp lý, tránh chồng chéo nhiều liên kết dẫn đến phản cảm cũng như gây khó chịu cho người dùng.  

#7. Dẫn liên kết ra ngoài tới những trang uy tín tạo niềm tin với Google

Việc sử dụng liên kết Outbound link một cách khéo léo giúp tăng độ tin tưởng với các Search Engine cho bài viết. Ngoài ra, việc sử dụng Outbound link làm cho người đọc có nhiều thônng tin trải nghiệm hơn, giúp bài viết có được thứ hạng cao trong Search Engine.

Outbound link không làm triệt tiêu đi những tác động tích cực mà Inbound link đem lại cho website. Tuy nhiên nên sử dụng link ra ngoài một cách hợp lý, không quá nhiều và không quên sử dụng rel=”nofollow” trong thẻ <a>.

#8. Làm nổi bật những thông tin quan trọng khi đọc lướt

Người đọc luôn muốn thấy ngay những thông tin quan trọng nhất một cách rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn khi lướt bài viết của bạn. Họ sẽ bỏ đi nếu gặp những văn bản không được trình bày “Clean & Clear”.

Do vậy bạn cần làm nổi bật những vùng thông tin quan trọng của bài viết với các mẹo sau đây:

  • Sử dụng các Sub-Heading để cấu trúc bài viết.
  • Giữ các đoạn văn ngắn 3-4 dòng, không quá 5 dòng.
  • Sử dụng chú thích hình ảnh có chứa từ khóa (keyword).
  • Làm nổi bật bằng cách bôi đậm những đoạn văn bản quan trọng là câu trả lời cho vấn đề của bài viết mà độc giả cần tìm.
  • Sử dụng liên kết có chứa cụm từ khóa chính xác hoặc khớp 1 phần (của trang được liên kết) trong anchor text. 
  • Sử dụng danh sách Bullets.
  • Sử dụng danh sách đánh số thứ tự.
  • Sử dụng Call To Action cuối bài.

#9. Sử dụng video tăng thời gian On-site, giảm bounce-rate

Sử dụng video giúp tăng thời gian on-site

Nếu 100 người quan tâm tới nội dung của bạn được thể hiện bằng văn bản và video thì tỷ lệ đọc và xem là 20% vs 80%, đó là lý do bạn nên cân nhắc thể hiện nội dung của mình qua video.

#10. Sử dụng comment tăng tính tương tác

Đối với Seoer: Comment là yếu tố giúp bài viết tăng lượt truy cập từ người dùng và giúp website được cộng thêm điểm đánh giá từ bộ máy tìm kiếm Google.

Đối với doanh nghiệp: 1 chiến lược marketting thành công sẽ tạo được một lượng comment tương tác khá lớn. Dù comment đó là lời khen ngợi, sự hài lòng hay lời chê bai, không hài lòng thì nó đều có tác dụng nhất định tới hướng đi tiếp theo của doanh nghiệp. 

  • Những comment hài lòng, khen ngợi về sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ làm tăng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong mắt nhiều người khác. Mọi hoạt động phát triển website của doanh nghiệp cũng được tiếp thêm động lực.
  • Những comment không hài lòng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được những điều yếu kém từ sản phẩm, dịch vụ để có hướng khắc phục và cải thiện tốt hơn trong thời gian tới. 

Bước 4: Checklist kiểm tra chuẩn SEO cho Content

Mục đích của Content Checklist là giúp bạn thực hiện từng bước một để không bỏ sót mục nào đồng thời tiết kiệm nhiều thời gian, nâng cao hiệu quả của bạn.

Dưới đây là những điểm quan trọng khi kiểm tra với checklist:

Đảm bảo Ngữ pháp và Chính tả chính xác

SEO Tags: Kiểm tra các thẻ SEO quan trọng

  1. Tiêu đề (H1, Title) bao gồm Từ khóa chính ngay khi bắt đầu thẻ.
  2. Tiêu đề ngắn gọn, súc tích <65 ký tự.
  3. Tiêu đề đã hấp dẫn, thu hút.
  4. H1 chứa cụm khóa chính và nội dung truyền tải nhất quán với Title.
  5. Thẻ Mô tả Meta bao gồm từ khóa và điểm quan trọng nhất của bài viết.
  6. Độ dài Mô tả Meta: 100-300 ký tự.
  7. Mô tả meta đã được viết hấp dẫn như một lời quảng cáo.
  8. URL đã được làm ngắn gọn (3-8 từ) và bao gồm từ khóa chính.

Content Body: Kiểm tra các yếu tố trong Nội dung bài viết

  1. Đã bao gồm lời hứa hẹn trong Tiêu đề, H1.
  2. Thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ câu đầu tiên.
  3. Có áp dụng một phương pháp viết: Kim tự tháp ngược, APP hay AIDA.
  4. Content nằm trong một Cụm chủ đề thẩm quyền.
  5. Đã nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi viết.
  6. Đã nghiên cứu các Content cạnh tranh đang xếp hạng hàng đầu.
  7. Nội dung hấp dẫn, độc đáo làm hài lòng độc giả.
  8. Nội dung thực sự hữu ích, có giá trị với đối tượng mục tiêu.
  9. Content đáp ứng được ý định người dùng.
  10. Nội dung có bị trùng lặp cả trong và ngoài trang web?
  11. Sử dụng từ khóa LSI (liên quan về ngữ nghĩa) trong thân bài.
  12. Sử dụng cụm từ đồng nghĩa với từ khóa khóa chính trong bài.
  13. Đoạn đầu tiên có chứa từ khóa chính.
  14. Độ dài nội dung trong khoảng 1.000-5.000 từ.
  15. Độ sâu nôi dung: thực sự chuyên sâu, hữu ích và có giá trị.
  16. Sử dụng giọng văn tích cực.
  17. Nội dụng được viết độc đáo.
  18. Hợp lý về thứ tự trình bày Heading 2.
  19. Nội dung không lỗi về ngữ pháp.
  20. Nội dung khônglỗi về chính tả.

Vị trí và mật độ Từ khóa: 

Keyword đã được bao gồm trong:

  • Title: sử dụng từ khóa 1 lần gần nhất bên phía bắt đầu.
  • Description: sử dụng từ khóa 1-2 lần.
  • URL: từ khóa xuất hiện 1 lần.
  • Trong đoạn đầu tiên của content.
  • Trong mô tả ATL, tên, chú thích của ảnh.
  • 3-5 cụm Từ khóa LSI (liên quan) trong H2, H3.
  • 3-5 cụm từ đồng nghĩa trong Body, Interna links.
  • Trong đoạn cuối cùng.
  • Tỷ lệ từ khóa 0,5-1,5%.
  • Số lần sử dụng từ khóa < 15 lần.

Links: Sử dụng liên kết trong bài viết

  • Ngữ cảnh liên kết hợp lý.
  • Sử dụng Anchor text: chính xác, khớp một phần.
  • External: Có liên kết ra ngoài trang tới nguồn liên quan tin cậy (Authority).
  • Internal: Có liên kết đến bài Pillar của cụm chủ đề, đến các bài liên quan.
  • Có sử dụng lời kêu gọi hành động để tăng tỷ lệ click (CTA).

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các công cụ Seo Quake, Mozbar để kiểm tra xem việc thực hiện SEO với content của bạn đã chuẩn chưa.

Bước 5: Xuất bản & Quảng bá bài viết

Khi Content đã qua bước kiểm duyệt, check lỗi ngữ pháp, tối ưu với SEO và đảm bảo checklist đủ các yếu tố SEO quan trọng thì bạn có thể xuất bản bài viết.

Để bài viết của bạn tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu, bạn nên chia sẻ lên các trang mạng xã hội liên quan như Facebook, Twitter,… Những phương pháp khác hỗ trợ việc lan truyền (Viral) Content đa kênh như Social media, Email marketing, Blog,…

Viral Content hỗ trợ từ khóa xếp hạng tăng nhanh

Một Viral Content sẽ hỗ trợ từ khóa xếp hạng tăng lên nhanh hơn và có được nhiều lượng truy cập đến site của bạn. Vì vậy, bạn nên tham khảo những ý tưởng tạo Viral Content sau:

  • Tạo nội dung mang tính thời sự nóng hot.
  • Tạo nội dung có quan điểm cá nhân gây tranh cãi.
  • Tin sốc, độc lạ.
  • Tạo nội dung trực quan bằng: images, animation, video, memes, infographics, GIFs và maps.
  • Tính năng tương tác nội dung.
  • Tạo phản hồi.
  • Hướng dẫn độc giả thực hiện một phong trào mà đang được quan tâm.

Thống kê, theo dõi phản hồi, điều chỉnh cải tiến

Sau khi đăng bài một thời gian sẽ là lúc bạn cần phải đánh giá kết quả SEO bạn đạt được. Công việc bạn cần làm đó chính là: Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch SEO để xem bạn đã đi được đến đích hay chưa, chiến dịch SEO của bạn đã đúng hướng hay không.

Check Ranking: Kiểm tra thứ hạng từ khóa

Cách đơn giản nhất để kiểm tra trang web của bạn hạng bao nhiêu, đó là gõ từ khóa và xem trang web của bạn có hiện lên top Google hay không.

Check Traffic: Sử dụng Google Analytics để theo dõi số lượng truy cập

Google Analytics là một công cụ hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp. Google Analytics sẽ giúp cho website của bạn thống kê được lượng truy cập và nắm được kiểu lưu lượng truy cập thông thường của trang web.

Check Issues bugs: Thường xuyên Sử dụng Google Webmaster Tools để xem các lỗi của site

Nếu có vấn đề trong chiến dịch thực hiện SEO bạn cần có kế hoạch để tối ưu cải tiến cho vòng đời tiếp theo. 

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật Viết bài chuẩn SEO để hướng tới thân thiện cả với người dùng và công cụ tìm kiếm. Miko Tech tin chắc rằng khi bạn áp dụng những kỹ thuật này vào tối ưu nội dung bài viết của bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn.



source https://mikotech.vn/cach-viet-bai-chuan-seo-tren-website/

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

200+ Yếu tố xếp hạng Google – Phiên bản cập nhật đầy đủ 2022

Có thể bạn chưa biết Google thường giấu kín các yếu tố xếp hạng hay các thuật toán tìm kiếm. Nhưng Backlinko đã tìm ra được hơn 200 tiêu chí đánh giá của Google để bạn tham khảo và áp dụng. Miko Tech sẻ chia sẻ đến bạn các yếu tố xếp hạng chính của Google khi xem xét đánh giá thứ hạng website.

Các yếu tố xếp hạng Google bao gồm: tên miền, Tối ưu On-Page, site level, backlink, người dùng tương tác, quy tắc thuật toán, tín hiệu truyền thông, tín hiệu thương hiệu, webspam và Off-Page Web Spamming.

Các yếu tố tên miền

1. Tuổi đời tên miền

Matt Cutts khẳng định rằng tuổi miền thuật toán của Google là một yếu tố không đáng kể. Nội dung tốt quan trọng hơn so với độ tuổi tên miền tồn tại trong thời gian dài.

Nhưng thực ra, độ tuổi tên miền lại đóng một vai trò quan trọng cho vị trí thứ hạng của website trên trang tìm kiếm Google. Google sẽ đánh giá tên miền tồn tại được bao lâu để xếp hạng kết quả tìm kiếm.

2. Sử dụng từ khóa trong tên miền

Dùng từ khoá trong tên miền đã không còn quan trọng như trước đây. Nhưng trong một vài thuật toán của Google, từ khóa trong tên miền là một trong những yếu tố xác định mức độ liên quan của nội dung bài viết với website.

3. Sử dụng các từ khóa đầu tiên của tên miền

Dùng các từ khóa đầu tiên của tên miền là một trong những kỹ thuật hiệu quả và có thể tăng thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Bạn cũng cần lưu ý sử dụng một cách khéo léo vì AI Google đã thông minh hơn nhiều.

4. Đăng ký Tên miền thời hạn dài

Các Domain có giá trị và hợp pháp thường được thanh toán trong thời gian dài. Các Domain không hợp pháp sẽ sử dụng trong thời gian ngắn hơn khoảng 1 năm hoặc ít hơn. Google sẽ dựa vào việc đăng ký tên miền lâu dài để đánh giá sự tin cậy của domain.

Link: https://moz.com/learn/seo/domain

5. Từ khóa trong Sub-domain

Một trong những yếu tố xếp hạng từ khóa quan trọng là bao gồm từ khóa trong tên miền phụ. Bảng điều khiển 2011 của Moz cũng đồng ý rằng thực tế từ khóa trong tên miền phụ thực sự có thể giúp tăng thứ hạng. Lưu ý, các sub-domain có thể làm giảm thứ hạng của domain nên SEO không đúng cách.

6. Tầm quan trọng của lịch sử miền

Google sử dụng một thuật toán rất thông minh quyết định website là “tốt” hay “xấu”. Một domain có quyền sở hữu thay đổi do: hết hạn và mua lại, thay đổi bên thuê tên miền, Google index lại trang web, từ chối backlink trỏ đến từ các tên miền khác hoặc domain rơi vào danh sách backlist spam của Google.

7. EMD (Exact Match Domain)

EMDS vẫn tạo ra sự khác biệt và là một trong những yếu tố quyết định xếp hạng của Google SEO. Nhưng nếu nội dung website kém chất lượng thì EMD sẽ khó để theo kịp với các website có nội dung tuyệt vời.

8. Whois công khai và bí mật

Thông tin đăng ký trên whois chi tiết, rõ ràng và đầy đủ, công khai với người dùng là một yếu tố thể hiện sự minh bạch. Ngược lại, nếu một domain che dấu thông tin người đăng ký là biểu hiện cho sự đen tối và không trong sáng.

9. Hình phạt người sở hữu Whois

Nếu Google xác định một người cụ thể là một spammer, cố gắng thực hiện những kỹ thuật không cho phép. Google sẽ xem xét kỹ lưỡng các trang web khác thuộc sở hữu của người đó.

10. Có mã quốc gia TLD

Mã quốc gia Top Level Domain như: .cn, .pt, .ca,… sẽ giúp các trang web được xếp hạng cao trong một quốc gia cụ thể. Nhưng đối với khu vực quốc tế, domain sẽ hạn chế khả năng được xếp hạng trên toàn cầu, không bằng các tên miền như: .com, .net, .org,…

Các yếu tố Tối ưu On-Page

11. Từ khóa trong Tiêu đề

Dùng các từ khóa trong tiêu đề là một động thái thông minh, nếu bạn đang muốn tăng thứ hạng SEO. Từ khóa trong tiêu đề có thể là một tín hiệu mạnh mẽ SEO Onpage trang web để tăng thứ hạng trang.

12. Tiêu đề Bắt đầu với Từ khóa

Theo số liệu Moz và Backlinko, thẻ tiêu đề có các từ khóa ở đầu tốt hơn nhiều so với khi các từ khóa được sử dụng ở phần cuối của thẻ tiêu đề.

13. Từ khóa trong Mô tả

Sử dụng từ khóa trong mô tả là khá phù hợp và tạo sự khác biệt, mặc dù để từ khóa trong phần mô tả không phải là vô cùng quan trọng.

14. Từ khóa trong thẻ H1

Thẻ H1 là “thẻ tiêu đề thứ hai” của Google. Cùng với thẻ tiêu đề, Google sử dụng thẻ H1 làm tín hiệu phù hợp thứ cấp, theo kết quả từ một nghiên cứu:

Nghiên cứu từ khóa trong H1

15. Từ khóa được sử dụng trong nội dung

Một từ khóa xuất hiện nhiều sẽ là một tín hiệu tốt. Sử dụng từ khóa trong nội dung thường xuyên có thể tăng lên bảng xếp hạng SEO. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dùng quá nhiều từ khóa trong nội dung, sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng xếp hạng trên trang tìm kiếm.

16. Chiều dài của nội dung

Nội dung nhiều từ có thể bao phủ phạm vi rộng và khả năng thích hợp trong thuật toán hơn so với những người thân ngắn hơn. SERPIQ thấy rằng chiều dài nội dung tương quan với vị trí SERP.

17. Mật độ từ khoá

Từ khoá mật độ là một yếu tố mà Google sử dụng để xác định chủ đề của một trang web. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều từ khóa có thể có tác động tiêu cực về SEO xếp hạng của website.

18. LSI Từ khóa trong Nội dung

LSI (Latent Semantic Indexing – Chỉ mục ngữ nghĩa ẩn). Từ khóa LSI giúp công cụ tìm kiếm trích xuất ý nghĩa từ các từ với nhiều hơn một nghĩa. Cho phép người viết đưa ra nội dung chất lượng. LSI từ khóa giúp website hiểu được chủ đề tốt hơn.

19. LSI Từ khóa trong Title và Meta Description

Sử dụng từ khóa trong mô tả meta và tiêu đề giúp Google phân biệt giữa các từ đồng nghĩa và làm gia tăng thứ hạng SEO.

20. Nội dung trùng lặp

Nói không với nội dung trùng lặp hay nội dung chỉ được thay đổi đôi chút. Vì nội dung trùng lập có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tìm kiếm.

21. Tốc độ tải trang qua HTML

Trang mã và kích thước tập tin ảnh hưởng đến tốc độ của các trang tải. Các công cụ tìm kiếm Bing hoặc Google đều sử dụng tốc độ tải trang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng.

Dựa trên mã HTML, các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu để ước tính mức độ tải trang khá chính xác. Một trang mất nhiều thời gian hơn để tải sẽ trở nên không được ưa thích bởi Google.

22. Tải trang thông qua Chrome

Google sử dụng dữ liệu người dùng Chrome để xử lý tốt hơn thời gian tải trang. Dữ liệu người dùng Chorm có thể đo được 1 trang web nhanh hay chậm và có phù hợp với người dùng.

23. Canonical = Rel

Sử dụng thẻ Rel để ngăn chặn Google xem xét các trang web có nội dung tương tự và trùng lặp. Khi dùng đúng cách, thẻ có thể ngăn Google xử phạt website vì các nội dung trùng lập.

24. Tối ưu hóa hình ảnh

Tối ưu hóa hình ảnh với tên tập tin, văn bản ALT, tiêu đề, mô tả và chú thích là rất quan trọng để xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

25. Cập nhật nội dung

Nội dung được cập nhật là rất quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm có thời gian nhạy cảm. Google cho thấy ngày cập nhật cuối cùng của trang, nội dung mới được đánh giá cao hơn bởi các công cụ tìm kiếm.

26. Tầm quan trọng của cập nhật nội dung 

Thêm bản cập nhật mới và loại bỏ các phần không đáng kể quan trọng hơn là chuyển đổi một vài từ, sửa lỗi chính tả. Tầm quan trọng của chỉnh sửa và thay đổi đóng vai trò là yếu tố mới mẻ.

27. Lịch sử cập nhật và cập nhật trang 

Thêm nội dung mới cho trang là thêm sự tươi mới cho trang web. Bạn hãy chắc chắn rằng các bản cập nhật thường xuyên đủ. Lịch sử cập nhật và cập nhật trang là một kỹ thuật được sử dụng để tăng thứ hạng.

28. Từ khóa nổi bật

Làm cho các từ khóa nổi bật bằng cách đặt từ khóa trong 100 từ đầu tiên của nội dung.

29. Từ khóa trong H2 và H3 

Làm cho từ khóa xuất hiện trong các phân nhóm ở định dạng H2 hoặc H3. Từ khóa trong H2 và H3 là một yếu tố có liên quan đối với thứ hạng SEO.

30. Thứ tự Từ khóa

Nghiên cứu từ khóa thực sự quan trọng, giữ các cụm từ khóa theo thứ tự trong nội dung làm cho website xếp hạng tốt hơn.

31. Chất lượng liên kết Outbound

Một số chuyên gia SEO tin rằng việc liên kết đến các trang web có thẩm quyền giúp gửi tín hiệu tin tưởng vào Google, do đó cải thiện thứ hạng.

32. Liên kết ra ngoài – Outbound Link Theme

Theo thuật toán Hillop, Google có thể sử dụng nội dung của các trang được liên kết đến như một tín hiệu liên quan. Nếu bạn có một trang liên quan đến xe ô tô liên kết đến các trang phim, thì đây có thể cho Google thấy rằng trang của bạn đề cập về phim xe ô tô, không phải là ô tô.

33. Ngữ pháp và Kiểm tra chính tả 

Đúng ngữ pháp và đúng chính tả là một thước đo chất lượng. Nhưng Matt Cutts không bao giờ nói rõ ràng việc đúng ngữ pháp và chính tả có quan trọng đối với Google xếp hạng hay không.

34. Nội dung phù hợp

Nội dung ban đầu là rất quan trọng. Spinning của nội dung hoặc nội dung sao chép sẽ không có được thứ hạng tốt và Google có thể phạt các blog hoặc website cho nội dung chất lượng thấp.

35. Nội dung bổ sung trợ giúp 

Theo tài liệu Nguyên tắc Người xếp hạng của Google, nội dung bổ sung hữu ích cho thấy chất lượng của một trang và thứ hạng của website trong Google. Các nội dung bổ sung là chuyển đổi tiền tệ, tính lãi suất cho vay,…

36. Đa phương tiện với nội dung

Hình ảnh, video và các hình thức đa phương tiện phong phú tạo thêm chất lượng của nội dung trên website.

37. Số Liên kết Outbound

Quá nhiều các liên kết ngoài dofollow có thể đi rò rỉ Pagerank và ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng của website.

38. Số Liên kết nội bộ trên một trang

Số lượng các liên kết nội bộ của một trang cho thấy sự liên quan và tầm quan trọng đến các trang khác trong cùng 1 website.

39. Chất lượng Liên kết nội bộ trỏ tới trang

Trỏ liên kết nội bộ từ các trang có thẩm quyền trên tên miền có tác dụng mạnh hơn và tác động hơn trở liên kết từ các trang không có hoặc PageRank thấp.

40. Liên kết bị hỏng – Broken link

Liên kết bị hỏng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng SEO. Nếu các Nhện Google thăm trang web và đi qua rất nhiều “điểm chết” hoặc “liên kết bị hỏng”, có thể tạo ra vấn đề.

Nếu các Nhện Google tìm thấy quá nhiều lỗi “404”, sẽ làm giảm giá trị của các trang web. Các trang web hỏng được gọi là một “trang web bị bỏ quên và bị bỏ rơi”. Liên kết bị hỏng được Google sử dụng tài liệu Hướng dẫn Rater để đánh giá chất lượng của các trang web.

41. Dễ đọc

Bạn hãy chắc chắn rằng nội dung thân thiện người dùng, các bố cục trình bày rõ ràng.

42. Trao đổi Liên kết – Affilate links

“Affilate links” không ảnh hưởng đến thứ hạng SEO trực tiếp. Khi có các liên kết có liên quan dư thừa, thuật toán của Google chú ý vào tín hiệu chất lượng khác trên trang web, để đảm bảo rằng website của bạn không phải là một “trang web liên kết mỏng”.

43. Lỗi HTML/W3C Validation

Sloppy mã hóa và HTML lỗi là dấu hiệu của trang web kém chất lượng. Nhiều chuyên gia SEO có ý kiến cho rằng Lỗi HTML/W3C Validation là một dấu hiệu chính của một web yếu.

44. Uy tín máy chủ đặt tên miền hosting- Domain Authority

Một trang của một tên miền có thẩm quyền sẽ xếp hạng nhiều trên các kết quả tìm kiếm hơn là một trang có tên miền với quyền thấp hơn.

45. Page Rank của trang

Trước đó, các trang PageRank cao hơn, xếp hạng tốt hơn so với những web Page Rank thấp. Google hiện nay đã ngừng cập nhật Page Rank, vì vậy không nắm giữ nhiều ý nghĩa.

46. Độ dài URL

URL dài ảnh hưởng xấu đến khả năng hiển thị tìm kiếm. Trên thực tế, một số nghiên cứu chuyên môn đã cho thấy các URL ngắn có lợi thế hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

47. Đường dẫn URL

Các trang có thể được tăng giá trị thẩm quyền so với cấu trúc của những trang website khác khi nằm gần vị trí trang chủ nhất có thể.

48. Người biên tập – Human Editors

Mặc dù chưa bao giờ khẳng định nhưng bằng sáng chế của Google cho phép con người tác động vào SERPs.

49. Trang Category

Việc xuất hiện của các trang Category có thể là một tín hiệu thích hợp. Một trang là một phần có liên quan chặt chẽ tăng cường sự phù hợp so với trang không có sự liên quan hoặc ít liên quan.

50. Các thẻ WordPress

Các thẻ WordPress là tín hiệu liên quan. Theo Yoast.com: “Cách duy nhất để cải thiện SEO là cách liên kết đến một phần nội dung khác, cụ thể hơn là nhóm các bài viết lại với nhau.”

51. Sử dụng từ khoá trong URL

Sử dụng các từ khóa trong URL là hữu ích và là một trong những tín hiệu liên quan quan trọng nhất.

52. Strings URL

Các danh mục trong chuỗi URL được Google đọc và có thể cung cấp những tín hiệu theo chủ đề cho nội dung của trang web.

53. Nguồn tham khảo và dẫn Liên kết Nguồn

Nội dung chất lượng được đánh giá bởi các liên kết mã nguồn và tài liệu tham khảo được đặt ở cuối bài viết. Google luôn đề cao những người có ý thức ghi các nguồn trang mà bạn tham khảo. Tuy nhiên, Google từ chối sử dụng các liên kết bên ngoài để giúp đỡ trong SEO xếp hạng.

54. Thể hiện nội dung đánh số thứ tự hoặc bullet

Các biểu tượng chấm và đánh số làm cho nội dung dễ dàng hơn để đọc, không bị nhàm chán. Google có thể đồng ý và thích nội dung được đánh số hoặc bullet

55. Ưu tiên trang trong sitemap

Ưu tiên của một trang được đưa ra thông qua file sitemap.xml ảnh hưởng đến thứ hạng ở một mức độ nhất định.

56. Quá nhiều Liên kết Outbound (liên kết ra ngoài)

Quá nhiều liên kết ra bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng đọc. Các tài liệu Người đánh giá chất lượng của Google cho biết “Một số trang có quá nhiều liên kết, làm lu mờ trang và mất tập trung từ các nội dung chính.”

57. Tuổi của trang

Nội dung mới chắc chắn được ưa chuộng bởi Google. Nhưng một trang cũ với bản cập nhật mới một cách thường xuyên vẫn được Google quan tâm.

58. Số lượng Page Rank của các từ khóa khác 

Nếu trang xếp hạng cao đối với một số từ khóa cạnh tranh thay thế, sau đó Google nhận được một tín hiệu chất lượng làm website tăng trong bảng xếp hạng SEO.

59. Giao diện thân thiện với người dùng

Các nội dung chính có thể nhìn thấy ngay lập tức nếu bố trí trang thân thiện người dùng và điều hướng. Giao diện thân thiện giúp người dùng ở lại trên trang web trong một thời gian dài, do đó nâng cao thứ hạng của trang web.

60. Trỏ hướng tên miền

Một bản cập nhật của Google trong tháng 12 năm 2011 làm giảm khả năng tìm kiếm các tên miền chưa qua sử dụng.

61. Nội dung hữu ích

Google là rất sắc nét và có thể phân biệt dễ dàng giữa các “nội dung chất lượng” và “nội dung hữu ích”.

Kết quả thăm dò yếu tố xếp hạng do các SEOer chuyên nghiệp vote

Các yếu tố mức trang web (site level)

62. Nội dung cung cấp giá trị, duy nhất

Google sẽ bỏ qua các trang web thiếu giá trị và nội dung thông tin. Nội dung phải là duy nhất và mang lại một mức độ nhất định của sự mới mẻ.

63. Trang Liên hệ

Các thông tin liên lạc cần được nêu tốt, nếu bạn muốn trang web được Google yêu thích. Nếu các thông tin liên lạc phù hợp với thông tin whois sẽ là một lợi thế.

64. Tên miền tin cậy – Domain Trust/TrustRank

Chỉ số tin cậy trang web được đo bằng số lượng các liên kết trang web là đi từ seed site tin cậy cao. Tên miền tin cậy có tầm quan trọng to lớn khi nói đến SEO xếp hạng.

65. Cấu trúc trang web

Cấu trúc trang web kết hợp tốt giúp Google tổ chức theo chủ đề nội dung của bạn. Giúp Googlebot truy cập và lập chỉ mục tất cả các trang trên trang web của bạn.

66. Cập nhật Trang web

Thêm sự tươi mới cho trang web với việc bổ sung nội dung mới. Cập nhật trang web là một mối lợi thêm.

67. Số lượng các trang của Site

Càng nhiều các trang web sẽ làm suy yếu các trang web, ảnh hưởng mức độ lớn. Giảm số lượng trang và tăng tính năng của web.

68. Hiện diện của sitemap

Với sơ đồ trang web giúp các công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục các trang một cách dễ dàng, cải thiện tầm nhìn của trang web.

69. Thời gian sống – Site Uptime

Nếu trang web mất quá lâu để tải lên, sau đó bảo trì trang web từ đó web bị ảnh hưởng đến SEO xếp hạng tiêu cực.

70. Vị trí của máy chủ

Các vị trí máy chủ rất quan trọng vì ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trong các địa điểm khác nhau. Đặc biệt quan trọng đối với các tìm kiếm cụ thể theo địa lý.

71. Chứng nhận SSL

Google xác nhận rằng sử dụng chỉ số SSL và cũng là việc sử dụng HTTPS làm tín hiệu xếp hạn các trang web tốt hơn.

72. Điều khoản Dịch vụ và trang bảo mật

Các trang web điều khoản dịch vụ và các trang riêng tư giúp Google biết một trang web đáng tin cậy trên internet.

73. Trùng lặp thẻ thông tin Meta

Nếu thông tin của trang web của bạn là bản sao, có thể làm giảm tất cả khả năng hiển thị của trang web.

74. Điều hướng Breadcrumb

“Breadcrumb chuyển hướng” là một phong cách trang web cấu trúc thân thiện, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm biết đang ở đâu trên trang web. Điều hướng Breadcrumb cũng là một yếu tố xếp hạng.

75. Tối ưu hóa Điện thoại di động

Với hơn một nửa số tìm kiếm được thực hiện từ thiết bị di động, Google muốn thấy rằng trang web được tối ưu hóa cho người dùng di động. Các trang web không thân thiện với điện thoại di động có thể bị trừng phạt.

76. YouTube

Những đoạn clip trên YouTube thường được chia sẻ rộng rãi. Các video trên Youtube được đối xử đặc biệt trong SERPs.

77. Khả dụng Trang

Một trang web mà khó sử dụng hoặc điều hướng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng bằng cách giảm thời gian trên trang web và tỷ lệ thoát trang nhanh.

78. Sử dụng Google Analytics và Webmaster Tools

Google phân tích và các công cụ quản trị trang web được đánh giá cao được lắp đặt để cải thiện thứ hạng SEO trang.

79. Nhận xét và phản hồi của người dùng

Nếu trang web được xem xét một cách tích cực trong Yelp.com hoặc RipOffReport.com, website chắc chắn nhất có thể giúp rất nhiều trong Google xếp hạng.

Backlink để Tăng Thứ hạng SEO

80. Backlinks từ miền có tuổi đời cao

Bạn có biết rằng việc sử dụng backlinks từ các tên miền có tuổi còn mạnh hơn liên kết thu được từ những tên miền mới hơn.

81. Liên kết từ miền gốc 

Số lượng tên miền giới thiệu là một yếu tố rất quan trọng trong thuật toán của Google.

82. Liên kết từ các IP riêng biệt C-Class

Liên kết được tách ra từ đẳng cấp địa chỉ IP cho thấy bề rộng lớn hơn của các trang web được liên kết với web của bạn. Yếu tố liên kết từ các IP riêng biệt C-Clas chắc chắn có ảnh hưởng đến SEO xếp hạng.

83. Số các trang Liên kết

Số lượng các trang liên kết có thể tăng thứ hạng của web trên các công cụ tìm kiếm, ngay cả khi các website từ cùng một tên miền.

84. ALT cho Hình ảnh 

Sử dụng thẻ ALT cho các liên kết hình ảnh. Alt văn bản là một phiên bản hình ảnh của văn bản neo. 

Yếu tố xếp hạng Backlink

85. Sử dụng các liên kết từ Tên miền .edu hoặc .gov 

Google đã nói rằng họ bỏ qua rất nhiều liên kết Edu. Dù vậy, các SEOer nghĩ rằng vẫn có một vị trí đặc biệt trong thuật toán dành cho tên miền .gov và .edu.

86. Page Authority (PA) – Trang tin cậy, Uy tín của trang

Các cấp bậc trang với các liên kết thẩm quyền cao hơn, lớn hơn là những cơ hội để các trang web xếp hạng tốt trong Google.

87. Domain Authority (DA) – Miền tin cậy, miền uy tín

Cơ quan liên kết các lĩnh vực hay miền tin cậy là một yếu tố xếp hạng SEO quan trọng.

88. Liên kết từ đối thủ cạnh tranh

Các liên kết từ các trang xếp hạng khác trong cùng SERPs có thể có giá trị hơn đối với thứ hạng của trang với từ khóa đó.

89. Chia sẻ các trang trên mạng xã hội

Số lượng trang chia sẻ trên mạng xã hội có ảnh hưởng đến giá trị của liên kết.

90. Liên kết từ trang web Xấu

Dừng các thủ thuật SEO mũ đen, các liên kết từ những người hàng xóm xấu có thể làm hại nhiều hơn lợi.

91. Khách viết bài (Guest Posting)

Bài viết của khách là một cách tuyệt vời để tăng thứ hạng trong công cụ tìm kiếm. Nhưng các liên kết từ Guest Post vẫn vượt qua giá trị, có thể không mạnh mẽ như các liên kết biên tập thực sự.

92. Liên kết từ trang chủ của trang

Liên kết đến trang chủ của một trang có thể đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá một trang web. Vì vậy, liên kết trang chủ là một liên kết chất lượng.

93. Liên kết Nofollow

Một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất SEO. Google đã đưa ra thống nhất “Nói chung, chúng tôi không theo dõi họ.”

Có 1% liên kết nofollow nhất định cũng có thể chỉ ra một hồ sơ liên kết tự nhiên so với không tự nhiên.

94. Sự đa dạng các loại liên kết

Nếu một tỷ lệ lớn các liên kết đến từ một nguồn duy nhất, đó là một thư rác web. Tuy nhiên, các liên kết từ các nguồn khác nhau là dấu hiệu của một hồ sơ liên kết tự nhiên.

95. Liên kết được tài trợ một hoặc nhiều từ các lĩnh vực khác

Một số từ như: “liên kết được tài trợ”, “đối tác liên kết” và các từ khác như “nhà tài trợ” có thể làm giảm giá trị của một liên kết đáng kể.

96. Liên kết theo ngữ cảnh mạnh mẽ

Liên kết theo ngữ cảnh trong các nội dung trang được chắc chắn coi là thích hợp hơn so với các liên kết tìm thấy ở một nơi khác.

97. Chuyển hướng 301 đến trang

Theo WebMaster video trợ giúp, Backlink đến từ 301 chuyển hướng làm giảm PageRank của website.

98. Backlink của Anchor Text

Neo văn bản không phải là tất cả những gì quan trọng và nhiều khả năng là một tín hiệu spam web. Nhưng có những đoạn văn bản hoạt động như một tín hiệu thích hợp.

99. Anchor Text của Liên kết nội bộ

Các liên kết nội bộ neo văn bản là một điều có liên quan trong SEO. Các liên kết nội bộ có thể có trọng lượng ít hơn nhiều so với Anchor text đến từ các trang web bên ngoài.

100. Thuộc tính Title của Link

Tiêu đề liên kết, văn bản xuất hiện khi bạn di chuột qua một liên kết cũng có thể được sử dụng làm tín hiệu liên quan yếu.

101. Country TLD của Domain giới thiệu

Liên kết từ các phần mở rộng tên miền cấp quốc gia cụ thể, giúp thứ hạng website tốt hơn tại quốc gia cụ thể.

102. Liên kết đặt trong Nội dung

Các liên kết được sử dụng trong phần đầu của một nội dung thích hợp hơn so với các liên kết được đặt ở phần cuối của nội dung.

103. Liên kết đặt trong Trang

Các liên kết xuất hiện trên một trang rất quan trọng. Liên kết được nhúng trong nội dung của một trang mạnh hơn so đặt ở footer hoặc sidebar khu vực.

104. Liên kết từ các Domain liên quan

Một chiến lược SEO hiệu quả luôn luôn tập trung vào việc thu thập các liên kết có liên quan. Vì vậy, một liên kết từ một trang web tương tự mạnh hơn so với các liên kết từ một trang web hoàn toàn không liên quan.

105. Mức độ trang liên quan

Một yếu tố khác là một liên kết từ một trang được gắn chặt với nội dung của trang web mạnh hơn so với một liên kết từ một trang không liên quan.

106. Văn bản quanh Liên kết

Google hiểu rằng một liên kết trên trang web có thể là một dấu hiệu giới thiệu tích cực cho trang web hoặc bình luận tiêu cực. Như vậy, liên kết với các khuyến nghị tích cực và giới thiệu xu hướng có trọng lượng hơn và được ưa chuộng hơn.

107. Từ khoá sử dụng trong tiêu đề

Sử dụng các từ khóa trong tiêu đề của một bài báo và Google sẽ thích các liên kết của bạn hơn.

108. Tốc độ xây dựng liên kết Tích cực

Một trang web có liên kết tích cực tăng dần, thường được tăng SERP vì liên kết tích cực cho thấy trang web đang ngày càng phổ biến.

109. Tốc độ liên kết Tiêu cực

Tốc độ liên kết tiêu cực là một dấu hiệu giảm phổ biến và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

110. Liên kết từ các trang “Hub”

Theo Aaron Wall, các liên kết từ các trang được xem là tài nguyên hàng đầu hoặc hub về một chủ đề nhất định sẽ được xử lý đặc biệt.

111. Liên kết từ Sites tin cậy

Một liên kết đến từ một trang web có thẩm quyền sẽ có giá trị hơn trong SEO thứ hạng so với các liên kết từ một trang web nhỏ.

112. Liên kết tới từ nguồn Wikipedia

Mặc dù các liên kết là nofollow, nhiều người nghĩ rằng việc nhận được một liên kết từ Wikipedia mang lại thêm một chút niềm tin và quyền hạn trong mắt các công cụ tìm kiếm.

113. Tuổi Backlink 

Tuổi Backlink tuổi rất quan trọng. Các backlinks cũ mạnh hơn so với những backlink mới.

114. Sự xuất hiện

Những từ có xu hướng xuất hiện xung quanh các Backlink của bạn giúp cho Google biết trang đó nói về cái gì.

115. Liên kết trang web Real và Splogs

Google cho thấy rõ hơn các liên kết đến từ “các trang web thực sự”. Sử dụng nhãn hiệu và tín hiệu người dùng tương tác phân biệt các liên kết trang web thực sự hay giả mạo.

116. Liên kết đối ứng

Theo kết án Google, “liên kết quá nhiều trao đổi” là một điều cần phải tránh.

117. Hồ sơ liên kết tự nhiên  

Hồ sơ liên kết tự nhiên không chỉ đứng tốt trong công cụ tìm kiếm, mà còn bền hơn khi cập nhật.

118. Liên kết từ Nội dung do người dùng tạo

Google đủ thông minh để nhận biết các liên kết đến từ nội dung UGC so với nội dung của chủ sở hữu trang web thực tế. Đóng vai trò như một yếu tố quyết định, khi nói đến Google xếp hạng.

119. Liên kết từ 301

Liên kết từ 301 chuyển hướng có thể mất một chút sức mạnh, tin cậy so với liên kết trực tiếp. Tuy nhiên, Matt Cutts nói rằng một liên kết 301 tương tự như các liên kết trực tiếp.

120. Định dạng Micro schema.org

Đối với thứ tự tìm kiếm, các trang hỗ trợ cấu trúc, định dạng không ảnh hướng đến thứ tự xếp hạng. Tuy nhiên, với snippet đẹp và bắt mắt thường sẽ tạo nên các CTR SERP( tỉ lệ nhấp) cao hơn.

121. Thêm vào Danh sách DMOZ

DMOZ liệt kê các trang web không được thích từ Google, do đó giúp trong SEO xếp hạng.

122. TrustRank của Site Liên kết

Mức độ đáng tin cậy của trang web liên kết với bạn xác định mức độ “TrustRank” được chuyển cho bạn.

123. Số Liên kết Outbound trên trang

PageRank là hữu hạn, một liên kết trên một trang với hàng trăm OBLs ít Page Rank hơn trang chỉ với một vài OBLs.

124. Hồ sơ Liên kết tại diễn đàn

Google thực sự có thể làm giảm giá trị các liên kết từ các profile diễn đàn. Hồ sơ Liên kết tại diễn đàn có thể xảy ra do spam mức độ công nghiệp.

125. Đếm số từ trong liên kết nội dung

Các liên kết từ những bài báo dài với số lượng từ giá trị hơn các liên kết bên trong một đoạn ngắn. Một liên kết từ một bài đăng 1000 từ thường có giá trị hơn một liên kết bên trong đoạn trích 25 từ.

126. Chất lượng của liên kết nội dung

Liên kết từ nội dung được viết kém hoặc nội dung duplicate không cho nhiều giá trị như từ bài viết tốt.

127. Liên kết rộng trong Trang web (sitewide)

Trang web liên kết rộng được nén để được tính là liên kết đơn. Tuyên bố này đã được xác nhận bởi Matt Cutts. 

Các yếu tố người dùng tương tác Google

128. CTR một từ khóa thông qua tìm kiếm

Các trang được nhấp vào nhiều được đánh giá bởi CTR (tỷ lệ nhấp chuột). CTR cao tăng SERP cho từ khóa đó.

129. CTR cho tất cả các khóa

Một trang web của CTR tự nhiên cho tất cả từ khóa được xếp hạng có thể là tín hiệu tương tác người dùng, dựa trên con người (nói cách khác, Điểm chất lượng cho kết quả không phải trả tiền).

130. Bounce Rate – Tỷ lệ thoát/bỏ trang

Theo thống kê của các chuyên gia, những trang web có tỷ lệ thoát cao sẽ không có thứ hạng tốt trong kết quả tìm kiếm. Nhưng không phải ai cũng đồng ý về tỷ lệ thoát, theo google đó là cách để họ đo lường sự hài lòng của khách hàng với nội dung của bài viết.

131. Traffic trực tiếp 

Google đã sử dụng google chrome để hỗ trợ xác định một domain được truy vấn trực tiếp qua URL. Đối với google, google chrome là công cụ đo sự tin tưởng của domain với người dùng.

132. Trafic Lặp lại

Google thông báo cho dù người dùng quay trở lại cùng một trang web, sau lần ghế thăm đầu tiên. Các trang web có khách truy cập lặp lại có thể được tăng thứ hạng Google

133. Các trang web đang bị chặn

“Blocked Sites” – tính năng này đã bị ngưng bởi Google, nhưng Panda vẫn sử dụng như là một tín hiệu chất lượng.

134. Chrome Bookmarks

Google thu thập dữ liệu của Trình duyệt Chrome để sử dụng. Các trang đánh dấu trong Chrome giúp tăng vị trí trong SEO xếp hạng.

135. Dữ liệu thanh công cụ của Google

Danny Goodwin của Search Engine Watch tuyên bố rằng Google sử dụng dữ liệu trên thanh công cụ như một tín hiệu xếp hạng. Tuy nhiên, ngoại trừ trang tốc độ tải và phần mềm độc hại, thì thực tế không rõ các loại dữ liệu mà họ thu lượm được từ thanh công cụ.

136. Số Comments

Trang có nhiều ý kiến được xem là một tín hiệu của người dùng thân thiện và chất lượng.

137. “Dwell Time”

Thời gian người dùng truy cập trên trang của bạn là “thời gian dừng tại trang” được đo lường bởi Google. Google đo thời gian người tìm kiếm Google dành cho trang của bạn. Thời gian sử dụng càng lâu thì càng tốt. 

Các quy tắc thuật toán, bạn cần biết

138. QDF (Query xứng đáng Tươi mới)

Google luôn ưu tiên cung cấp vị trí cao cho các trang có nội dung mới, thúc đẩy và tạo động lực để các trang web xuất bản nội dung chất lượng.

139. Query xứng đáng Đa dạng

Google thêm sự đa dạng vào SERP cho các từ khóa không rõ ràng như “WWF”, “Ted”,…

140. Lịch sử trình duyệt – Browsing History

Thăm các trang web thường xuyên sau khi đăng nhập vào Google có thể nhận được sự tăng cường SERP cho các tìm kiếm của bạn.

141. Sử dụng lịch sử tìm kiếm

Chuỗi tìm kiếm có thể có một ảnh hưởng trong kết quả tìm kiếm cho các tìm kiếm sau này. Ví dụ, nếu một người truy cập tìm kiếm các đánh giá về cửa hàng ăn, sau đó tìm kiếm “lẩu”, thì Google có nhiều khả năng xếp hạng các trang web đánh giá cửa hàng lẩu cao hơn trong SERPs.

142. Geo Nhắm mục tiêu

Ưu đãi đặc biệt được trao cho các trang web với IP máy chủ nội bộ và mở rộng tên miền quốc gia cụ thể.

143. Circles Google+

Tác giả và các trang web bổ sung vào Google Plus Circles được tăng thêm trong Google xếp hạng.

144. Khiếu nại DMCA

Google giảm xuống các trang của Google với các khiếu nại DMCA hợp pháp.

145. An toàn Filter (Tìm kiếm an toàn)

Bật tìm kiếm an toàn và trình duyệt sẽ tự động tắt bất kỳ nội dung người lớn hoặc các trang web sử dụng từ lời nguyền.

146. Đa dạng tên miền

“Cập nhật Bigfoot” được cho là đã thêm nhiều tên miền vào mỗi trang SERP.

147. Tìm kiếm Giao dịch

Google hiển thị các thông tin quan trọng trong các phiên giao dịch như giá cả sản phẩm, thông tin phiên giao dịch, hay thời gian xảy ra.

148. Tìm kiếm địa phương

Đối với các tìm kiếm Local, Google thường đặt kết quả Local lên trên SERPs Organic bình thường.

149. Google News Box

Có một số từ khoá kích hoạt Google News Box và yếu tố này có thể tăng thứ hạng SEO.

150. Ưu đãi thương hiệu lớn

Google cung cấp cho các thương hiệu lớn một số từ khoá nhất định.

151. Kết quả mua sắm

Google đôi khi đoán được mục đích người dùng và hiển thị các kết quả mua sắm trong kết quả tìm kiếm

152. Kết quả Hình ảnh

Kết quả hình ảnh cho các tìm kiếm được sử dụng trên Google Image Search, mà không ảnh hưởng đến xếp hạng. Hình ảnh Google đôi khi xuất hiện trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền, bình thường.

153. Kết quả Easter Egg

Đôi khi, Google thay đổi kết quả tìm kiếm để hiển thị phần diễn giải theo nghĩa đen cho truy vấn của bạn. Tìm kiếm “askew” và chắc chắn, kết quả của bạn sẽ được hiển thị hơi khác thường.

154. Các kết quả trang thương hiệu đơn (single site)

Từ khóa, lĩnh vực theo định hướng thương hiệu sẽ giúp bạn có được nhiều kết quả từ các trang web tương tự, hỗ trợ cho SEO xếp hạng tăng. 

Các yếu tố Tín hiệu truyền thông xã hội

155. Số Tweets

Số lượng Tweet của một trang có ảnh hưởng trong bảng xếp hạng của trong Google.

156. Twitter Authority trong Tài khoản người dùng

Tweets từ Twitter profile với một số lượng lớn người dùng có nhiều ảnh hưởng hơn các tweet từ tài khoản ảnh hưởng mới và thấp. Số lượng người theo dõi quan trọng để thúc đẩy xếp hạng.

157. Likes Facebook

Lượt thích Facebook tăng, nhưng Google không thể nhìn thấy. Vì vậy, likes facebook ảnh hưởng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google là khá thấp.

158. Shares Facebook

Chia sẻ tương tự như một backlink. Shares Facebook có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong Google xếp hạng.

159. Facebook Authority trong User Accounts

Cũng giống như Twitter, Likes Facebook đến từ các trang phổ biến có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn, cho thứ hạng tốt hơn.

160. Pinterest Pins

Với rất nhiều dữ liệu công cộng, Pinterest là trang phổ biến được xem như một tín hiệu xã hội quan trọng.

161. Bỏ phiếu cho Chia sẻ trang web xã hội

Trang web chia sẻ xã hội như: Reddit, Digg và StumbleUpon là các trang web xã hội khác được Google sử dụng cho tín hiệu xã hội có trách nhiệm ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.

162. Số lượng Google+

Matt Cutts đã nêu rõ rằng: Google+ không có tác dụng trực tiếp trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm.

163. Uy tín từ tài khoản Google+

Google+ đến từ các tài khoản có thẩm quyền nhiều hơn so với những người đến từ các tài khoản mà không có nhiều người theo.

164. Tác Quyền Được biết đến

Vâng đúng vậy. chương trình tác giả Google+ đã bị đóng cửa, nhưng Google không ít lần sử dụng một số hình thức của tác giả để xác định nội dung tốt và có ảnh hưởng trực tuyến để thúc đẩy thứ hạng SEO.

165. Liên quan tín hiệu Truyền thông xã hội

Người ta cho rằng Google sử dụng thông tin có liên quan từ các nội dung chia sẻ tài khoản và cũng là văn bản bao quanh liên kết.

166. Tín hiệu xã hội cấp Trang web

Các tín hiệu xã hội của trang web làm tăng quyền lực tổng thể của trang web. Do đó, tín hiệu tích cực có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị tìm kiếm cho tất cả các trang. 

Các tín hiệu thương hiệu

167. Tên thương hiệu trong Anchor Text

Các Anchor text thương hiệu có thể trông đơn giản, nhưng thực tế Anchor text là một tín hiệu thương hiệu mạnh mẽ, không thể bỏ qua.

168. Tìm kiếm thương hiệu

Một số người tìm kiếm các nhãn hiệu duy nhất cùng với các từ khóa, Google trực tiếp đưa họ đến trang web.

169. Website có Facebook Pages và Likes

Các thương hiệu có fanpage trên facebook sẽ có thứ tự xếp hạng tăng theo hệ số. Các website có lượt thích càng nhiều thì càng được ưu tiên.

170. Trang web Có Twitter Profile với Người theo dõi

Twitter có follow nhiều đó là tín hiệu thể hiện doanh nghiệp có thương hiệu lớn.

171. Trang Công ty trên LinkedIn

Hầu hết các doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu đều có trang Linkedin của công ty.

172. Nhân viên được liệt kê trong LinkedIn

Profile cá nhân tự xưng làm việc cho công ty của bạn làm tăng giá trị thương hiệu của công ty.

173. Tính chính xác của các Tài khoản truyền thông xã hội

Một tài khoản truyền thông xã hội có 10.000 người theo dõi và 2 bài đăng có thể được hiểu rất khác so với tài khoản mạnh 10.000 người theo dõi khác có nhiều tương tác. Trên thực tế, Google đã nộp bằng sáng chế để xác định các tài khoản truyền thông xã hội là thật hay giả.

174. Đề cập thương hiệu ở Site mới

Các thương hiệu thực sự lớn được nhắc đến trên các trang web Câu chuyện hàng đầu mọi lúc. Trên thực tế, một số thương hiệu thậm chí có một nguồn tin tức từ trang web của riêng họ, trên trang đầu tiên.

175. Đồng Trích dẫn

Brands được đề cập mà không nhận được liên kết và Google nhìn vào thương hiệu không phải là siêu liên kết đề cập đến như là một tín hiệu thương hiệu để thúc đẩy thứ hạng SEO.

176. Số các RSS Subscribers

Google sở hữu các dịch vụ phổ biến Feedburner RSS, dữ liệu RSS thuê bao là một tín hiệu thương hiệu nổi tiếng.

177. Danh sách doanh nghiệp trên Google+

Doanh nghiệp thực sự có văn phòng và Google sẽ kiểm tra các dữ liệu vị trí để xác định có hay không các trang web là một thương hiệu lớn.

178. Website Thanh toán thuế kinh doanh

Theo báo cáo của Moz, Google không đưa vào lưu ý cho dù các trang web trả thuế doanh nghiệp và không được tính là một tín hiệu liên quan thương hiệu.

Các yếu tố webspam trên trang web

179. Panda Penalty – Hình phạt từ thuật toán Panda

Các trang web với nội dung chất lượng thấp ít hiển thị cho công cụ tìm kiếm như Google thích nội dung có chất lượng. Các trang web với nội dung nghèo sẽ bị hình phạt từ thuật toán Panda.

180. Liên kết Neighbors Xấu

Liên kết tới các Neighbors xấu như các trang web vay hoặc trang web hiệu thuốc có thể nhấn chìm và làm tổn thương khả năng hiển thị tìm kiếm.

181. Chuyển hướng nén nút

Đối với các website cố tình chuyển hướng lén lút nhằm seo black hat, nếu google bắt được thì hình phạt sẽ là rất nặng. Thậm chí giảm index, giảm xếp hạng, bị rớt tình trạng blacklist.

182. Popup và quảng cáo gây khó chịu

GoGoogle Rater nói rằng cửa sổ bật lên và quảng cáo làm gây mất tập trung là dấu hiệu của một trang web có chất lượng thấp. Web chất lượng thấp ảnh hưởng tiêu cực của Google xếp hạng.

183. Tối ưu hóa website quá đà

Các yếu tố như nhồi từ khóa, thẻ tiêu đề nhồi và bố trí từ khóa quá nhiều dẫn đến trang web quá tối ưu hóa và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng.

184. Tối ưu hóa Trang quá đà

Trang quá tối ưu hóa không tốt như Penguin mục tiêu các trang cá nhân, ngay cả khi đó chỉ là cho việc sử dụng các từ khóa nhất định.

185. Quảng cáo nổi trên nội dung trang

Bạn có biết, “Các Page Layout Algorithm” phạt các trang web quảng cáo nổi trên nội dung và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.

186. Các Site Affiliated

Google không thích các trang web liên kết và các trang web mà monetarize với các liên kết dưới sự giám sát thêm bởi Google.

187. Liên kết Ẩn Affiliate

Nếu bạn đi quá xa để ẩn liên kết liên với sự che đậy, sau đó web có thể thu hút phạt.

188. Sinh Nội dung động tạo

Google chỉ ghét “nội dung được tạo tự động”. Nếu Google nghi ngờ một trang web tạo nội dung từ động từ máy tính, web có thể bị phạt hoặc thậm chí bỏ lập chỉ mục.

189. Sculpting Page Rank quá mức

Đi quá xa với điêu khắc PageRank bằng cách theo dõi tất cả các liên kết ngoài, có thể là một dấu hiệu của việc chơi game hệ thống.

190. Spam địa chỉ IP

Nếu địa chỉ IP của máy chủ được gắn cờ để gửi thư rác, có thể làm tổn thương tất cả các trang web khác trên máy chủ.

191. Nhồi nhét nhiều thẻ Meta – Meta Spamming

Việc nhồi nhét từ khóa cũng có thể xảy ra trong các thẻ meta. Nếu Google nghĩ rằng bạn đã thêm từ khóa vào thẻ tiêu đề và mô tả trong nỗ lực chơi trò chơi với thuật toán, Google có thể đánh vào trang web của bạn bằng một hình phạt. 

Các yếu tố Off-Page Web Spamming

192. Links không tự nhiên – Unnatural link

Liên kết dòng đột ngột và không tự nhiên là một dấu hiệu chắc chắn-shot của liên kết giả mạo, tốt nhất nên tránh!

193. Penguin Penalty – hình phạt từ thuật toán chim cánh cụt

Trang web đã bị phạt bởi Google Penguin khó nhìn thấy hơn trong tìm kiếm.

194. Hồ sơ Liên kết với nhiều Liên kết Chất lượng thấp

Liên kết được tạo từ các nguồn của SEO mũ đen như blog ý kiến và hồ sơ diễn đàn là liên kết chất lượng thấp. Một dấu hiệu của sự chơi game hệ thống và có thể có một tác động tiêu cực trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

195. Liên kết tên miền liên quan 

Phân tích từ MicroSiteMasters.com nói rằng các trang web với một số liên kết không tự nhiên cao từ các trang web không liên quan dễ bị Penguin phạt.

196. Cảnh báo Liên kết không tự nhiên

Hàng ngàn “Google Webmaster Tools thông báo các liên kết không tự nhiên phát hiện” thông điệp được gửi ra bởi Google, kết quả là trang web rớt hạng.

197. Liên kết từ cùng một lớp địa chỉ IP mức C (Class C IP)

Một số lượng không tự nhiên của các liên kết từ các trang web trên cùng một máy chủ IP có thể giúp Google xác định rằng các liên kết của bạn đến từ mạng blog.

198. Hình phạt thủ công – Manual Penalty

Theo dõi Hình phạt thủ công của các kỹ sư Google, trong Google Console.

199. Anchor Text Độc hại

Một văn bản độc neo từ khóa đặc biệt là một dấu hiệu của sự phát tán thư rác hoặc trang web bị hack. Điều này có thể thực sự độc hại và ảnh hưởng thứ hạng của trang web.

200. Liên kết bán hàng

Liên kết bán hàng có thể làm hại khả năng hiển thị tìm kiếm bằng ảnh hưởng đến thanh công cụ PageRank.

201. Google Sandbox

Vâng, các trang web mới mà có được một làn sóng đột ngột của liên kết này được đưa vào “Google Sandbox”, có thể tạm thời hạn chế tầm nhìn tìm kiếm.

202. Sử dụng công cụ Từ chối liên kết (Disavow Tool)

Các trang web mới nhận được một luồng liên kết đột ngột đôi khi được đưa vào Google Sandbox, tạm thời hạn chế khả năng hiển thị tìm kiếm.

203. Google Dance

Google Dance có thể tạm thời làm lung lay thứ hạng. Theo Google Patent, đây có thể là một cách để Google xác định liệu một trang web có đang cố gắng chơi trò chơi thuật toán hay không.

204. Yêu cầu xem xét lại

Trang web của bạn phải chịu một hình phạt? Một yêu cầu của chủ website yêu cầu google xem xét gỡ bỏ hình phạt.

205. Sơ đồ liên kết tạm thời – Temporary Link Schemes – A Big “NO”

Không bao giờ đi cho các chương trình liên kết tạm thời. Google dường như bắt gặp những người tạo ra và nhanh chóng loại bỏ các liên kết spam và tạm thời.

Với những chia sẻ của Miko Tech về hơn 200 yếu tố xếp hạng chính của Google. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để tối ưu vị trí thứ hạng của trang web trên top cao của trang tìm kiếm Google.



source https://mikotech.vn/yeu-to-xep-hang-google/

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO – Miko Tech

Công việc kiểm tra bài viết chuẩn SEO trên website giúp khắc phục những sai sót, cải thiện trang web được tối ưu và thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Mục đích cuối cùng của việc kiểm tra website đạt chuẩn SEO là nhằm nâng cao vị trí xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

Thông qua chia sẻ của Miko Tech về Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO, bạn sẽ biết được mục đích của SEO checklist. Cách kiểm tra website chuẩn SEO, checklist SEO Onpage, Content và SEO Offpage. Ngoài ra, bạn cũng biết được cách cài đặt công cụ SEO để checklist website hiệu quả.

Mục đích của SEO checklist là gì?

SEO Checklist thực hiện kiểm tra từng bước để hoạt động SEO tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả từ các nguồn search organic. Vậy thế nào là một website chuẩn seo?

SEO Checklist cần được thực hiện thường xuyên

Để website chuẩn SEO thì các công việc cần thực hiện trên website bao gồm: tối ưu Content, tối ưu mã code HTML, tối ưu các yếu tố liên quan tới cấu trúc tổng thể của website, xây dựng liên kết, tối ưu trải nghiệm người dùng,…

Check list tổng thể website

  1. Tên website: Chọn tên miền thương hiệu hay từ khóa. Chọn tên miền: ngắn gọn, dễ nhớ, không chứa các ký tự đặc biệt.
  2. Tuổi đời domain: càng lâu thì độ uy tín với Google càng lớn
  3. Alexa Rank: Thông số đánh giá website của Alexa.com
  4. Lập trình, mã nguồn: Đánh giá mã nguồn xây dựng website nhằm hỗ trợ cho SEO
  5. PA – Page Authority: Sức mạnh và uy tín của trang được đánh giá bởi Moz, từ 1 đến 100, điểm số càng cao khả năng leo top càng lớn
  6. DA – Domain Authority: Sức mạnh và uy tín của cả website thông số đánh giá Moz, từ 1 đến 100. Để có điểm số cao thì sức mạnh đồng đều của các page trong trang phải tốt, tập trung từng trang một DA sẽ tốt
  7. Page Rank: Độ uy tín website đối với Google từ n/a đến 10
  8. Index Google: Số lượng page của website được Google lập chỉ mục, nhiều trang được index, cơ hội traffic đến website từ tìm kiếm càng cao
  9. Index Bing: Số lượng page của website được Bing lập chỉ mục
  10. Facebook: Thống kê tương tác website với mạng xã hội Facebook
  11. Twitter:Thống kê tương tác website với mạng xã hội Twitter
  12. Google Plus: Thống kê tương tác website với mạng xã hội Google Plus
  13. Sitemap: Kiểm tra file sitemap trên website
  14. Kiểm tra file robots trên website: Đảm bảo cho các search engine truy cập được các trang trong website của bạn để đánh chỉ mục
  15. Blog Post: Kiểm tra số bài Blog trên website
  16. Duplicate content: Kiểm tra trùng lặp nội dung, url …
  17. Mobile Friendly: Kiểm tra phiên bản website trên thiết bị di động, Google tool check Mobile friendly
Kiểm tra website thân thiện trên Mobile
  1. Giám sát tình trạng lập chỉ mục của trang web
  2. Theo dõi và xử lý các thông báo của Google Search Console
  3. Xử lý các vấn đề trong phần cải tiến HTML
  4. Check Broken link
  5. Cài đặt SSL Certificate
  6. Xem xét các hình phạt thủ công (Manual Penalty Review)
  7. Thẻ Canonical URL 

SEO Onpage checklist

27 yếu tố kiểm tra Checklist Onpage cho từng website:

  1. Bố cục website: Đánh giá bố cục website với sự tương tác người dùng
  2. Trang 404: Kiểm tra và đánh giá trang 404 của website
  3. URL: trang chủ đã thân thiện?
  4. Redirect 301 www và non-www: Trang chủ website phải thống nhất tên miền dạng www hay non www nhằm tránh trùng lặp dữ liệu
  5. Favicon – Biểu tượng logo công ty trên thanh địa chỉ của trình duyệt web: Kiểm tra website đã có biểu tượng logo trên thanh địa chỉ trình duyệt
  6. Title – Miêu tả khái quát nội dung website: Kiểm tra tiêu đề trang chủ tối ưu hóa SEO, số lượng ký tự, từ khóa, thương hiệu,…
  7. Meta keywords – Từ khóa chính của website: Kiểm tra meta keywords trang chủ tối ưu hóa SEO
  8. Meta description – Miêu tả nội dung chính của website: Kiểm tra mô tả description trang chủ tối ưu hóa SEO về số lượng ký tự, từ khóa, mức độ thu hút người đọc,…
  9. Heading: Kiểm tra sự tối ưu hóa các thẻ Heading trên trang
Các yếu tố checklist onpage
  1. Hình ảnh: Kiểm tra sự tối ưu hình ảnh trên trang chủ ( logo, banner, hình đại diện sản phẩm,…), url hình ảnh thân thiện, mô tả tên hình ảnh, mô tả thẻ alt, kích thước và chất lượng hình ảnh, dung lượng hình ảnh
  2. Navigation: Kiểm tra sự tối ưu hóa menu điều hướng, trải nghiệm người dùng và hỗ trợ SEO
  3. Breadcrumbs: Kiểm tra tối ưu hóa breadcrumbs
  4. Internal link – Liên kết nội bộ: Kiểm tra số lượng liên kết nội bộ của Page
  5. Outbound link – Liên kết ra ngoài: Kiểm tra số lượng liên kết ra ngoài
  6. Đánh giá và tối ưu hóa file robots cho website
  7. Sitemap: Đánh giá và tối ưu hóa file sitemap cho website
  8. Tỷ lệ text/html: Kiểm tra và đánh giá tỉ lệ text trên trang chủ.
  9. Chuẩn W3C: Kiểm tra mức độ lỗi html của mã nguồn mở, tool check valid https://validator.w3.org/
  10. Non-Flash, non-frames: Kiểm tra giao diện website sử dụng flash
  11. Meta Robots: Kiểm tra thẻ meta robots và đánh giá điều hướng website đối với Google
  12. Meta Social: Kiểm tra thẻ meta social website
  13. Các thẻ meta khác: Kiểm tra các thẻ meta khác: language, author, refresh, Revisit After,…
  14. Tốc độ load trang trên Desktop: Đảm bảo phải đạt màu xanh trên 80 điểm, sử dụng Google Tool check https://developers.google.com/ speed/pagespeed/ insights
Tốc độ load trang trên Desktop phải đảm bảo đạt màu xanh
  1. Pagespeed: Tốc độ load trang Mobile Kiểm tra tốc độ load trang trên Mobile
  2. Responsive Web Design: Kiểm tra website thiết kế website có tương thích với các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
  3. Mobile Friendly – Mức độ thân thiện website mobile: Kiểm tra và đánh giá mức độ thân thiện website mobile với người dùng
  4. Footer: Kiểm tra sự tối ưu footer

Để checklist tối ưu Onpage của website, bạn có thể sử dụng công cụ MOZ sẽ giúp website thân thiện với các search engine.

Content checklist

Điều đầu tiên khi soạn Content cho website, bạn nên đảm bảo nội dung được trình bày trên website hướng đến người đọc. Bạn không nên cố nhồi nhét những từ khóa hoặc tìm cách đánh lừa Google, sẽ gây bất lợi cho hoạt động lâu dài của website.

Điều bạn nên làm khi soạn nội dung cho website là sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên và có chiến lược sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những từ đồng nghĩa hoặc những từ liên quan đến từ khóa để hạn chế quá nhiều từ khóa xuất hiện trên website gây khó chịu cho người đọc.

76 yếu tố kiểm tra web chuẩn SEO hay kiểm tra Content chuẩn SEO:

SEO Tags

  1. Tiêu đề bao gồm từ khóa chính ngay khi bắt đầu thẻ và không lặp lại từ khóa
  2. Tiêu đề ngắn gọn, súc tích và ít hơn 65 ký tự
  3. Tiêu đề bài viết đủ hấp dẫn, thu hút
  4. H1 chứa cụm từ khóa chính và nội dung truyền tải nhất quán với Tiêu đề
  5. Thẻ Mô tả – Meta bao gồm từ khóa
  6. Độ dài Mô tả Meta khoảng 100 – 300 ký tự
  7. Mô tả meta hấp dẫn như lời quảng cáo
  8. URL ngắn gọn bao gồm từ khóa chính (3 – 8 từ)

Content Body

  1. Bài viết bao gồm lời hứa trong Tiêu đề – H1
  2. Thu hút sự chú ý của người đọc từ câu đầu tiên
  3. Áp dụng phương pháp viết: APP, Kim tự tháp ngược
  4. Content có nằm trong một Cụm chủ đề thẩm quyền
  5. Được viết bởi người có chuyên môn tốt
  6. Đã nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung trước khi viết
  7. Nghiên cứu các Content cạnh tranh đang xếp hạng cao trên các trang tìm kiếm
  8. Nội dung hấp dẫn, độc đáo làm hài lòng người đọc
  9. Nội dung thực sự hữu ích, có giá trị
  10. Content đáp ứng được ý định người dùng
  11. Nội dung có bị trùng lặp cả trong và ngoài trang web
  12. Sử dụng từ khóa LSI (liên quan về ngữ nghĩa) trong body bài viết
  13. Sử dụng cụm từ đồng nghĩa với từ khóa chính trong bài viết
  14. Đoạn đầu tiên chứa từ khóa chính
  15. Độ dài nội dung trong khoảng 500 – 5.000 từ
  16. Độ sâu nôi dung thực sự chuyên sâu, hữu ích và có giá trị
  17. Sử dụng giọng văn tích cực
  18. Nội dung được viết độc đáo
  19. Hợp lý về thứ tự trình bày Heading 2
  20. Nội dung đã target và tối ưu cho cụm từ khóa tốt nhất
  21. Áp dụng thủ thuật copywrite
  22. Nội dung có lỗi về ngữ pháp không?
  23. Nội dung có lỗi về chính tả không?
  24. Content có bản PDF để tải?
  25. Content có bản Video?
  26. Content có bản Infographic?

Vị trí và mật độ Từ khóa

  1. Title sử dụng từ khóa 1 lần gần nhất bên phía bắt đầu
  2. Description sử dụng từ khóa 1-2 lần
  3. URL có từ khóa xuất hiện 1 lần
  4. Trong đoạn đầu tiên của content xuất hiện từ khóa
  5. Trong mô tả ATL, Tên, chú thích của ảnh xuất hiện từ khóa
  6. 3-5 cụm Từ khóa LSI(liên quan) trong H2 và H3
  7. 3-5 cụm từ đồng nghĩa trong Body và Internal links
  8. Trong đoạn cuối cùng xuất hiện từ khóa
  9. Tỷ lệ từ khóa 0,5-1,5%
  10. Số lần sử dụng từ khóa ít hơn 15 lần

Links

  1. Có sử dụng liên kết đến các bài liên quan?
  2. Ngữ cảnh liên kết có hợp lý?
  3. Anchor text sử dụng có chính xác hay khớp một phần chưa?
  4. External có liên kết ra ngoài trang tới nguồn liên quan tin cậy (Authority)?
  5. Internal có liên kết đến bài Pillar của cụm chủ đề?
  6. Sử dụng lời dẫn để tăng tỷ lệ click

Cấp độ đọc: Đơn giản dễ hiểu

  1. Có sử dụng thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu hay không?
  2. Bài viết có sử dụng những cụm từ vô nghĩa không?
  3. Bài viết có sử dụng những cụm từ dư thừa?
  4. Tập trung vào khách hàng, tạo tương tác và giao tiếp thân thiện bằng việc sử dụng từ “bạn”
  5. Đặt nhu cầu của người đọc trước mục tiêu bán hàng
  6. Bài viết có giải quyết vấn đề hay câu hỏi của đối tượng mục tiêu chưa?
  7. Đưa ra lời khuyên hành động
  8. Tạo dựng đượC thẩm quyền (Authority):
    • Nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng
    • Bài viết có ví dụ minh họa
    • Bài viết có dẫn chứng từ chuyên gia

Trải nghiệm đọc

  1. Sử dụng heading H2 để phân nhóm các đoạn
  2. Sử dụng heading H3 để phân nhóm các đoạn cho heading H2
  3. Đoạn văn ngắn không quá 4 dòng
  4. Sử dụng khoảng trống giữa các đoạn
  5. Sử dụng liên kết nội bộ đến trang liên quan trong cùng chủ đề
  6. Sử dụng liên kết ngoài ra nguồn Authority
  7. Sử dụng ít nhất 1 hình ảnh
  8. Sử dụng mô tả ALT cho ảnh, bao gồm từ khóa
  9. Tên hình ảnh có bao gồm từ khóa?
  10. Sử dụng danh sách, bullet
  11. Sử dụng đánh dấu nổi bật đoạn quan trọng với Bold, Italic?
  12. Font chữ, kích thước có thể đọc tốt:
    • H1: 20-22px
    • H2: 18-20px
    • H3: 16-18px
    • Body content: 15-16px

Cấp độ Trang web

  1. Website có đáp ứng tốt trên các thiết bị mobile (Responsvie)?
  2. Tốc độ tải nhanh không, ít nhất 5s?
  3. Có sử dụng giao thức bảo mật HTTPs?

CTA & Share button

  1. Website có nút chia sẻ Social media chưa?
  2. Web có sử dụng box Author?
  3. Web có sử dụng CTA – Call to action?
    • Kêu gọi hành động cho mỗi trang web
    • Kêu gọi hành động phù hợp với ngữ cảnh nội dung của trang web như:
      • Download ebook
      • Đăng ký nhận bản tin qua email
      • Đăng ký tài khoản
      • Đăng ký dùng thử
    • Thể hiện CTA nổi bật
    • CTA thuyết phục, thu hút

SEO Offpage checklist

Tối ưu hóa các yếu tố xếp hạng Offpage bao gồm: cải thiện công cụ tìm kiếm và nhận dạng của người dùng về độ phổ biến, mức độ liên quan, mức độ tin cậy và quyền hạn của trang web.

Một số người xem việc SEO Offpage chỉ là thực hiện xây dựng liên kết. Nhưng thực sự SEO Offpage có nhiều điều cần phải làm hơn. Một số cách SEO một trang web Offpage:

  • Social media marketing: Tiếp thị truyền thông xã hội
  • Guest blogging: Viết blog
  • Influencer marketing: Tiếp thị ảnh hưởng
  • Content marketing: Tiếp thị và quảng bá content

Backlink

  1. Backlink – liên kết từ website khác: Kiểm tra số lượng backlink
  2. Refferring Domains: Kiểm tra số lượng backlink
  3. Backlink GOV
  4. Backlink EDU
  5. Dofollow: Kiểm tra số lượng link dofollow trên page
  6. Nofollow: Kiểm tra số lượng link nofollow trên page
  7. Ảnh hưởng thuật toán Google: Kiểm tra ảnh hưởng thuật toán google peguin, panda, google penatly

Mạng xã hội

  1. Bookmarking Google Plus – Tương tác với mạng xã hội
  2. Bookmarking Facebook
  3. Bookmarking Twitter
  4. Bookmarking Linkedin
  5. Bookmarking Delicous
  6. Flickr – Tương tác với mạng xã hội
  7. Blog Blogpost
  8. Google Site
  9. WordPress
  10. Blog khác
  11. Local – Tối ưu Local, kiểm tra và đánh giá Local của website
  12. Comment của websit

Cài đặt công cụ SEO

  1. Google Analytis – Công cụ đo lường traffic của Google
  2. Webmaster tools – Công cụ quản trị website của Google
  3. Bing Webmaster Tools
  4. DMCA – Công cụ bảo vệ quyền tác của của DMCA
  5. Rich Snippets – Công cụ hiển thị thông tin của Google, tool test dữ liệu có cấu trúc search.google.com/ test/rich-results
  6. Tiện ích mạng xã hội – Giúp người dùng tương tác với mạng xã hội.

Bài viết Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO đã được Miko Tech chia sẻ chi tiết về mục đích của việc SEO Checklist trên website sau mỗi hoạt động hay chiến dịch SEO. Bên cạnh đó, bạn cũng đã biết được cách kiểm tra SEO chung cho cả website, checklist SEO Onpage, Content và SEO Offpage.

Ngoài ra, khi xem bài viết bạn cũng đã biết cài đặt công cụ SEO để kiểm tra web an toàn và hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào từng mức độ quan trọng mà bạn lên kế hoạch kiểm tra SEO Website hàng ngày hay hàng tuần.

Việc kiểm tra thường xuyên trang web giúp bạn khắc phục các lỗi nhận được từ Google hoặc các công cụ đánh giá khác. Bạn sẽ kịp thời và nhanh chóng xử lý các lỗi, hạn chế được mức độ ảnh hưởng của các lỗi đến cả quy trình SEO.



source https://mikotech.vn/kiem-tra-bai-viet-chuan-seo/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...