Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Các thuật toán tìm kiếm của Google [Cốt lõi] cho SEOer Update 2021

Google tạo ra các thuật toán và cập nhật chúng thường xuyên để tạo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu bạn không hiểu rõ và nắm bắt kịp thời các cập nhật thuật toán của Google sẽ ảnh hưởng đến chất lượng SEO cũng như thứ hạng mà bạn đã gây dựng. Vì thế, Miko Tech đã tổng hợp các thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google ngay dưới bài viết dưới đây. Dù bạn là nhà quản trị web, SEOer hay Content Marketing cũng đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Thuật toán Google là gì?

Thuật toán được định nghĩa là là một dãy các quy tắc liên kết chặt chẽ, một phương thức, trình tự nhằm giải quyết một vấn đề trong một dãy số hữu hạn.

Thuật toán (giải thuật) thường được dùng để chỉ những phương thức giải quyết các vấn đề tin học. Trong ngôn ngữ lập trình, một thuật toán được thiết lập chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một thao tác cụ thể.

Thuật toán Google là gì?
Thuật toán Google là gì?

Cũng giống như các thuật toán thông thường khác, thuật toán tìm kiếm của Google là một dãy các quy tắc, phương thức, trình tự liên kết chặt chẽ giúp chọn lọc website, nội dung đạt giá trị.

Khi bạn ngẫu nhiên tìm kiếm một từ khóa, sẽ có hàng ngàn kết quả hiện ra, tuy nhiên làm thế nào để Google chọn lọc các kết quả đó, kết quả nào sẽ được xếp hạng đầu tiên, đó là công việc mà các thuật toán Google sẽ xử lý.

Thứ tự xuất hiện này chính là kết quả của các thuật toán Google sau khi đã phân tích, đánh giá.

Cập nhật thuật toán Google là gì?

Bản cập nhật thuật toán của Google là một sự thay đổi trong cách Google xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm. Cập nhật thực hiện theo định kỳ để khắc phục các lỗ hổng và xác định các kỹ thuật không theo Nguyên tắc quản trị trang web của Google.

Cập nhật chính xảy ra khoảng một lần một năm, những thay đổi nhỏ được thực hiện khoảng 500-600 lần một năm. Những thay đổi này có thể nhỏ và không được chú ý hoặc lớn và ảnh hưởng đến thứ hạng website chỉ sau một đêm. 

Các bản cập nhật thuật toán Google nhằm cải thiện các yếu tố:

  • Hiểu ngôn ngữ của con người
  • Hiểu mục đích tìm kiếm (Search Intent)
  • Cung cấp kết quả tìm kiếm với các tính năng bổ sung
  • Cung cấp kết quả được bản địa hóa
  • Cung cấp các đề xuất tìm kiếm tương tự
  • Đánh giá chất lượng của nội dung trên các trang web

Tại sao cần phải hiểu thuật toán Google

Kể từ năm 1998, Google đã trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu, một phần là do độ chính xác và các tính năng của kết quả tìm kiếm của nó.

Tại sao cần phải hiểu thuật toán Google?
Tại sao cần phải hiểu thuật toán Google?

Google có rất nhiều thuật toán khác nhau và được cập nhật rất nhiều lần trong mỗi năm để cung cấp những kết quả phù hợp nhất cho trải nghiệm tốt nhất đến người dùng.

Trong việc phát triển nội dung trang web, cần nắm được những nguyên tắc hoạt động cơ bản của công cụ tìm kiếm Google để việc vận hành website thuận lợi, không mắc phải những vi phạm Google tạo ra gây ảnh hưởng đến quá trình chạy website.

HIểu được nguyên tắc, phương thức hoạt động của thuật toán Google là chìa khóa quan trọng mà mỗi nhà quản trị hay SEOer đều cần phải chú trọng.

Thuật toán Google trong tìm kiếm

Các thuật toán Google tìm kiếm là những thuật toán cơ bản được thiết kế hỗ trợ việc tìm kiếm của người dùng. Thuật toán này điều chỉnh kết quả cho mỗi từ khóa tìm kiếm khác nhau.

Dù chỉ là thay đổi nhỏ như lỗi đánh máy, hay cách sắp xếp trật tự từ, các thuật toán này cũng đưa người dùng đến những kết quả khác nhau.

Thuật toán Google đối với SEO

Thay vì bỏ tiền chạy quảng cáo, khi bạn hiểu được các thuật toán của Google bạn có thể vận dụng vào SEO nội dung website để mang đến những thông tin và trải nghiệm thực sự hiệu quả cho website của bạn.

Trước đây, Google thường “ưu ái” Top đầu cho những bài viết có nhiều Keyword, vì vậy SEO mũ đen đã lạm dụng điều này. Tuy nhiên, với các thuật toán ngày càng phát triển Google điều này đã không còn đúng nữa.

Google ngày càng trở nên thông minh nên đừng cố gắng đánh lừa, ngay khi bị phát hiện bạn chắc chắn không tránh khỏi các hình phạt.

Thay vào đó hãy cố gắng xây dựng và cải tiến trang web của mình thật chất lượng để khiến người xem thật sự yêu thích và lựa chọn website của bạn. Khi đó, dù có sự xuất hiện của đối thủ mới hay những cập nhật thuật toán Google cũng sẽ không làm thứ hạng của bạn lung lay được.

10 thuật toán tìm kiếm của Google cho SEOer update 2021

1. Thuật toán Google Panda cốt lõi

Thời điểm ra mắt: Ngày 24 tháng 2 năm 2011

Mức độ cập nhật: Hàng tháng

Mục đích: Gia tăng thứ hạng tìm kiếm với các website chất lượng, giảm xếp hạng của các trang web nội dung chất lượng thấp, mỏng và spam.

Thuật toán Google Panda
Thuật toán Google Panda

Cập nhật thuật toán Google Panda áp đặt hình phạt đối với các trang web có nội dung chất lượng thấp, spam hoặc mỏng. Hơn nữa, các trang web với Keyword Stuffing (nhồi nhét từ khóa) khiến trải nghiệm người dùng kém và đạo văn cũng sẽ bị trừng phạt.

Thuật toán Panda sẽ trừng phạt một số yếu tố nội dung sau:

  • Nội dung sơ sài: Các trang web với nội dung không phù hợp, thiếu xác đáng, ít thông tin, ít nguồn.
  • Nội dung sao chép (đạo văn): Các nội dung bị sao chép trên Internet nhiều hơn một lần, hoặc bị lặp lại trên website của bạn quá nhiều lần (ví dụ như trang web bán hàng chứa các trang có mô tả các sản phẩm giống nhau, chỉ khác biệt về giá cả).
  • Nội dung chất lượng kém: Các website có nội dung không giá trị cho người dùng bởi thông tin không sâu.
  • Trang web thiếu uy tín, thẩm quyền: Một số trang web bị đánh dấu do nguồn thông tin không rõ ràng.
  • Content farming: Trang web chứa nhiều nội dung tổng hợp, sao chép từ nhiều website khác chỉ với mục đích tăng thứ hạng trang.
  • Nội dung tự tạo chất lượng thấp: Các nội dung mắc lỗi chính tả, quá ngắn.
  • Tỷ lệ nội dung quảng cáo lớn: Các trang web được tạo nên nhằm chạy quảng cáo với tỷ lệ nội dung quảng cáo lớn hơn nội dung thường.
  • Website bị chặn bởi người dùng: Một số trang bị chặn trực tiếp bởi người dùng trên công cụ tìm kiếm bằng công cụ Chrome browser extension cho thấy trang có nội dung kém, spam.
  • Nội dung không khớp với từ khóa tìm kiếm: Nội dung không phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
  • Nội dung tràn ngập từ khóa: Nội dung nhồi nhét từ khoá nhằm tăng thứ hạng.
  • Nội dung spam: Nội dung được tạo bởi người dùng như bình luận,…

Cách để tránh hình phạt từ Panda

  • Kiểm tra định kỳ các trang web đảm bảo nội dung có tính duy nhất.
  • Kiểm tra và xử lý trùng lặp nội dung, Title hay thẻ H1 (nếu có).
  • Tránh nhồi nhét từ khoá.
  • Đảm bảo độ dài và chất lượng nội dung.

2. Thuật toán Google HummingBird (Thuật toán chim ruồi)

Thời điểm ra mắt: Ngày 30 tháng 8 năm 2013 

Thời điểm cập nhật: Tháng 10 năm 2019

Mục đích: Google HummingBird được ra mắt để xử lý từ khóa đuôi dài dựa trên ý định của người dùng, mang đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm chính xác và nhanh chóng.

Cụ thể thuật toán này có khả năng phân tích ngữ nghĩa của từ khóa, thời gian, vị trí, bối cảnh người dùng khi họ thực hiện truy vấn thay vì chỉ mang đến kết quả tìm kiếm theo từ khoá riêng lẻ.

Thuật toán Google HummingBird
Thuật toán Google HummingBird

Phương pháp nâng cao thứ hạng đối với thuật toán Google HummingBird

  • Xây dựng nội dung chuẩn SEO trên website hướng đến đối tượng khách hàng rõ ràng.
  • Đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ.
  • Đảm bảo nội dung triển khai trên website đa dạng ngữ nghĩa từ khóa trên website vì Hummingbird còn chú ý đến các từ khóa phụ, từ khóa bổ nghĩa và từ khóa ngữ nghĩa chứ không chỉ dựa trên mật độ từ khoá chính.
  • Xây dựng website thân thiện, đảm bảo chất lượng nội dung, tối ưu hình ảnh chuẩn SEO và nội dung trên từng trang.
  • Từ khoá sử dụng trong các bài viết cần dễ hiểu, thân thiện với người dùng.
  • Cấu trúc web cũng cần được trình bày rõ ràng, liên kết Backlink thân thiện.

3. Thuật toán Google Possum

Thời điểm ra mắt: ngày 1 tháng 9 năm 2016 

Mục đích: Để cung cấp kết quả tìm kiếm địa phương tốt hơn, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng 

Thuật toán Google Possum
Thuật toán Google Possum

Google Possum đã giới thiệu nhiều thay đổi khác nhau liên quan đến SEO địa phương.

  1. Vị trí thực tế của Người tìm kiếm: Doanh nghiệp gần khoảng cách của người tìm kiếm có nhiều khả năng xuất hiện trong SERPs.
  2. Các doanh nghiệp được đặt tại vùng ngoại ô của một thành phố cụ thể, bây giờ xuất hiện trong kết quả thành phố mục tiêu và những doanh nghiệp có nhiều Danh sách Google My Business có cùng NAP đã được xếp hạng. 

Làm thế nào để tối ưu địa chỉ trang web của bạn sao cho thân thiện với Possum?

  • Tạo địa chỉ doanh nghiệp rõ ràng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp, thương hiệu của bạn uy tín hơn trong mắt người dùng. Đồng thời, điều này cũng giúp đảm bảo thứ hạng cho web trên tìm kiếm địa chỉ doanh nghiệp.
  • Sử dụng từ khóa khéo léo: Khi quét qua trang web của bạn, Google sẽ hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động để có đánh giá chính xác hơn về việc sắp xếp thứ hạng khi người dùng truy vấn.

4. Thuật toán Google Pirate

Thời điểm ra mắt: Tháng 8 năm 2012 

Thời điểm cập nhật: Tháng 10 năm 2014 

Mục đích: Để giảm xếp hạng những trang web thường xuyên nhận được khiếu nại về việc tải lên nội dung lậu (có bản quyền như: ăn cắp nội dung, bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Thuật toán Google Pirate
Thuật toán Google Pirate

Các trang web bị ảnh hưởng:

  • Nó đã phạt những trang web nhận được báo cáo Vi phạm bản quyền trong tác vụ thủ công của Google Search Console
  • Phần lớn các trang web bị ảnh hưởng là nội dung vi phạm bản quyền (âm nhạc, phim, v.v.).

Cách vượt qua thuật toán Google Pirate

  • Nếu quyền sở hữu trí tuệ của bạn bị vi phạm, hãy gửi yêu cầu gỡ xuống DMCA đối với trang web. 

5. Thuật toán Mobile Friendly

Thời điểm ra mắt: Ngày 21 tháng 4 năm 2015

Mức độ cập nhật: liên tục hàng năm

Mục đích: Để đánh giá mức độ thân thiện của các trang web có trên công cụ tìm kiếm này với thiết bị di động của bạn.

Mobile Friendly sẽ đánh giá và xếp hạng các web dựa trên các mức độ tối ưu hóa và tương thích của website của bạn với thiết bị di động khách hàng.Và Google đã đưa nó trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến thứ hạng của từ khóa.

Cập nhật thuật toán Mobile Friendly có ảnh hưởng tới website không?

Tạm thời, việc cập nhật Mobile Friendly không có bất kỳ thay đổi gì tới vị trí website của bạn.

Tuy nhiên vì thói quen sử dụng điện thoại ngày càng phổ biến, tương lai thuật toán này chắc chắn sẽ được Google chú trọng tới và các kết quả xếp hạng cũng vì thế mà sẽ có sự thay đổi.

Mẹo kiểm tra website có thân thiện với mobile không

Cách thủ công: Tự đặt mình vào vị trí của người dùng để trải nghiệm trên thiết bị di động. Nếu xuất hiện lỗi như load chậm, hình ảnh không rõ nét, font chữ lỗi,… bạn cần kiểm tra và nâng cấp chúng ngay lập tức.

Sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ: có rất nhiều công cụ có khả năng hỗ trợ phân tích độ thân thiện website trên thiết bị di động cho bạn. Trong đó, Google mobile friendly test là công cụ phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo.

6. Thuật toán Google RankBrain

Thời điểm ra mắt: Ngày 26 tháng 10 năm 2015

Mục đích: Dựa trên trí tuệ nhân tạo Machine Learning giúp cải thiện kết quả tốt nhất với từ khoá truy vấn dựa trên ý định người dùng.

Thuật toán Google RankBrain
Thuật toán Google RankBrain

Những website nào cần chú ý đến thuật toán này

  • Nội dung thiếu tính liên quan, chất lượng thấp
  • Trải nghiệm người dùng kém

Cách giữ vững thứ hạng qua các lần cập nhật thuật toán Google RankBrain

  • Với những từ khóa liên quan đến tra cứu kiến thức, nội dung cần phải sâu, có nguồn chính xác, uy tín.
  • Với những từ khóa có tính tức thời như: thiên tai, dịch bệnh,… cần cập nhật liên tục, mới và xác thực.
  • Xây dựng uy tín một cách tự nhiên, chú trọng vào đào sâu chủ đề chính bao phủ toàn bộ web nhằm tối ưu thông tin người dùng tìm kiếm từ khóa đó.
  • Sử dụng đa dạng từ khóa cho nội dung thay vì SEO truyền thống sử dụng lặp lại một từ khóa nhất định với nhiều biến thể tương đồng.

7. Thuật toán Google Pigeon (Thuật toán chim bồ câu)

Pigeon là một thuật toán của Google được thiết kế giúp đưa ra các tham số xếp hạng dựa trên khoảng cách và vị trí. 

Thời điểm ra mắt: Ngày 24 tháng 7 năm 2014 

Mức độ cập nhật: Ngày 22 tháng 12 năm 2014 

Mục đích: Google Pigeon Update cung cấp kết quả chính xác, phù hợp hơn dựa trên vị trí của người dùng và các yếu tố địa lý khác.

Thuật toán chim bồ câu
Thuật toán chim bồ câu

Google Pigeon sẽ tập trung vị trí địa lý của người dùng, và truy vấn mà họ yêu cầu để sàng lọc sau đó trả về kết quả tương ứng theo yêu cầu.

SEO địa phương này trở nên nổi bật và Google Doanh nghiệp trở thành một thành phần thiết yếu cho thấy các thực thể trên bản đồ dựa trên ba yếu tố:

  • Sự liên quan
  • Khoảng cách tìm kiếm
  • Độ nổi tiếng (Prominence)

Cụ thể là khi người dùng gõ yêu cầu vào công cụ tìm kiếm Google, ngay lập tức từ khóa sẽ được đưa tới một thư viện chứa các dữ liệu liên quan và được chim bồ câu xử lý.

Với những website web chứa thông tin liên quan đến từ khóa tìm kiếm đó sẽ được chim bồ câu dùng mỏ để đánh dấu lại. Với mỗi dấu mỏ website sẽ được tăng thêm một Pigeon Rank. Đồng thời, thứ hạng cũng sẽ được tăng dần trên kết quả tìm kiếm SERPs.

Một số cập nhật của thuật toán Pigeon:

  • Kết nối sâu hơn thuật toán tìm kiếm địa phương với thuật toán website truyền thông nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm và hiển thị, giúp doanh nghiệp địa phương tối ưu trang web, xây dựng giao diện hiển thị rõ ràng nhằm cạnh tranh xếp hạng.
  • Phạm vi, bán kính tìm kiếm được thu hẹp, ưu tiên những địa điểm kinh doanh gần nhất. Bản đồ định vị thu hẹp khiến không ít doanh nghiệp bị đẩy ra ngoài vùng gợi ý.
  • Từ hiển thị 7 kết quả tìm kiếm, hiện tại Google chỉ cho hiển thị 3 kết quả địa điểm.

Một số loại trang web không đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ bị ảnh hưởng:

  • Những website tối ưu hóa nội dung kém.
  • Website thiết lập Google My Business không đúng cách.
  • Các trang web thiếu trích dẫn trong thư mục địa phương, thông tin liên hệ của doanh nghiệp không rõ ràng.

Tránh ảnh hưởng của thuật toán Pigeon bằng cách nào?

  • Thiết lập tên, địa chỉ, điện thoại giúp tăng tính nhất quán và tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ địa phương khác.

8. Thuật toán Google Penguin (Thuật toán chim cánh cụt)

Thời điểm phát hành: Ngày 24 tháng 4 năm 2012

Mức độ cập nhật: Theo thời gian thực

Mục đích: Hạ xếp hạng các trang web chứa hồ sơ có liên kết spam và các trang web thao túng trọng lượng liên kết. Google Penguin xử lý chất lượng liên kết và xử phạt những trang web mua backlink từ các trang của bên thứ ba. Ngoài ra, các trang web không theo hướng dẫn của Google Webmaster phải đối mặt với các hình phạt. 

Thuật toán Google Penguin
Thuật toán Google Penguin

Các site sẽ bị thuật toán Google Penguin trừng phạt:

  1. Link schemes: tham gia mạng liên kết nhằm thao túng xếp hạng:
    • Thao túng, trao đổi liên kết quá mức
    • Mua bán backlink từ những website kém uy tín, tạo nên sự phổ biến “ảo” 
    • Sử dụng tool để tạo backlink ảo cho website
  2. Lạm dụng từ khoá: Sử dụng số lượng lớn từ khóa hay lặp đi lặp lại từ khoá nhằm thao túng xếp hạng tìm kiếm sẽ có thể bị Penguin để ý.
  3. Tối ưu quá đà: Tối ưu quá nhiều về Anchor Text
  4. Liên kết không tự nhiên: Các đường link dẫn thiếu tự nhiên, có nội dung không khớp với mô tả đường dẫn từ bên thứ ba có thể bị Penguin đánh dấu spam.

Mẹo tránh các trừng phạt từ Google Penguin:

  • Backlink có vai trò rất quan trọng trong SEO, vì vậy bạn cần theo dõi những thay đổi trong hồ sơ backlinks, định kỳ ít nhất 1 lần/tuần.
  • Loại bỏ và từ chối các liên kết độc hại
  • Google cung cấp công cụ từ chối liên kết Google Disavow Links bạn có thể xóa bất kỳ liên kết nào gây hại cho trang web của mình như backlink độc hại, đến từ đối thủ,…

9. Thuật toán Google Mobile

Thời điểm ra mắt: Ngày 24 tháng 5 năm 2015

Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu của lượng lớn người dùng di động tra cứu từ khoá.

Thuật toán Google Mobile
Thuật toán Google Mobile

Bên cạnh chất lượng nội dung, tốc độ tải trang trên thiết bị di động cũng đóng vai trò lớn trong xếp hạng. Các nhà quản trị cần xây dựng web tối ưu, tích hợp đa thiết bị, đặc biệt chạy tốt trên các nền tảng di động.

10. Thuật toán Google Fred

Thời điểm phát hành: Ngày 08 tháng 3 năm 2017

Mục đích: Thuật toán Google Fred được thiết kế nhắm đến chiến thuật SEO Blackhat. Mục đích lọc các trang chất lượng thấp khỏi kết quả tìm kiếm có mục tiêu chính để kiếm lợi từ quảng cáo và liên kết đến các trang web khác .

Thuật toán Google Fred
Thuật toán Google Fred

Các trang website dưới đây sẽ bị thuật toán này “sờ gáy”

  • Hiển thị quảng cáo sai lệch hoặc lừa đảo
  • Hiển thị quảng cáo có khả năng đánh lừa người dùng click chuột
  • Bao phủ bởi những link dẫn, quảng cáo, nội dung kém chất lượng
  • Gặp vấn đề về trải nghiệm người dùng
  • Tích hợp di động kém
  • Nội dung trang sơ sài
  • Lạm dụng quảng cáo
  • Các trang web với rất nhiều liên kết ngoài.

Làm thế nào để có thể an toàn với Fred?

  • Sử dụng các quảng cáo trên trang web hợp lý, tránh gây trải nghiệm không tốt với người dùng;
  • Viết nội dung có liên quan, hữu ích thay vì các văn bản SEO máy móc.

Cách nhận biết mức độ và khắc phục ảnh hưởng của Google Update

Cách kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Google Update

Mỗi lần Google update thuật toán của họ, các trang web bị tác động có thể là tích cực hoặc tiêu cực, để kiểm tra xem trang của bạn bị ảnh hưởng như thế nào sau mỗi lần Update bạn có thể sử dụng các công cụ như GA, GSC và kiểm tra, phân tích và đánh giá 3 khía cạnh Traffic, Ranking, Impression xem có biến động tăng giảm thế nào?

  1. Phân tích 3 khía cạnh cần kiểm tra sau mỗi lần Google Update
    • Traffic Organic
    • Ranking
    • Impression
  2. Công cụ kiểm tra

Làm thế nào để không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Google update

Phương pháp tiếp cận SEO mũ trắng hướng tới phục vụ tốt nhất đối tượng người dùng mục tiêu của mình, đọc kỹ và làm theo những hướng dẫn về nguyên tắc chất lượng của Google thì bạn có thể yên tâm mỗi lần Google Update.

Cách giữ thứ hạng sau các bản Update thuật toán từ Google
Cách giữ thứ hạng sau các bản Update thuật toán từ Google

Tuy nhiên bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi thuật toán có thể do vô tình hoặc bị đối thủ chơi xấu bằng các hình thức SEO tiêu cực. Vì vậy, bạn cũng cần nắm những thủ thuật xấu đó để xử lý và tránh bị một hình phạt ngoài mong muốn.

Vì vậy, để an tâm mỗi lần Google update bạn nên:

  • Tạo Content hướng tới người dùng, hiểu được ý định tìm kiếm và cung cấp câu trả lời, giải pháp làm thỏa mãn mục đích tìm kiếm của họ
  • Tối ưu những phương pháp SEO mũ trắng hiệu quả
  • Tìm hiểu rõ các nguyên tắc chất lượng của Google để không bị ảnh hưởng trong tương lai.

Hiểu rõ và nắm bắt nhanh chóng cách thức hoạt động của các thuật toán để tránh các tác động tiêu cực sau mỗi lần cập nhật thuật toán của Google. 10 thuật toán Google cốt lõi cùng các mẹo để khắc phục thứ hạng tìm kiếm mỗi lần Google cập nhật mà Miko Tech đã tổng hợp sẽ giúp những nỗ lựa SEO của bạn không trở nên “công cốc”. Hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ, vì thế hãy thường xuyên kiểm tra và cập nhật website của bạn để chúng trở nên thật hữu ích với người xem và đảm bảo không vi phạm bất kỳ nguyên tắc chất lượng nào từ Google.



source https://mikotech.vn/thuat-toan-tim-kiem-google/

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức

Bạn đang hoạt động website cho doanh nghiệp nhưng không biết Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hay SSL hoạt động ra sao? Có những loại chứng chỉ SSL nào? Đừng lo lắng! Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được Miko Tech giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức
Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL Certificate

Khái niệm chứng chỉ SSL

Nếu bạn đang hoạt động website bán hàng nhưng vẫn chưa biết giao thức SSL là gì thì bạn đã mắc phải một thiếu sót lớn. Về cơ bản, khái niệm SSL và TLS là gì có sự trùng lặp do SSL là tiền thân trước khi TLS ra đời.

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer (sau này được gọi là TLS – Transport Layer Security) được hiểu là một giao thức giúp truyền đạt thông tin bảo mật một cách an toàn qua mạng internet. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt.

SSL là gì?
SSL là gì?

Chứng thư số SSL hay SSL certificate là gì? Trên thực tế, đây chỉ là tên gọi khác của chứng chỉ SSL. Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL này được sử dụng bởi hàng triệu công ty trực tuyến và cá nhân để bảo đảm việc mua bán bằng thẻ, chuyển dữ liệu và đăng nhập.

Gần đây, chứng chỉ SSL đã trở thành tiêu chuẩn khi bảo đảm việc duyệt các trang truyền thông xã hội.

Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?

Một trong những điều đầu tiên cần biết để sở hữu một chứng chỉ SSL và đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chứng chỉ bảo mật SSL thì bạn cần làm quen với thuật ngữ CSR SSL là gì?

CSR SSL là gì?
CSR SSL là gì?

Certificate Signing Request (CSR) là được coi bước đầu tiên trong vòng đời của chứng chỉ SSL.

CSR là một tệp chứa thông tin về Tổ chức phát hành chứng chỉ cần có để tạo chứng chỉ SSL cho bạn. Sau khi có được mã yêu cầu xác thực CSR SSL này bạn đã cơ bản sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình.

Sau khi đã sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình, bạn có thể tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của chứng chỉ SSL này là gì?

Chứng chỉ bảo mật của trang web SSL đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL cho phép tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính riêng tư, tách rời.

Khi trình duyệt cố gắng truy cập một website được bảo mật bởi chứng chỉ SSL, cả trình duyệt và máy chủ web tạo lập một kết nối SSL bằng phương pháp gọi là “SSL Handshake”.

SSL hoạt động như thế nào?
SSL hoạt động như thế nào?

Quá trình kết nối SSL là gì? Kết nối SSL được hiểu là quá trình mã hoá và giải mã với khóa công khai và riêng tư cần nhiều sức mạnh xử lí hơn, chúng chỉ được sử dụng thông qua SSL Handshake

SSL HandShake bao gồm một loạt các bước mà cả hai bên gồm máy khách và máy chủ, xác nhận lẫn nhau và bắt đầu giao tiếp thông qua đường hầm SSL an toàn. 

Sau khi kết nối an toàn được thiết lập, khóa theo phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.

Các thuật ngữ liên quan

Sau khi hiểu được khái niệm và nguyên lý hoạt động của SSL, bạn cần nắm thêm một số thuật ngữ liên quan khi bắt đầu tìm hiểu về các chứng chỉ SSL.

OpenSSL là gì?

Open SSL là một thư viện phần mềm cho các ứng dụng bảo mật truyền thông qua mạng máy tính chống nghe trộm hoặc cần phải xác định phe truyền thông ở bên đầu kia. Nó được sử dụng rộng rãi trong các máy chủ web internet, phục vụ phần lớn tất cả các trang web.

Open SSL
Open SSL

OpenSSL bao gồm phần mềm nguồn mở cho việc triển khai các giao thức mạng và mã hóa khác nhau như SSL và TLS. Thư viện gốc được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, có sẵn những phần mềm cho phép sử dụng thư viện OpenSSL trong nhiều ngôn ngữ, cung cấp các chức năng mật mã tổng quát để mã hóa và giải mã.

OpenSSL cũng được sử dụng từ dòng lệnh để yêu cầu, tạo và quản lý các chứng thực số.

SSL VPN là gì?

SSL VPN là một chứng chỉ SSL còn được gọi là giải pháp “clientless” chỉ một dòng sản phẩm VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. Cũng cần nói rõ là bản thân giao thức SSL không mới nhưng tích hợp giao thức SSL với công nghệ VPN lại là một mô hình mới.

VPN SSL
VPN SSL

Sử dụng SSL VPN để kết nối giữa người dùng từ xa vào tài nguyên mạng công ty. Thay vì cho phép khách hàng truy xuất vào toàn bộ mạng hoặc một mạng con (subnet) như với IPsec, VPN SSL hạn chế các VPN Clients chỉ cho phép họ truy xuất tới một số ứng dụng cụ thể.

Các thuật ngữ liên quan khác về SSL

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác cần biết như:

  • CA: Certificate Authority – Nhà cung cấp chứng thực số
  • DV: Domain Validation – Chứng chỉ xác thực tên miền
  • OV: Organization Validation – Chứng chỉ xác thực tổ chức
  • EV: Extended Validation – Chứng chỉ xác thực mở rộng

Lỗi SSL là gì?

Thỉnh thoảng, khi truy cập Internet bằng Chrome hoặc Firefox, bạn phát hiện trình duyệt báo lỗi SSL không kết nối được Internet. Vậy lỗi SSL là lỗi gì? Hay lỗi kết nối SSL là gì và chúng có liên quan đến nhau hay không?

Lỗi SSL này xảy ra khi mà bạn kết nối với một trang web đã được kích hoạt SSL và trình duyệt của bạn khi đó không thể tạo kết nối an toàn với máy chủ của trang web.

Lỗi SSL thường gặp
Lỗi SSL thường gặp

Một số lỗi SSL thường gặp

Các lỗi chứng chỉ bảo mật Google Chrome hay gặp như:

  • This connection is Untrusted: Kết nối này không đáng tin
  • SSL Connection Error và SSL Protocol Error: Lỗi kết nối SSL và lỗi giao thức SSL
  • Your connection is not private: Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư
  • Your connection is not secure: Kết nối của bạn không an toàn
  • The server’s certificate security is not yet valid: Bảo mật chứng chỉ của máy chủ chưa hợp lệ
  • The sites security certificate is not trusted: Chứng chỉ an toàn của trang web không đáng tin cậy
  • Server’s certificate is not trusted: Chứng chỉ của máy chủ không đáng tin cậy
  • This is probably not the site you are looking for: Đây có thể không phải là trang web bạn đang tìm kiếm

Phân loại các chứng chỉ SSL

Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL được phân loại dựa trên: mức độ xác thực, số lượng tên miền.

Các loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực

Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực
Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực

Domain Validation

Đối với loại chứng chỉ SSL DV (Domain Validation) bạn cần phải xác nhận quyền sở hữu tên miền đó là của mình, cách xác nhận được thực hiện bằng email hoặc qua hồ sơ DNS.

Domain Validation là loại chứng nhận SSL được cấp khá nhanh chỉ trong vài phút hoặc 1 vài giờ. Và nó thích hợp với các cá nhân không thuộc tổ chức và không quan tâm mấy đến vấn đề bảo mật.
Domain Validation là loại chứng chỉ SSL rẻ nhất và thích hợp với các trang blog cá nhân.

Organization Validation

Organization Validation cũng là một loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực.

Organization Validation SSL sẽ được cấp trong vòng 2 đến 3 ngày làm việc. OV SSL thích hợp cho các cổng thông tin thương mại điện tử.

Sự khác biệt lớn nhất giữa DV và OV là việc xác thực công ty được thực hiện bởi các nhà cung cấp chứng chỉ. SSL OV không lớn như EV nhưng có khả năng tốt hơn DV.

Extended Validation

Extended Validation là loại chứng chỉ được đánh giá cao cho các trang web với hoạt động giao dịch trực tuyến.

Chứng chỉ EV SSL
Chứng chỉ EV SSL

Khác với 2 chứng chỉ trên (OV và DV), thì chứng chỉ SSL EV (Extended Validation) đòi hỏi một quy trình xác thực nghiêm ngặt. Và mất khoảng 7-10 ngày để kích hoạt.

Extended Validation là loại chứng chỉ SSL hiển thị các tổ chức mà chứng chỉ được cấp cho trong trình duyệt. Thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính và thương mại điện tử

Chứng chỉ EV sẽ cung cấp trên thanh địa chỉ HTTPS màu xanh lá cây khá uy tín.

Các chứng chỉ SSL dựa trên số lượng tên miền

 Wildcard SSL và Multi-domain SSL
Wildcard SSL và Multi-domain SSL

Chứng chỉ Wildcard SSL là gì?

Wildcard SSL là một chứng chỉ SSL có thể dùng cho tên miền chính và các tên miền phụ.

Đối với chứng chỉ này sẽ không giới hạn các sub-domain( các tên miền phụ) nhưng chỉ dùng cho một tên miền duy nhất.

Chứng Chỉ SSL Multi-domain

Một chứng Chỉ SSL Multi-domain hỗ trợ tất cả các loại tên miền và subdomain khác nhau.

SSL Multi domain được đề xuất cho những người có nhiều tên miền và subdomain.

Cách lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp

Hiện nay có rất nhiều CA (Nhà cung cấp chứng thực số) cung cấp với nhiều loại chứng chỉ khác nhau. Có nên sử dụng các loại chứng chỉ SSL miễn phí hay không? Việc lựa chọn chứng chỉ SSL này cần phải phù hợp với từng yêu cầu riêng của từng website khác nhau.

Hiện nay, chứng chỉ bảo mật SSL là bắt buộc phải có đối với website vì một số công cụ đã bắt đầu chặn các trang web không có chứng chỉ bảo mật SSl.

Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp nhất cho trang web của mình bằng việc trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Website của bạn phục vụ mục đích doanh nghiệp hay cá nhân?

Nếu website của bạn chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ. Bạn có thể tham khảo sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ có thể kể đến như Sectigo PositiveSSL DV. Vậy ưu điểm của chứng chỉ Sectigo Positive SSL là gì?

Positive SSL là một chứng chỉ SSL có giá trị miền rất hợp lý, chi phí thấp đi kèm với con dấu của trang Comodo, bảo hành $ 10.000 và giấy phép máy chủ không giới hạn, tất cả đều khá chuẩn.

Lưu ý: Với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.

Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL
Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL

Nếu bạn có một website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV).

Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhân của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.

2. Bạn đang sử dụng loại Web Hosting nào?

Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?
Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?

Tât nhiên, phần lớn chứng chỉ bảo mật SSL sẽ làm việc trên các web hosting, vps hay máy chủ, song có một số yếu tố riêng (như các nền tảng khác nhau) cần bạn lưu ý:

  • Máy chủ sử dụng Microsoft Exchange thông thường sẽ yêu cầu cài đặt Multiple Domain (UCC) SSL để hỗ trợ nhiều tên miền trên hệ thống.
  • Phần lớn các SSL dạng Standart hoặc Premium sẽ chỉ nên chạy với Web Hosting thông thường.
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng

Nếu bạn ở cấp độ VPS/Server, hãy lưu ý sử dụng chứng chỉ bảo mật Web Server như Thawte Web Server SAN SSL hay Comodo Multi-Domain SSL Certificate (MDC) để cài đặt 1 SSL chung cho tất cả tên miền sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.

3. Bao nhiêu tên miền hay sub-domain bạn muốn sử dụng?

Bạn hãy tính toán số lượng tên miền riêng lẻ hay sub-domain sẽ sử dụng trong hiện tại và tương lai, vì điều ấy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Về cơ bản thì hiện có 2 loại chứng chỉ bảo mật SSL để bạn đặt mua:

  • Các chứng chỉ bảo mật dạng Wildcard hỗ trợ thêm không giới hạn sub-domain (tên miền dạng shop.domain.com).
  • Các chứng chỉ bảo mật dạng UCC có thể hỗ trợ cả sub-domain, tên miền khác (dạng shop.com và bất kỳ tên miền khác trên cùng máy chủ).

Tuy nhiên, từ tên miền thứ 2 trở đi, UCC SSL vẫn hiển thị thông tin SSL của tên miền đầu tiên được đăng ký, bởi vậy bạn chỉ có thể sử dụng SSL loại này cho các website cùng một chủ đề hay cùng một lĩnh vực kinh doanh mà thôi.

Lợi ích của chứng chỉ SSL

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết được tầm quan trọng của chứng chỉ bảo mật SSL. Thậm chí, một số website vẫn chưa hiểu chứng chỉ SSL dùng để làm gì?

Đây sẽ là một thiếu sót lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí có thể gây mất mát, tổn thất dữ liệu, tiền bạc của bạn và cả khách hàng. Sau đây là một số lợi ích của chứng chỉ SSL mà Miko Tech gợi ý cho bạn:

1. Hạn chế bị hacker tấn công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ngoài việc ra đời của rất nhiều các trang web kinh doanh, buôn bán mang đến tiện lợi cho mọi người.

Không thể không để đến các website lừa đảo, giả mạo uy tín để tranh thủ chuộc lợi bất chính. Với mức độ tinh vi ngày càng cao, bạn chắc chắn không thể nào phân biệt được chúng bằng những kỹ thuật trực quan bình thường.

SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công
SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công

Lúc này, chứng chỉ SSL trên website trở thành kim chỉ nam cho khách hàng nhận biết được sự giả mạo. Cũng vì thế mà giúp họ tránh trở thành “con mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo.

Ngoài ra, chứng chỉ SSL còn giúp bảo vệ website của doanh nghiệp khỏi bởi việc nghe trộm của các hacker hay các cuộc tấn công man-in-the-middle.

Man-in-the-middle là một thuật ngữ chung để chỉ những cuộc tấn công mà hacker sẽ đứng ở giữa người dùng và ứng dụng trong quá trình giao tiếp, nhằm nghe trộm hoặc mạo danh một trong các bên

2. Cải thiện xếp hạng website và nâng cao giá trị thương hiệu.

Cho đến thời điểm hiện tại, Google đã chính thức cập nhật thuật toán thêm giao thức HTTPs trở thành một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp hạng website. Vậy thì lợi ích đối với thương hiệu của chứng thực SSL là gì?

Nếu website của bạn phải được cài đặt chứng chỉ SSL. Khi đó, website của bạn sẽ thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm so với các trang không được cài đặt chứng chỉ SSL.

SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn
SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn

Không những thế, giá trị thương hiệu của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh. Thay vì phải lo lắng hay đắn đo cho mức độ tin cậy an toàn.

Giờ đây, đối tác hay khách hàng sẽ tự tin hơn và hợp tác hiệu quả hơn với doanh nghiệp của bạn.

3. Chứng nhận cho sự an toàn của các website kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, nhận thức người dùng ngày một cao. Là một người tiêu dùng thông minh, họ chắc chắn sẽ hiểu được vai trò đối với website của chứng nhận ssl là gì? Khách hàng sẽ chẳng bao giờ học cung cấp mật mã thẻ tín dụng ngân hàng hay số điện thoại trên một website không đảm bảo độ bảo mật.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu bảo mật của khách hàng bằng cách sở hữu chứng chỉ SSL cho website của mình.

Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL
Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL

Thậm chí, yêu cầu cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL gần như trở thành một tiêu chuẩn an ninh bắt buộc đối với các trang kinh doanh trực tuyến. Bản thân khách hàng khi giao dịch với một web có giao thức bảo mật https cũng khiến họ vững tin và an tâm hơn khi mua sắm.

4. Xây dựng uy tín doanh nghiệp với nhiều cấp độ chứng thực khác nhau

Một trong những câu trả lời được nói nhiều nhất cho câu hỏi lợi ích của chứng chỉ số SSL là gì chắc chắn là xây dựng sự uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng thời đại công nghệ cũng ngày càng có ý thức hơn về an toàn và bảo mật khi giao dịch trực tuyến.

Theo đó, doanh nghiệp cũng phải đổi mới hơn tư duy trong lĩnh vực này để bám kịp xu thế khách hàng hướng đến làm tăng yếu tố niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp.

SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp
SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp

Chứng chỉ SSL cũng rất linh động và đa dạng cho nhu cầu sử dụng. Một CA thường cung cấp các gói bảo mật theo mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV).

Tuỳ thuộc vào yêu cầu cũng như tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn để chọn một cấp độ chứng thực phù hợp. Điều này vừa giúp bảo đảm chi phí vừa nâng cao giá trị doanh nghiệp.

3 cách kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản

Mọi trình duyệt web đều tương thích với SSL, điều này làm cho lưu lượng SSL rất phổ biến. Việc phải xử lý quá nhiều thông tin từ các chứng chỉ SSL sẽ khiến tốc độ loading bị chậm đi. Đó là lúc bạn cần offloading SSL.

Vậy lợi ích của SSL Offload là gì? Offload SSL vừa giúp website của bạn kết thúc SSL vừa là cầu nối SSL hiệu quả. Việc Offload này giúp giảm bớt các tác vụ không cần thiết từ các chứng chỉ SSL đang sử dụng để tiết kiệm tài nguyên trên máy chủ (server).

Để có thể Offloading SSL một cách hiệu quả bạn còn cần phải biết cách để kiểm tra chứng chỉ SSL hiện có của mình thông qua những công cụ đơn giản sau:

GoDaddy

GoDaddy
GoDaddy

Cách kiểm tra chứng chỉ SSl với GoDaddy:

  • Truy cập vào trang web chính của GoDaddy
  • Nhập tên trang cần kiểm tra và chờ kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3xx377W

Digicert

Digicert SSL
Digicert SSL

Cách kiểm tra chứng chỉ SSL với Digicert:

  • Bạn cần nhập vào tên miền:port. Ví dụ: smtp.domain.com.vn:25
  • Kết quả cần trả về thông tin chi tiết của chứng chỉ số SSL và các Intermediate CA

Kiểm tra ngay tại: http://www.digicert.com/help/

Website Planet

Website Planet
Website Planet

Cách kiểm tra chứng chỉ với Website Planet:

  • Truy cập Website Planet
  • Nhập URL website cần kiểm tra chứng chỉ SSL
  • Chờ và nhận kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3I2eV6V

Ví dụ:

Bạn có thể kiểm tra chứng chỉ SSL của mikotech.vn bằng cách nhập URL vào ô tìm kiếm. Kết quả bạn nhận được sẽ hiển thị như sau:

Kết quả nhận được
Kết quả nhận được
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech

Xêm thêm: SSL trên Iphone là gì? Hướng dẫn bật chứng chỉ SSL cho email trên Iphone

Thực tế, chứng chỉ SSL được sử dụng trên rất nhiều lĩnh vực khác ngoài website. Có thể kể đến trong đó là việc cài đặt SSL trên iPhone (IOS) để đảm bảo mọi thông tin mà bạn gửi và nhận từ email iPhone của bạn được mã hóa.

SSL trên Iphone là chứng chỉ bảo mật trang của trang web được sử dụng với mục đích là đảm bảo thông tin của bạn trên Iphone được bảo mặt tuyệt đối, không bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi bất kỳ thực thể trái phép nào.

Hướng dẫn bật SSL cho email đến

  1. Trước tiên, đi tới Cài đặt
  2. Nhấn vào Tài khoản & mật khẩu (nhấn vào Thư, Danh sách liên hệ, Lịch trong phiên bản iOS cũ hơn).
Bước 2
Bước 2
  1. Bây giờ hãy nhấn vào tài khoản mà bạn muốn bảo mật bằng SSL.
  2. Nhấn vào ID email của bạn.
Bước 4
Bước 4
  1. Nhấn vào  Nâng cao.
Bước 5
Bước 5
  1. Trượt xuống màn hình và bật SSL. Thay đổi cổng thành 993 cho IMAP và 995 cho POP.
Bước 6
Bước 6

Cảm ơn bạn đã vừa đọc qua những thông tin mà Miko Tech chia sẻ về chứng chỉ bảo mặt SSL là gì? SSL certificate? Và những kiến thức liên quan đến phân loại chứng chỉ SSL thông dụng cùng cách lựa chọn chứng chỉ SSL sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Vui lòng để lại bình luận bên dưới nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc.



source https://mikotech.vn/chung-chi-ssl-la-gi/

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

20 mẹo tối ưu tốc độ website | Dịch vụ tối ưu Google PageSpeed Insights

Tốc độ tải trang là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi truy cập webiste của bạn. Để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất và tăng tỷ lệ chuyển đổi, đừng bỏ qua bài viết này nhé vì Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn 20 mẹo tối ưu tốc độ website cực hữu ích không thể bỏ qua.

Tối ưu hóa tốc độ tải website quan trọng thế nào?

Thời gian tải trang là một chỉ báo hiệu suất web đại diện cho thời gian cần thiết để một trang hiển thị trên màn hình của người dùng. Tốc độ tải website có vai trò rất quan trọng:

Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Tính khả dụng hay khả năng sử dụng của trang web là thuật ngữ chỉ việc người dùng có thể dễ dàng sử dụng và tương tác với website của bạn như thế nào.

Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Các yếu tố như tốc độ trang web, thời gian tải hay khả năng đáp ứng các yêu cầu của người dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng.

Trang web của bạn càng hoạt động nhanh chóng thì người dùng của bạn càng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng thực hiện các hành vi chuyển đổi đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bạn.

Ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của Google

Thời gian tải trang web của bạn cũng ảnh hưởng đến việc người dùng dễ dàng tìm thấy trang web của bạn.

Tốc độ trang web là một trong những yếu tố Google xem xét khi xếp hạng các trang web. Các trang web hoạt động kém có trải nghiệm người dùng kém, Google sẽ có ít quảng cáo hơn trong kết quả tìm kiếm. 

Các trang load chậm có thể do dùng quá nhiều File, hình ảnh dung lượng lớn, không ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu trang,… Điều này khiến Google phải phân bổ nhiều tài nguyên, tốn nhiều băng thông, và chi trả nhiều tiền hơn.

Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Tăng tỷ lệ chuyển đổi là mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến. Trang tải càng nhanh, tỷ lệ chuyển đổi càng cao.

Tốc độ tải website ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi
Tốc độ tải website ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Gomez.com gần đây đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy rằng hơn một nửa số người dùng internet mong đợi một website được tải trong vòng 2 giây. Nếu lâu hơn thế, họ có thể bắt đầu chạm vào đồng hồ, cảm thấy thất vọng và nhấp thoát khỏi website để xem liệu một trong những đối thủ của bạn có cung cấp trải nghiệm với hiệu suất tải trang tốt hơn không.

Theo nghiên cứu của Hubspot, độ trễ 1 giây đồng nghĩa với việc giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ, độ trễ trang 1 giây sẽ khiến Amazon mất 1,6 tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Nguyên nhân nào khiến website của bạn bị chậm?

Vị trí đặt máy chủ quá xa

Vị trí của máy chủ càng gần người truy cập thì tốc độ tải trang càng nhanh. Nếu các máy chủ ở các quốc gia khác, kết nối phải đi qua nhiều đường mạng khác nhau nên sẽ tốn tnhiều hời gian truy cập hơn.

Lượng truy cập quá cao

Lượng truy cập cao thường xảy ra với các website lớn đặc biệt là vào các dịp quan trọng. Khi lượt truy cập quá cao hoặc số lượng kết nối quá nhiều sẽ dẫn đến không đủ CPU và RAM để xử lý.

Việc này không những ảnh hướng lớn đến tốc độ load của website mà còn có thể khiến website chết server vì không thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu cùng lúc.

Hệ thống phân giải tên miền DNS

Hệ thống phân giải tên miền DNS có ảnh hưởng khá lớn đến thời gian duyệt web. Bạn nên chọn các hệ thống phân giải DNS tên miền uy tín, có tốc độ càng nhanh càng tốt. 

HTML, CSS,… chưa được tối ưu

Mã nguồn cồng kềnh, bừa bộn làm tăng dung lượng website, đó cũng là nguyên nhân khiến tốc độ tải bị kéo dài hơn rất nhiều.

HTML CSS chưa đước tối ưu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải web
HTML CSS chưa đước tối ưu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải web

Không zip source code trong khi truyền tải dữ liệu và khi code không xóa các ghi chú trong phát triển website cũng làm tăng dung lượng khiến website tải chậm.

Nội dung và hình ảnh chưa được tối ưu

Càng có quá nhiều hình ảnh và nội dung thì website sẽ tốn càng nhiều thời gian để tải trang. Cần lưu ý với những file ảnh, đặc biệt là Flash (tập hợp nhiều file ảnh), tối ưu dung lượng hiểu quả.

Tốc độ Internet

Hiển nhiên nếu tốc độ internet của bạn càng chậm thì website sẽ tốt rất nhiều thời gian để load hết dữ liệu.

Cài đặt quá nhiều Plugin

Plugin được cài vào hoạt động dựa trên cơ chế móc nối vào các hàm trong nhân của WordPress. Nhiều người có thói quen cài tất cả những plugin lên website của mình ngay cả khi chúng không thực sự cần thiết. Điều này sẽ khiến website bị chậm hơn rất nhiều.

Bị tấn công DDos/Botnet

Đây cũng là tình trạng tăng lượng truy cập cao một cách đột ngột, là hành vi có chủ ý và có thể đến từ đối thủ cạnh tranh.

Sử dụng phiên bản WordPress quá thấp

Phiên bản WordPress thấp luôn tìm ẩn những lỗi bảo mật mà có thể nhà phát triển cũng không hề biết tới. Ngoài ra còn những phần chưa được tối ưu, đó là lí do WordPress luôn đưa ra những bản cập nhật mới, mà lần nào trong Change log của nhóm phát triển, chúng ta đều thấy nhắc đến Performance tức hiệu suất của WordPress.

Theme chưa được tối ưu

Theme chưa được tối ưu
Theme chưa được tối ưu

Với những theme chưa được tối ưu tức là theme của bạn có thể chứa mã độc hoặc dùng những thứ tốn tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh…

Sử dụng plugin phiên bản cũ

Plugin cũ tức là chưa được cập nhật, chưa được tối ưu nên hiệu suất làm việc của nó không được cao dẫn đến tình trang website tải chậm.

Cũng như việc sử dụng plugin thì việc sử dụng các Widget bên ngoài cũng có thể khiến website của bạn load chậm hơn.

Không giống như các Widget mặc định của WordPress, các Widget này có thể sử dụng các tài nguyên bên ngoài nên nó sẽ mất thời gian để tải thêm những nội dung này để hiển thị lên máy người dùng. Nếu các Widget này bị hỏng thì trình duyệt vẫn phải sử lý cho đến khi timeout.

20 mẹo tối ưu tốc độ website cực hay

1. Sử dụng Mạng phân phối nội dung (CDN)

Quá nhiều request tới server có thể dẫn tới load file chậm và hiệu suất rất thấp. Với Content delivery network (CDN), bạn có thể lưu trữ website của mình trên mạng bằng các bản copy của các files trong website của bạn.

Khi một người dùng truy cập vào website, trình duyệt gửi request để lấy một file, thì request đó sẽ được chuyển tới server gần người dùng nhất.

Ngay cả khi bạn ở Việt Nam nhưng máy chủ ở Mỹ thì trình duyệt của bạn sẽ được lấy các file tài nguyên cần thiết từ server gần nhất. Vì thế CDN có thể giúp tăng tốc độ website của bạn và tối ưu cho mọi người dùng trên thế giới.

2. Di chuyển trang web của bạn sang một máy chủ lưu trữ tốt hơn

Lưu trữ được chia sẻ

Lưu trữ được chia sẻ là hình thức lưu trữ được ưa chuộng nhất trên thế giới bởi vì đây là cách rẻ nhất để đưa trang web của bạn trực tuyến trong thời gian ngắn với mức phí thấp.

Trong chia sẻ lưu trữ, bạn chia sẻ CPU, không gian đĩa và RAM với các trang web khác cũng sử dụng máy chủ này Vì thế, hình thức này sẽ không nhanh như VPS hoặc một máy chủ chuyên dụng. Vì thế, lựa chọn một máy chủ

Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ

VPS sử dụng nhiều máy chủ để phân phối nội dung. Có VPS, bạn chia sẻ máy chủ với những người dùng khác và có một phần máy chủ ảo của riêng bạn, nơi cấu hình của bạn không ảnh hưởng đến các máy khách khác.

Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ
Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ

Nếu trang web của bạn có lưu lượng truy cập trung bình hoặc trang thương mại điện tử của bạn có lượng truy cập tăng đột biến trong một số giai đoạn, VPS sẽ là giải pháp tối ưu cho bạn.

Máy chủ chuyên dụng

Máy chủ chuyên dụng có thể là máy chủ vật lý của riêng bạn.Đây là hình thức tốn kém nhất vì bạn phải trả tiền thuê máy chủ và thuê quản trị viên hệ thống để duy trì nó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các cách tiếp cận khác là thuê tài nguyên đám mây chuyên dụng từ AWS, Microsoft Azure, Google hoặc nhà cung cấp đám mây công cộng khác. Với các máy chủ chuyên dụng, tất cả tài nguyên chỉ thuộc về bạn và bạn có toàn quyền kiểm soát nó. Cơ sở hạ tầng đám mây cũng có thể bổ sung khả năng mở rộng không giới hạn và theo yêu cầu theo một số gói.

3. Tối ưu hóa kích thước hình ảnh trên trang web của bạn

Đối với các website, đặc biệt là các website thương mại điện tử sẽ chứa rất nhiều video, hình ảnh, đồ họa để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Người xem luôn thích những hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, tuy nhiên chúng lại thường chiếm rất nhiều dung lượng và ảnh hưởng đến tốc độ tải. Cách tốt nhất để tối ưu hình ảnh đó là giảm kích thước và dung lượng ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Một cách khác để giảm kích thước hình ảnh là sử dụng các thuộc tính HTML responsive images <secret> và <size> để điều chỉnh kích thước hình ảnh dựa trên thuộc tính hiển thị của người dùng.

Hoặc bạn có thể tham khảo các 9 cách giảm dung lượng ảnh để tối ưu hóa kích thước hình ảnh trên website hiệu quả.

4. Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết

Mỗi một plugin được kích hoạt nó sẽ sử dụng một lượng tài nguyên từ máy chủ của bạn, vậy nên nếu dịch vụ host mà bạn thuê chỉ ở mức trung bình thì rất dễ bị load chậm. 

Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết
Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết

Hãy kiểm tra xem plugin nào cần thiết thì giữ lại, còn không thì hãy xóa hết vì website của bạn sẽ bị chậm đi nếu chạy quá nhiều plugin.

5. Giảm thiểu số lượng tệp JavaScript và CSS

Nếu trang web của bạn chứa nhiều tệp JavaScript và CSS, nó sẽ dẫn đến một số lượng lớn các yêu cầu HTTP khi khách truy cập trang web của bạn muốn truy cập các tệp cụ thể. Những yêu cầu này được trình duyệt của khách truy cập xử lý riêng lẻ và sẽ làm chậm hoạt động của trang web.

Giảm thiểu hoặc loại bỏ tất cả các ký tự không cần thiết khỏi mã nguồn mà không thay đổi chức năng của nó, bao gồm: xóa khoảng trắng, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết khác.

Hãy xem xét các ký tự dư thừa và bỏ ngay để giúp bạn giảm mức độ sử dụng băng thông. Bạn cũng nên giảm tất cả JavaScript của trang web phiên bản di động để giảm mức tiêu thụ băng thông chung.

Gỡ bỏ những đoạn mã HTML hoặc CSS không cần thiết để làm nhẹ code cho website của bạn là cách tối ưu tốc độ website hiệu quả. 

6. Sử dụng bộ nhớ đệm trang web

Trong trường hợp có nhiều người dùng truy cập trang tại một thời điểm thì máy chủ hoạt động chậm và cần thêm thời gian để phân phối trang web đến từng người dùng

Bộ nhớ đệm là quá trình lưu trữ phiên bản hiện tại của trang web của bạn trên máy chủ lưu trữ và hiển thị phiên bản này cho đến khi trang web của bạn được cập nhật. Điều này có nghĩa là trang web không hiển thị lặp đi lặp lại cho mỗi người dùng. Trang web lưu trong bộ nhớ cache không cần gửi yêu cầu cơ sở dữ liệu mỗi lần.

Các phương pháp tiếp cận bộ nhớ đệm trang web phụ thuộc vào nền tảng mà trang web của bạn được phát triển.

Ví dụ: đối với WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin sau: W3 Total Cache hoặc W3 Super Cache. Nếu bạn sử dụng VPS hoặc một máy chủ chuyên dụng, bạn cũng có thể thiết lập bộ nhớ đệm trong cài đặt chung của mình. Trong trường hợp máy chủ được chia sẻ, bộ nhớ đệm của trang web thường không khả dụng.

7. Triển khai nén Gzip

Gzip nén các tập tin trước khi gửi chúng đến trình duyệt. Còn với người dùng, trình duyệt giải nén các tệp và trình bày nội dung. Phương pháp này có thể hoạt động với tất cả các tệp trên trang web của bạn.

Triển khai nén Gzip tăng tốc độ tải web
Triển khai nén Gzip tăng tốc độ tải web

Gzip Compression là một cách hiệu quả để giảm kích thước tệp. Nó giảm thiểu các yêu cầu HTTP và giảm thời gian phản hồi của máy chủ.

Bạn có thể kích hoạt Gzip trên trang web của mình bằng cách thêm một số dòng mã hoặc thông qua một tiện ích có tên là Gzip.

8. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong CMS

Nếu bạn sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) được đóng gói với các plugin phức tạp thì kích thước cơ sở dữ liệu sẽ tăng lên và trang web của bạn hoạt động chậm hơn.

WordPress CMS lưu trữ các nhận xét, bài đăng trên blog và các thông tin khác chiếm nhiều dung lượng lưu trữ dữ liệu. Mỗi CMS yêu cầu các biện pháp tối ưu hóa riêng và cũng có một số plugin cụ thể.

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong CMS cũng là một cách tốt để tối ưu tốc độ website WordPress.

9. Giảm việc sử dụng phông chữ web

Phông chữ web đã trở nên rất phổ biến trong thiết kế trang web nhưng nó tác động tiêu cực đến tốc độ hiển thị trang. Hãy nhanh chóng giảm kích thước lưu lượng truy cập phông chữ web qua 3 cách sau đây:

  • Sử dụng các định dạng hiện đại WOFF2 cho các trình duyệt hiện đại
  • Chỉ bao gồm những bộ ký tự được sử dụng trên trang web
  • Chỉ chọn những kiểu cần thiết

10. Phát hiện lỗi 404

Lỗi 404 có nghĩa là “Không tìm thấy trang”. Thông báo này được lưu trữ cung cấp cho các trình duyệt hoặc công cụ tìm kiếm khi nội dung được truy cập của một trang không còn tồn tại.

Phát hiện lỗi 404
Phát hiện lỗi 404

Để phát hiện và sửa lỗi 404, bạn có thể sử dụng các công cụ và plugin phát hiện lỗi như: Link Sleuth của Xenu , Công cụ quản trị trang web của Google (GWT) và Plugin được chuyển hướng 404 cho WordPress.

Khi bạn đã phát hiện tất cả các lỗi 404, bạn cần đánh giá lưu lượng mà chúng tạo ra. Nếu các liên kết chết này không mang lại lượt truy cập mới nào sẽ không tiêu tốn tài nguyên máy chủ thì bạn có thể để nguyên chúng. Nếu các trang này vẫn có một số lưu lượng truy cập đến, hãy xem xét thiết lập chuyển hướng cho các liên kết bên ngoài và sửa địa chỉ liên kết cho các trang nội bộ.

11. Giảm chuyển hướng

Chuyển hướng trang web tạo ra các yêu cầu HTTP bổ sung có tác động tiêu cực đến hiệu suất vì thế bạn nên giữ chúng ở mức tối thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu có thể.

Đầu tiên, bạn nên xác định tất cả các chuyển hướng trên trang của mình bằng cách chạy quét trang web, sau đó kiểm tra xem chúng có phục vụ mục đích cần thiết hay không và chỉ để lại những mục quan trọng.

12. Sử dụng kỹ thuật tìm nạp trước

Tìm nạp trước đòi hỏi phải đọc và thực thi các hướng dẫn trước khi người dùng bắt đầu chúng. Kỹ thuật này khá phổ biến. Nó hoạt động tốt nếu bạn có thể đoán trước các hành động của người dùng như: tải trước một số nội dung hoặc liên kết.

Thông thường, các trình duyệt hiện đại cho phép tìm nạp trước theo mặc định vì chúng giả định các mẫu hành vi của người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia và kỹ sư UX có nhiều khả năng hiểu hành vi của người dùng hơn và đưa ra “gợi ý” cho các trình duyệt thực hiện công việc tìm nạp trước.

13. Thực hiện phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động

Nếu bạn có một số lượng người dùng thiết bị di động cho website của mình bạn nên sử dụng AMP của Google cho website để đảm bảo trải nghiệm mượt mà trên các thiết bị di động.

AMP - Phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động
AMP – Phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động

AMP góp phần làm tăng tốc quá trình nén các nội dung và xóa bỏ các tập tin không cần thiết để tăng tốc độ load trang web của bạn trên các thiết bị di động.

14. Chọn Theme phù hợp

Theme là yếu tố hỗ trợ SEO và ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tải Website. Hãy lưu ý chỉ dùng Theme từ ​những nguồn uy tín để đảm bảo bản không bị lỗi Code, không lo bị Virus, Link Spam ẩn. 

15. Sử dụng Google PageSpeed

Google PageSpeed là một công cụ do Google phát triển, với vai trò hỗ trợ bạn đánh giá tốc độ trang web cũng như đưa ra những lời khuyên về các yếu tố nên khắc phục để giảm thời gian tải trang.

16. Sử dụng hosting chất lượng cao

Hosting yếu, kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng phản hồi chậm của máy chủ, tăng thời gian Load Page, vì thế bạn nên chọn dịch vụ Hosting chất lượng cao nhé.

Hosting chất lượng cao
Hosting chất lượng cao

Bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong những phương thức hosting như sau:

Sử dụng sharing hosting (hệ thống lưu trữ, chia sẻ dữ liệu mà có nhiều website cùng liên kết với 1 server)

Đây là phương thức hosting phổ biến, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì giá thành rẻ, không mất nhiều thời gian để cấu hình hệ thống.

Tuy nhiên, vì phải chia sẻ server với nhiều website khác, tốc độ tải trang của doanh nghiệp bạn có thể bị ảnh hưởng nếu sử dụng phương thức hosting này.

Sử dụng VPS (Virtual Private Server, máy chủ riêng ảo)

VPS sử dụng hệ thống nhiều máy chủ để giúp bạn phân phối nội dung tới người dùng.

Ngoài ra, khi sử dụng VPS, bạn có thể truy cập hệ thống máy chủ ảo để cấu hình hệ thống mà không làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác (cũng đang sử dụng cùng hệ thống VPS giống bạn).

Hệ thống host vật lý riêng

Bạn có thể chọn hệ thống host vật lý riêng nếu có đủ ngân sách chi trả các khoản phí liên quan tới việc duy trì hệ thống như: thuê người quản trị hệ thống, trả phí mặt bằng đặt server,…

17. Loại bỏ hoặc giảm bớt các quảng cáo trên website

Cho phép các quảng cáo hiển thị trên web giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập nhưng nó sẽ khiến website của bạn bị chậm. Vì thế đừng quá lạm dụng các quảng cáo nhất là các quảng cáo dạng pop-up, dạng nhấp nháy, xuất hiện đột ngột trên màn hình. Điều này gây tốn thời gian và dung lượng của website.

18. Sử dụng Caching Plugin

Caching Plugin làm giảm quá trình tải cho server và tăng tốc độ trang web. Do vậy, cần lưu đệm các trang dưới dạng file HTML và đẩy nhanh trang xuống trình duyệt.

Sử dụng Caching Plugin
Sử dụng Caching Plugin

Để tăng tốc độ gấp 1.5 lần cho website, doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng Caching Plugin nhằm giảm sự quá tải website đồng thời tạo sự thuận tiện cho người truy cập website.

Một số plugin phổ biến và miễn phí bạn có thể sử dụng như WP – Supercache, Quick Cache hay W3 – Total Cache.

19. Nâng cấp PHP

Cách tăng tốc độ Website tiếp theo mà tôi muốn giới thiệu là nâng cấp phiên bản PHP. Nếu bạn đang dùng PHP 5 thì hãy nâng cấp lên ngay phiên bản PHP 7 nhé. Hiệu suất trên PHP 7 cao gấp 2 lần so với PHP 5. Nó có thể xử lý 112% yêu cầu/giây, giúp tăng tốc WordPress lên 30-50%.

20. Bật nén Brotli của Google

Khi người dùng truy cập Website, các tài nguyên (File) từ máy chủ sẽ được tìm và tải về. Tài nguyên càng lớn thì càng tốn thời gian để tải về máy khách truy cập.

Bật nén Brotli sẽ giúp bạn giảm kích thước của các tài nguyên và tăng tốc Website WordPress, nhưng bạn cần phải kích hoạt Brotli trong Server gốc.

Các trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ có lượt truy cập trở lại cao, tỷ lệ thoát thấp, chuyển đổi cao hơn giúp doanh thu cải thiện tốt hơn. Hy vọng với 20 mẹo tối ưu tốc độ website mà Miko Tech vừa giới thiệu trong bài viết sẽ giúp website của bạn có tốc độ tải nhanh chóng và dễ dàng gây ấn tượng ban đầu thật tốt với người xem.



source https://mikotech.vn/meo-toi-uu-toc-do-website/

Outbound Marketing là gì? 5 sự khác biệt với Inbound Marketing cần biết

Sự thay đổi vượt bậc của Internet giúp khách hàng trở thành trung tâm của mọi sự tìm kiếm, hành vi tiêu dùng của họ cũng vì thế mà thay đổi. Chính vì thế Outbound Marketing không còn chiếm vị trí độc tôn trong các chiến dịch Marketing nữa. Vậy Outbound Marketing là gì? Sự khác biệt giữa Outbound với Inbound Marketing là gi? Tại sao nó không còn thịnh hành như trước nữa? Cùng Miko Tech tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé.

Outbound Marketing là gì?

Khái niệm

Outbound Marketing hay còn được biết tới là Marketing truyền thống, trong đó doanh nghiệp chủ động đi tìm kiếm khách hàng qua các kênh marketing, quảng cáo nhằm gửi tới khách hàng thông tin về sản phẩm một cách đại trà.

Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing là gì?

Tuỳ thuộc vào quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà phương thức tiếp cận có thể là:

  • Đặt biển quảng cáo billboards
  • Gửi email bán hàng hàng loạt cho tệp email data mua trên internet
  • In ấn catalogues rồi phân phát
  • Quảng cáo trên radio, tivi
  • Cold Calling: các cuộc gọi tiếp thị bán hàng đến list data mua từ đâu đó

Theo báo cáo của Forbes, một người trung bình mỗi ngày sẽ tiếp cận từ 4.000-10.000 thông điệp quảng cáo qua các kênh truyền hình, internet và các banner, nhưng họ sẽ không quan tâm đến hầu hết các thông tin quảng cáo đó.

Ưu điểm

  • Khả năng phủ sóng rộng rãi
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả
  • Kết quả mang lại tức thì
  • Không tốn nhiều thời gian

Nhược điểm

  • Không hướng đến hành vi tìm kiếm thông tin của khách hàng hiện đại
  • Quảng cáo đại chúng, diện rộng, khó nhắm mục tiêu cụ thể
  • Khó phân tích kết quả, dữ liệu vì khó kết nối dữ liệu từ các kênh khác nhau
  • Không dễ để xác định chính xác tỷ lệ chuyển đổi ROI.
  • Khó thống kê đo lường hiệu quả của chiến dịch.
  • Hao tiền tốn của, chỉ phù hợp với doanh nghiệp sở hữu tiềm lực tài chính mạnh.

Outbound Marketing hoạt động như thế nào?

Nếu Inbound Marketing được ví như một thỏi nam châm thì Outbound Marketing chính là một cái loa.

Khác với Inbound Marketing, các chiến lược Outbound Marketing cung cấp thông tin đến những khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp, chủ động mà không nhất thiết phải chờ họ tìm đến bạn một cách tự nhiên.

Outbound Marketing hoạt động như thế nào?
Outbound Marketing hoạt động như thế nào?

Ngược lại, bạn sẽ tiếp cận một cách trực tiếp, định vị thương hiệu trước mặt khách hàng, tác động đến hành vi mua hàng của họ thông qua các thông điệp nội dung lôi cuốn và các công cụ tiếp thị hiệu quả.

Khi nào nên sử dụng Outbound Marketing?

Nếu doanh nghiệp củ bạn mới thành lập, vừa tung sản phẩm mới ra thị trường và cần xây dựng nhận thức thương hiệu đối với khách hàng thì Outbound Marketing là một lựa chọn thiết thực và hiệu quả.

Các hình thức Outbound Marketing như TVC, banner, pano, billboard, OOH,… đều rất phù hợp trong trường hợp để tăng sự nhận diện thương hiệu cho các trường hợp này.

Bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai, đi sâu vào việc phân tích hành vi, sở thích, vị trí địa lý,…của họ để lựa chọn chiến lược Outbound Marketing phù hợp và phát triển nội dung, thông điệp đáp ứng cho từng nhóm đối tượng.

Một số hình thức phổ biến của Outbound Marketing

1. Quảng cáo truyền hình

Khi Internet chưa thực sự phổ biến thì TV chính là hình thức quảng cáo hàng đầu của các doanh nghiệp bởi hầu hết khách hàng đều xem nó là nguồn lấy thông tin quan trọng mỗi ngày.

Quảng cáo trên kênh sóng truyền hình có thể bao phủ trên diện rộng, tiếp cận khách hàng theo cách đại trà, giúp định vị thương hiệu tương đối hiệu quả.

Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo truyền hình

Đôi khi hình thức này lại gây phản tác dụng. Ví dụ trường hợp khách hàng đang xem một chương trình cuốn hút nào đó mà bị quảng cáo cắt ngang thì sẽ rất khó chịu và ấn tượng về thương hiệu cũng không tốt.

Chi phí cho các TVC quảng cáo cao hay thấp phụ thuộc vào từng kênh sóng, khung giờ, chương trình trình chiếu,… Đặc biệt với các khung giờ vàng hoặc với chương trình thu hút lượng người xem lớn, giá mỗi TVC quảng cáo lại càng đắt.

Có thể nói hình thức quảng cáo này tiêu tốn nhiều tiền bạc nhất của các doanh nghiệp khi đầu tư vào, vì thế nó chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có quy mô kinh doanh sản xuất lớn, chuyên nghiệp cùng lượng khách hàng khổng lồ.

2. Email Marketing

Khác với quảng cáo trên TV, Email Marketing là hình thức tiếp thị có tính chọn lọc và dễ dàng đo lường hơn.

Khi mở Email, những thư được gửi trong mục spam hay mục xã hội chính là những thư quảng cáo sử dụng phương pháp Outbound Marketing.

Hình thức này cho đến thời điểm hiện tại vẫn được nhiều thương hiệu, doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này đang ngày càng bất lợi khi với chính sách kiểm soát của Google.

Google không ngừng cải thiện tính bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng, người sở hữu một tài khoản Gmail hoàn toàn có quyền thiết lập chế độ tự động xóa thư rác.

3. Gặp mặt trực tiếp

Gặp mặt trực tiếp cũng là một hình thức Outbound Marketing, song chúng lại mang lại rất nhiều sự khó chịu đến khách hàng.

4. Outbound Logistics

Oubound Logistics
Oubound Logistics

Outbound logistics chính là một quá trình từ khâu lưu trữ cho đến khi phân phối sản phẩm. Quá trình này khởi đầu từ đơn hàng khách đã chốt, sau đó bên cung cấp cần thực hiện khâu đóng gói và giao hàng đến người mua.

5. Outbound Call

Outbound Call hay Outbound Marketing Calls chỉ những cuộc gọi đến từ nguồn bên ngoài, cuộc gọi của người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ gọi đến với bên tư vấn.

Họ thuộc nhóm đối tượng người mua rất tiềm năng nhưng chưa được hỗ trợ. Khi gọi đến với bên tư vấn, họ thường đặt thắc mắc về sản phẩm.

6. Outbound Sales

Outbound sales là tất cả những phương tiện mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm người mua tiềm năng như: gọi điện tư vấn, sử dụng đội ngũ tư vấn viên để trò chuyện trực tiếp, email,… với mục đích tạo ra sự quan tâm và bán một sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Outbound Sales được chia thành 2 hình thức:

  • Cold call: Cuộc gọi ngẫu nhiên, bạn gọi cho khách hàng đó lần đầu tiên nhằm chủ động bán hàng hoặc dịch vụ.
  • Warm call: Khi khách hàng đã từng gọi hỏi thông tin từ bạn hoặc bạn đã từng giao dịch với khách hàng này.

Hoạt động Outbound Sales chỉ thực sự thành công khi xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ, đề ra tình huống có thể xảy ra. Kỹ năng của nhân viên tư vấn lúc này rất quan trọng bởi họ phải khiến khách hàng tin tưởng, thoải mái trò chuyện.

5 sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

1. Phương thức tiếp cận

Cách tiếp cận chính là sự khác biệt khác lớn nhất giữa Inbound và Outbound Marketing.

Phương thức tiếp cận khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.
Phương thức tiếp cận khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing.

Cách thức tiếp cận của Inbound Marketing

Sở dĩ tiếp thị Inbound được ưa chuộng hơn là vì chúng luôn đề cao tính tương tác hai chiều giữa bên truyền tải và người tiếp nhận. Có nghĩa là người dùng được đặt ở vị trí trung tâm và họ có quyền lựa chọn tiếp nhận hay từ chối tiếp cận thông tin.

Ví dụ rõ ràng nhất chính là video trên Youtube. Bạn thường gặp các quảng cáo ngắt quãng khi đang xem video, nhưng các video đó sẽ kèm theo nút “Bỏ qua quảng cáo”. Nếu ưa thích bạn có thể xem tiếp, nếu không thích bạn có thể bỏ qua chúng sau vài giây.

Inbound Marketing sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu về chân dung khách hàng và những vấn đề của họ để từ từ dẫn dắt họ tìm thấy nội dung cần tìm thông qua các quy trình Marketing automation trên kịch bản sẵn có.

Cách thức tiếp cận của Outbound Marketing

Outbound marketing là phương thức truyền thống, cách tiếp cận một chiều. Tức là thông tin được phát đi từ phía doanh nghiệp đến khách hàng càng nhiều càng tốt mặc kệ họ có thực sự cần hay không.

Ví dụ bạn đứng giữa đám đông đọc một bài diễn thuyết và mặc kệ có ai đang muốn nghe hay không.

Công nghệ càng tiên tiến, các hình thức Outbound Marketing đã có những thay đổi đa dạng hơn, nhưng vẫn là cách tiếp cận một chiều, bắt buộc người khác tiếp nhận thông tin.

Điển hình như mỗi khi bạn truy cập vào một website nào đó, các banner quảng, pop up sẽ hiển thị xung quanh nội dung và thậm chí chúng còn chẳng liên quan gì đến nội dung trên website đó.

2. Nội dung truyền tải

Inbound Marketing truyền tải nội dung một cách khéo léo

Inbound Marketing chú trọng vào nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, nhằm cung cấp những thông tin hữu ích hoặc giải trí đến người đọc. Nội dung của Inbound là tất cả những gì khách hàng muốn click vào khi họ tìm kiếm thông tin.

Cơ cấu nội dung của Inbound Marketing là 80% nội dung hữu ích xoay quanh review đánh giá, cách lựa chọn sản phẩm tốt, hứng dẫn sử dụng,.. và 20% sẽ giới thiệu về sản phẩm nhưng chủ yếu mang tính chất tham khảo.

Những thông tin mà Inbound cung cấp thường sẽ bắt đầu bằng “Làm sao để…”, “XX cách hiệu quả để…”,… mang tính giải đáp vấn đề, thắc mắc cho người xem.

Outbound Marketing trực tiếp đi vào sản phẩm

Ngược lại, Outbound Marketing lại tập trung 80% nội dung của mình chỉ xoay những tính năng, đặc điểm nổi bật của các sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp hay ưu đãi của nhãn hàng.

Đối với tiếp thị Outbound, dù là truyền thống hay digital đều thực hiện theo mội tôn chỉ. Đó là đánh thẳng, trực diện, thông tin “dễ đọc, dễ cảm” dựa trên phân tích insight khách hàng.

3. Mục đích cuối cùng

Inbound Marketing xây dựng niềm tin và lòng trung thành

Inbound Marketing lựa chọn con đường lâu dài bằng cách gây dựng mối quan hệ với khách hàng, sau đó mới khơi gợi nhu cầu mua hàng của họ.

Những chiến lược nội dung của Inbound Marketing rất ít khi đánh chính diện vào sản phẩm hay dịch vụ mà thay vào đó là những đánh giá, lời khuyên một cách cá nhân hoá đến từng đối tượng mục tiêu và từ đó xây dựng niềm tin cho khách hàng.

Người dùng cho dù ban đầu có thể chưa có nhu cầu với sản phẩm của bạn nhưng sau một quá trình tiếp xúc với hệ thống thông tin chất lượng mà bạn cung cấp họ sẽ xây dựng sự tin cậy với thương hiệu của bạn.

Đến một thời điểm nào đó, khi họ xuất hiện nhu cầu với sản phẩm mà bạn cung cấp, lúc này sự kết hợp với các phương thức của Outbound Marketing sẽ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi chốt đơn hiệu quả.

Dù đi theo con đường dài, nhưng cuối cùng mục tiêu cuối cùng mà Inbound Marketing muốn đạt tới đó là thu hút sự quan tâm và khiến khách hàng lựa chọn dịch vụ sản phẩm.

Outbound Marketing kích thích nhu cầu mua sắm

Mục đích tối quan trọng mà tiếp thị Outbound hướng đến đó là khơi dậy nhu cầu khách hàng, tác động đến hành vi mua và tối đa hoá tiềm năng mua hàng của người xem ngay cả khi họ vừa mới lướt qua thông điệp đó.

Đó là lý do tại sao nội dung truyền tải luôn được đánh thẳng trực diện và tập trung vào sản phẩm.

Tuy vậy nhưng muốn khơi dậy nhu cầu của người mua thì ngoài đầu tư vào nội dung để PR sản phẩm, kênh truyền tải của Outbound Marketing cần phải bao phủ một lượng khách hàng đủ lớn.

4. Môi trường hoạt động

Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số

Lãnh địa hoạt dộng của Inbound Marketing có phần phần hẹp hơn so với Outbound Marketing nhưng mục tiêu tiếp cận lại có tính chủ đích cao.

Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số
Inbound Marketing hoạt động chính trên nền tảng số

Các kênh triển khai của tiếp thị Inbound hiệu quả:

  • Triển khi bài dạng blog với nội dung chất lượng và thu hút
  • Chú trọng tối ưu SEO website tự nhiên để đưa bài blog lên Top tìm kiếm
  • Lan tỏa nội dung trên Social Media

Mặc dù các công cụ để thực hiện Inbound Marketing không tốn kém nhiều như Outbound Marketing nhưng hiệu quả mang lại là rất đáng kể.

Outbound Marketing hoạt động trên cả hai nền tảng số và truyền thống

Outbound Marketing là phương pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nên thường là nền tảng cho những chiến dịch truyền thông tích hợp IMC.

Outbound Marketing hoạt động trên cả hai nền tảng số và truyền thống
Outbound Marketing hoạt động trên cả hai nền tảng số và truyền thống

Lúc trước, khách hàng sẽ tiếp cận với doanh nghiệp thông qua các kênh Marketing truyền thống như báo chí, tivi, banner ngoài trời…

Nhưng với sự phát triển vượt bật của doanh nghiệp, Outbound Marketing dần mở rộng sang bối cảnh số như các nền tảng tìm kiếm (Google, Bing,..) và kênh truyền thông xã hội Social media (Facebook, Instagram,…).

5. Khả năng đo lường

Inbound Marketing đo lường dễ dàng và nhanh chóng

Môi trường của Inbound Marketing là môi trường sô hóa, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ đo lường hiệu quả như: Google Analytics, Youtube Analytics,…

Outbound Marketing khó khăn trong việc đo lường

Nếu chỉ chạy trên nền tảng số, sự hạn chế trong khả năng đo lường đã được xóa bỏ nhờ các công cụ trực tuyến hỗ trợ. Nhưng nếu bạn chạy một chiến dịch lớn kết hợp cả 2 nền tảng online và offline thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí để có thể đo lường ‘tương đối’ về tính hiệu quả. 

Tại sao Outbound Marketing không còn thịnh hành như trước?

Thích nghi với xu thế tiêu dùng trong thời đại số

Chúng ta đang ở thời đại 4.0 và hành vi của con người từ khi internet phát triển đã thay đổi rất nhiều. Bênh cạnh đó, có rất nhiều hình thức truyền tải thông tin đến người xem mà không khiến họ cảm thấy khó chịu.

Ngày nay khách hàng không còn bị động trong việc tìm kiếm thông tin nữa. Nói cách khác, người dùng giờ đây đã nhận ra rằng họ mới là trung tâm trong mọi mô hình tìm kiếm, lan tỏa thông tin. Họ có quyền quyết định xem về bất kỳ sản phẩm, dịch vụ mà họ cảm thấy cần thiết và hứng thú. 

Chính vì vậy, Outbound Marketing đã dần bị soán ngôi độc tôn bởi Inbound Marketing trong mô hình Marketing.

Tiết kiệm chi phí cho Marketing

Hiệu quả của Outbound Marketing trong việc giúp khách hàng định vị thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng bá quy mô là rất đáng kể. Nhưng chi phí chi trả cho chúng lại rất không hề nhỏ chút nào.

Tiết kiệm chi phí cho Marketing
Tiết kiệm chi phí cho Marketing

Một chiến dịch outbound marketing tầm cỡ có thể lên đến hàng chục triệu đồng trong khi với số tiền đó, bạn hoàn toàn đủ sức để thực thi mô hình Inbound Marketing mang đến hiệu quả dài lâu. 

Vậy nếu có một cách thức khác hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí hơn thì chắc chắn nó sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp.

Giảm thiểu sự ảnh hưởng của các công cụ giới hạn quyền riêng tư

Outbound Marketing đang bị ảnh hưởng khá lớn bởi sự siết chặt với các chính sách của Google.
Điển hình như hình thức Email Marketing, hiệu quả không còn cao như trước đây. Bởi Google hiện rất thắt chặt chính sách về quyền riêng tư cho người dùng, lạm dụng gửi quá nhiều email đến cùng một tài khoản sẽ bị hệ thống xếp vào spam.

Trong khi đó, Inbound Marketing lại gần như không bị ảnh hưởng bởi chính sách hay các công cụ giới hạn quyền riêng tư của người dùng.

Hiện tại, các trải nghiệm của người dùng trên hệ thống công cụ tìm kiếm hay các trang mạng xã hội đang ngày càng được cải thiện.

07 cách để có một chiến lược Outbound Marketing hiệu quả

1. Phân đoạn đối tượng của bạn

Trước khi chi tiền cho bất kỳ chiến dịch nào hãy thực hiện một số nghiên cứu về nơi đối tượng này tìm thấy thông tin, thời gian và cách họ sử dụng thông tin này,.. để phân đoạn đối tượng tiếp cạn

Nó sẽ giúp bạn đặt quảng cáo trả phí ở những nơi mà bạn có thể gặp được những người mua lý tưởng của mình thay vì chi tiền để đặt một quảng cáo trước mặt người tiêu dùng sẽ không quan tâm đến dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn.

2. Chọn công nghệ/Kênh phù hợp

Hãy lựa chọn và xác định công nghệ/kênh đáp ứng tất cả các yêu cầu bên ngoài của bạn, và tạo ra hiệu quả tối đa đến tệp khách hàng mục tiêu.

Sau khi khởi chạy chiến dịch ban đầu, bạn sẽ sử dụng kết quả do hệ thống tạo ra để phân tích, và tinh chỉnh chiến lược quay số nhằm tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch và tối đa hóa ROI của mình.

3. Đơn giản hóa thông điệp của bạn

Khi tạo bất kỳ loại quảng cáo nào (quảng cáo biểu ngữ, quảng cáo trên mạng xã hội, thư trực tiếp, quảng cáo radio, v.v.), hãy đảm bảo mọi thứ đơn giản chỉ hướng khán giả của bạn đến một hành động duy nhất mà bạn muốn.

4. Chỉ liên hệ với những ai muốn được liên hệ

Đừng bận tâm đến việc gọi điện cho tất cả mọi người; điều này sẽ không chỉ lãng phí thời gian của bạn mà còn của họ. Hãy nhớ liên hệ với những người gần đây đã tương tác trên trang web của bạn hoặc những người cso sự quan tâm đáng kể đến sản phẩm.

Sử dụng điện thoại của bạn một cách khôn ngoan để giúp đỡ khán giả và không làm họ sợ hãi hoặc làm phiền họ trước khi họ sẵn sàng nghe ý kiến ​​của bạn.

5. Tạo nội dung hữu ích và có liên quan

Phải chắc chắn rằng bạn đang cung cấp giá trị cho khán giả của mình. Một cách tuyệt vời để tiếp tục cung cấp nội dung hữu ích và phù hợp cho khán giả của bạn là hãy phân tích các chỉ số trong quá khứ và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.

6. Sử dụng kịch bản để tăng sự hài lòng của khách hàng

Một kịch bản có sẵn có thể nâng cao đáng kể hiệu quả của các chiến dịch Outbound Marketing của bạn bởi những thông tin liên lạc nhất quán, tự tin và đáp ứng nhu cầu khách hàng của bạn. 

7. Giao tiếp và chuẩn bị cho nhân viên trước những thay đổi

Có thể những thay đổi trong tương lai sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn, những các đại lý hay khách hàng lại không hoang nghênh điều này. Vì thế hãy sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra.

Outbound Marketing là gì bạn đã rõ rồi đúng không. Từ sự khác biệt giữa Inbound vs Outbound Marketing, cách thức hoạt động của Outbound Marketing và cách để chúng hoạt động một cách hiệu quả mà Miko Tech vừa nói bên trên sẽ giúp bạn lựa chọn hình thức Marketing phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều nhược điểm xong vẫn không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Outbound Marketing.



source https://mikotech.vn/outbound-marketing-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...