Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

Cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao bạn cần biết

Hình ảnh mang đến một bài viết sống động và cũng góp phần vào SEO website của bạn. Số liệu thống kê cho thấy con số tìm kiếm hình ảnh chiếm 20%. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc tối ưu SEO hình ảnh cho bài viết của mình. Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao để website của bạn có cơ hội được người dùng biết tới nhiều hơn.

Việc tối ưu hình ảnh chuẩn SEO gồm: chuẩn bị, tối ưu hình ảnh để sử dụng trong bài viết; thêm hình ảnh, tối ưu hóa On-Page và áp dụng thêm kỹ thuật nâng cao để SEO hình ảnh.

SEO hình ảnh là gì?

SEO hình ảnh (Image SEO Optimization) là sử dụng các kỹ thuật để tối ưu SEO về nội dung, chất lượng, kích thước, và dung lượng hình ảnh… cũng như đưa các thông tin hình ảnh liên quan lên website. Hình ảnh SEO góp phần làm cho website thân thiện hơn với Googlebot và thu hút thiện cảm của người đọc với nội dung, hạn chế đi sự nhàm chán vì chỉ tiếp xúc với các con chữ.

Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO

Mục đích cốt lõi của việc tối ưu hình ảnh là:

  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Người dùng thấy hài lòng hơn khi thưởng thức nội dung bằng hình ảnh (cùng với những nội dung hữu ích khác) trên trang. Có thể nói, tối ưu trải nghiệm người dùng là mục tiêu quan trọng nhất.
  • Để Google nhìn thấy và hiểu nội dung của bạn hơn: điều đó giúp website sẽ có thứ hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP).
  • Để người dùng khi dùng Google Search Image (không tìm text), trang của bạn cũng có thứ hạng cao khi chỉ tìm kiếm bằng hình ảnh.

Chuẩn bị và tối ưu hình ảnh để sử dụng trong bài viết

Khi bạn đã tìm thấy hình ảnh phù hợp, việc cần làm trước tiên là tối ưu hóa tên file, định dạng, kích thước hình ảnh đó để sử dụng trên trang web của bạn. 

Chọn tên file ảnh phù hợp

SEO hình ảnh bắt đầu với tên file Ảnh. Bạn muốn Google biết nội dung của hình ảnh mà không cần nhìn vào nó, vậy hãy sử dụng cụm từ khóa chính của bạn trong tên tệp hình ảnh. 

Ví dụ: Nếu bạn đang viết một bài báo về Nhà hát lớn hà nội, thì tên tệp không nên là DSC4536.jpg. Tên tệp thích hợp sẽ là nha-hat-lon-ha-noi.jpg, đảm bảo chủ đề chính của bức ảnh (và bài viết của bạn) nằm ở đầu tên file Ảnh.

Chọn định dạng hình ảnh phù hợp

Đối với hình ảnh, không có lựa chọn định dạng nào đúng hay sai, chỉ có lựa chọn nào tối ưu cho loại ảnh mà bạn định sử dụng. Bởi vì mỗi loại có ưu điểm riêng, và kích thước file khác nhau phụ thuộc vào loại hình ảnh và cách bạn muốn sử dụng như thế nào. Cụ thể:

  • Sử dụng PNG nếu bạn muốn duy trì độ trong suốt của nền trong hình ảnh của mình.
  • Chọn JPEG cho ảnh hoặc hình minh họa lớn hơn sẽ cho bạn kết quả tốt về màu sắc và độ rõ nét với kích thước tệp tương đối nhỏ.
  • Sử dụng WebP thay vì JPEG và PNG sẽ tạo ra kết quả chất lượng cao với kích thước tệp nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Squoosh để chuyển đổi hình ảnh của mình thành WebP. Tuy nhiên, hiện chỉ có Chrome và Opera hỗ trợ loại ảnh này.
  • Sử dụng SVG cho biểu trưng và biểu tượng. Với sự trợ giúp của CSS hoặc JavaScript, bạn có thể quản lý hình ảnh ở định dạng SVG, chẳng hạn như thay đổi kích thước của chúng mà không làm giảm chất lượng.

Kích thước của hình ảnh SEO

Kích thước hình ảnh chuẩn SEO

Thời gian tải rất quan trọng đối với UX và SEO. Trang web càng nhanh, người dùng và công cụ tìm kiếm càng dễ dàng truy cập (và lập chỉ mục) trang. Hình ảnh có thể có tác động lớn đến thời gian tải, đặc biệt là khi bạn tải lên một hình ảnh lớn nhưng hiển thị nó thực sự nhỏ. 

Vì vậy, hãy thay đổi kích thước hình ảnh phù hợp với kích thước hiện thị thực tế trên các vùng của trang web.

Sửa kích thước ảnh bị hụt so với khung

Người dùng sẽ thấy ngay nếu ảnh bị hụt so với khung có sẵn. Dễ nhận ra hơn nếu nằm trong loạt ảnh cùng kích cỡ, ví dụ như ảnh đại diện của blog hay sản phẩm, mà có một vài ảnh bị “cọc cạch”.

Sửa tỉ lệ kích thước không hợp giữa ảnh và khung

Tỉ lệ về chiều dài và chiều rộng của file ảnh không khớp với tỉ lệ của khung ảnh thiết kế trên trang web. Khi đó, ảnh sẽ bị biến dạng: dãn ngang (bẹt), hoặc dãn dọc (móp).

Giảm kích thước tệp

Bước cuối cùng trước khi tải lên hình ảnh là giảm dung lượng của tệp – tệp càng nhẹ càng tốt. Việc giảm kích thước file ảnh sẽ giúp tăng tốc độ tải trang, nhờ đó cải thiện hiệu quả SEO về mặt kỹ thuật.

Để giảm dung lượng hình ảnh, hãy nén tệp hình ảnh. Bạn thực hiện loại bỏ tất cả các phần thừa không cần thiết khỏi tệp nhưng vẫn đảm bảo duy trì tối ưu hình ảnh chất lượng nhất. Một trong những cách phổ biến là dùng công cụ mà Google gợi ý là ImageOptim. Lưu ý khi dùng công cụ này thì sẽ tự động bỏ thông tin EXIF để giúp giảm kích thước file.

Thêm hình ảnh và tối ưu hóa On-Page

Hình ảnh của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, nhưng đừng chỉ ném nó vào bài viết của bạn ở bất cứ đâu. Như đã đề cập trước đó, việc thêm hình ảnh gần với nội dung văn bản có liên quan sẽ giúp ích rất nhiều.

Caption: Chú thích

Chú thích hình ảnh là văn bản đi kèm với hình ảnh trên trang, nằm phía dưới tấm ảnh để giải thích tóm tắt về nội dung bức ảnh đó. Tại sao chú thích lại quan trọng đối với SEO hình ảnh? Vì người dùng thường đọc Caption khi xem lướt nội dung bài viết. 

Vào năm 2012,  KissMetrics tuyên bố  rằng:

“Chú thích dưới hình ảnh được đọc nhiều hơn trung bình 300% so với bản thân nội dung, vì vậy, không sử dụng chúng hoặc sử dụng không đúng cách có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội thu hút một lượng lớn độc giả tiềm năng.”

Bạn có cần thêm chú thích cho mọi hình ảnh không? Không, vì đôi khi hình ảnh phục vụ các mục đích khác. Lưu ý rằng cần phải tránh tối ưu hóa quá mức. Bạn nên chỉ sử dụng chú thích nếu bạn thấy việc đó hữu ích cho người đọc, đừng làm chỉ để phục vụ SEO hình ảnh.

Nội dung thuộc tính Alt Text

Alt text (hoặc thẻ alt) là đoạn văn bản mô tả tóm tắt nội dung ảnh, đặt trong thẻ <img> với cú pháp alt=””. Thẻ Alt sẽ được hiển thị trên trang web trong trường hợp trình duyệt không tải được ảnh vì một lý do nào đó.

Bạn nên đảm bảo thêm văn bản Alt vào mọi hình ảnh đang sử dụng và văn bản Alt phải bao gồm cụm từ khóa SEO cho trang đó (nếu thích hợp). Quan trọng nhất là mô tả những gì trong hình ảnh để cả công cụ tìm kiếm và mọi người có thể hiểu được hình ảnh. Càng có nhiều thông tin liên quan xung quanh hình ảnh, các công cụ tìm kiếm càng coi hình ảnh này quan trọng.

Title của hình ảnh

Thuộc tính title=”” có tác dụng như dòng chỉ dẫn (tooltip) xuất hiện khi người dùng di chuột qua ảnh.

Thực tế thì thuộc tính này không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO, vì các công cụ tìm kiếm không đọc nó. Tuy vậy, dòng chỉ dẫn này khi xuất hiện hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, nên cũng gián tiếp đem lại lợi ích cho việc SEO website.

Thêm thêm dữ liệu có cấu trúc bao gồm hình ảnh

Việc thêm dữ liệu có cấu trúc (Structured Data) vào các trang của bạn có thể giúp các công cụ tìm kiếm hiển thị hình ảnh của bạn dưới dạng kết quả nhiều định dạng. Mặc dù Google cho biết dữ liệu có cấu trúc không giúp bạn xếp hạng tốt hơn, nhưng nó giúp đạt được danh sách rõ ràng hơn trong Tìm kiếm hình ảnh. 

Sắp xếp nội dung xung quanh hình ảnh

Đây là kỹ thuật liên quan đến bố cục nội dung web. Khi bạn đưa 1 tấm ảnh lên web, bạn cần sắp xếp nội dung văn bản một cách hợp lý quanh hình ảnh. Trong đoạn văn phía trên và phía dưới ảnh, trong thẻ tiêu đề gần đó, hay thậm chí trong nhan đề của bài viết, càng có sự liên quan đến ảnh thì việc sử dụng ảnh đó càng hiệu quả.

Điều này cũng có nghĩa là bạn cần sử dụng ảnh đúng chỗ, minh họa phù hợp cho mạch văn đang diễn ra. Người dùng đọc văn bản, kết hợp xem ảnh cùng chủ đề, sẽ thu thập được thông tin sâu hơn. Đó chính là trải nghiệm tốt mà việc làm SEO hướng tới.

Áp dụng thêm kỹ thuật nâng cao để SEO hình ảnh

Sử dụng Open Graph và Twitter Card

Có thể xem việc sử dụng Open Graph và Twitter Card là cách tối ưu hóa hình ảnh trên website trở nên thân thiện với những nền tảng mạng xã hội.

Open Graph là một cách tối ưu hình ảnh chuẩn SEO

Facebook sử dụng Open Graph để tích hợp đoạn trích của các website lên mạng xã hội này. Cụ thể, khi bạn chia sẻ lên Facebook một URL của website, sẽ thấy xuất hiện bản xem trước gồm ảnh đại diện, tiêu đề và mô tả tóm tắt, như hình dưới:

Bạn có thể áp dụng tương tự với mạng Twitter.

Sitemap hình ảnh

Sitemap giúp nội dung của bạn được index nhanh chóng và giúp trở nên chuyên sâu hơn khi được tìm thấy. Nếu bạn có nhiều hình ảnh trên website, một Sitemap hình ảnh có thể đảm bảo nhiều hình ảnh hơn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm hình ảnh.

Bạn có thể sử dụng tiện ích mở rộng hình ảnh của Google cho Sitemap để cung cấp cho Google thêm thông tin về hình ảnh có sẵn trên các trang của bạn. Thông tin Sitemap hình ảnh giúp Google khám phá những hình ảnh mà bạn có thể không tìm thấy. Ngoài ra, Sitemap cho phép bạn chỉ ra những hình ảnh trên trang web của mình mà bạn muốn Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.

Bên cạnh việc đóng góp vào SEO và trải nghiệm người dùng, hình ảnh cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi. Vì vậy, đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của SEO hình ảnh trên website của bạn!

Với chia sẻ về cách SEO hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao trên đây, Miko Tech hy vọng bạn ứng dụng để đưa bài viết của mình tiếp cận được nhiều người đọc hơn.



source https://mikotech.vn/huong-dan-seo-hinh-anh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...