Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO – Miko Tech

Công việc kiểm tra bài viết chuẩn SEO trên website giúp khắc phục những sai sót, cải thiện trang web được tối ưu và thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Mục đích cuối cùng của việc kiểm tra website đạt chuẩn SEO là nhằm nâng cao vị trí xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.

Thông qua chia sẻ của Miko Tech về Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO, bạn sẽ biết được mục đích của SEO checklist. Cách kiểm tra website chuẩn SEO, checklist SEO Onpage, Content và SEO Offpage. Ngoài ra, bạn cũng biết được cách cài đặt công cụ SEO để checklist website hiệu quả.

Mục đích của SEO checklist là gì?

SEO Checklist thực hiện kiểm tra từng bước để hoạt động SEO tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả từ các nguồn search organic. Vậy thế nào là một website chuẩn seo?

SEO Checklist cần được thực hiện thường xuyên

Để website chuẩn SEO thì các công việc cần thực hiện trên website bao gồm: tối ưu Content, tối ưu mã code HTML, tối ưu các yếu tố liên quan tới cấu trúc tổng thể của website, xây dựng liên kết, tối ưu trải nghiệm người dùng,…

Check list tổng thể website

  1. Tên website: Chọn tên miền thương hiệu hay từ khóa. Chọn tên miền: ngắn gọn, dễ nhớ, không chứa các ký tự đặc biệt.
  2. Tuổi đời domain: càng lâu thì độ uy tín với Google càng lớn
  3. Alexa Rank: Thông số đánh giá website của Alexa.com
  4. Lập trình, mã nguồn: Đánh giá mã nguồn xây dựng website nhằm hỗ trợ cho SEO
  5. PA – Page Authority: Sức mạnh và uy tín của trang được đánh giá bởi Moz, từ 1 đến 100, điểm số càng cao khả năng leo top càng lớn
  6. DA – Domain Authority: Sức mạnh và uy tín của cả website thông số đánh giá Moz, từ 1 đến 100. Để có điểm số cao thì sức mạnh đồng đều của các page trong trang phải tốt, tập trung từng trang một DA sẽ tốt
  7. Page Rank: Độ uy tín website đối với Google từ n/a đến 10
  8. Index Google: Số lượng page của website được Google lập chỉ mục, nhiều trang được index, cơ hội traffic đến website từ tìm kiếm càng cao
  9. Index Bing: Số lượng page của website được Bing lập chỉ mục
  10. Facebook: Thống kê tương tác website với mạng xã hội Facebook
  11. Twitter:Thống kê tương tác website với mạng xã hội Twitter
  12. Google Plus: Thống kê tương tác website với mạng xã hội Google Plus
  13. Sitemap: Kiểm tra file sitemap trên website
  14. Kiểm tra file robots trên website: Đảm bảo cho các search engine truy cập được các trang trong website của bạn để đánh chỉ mục
  15. Blog Post: Kiểm tra số bài Blog trên website
  16. Duplicate content: Kiểm tra trùng lặp nội dung, url …
  17. Mobile Friendly: Kiểm tra phiên bản website trên thiết bị di động, Google tool check Mobile friendly
Kiểm tra website thân thiện trên Mobile
  1. Giám sát tình trạng lập chỉ mục của trang web
  2. Theo dõi và xử lý các thông báo của Google Search Console
  3. Xử lý các vấn đề trong phần cải tiến HTML
  4. Check Broken link
  5. Cài đặt SSL Certificate
  6. Xem xét các hình phạt thủ công (Manual Penalty Review)
  7. Thẻ Canonical URL 

SEO Onpage checklist

27 yếu tố kiểm tra Checklist Onpage cho từng website:

  1. Bố cục website: Đánh giá bố cục website với sự tương tác người dùng
  2. Trang 404: Kiểm tra và đánh giá trang 404 của website
  3. URL: trang chủ đã thân thiện?
  4. Redirect 301 www và non-www: Trang chủ website phải thống nhất tên miền dạng www hay non www nhằm tránh trùng lặp dữ liệu
  5. Favicon – Biểu tượng logo công ty trên thanh địa chỉ của trình duyệt web: Kiểm tra website đã có biểu tượng logo trên thanh địa chỉ trình duyệt
  6. Title – Miêu tả khái quát nội dung website: Kiểm tra tiêu đề trang chủ tối ưu hóa SEO, số lượng ký tự, từ khóa, thương hiệu,…
  7. Meta keywords – Từ khóa chính của website: Kiểm tra meta keywords trang chủ tối ưu hóa SEO
  8. Meta description – Miêu tả nội dung chính của website: Kiểm tra mô tả description trang chủ tối ưu hóa SEO về số lượng ký tự, từ khóa, mức độ thu hút người đọc,…
  9. Heading: Kiểm tra sự tối ưu hóa các thẻ Heading trên trang
Các yếu tố checklist onpage
  1. Hình ảnh: Kiểm tra sự tối ưu hình ảnh trên trang chủ ( logo, banner, hình đại diện sản phẩm,…), url hình ảnh thân thiện, mô tả tên hình ảnh, mô tả thẻ alt, kích thước và chất lượng hình ảnh, dung lượng hình ảnh
  2. Navigation: Kiểm tra sự tối ưu hóa menu điều hướng, trải nghiệm người dùng và hỗ trợ SEO
  3. Breadcrumbs: Kiểm tra tối ưu hóa breadcrumbs
  4. Internal link – Liên kết nội bộ: Kiểm tra số lượng liên kết nội bộ của Page
  5. Outbound link – Liên kết ra ngoài: Kiểm tra số lượng liên kết ra ngoài
  6. Đánh giá và tối ưu hóa file robots cho website
  7. Sitemap: Đánh giá và tối ưu hóa file sitemap cho website
  8. Tỷ lệ text/html: Kiểm tra và đánh giá tỉ lệ text trên trang chủ.
  9. Chuẩn W3C: Kiểm tra mức độ lỗi html của mã nguồn mở, tool check valid https://validator.w3.org/
  10. Non-Flash, non-frames: Kiểm tra giao diện website sử dụng flash
  11. Meta Robots: Kiểm tra thẻ meta robots và đánh giá điều hướng website đối với Google
  12. Meta Social: Kiểm tra thẻ meta social website
  13. Các thẻ meta khác: Kiểm tra các thẻ meta khác: language, author, refresh, Revisit After,…
  14. Tốc độ load trang trên Desktop: Đảm bảo phải đạt màu xanh trên 80 điểm, sử dụng Google Tool check https://developers.google.com/ speed/pagespeed/ insights
Tốc độ load trang trên Desktop phải đảm bảo đạt màu xanh
  1. Pagespeed: Tốc độ load trang Mobile Kiểm tra tốc độ load trang trên Mobile
  2. Responsive Web Design: Kiểm tra website thiết kế website có tương thích với các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
  3. Mobile Friendly – Mức độ thân thiện website mobile: Kiểm tra và đánh giá mức độ thân thiện website mobile với người dùng
  4. Footer: Kiểm tra sự tối ưu footer

Để checklist tối ưu Onpage của website, bạn có thể sử dụng công cụ MOZ sẽ giúp website thân thiện với các search engine.

Content checklist

Điều đầu tiên khi soạn Content cho website, bạn nên đảm bảo nội dung được trình bày trên website hướng đến người đọc. Bạn không nên cố nhồi nhét những từ khóa hoặc tìm cách đánh lừa Google, sẽ gây bất lợi cho hoạt động lâu dài của website.

Điều bạn nên làm khi soạn nội dung cho website là sử dụng các từ khóa một cách tự nhiên và có chiến lược sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những từ đồng nghĩa hoặc những từ liên quan đến từ khóa để hạn chế quá nhiều từ khóa xuất hiện trên website gây khó chịu cho người đọc.

76 yếu tố kiểm tra web chuẩn SEO hay kiểm tra Content chuẩn SEO:

SEO Tags

  1. Tiêu đề bao gồm từ khóa chính ngay khi bắt đầu thẻ và không lặp lại từ khóa
  2. Tiêu đề ngắn gọn, súc tích và ít hơn 65 ký tự
  3. Tiêu đề bài viết đủ hấp dẫn, thu hút
  4. H1 chứa cụm từ khóa chính và nội dung truyền tải nhất quán với Tiêu đề
  5. Thẻ Mô tả – Meta bao gồm từ khóa
  6. Độ dài Mô tả Meta khoảng 100 – 300 ký tự
  7. Mô tả meta hấp dẫn như lời quảng cáo
  8. URL ngắn gọn bao gồm từ khóa chính (3 – 8 từ)

Content Body

  1. Bài viết bao gồm lời hứa trong Tiêu đề – H1
  2. Thu hút sự chú ý của người đọc từ câu đầu tiên
  3. Áp dụng phương pháp viết: APP, Kim tự tháp ngược
  4. Content có nằm trong một Cụm chủ đề thẩm quyền
  5. Được viết bởi người có chuyên môn tốt
  6. Đã nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung trước khi viết
  7. Nghiên cứu các Content cạnh tranh đang xếp hạng cao trên các trang tìm kiếm
  8. Nội dung hấp dẫn, độc đáo làm hài lòng người đọc
  9. Nội dung thực sự hữu ích, có giá trị
  10. Content đáp ứng được ý định người dùng
  11. Nội dung có bị trùng lặp cả trong và ngoài trang web
  12. Sử dụng từ khóa LSI (liên quan về ngữ nghĩa) trong body bài viết
  13. Sử dụng cụm từ đồng nghĩa với từ khóa chính trong bài viết
  14. Đoạn đầu tiên chứa từ khóa chính
  15. Độ dài nội dung trong khoảng 500 – 5.000 từ
  16. Độ sâu nôi dung thực sự chuyên sâu, hữu ích và có giá trị
  17. Sử dụng giọng văn tích cực
  18. Nội dung được viết độc đáo
  19. Hợp lý về thứ tự trình bày Heading 2
  20. Nội dung đã target và tối ưu cho cụm từ khóa tốt nhất
  21. Áp dụng thủ thuật copywrite
  22. Nội dung có lỗi về ngữ pháp không?
  23. Nội dung có lỗi về chính tả không?
  24. Content có bản PDF để tải?
  25. Content có bản Video?
  26. Content có bản Infographic?

Vị trí và mật độ Từ khóa

  1. Title sử dụng từ khóa 1 lần gần nhất bên phía bắt đầu
  2. Description sử dụng từ khóa 1-2 lần
  3. URL có từ khóa xuất hiện 1 lần
  4. Trong đoạn đầu tiên của content xuất hiện từ khóa
  5. Trong mô tả ATL, Tên, chú thích của ảnh xuất hiện từ khóa
  6. 3-5 cụm Từ khóa LSI(liên quan) trong H2 và H3
  7. 3-5 cụm từ đồng nghĩa trong Body và Internal links
  8. Trong đoạn cuối cùng xuất hiện từ khóa
  9. Tỷ lệ từ khóa 0,5-1,5%
  10. Số lần sử dụng từ khóa ít hơn 15 lần

Links

  1. Có sử dụng liên kết đến các bài liên quan?
  2. Ngữ cảnh liên kết có hợp lý?
  3. Anchor text sử dụng có chính xác hay khớp một phần chưa?
  4. External có liên kết ra ngoài trang tới nguồn liên quan tin cậy (Authority)?
  5. Internal có liên kết đến bài Pillar của cụm chủ đề?
  6. Sử dụng lời dẫn để tăng tỷ lệ click

Cấp độ đọc: Đơn giản dễ hiểu

  1. Có sử dụng thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu hay không?
  2. Bài viết có sử dụng những cụm từ vô nghĩa không?
  3. Bài viết có sử dụng những cụm từ dư thừa?
  4. Tập trung vào khách hàng, tạo tương tác và giao tiếp thân thiện bằng việc sử dụng từ “bạn”
  5. Đặt nhu cầu của người đọc trước mục tiêu bán hàng
  6. Bài viết có giải quyết vấn đề hay câu hỏi của đối tượng mục tiêu chưa?
  7. Đưa ra lời khuyên hành động
  8. Tạo dựng đượC thẩm quyền (Authority):
    • Nội dung được nghiên cứu kỹ lưỡng
    • Bài viết có ví dụ minh họa
    • Bài viết có dẫn chứng từ chuyên gia

Trải nghiệm đọc

  1. Sử dụng heading H2 để phân nhóm các đoạn
  2. Sử dụng heading H3 để phân nhóm các đoạn cho heading H2
  3. Đoạn văn ngắn không quá 4 dòng
  4. Sử dụng khoảng trống giữa các đoạn
  5. Sử dụng liên kết nội bộ đến trang liên quan trong cùng chủ đề
  6. Sử dụng liên kết ngoài ra nguồn Authority
  7. Sử dụng ít nhất 1 hình ảnh
  8. Sử dụng mô tả ALT cho ảnh, bao gồm từ khóa
  9. Tên hình ảnh có bao gồm từ khóa?
  10. Sử dụng danh sách, bullet
  11. Sử dụng đánh dấu nổi bật đoạn quan trọng với Bold, Italic?
  12. Font chữ, kích thước có thể đọc tốt:
    • H1: 20-22px
    • H2: 18-20px
    • H3: 16-18px
    • Body content: 15-16px

Cấp độ Trang web

  1. Website có đáp ứng tốt trên các thiết bị mobile (Responsvie)?
  2. Tốc độ tải nhanh không, ít nhất 5s?
  3. Có sử dụng giao thức bảo mật HTTPs?

CTA & Share button

  1. Website có nút chia sẻ Social media chưa?
  2. Web có sử dụng box Author?
  3. Web có sử dụng CTA – Call to action?
    • Kêu gọi hành động cho mỗi trang web
    • Kêu gọi hành động phù hợp với ngữ cảnh nội dung của trang web như:
      • Download ebook
      • Đăng ký nhận bản tin qua email
      • Đăng ký tài khoản
      • Đăng ký dùng thử
    • Thể hiện CTA nổi bật
    • CTA thuyết phục, thu hút

SEO Offpage checklist

Tối ưu hóa các yếu tố xếp hạng Offpage bao gồm: cải thiện công cụ tìm kiếm và nhận dạng của người dùng về độ phổ biến, mức độ liên quan, mức độ tin cậy và quyền hạn của trang web.

Một số người xem việc SEO Offpage chỉ là thực hiện xây dựng liên kết. Nhưng thực sự SEO Offpage có nhiều điều cần phải làm hơn. Một số cách SEO một trang web Offpage:

  • Social media marketing: Tiếp thị truyền thông xã hội
  • Guest blogging: Viết blog
  • Influencer marketing: Tiếp thị ảnh hưởng
  • Content marketing: Tiếp thị và quảng bá content

Backlink

  1. Backlink – liên kết từ website khác: Kiểm tra số lượng backlink
  2. Refferring Domains: Kiểm tra số lượng backlink
  3. Backlink GOV
  4. Backlink EDU
  5. Dofollow: Kiểm tra số lượng link dofollow trên page
  6. Nofollow: Kiểm tra số lượng link nofollow trên page
  7. Ảnh hưởng thuật toán Google: Kiểm tra ảnh hưởng thuật toán google peguin, panda, google penatly

Mạng xã hội

  1. Bookmarking Google Plus – Tương tác với mạng xã hội
  2. Bookmarking Facebook
  3. Bookmarking Twitter
  4. Bookmarking Linkedin
  5. Bookmarking Delicous
  6. Flickr – Tương tác với mạng xã hội
  7. Blog Blogpost
  8. Google Site
  9. WordPress
  10. Blog khác
  11. Local – Tối ưu Local, kiểm tra và đánh giá Local của website
  12. Comment của websit

Cài đặt công cụ SEO

  1. Google Analytis – Công cụ đo lường traffic của Google
  2. Webmaster tools – Công cụ quản trị website của Google
  3. Bing Webmaster Tools
  4. DMCA – Công cụ bảo vệ quyền tác của của DMCA
  5. Rich Snippets – Công cụ hiển thị thông tin của Google, tool test dữ liệu có cấu trúc search.google.com/ test/rich-results
  6. Tiện ích mạng xã hội – Giúp người dùng tương tác với mạng xã hội.

Bài viết Seo check list kiểm tra bài viết Chuẩn SEO đã được Miko Tech chia sẻ chi tiết về mục đích của việc SEO Checklist trên website sau mỗi hoạt động hay chiến dịch SEO. Bên cạnh đó, bạn cũng đã biết được cách kiểm tra SEO chung cho cả website, checklist SEO Onpage, Content và SEO Offpage.

Ngoài ra, khi xem bài viết bạn cũng đã biết cài đặt công cụ SEO để kiểm tra web an toàn và hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào từng mức độ quan trọng mà bạn lên kế hoạch kiểm tra SEO Website hàng ngày hay hàng tuần.

Việc kiểm tra thường xuyên trang web giúp bạn khắc phục các lỗi nhận được từ Google hoặc các công cụ đánh giá khác. Bạn sẽ kịp thời và nhanh chóng xử lý các lỗi, hạn chế được mức độ ảnh hưởng của các lỗi đến cả quy trình SEO.



source https://mikotech.vn/kiem-tra-bai-viet-chuan-seo/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...