Hiển thị các bài đăng có nhãn Dịch Vụ SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dịch Vụ SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Mua chứng chỉ SSL ở đâu? Top 10 nhà cung cấp giá rẻ, uy tín 2022

SSL là gì?

SLL (Secure Sockets Layer)tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên toàn cầu.

Nguyên lý hoạt động của SSL là tạo ra một liên kết mã hóa giữa máy chủ website với trình duyệt.

Chúng sẽ hoạt động bằng cách tạo ra một liên kết mã hóa giữa máy chủ của website đó với trình duyệt. Điều này giúp đảm bảo dữ liệu trao đổi của website sẽ được bảo mật, an toàn cho quản trị web.

SSL sẽ đảm bảo tất cả các dữ liệu truyền giữa máy chủ với trình duyệt có tính riêng tư. Website sẽ không bị xâm nhập bởi những mã độc, virus trong môi trường mạng.

Nhờ đó mà SSL là một tiêu chuẩn công nghiệp được tin tưởng sử dụng bởi vô vàn website trên thế giới. Điều này giúp bảo vệ những giao dịch trực tuyến của những người truy cập website. Vì khi website đó được cài chứng thư số SSL thì nó sẽ cho phép người dùng truy cập với độ tin cậy. Giúp đảm bảo các thông tin của website với người sử dụng được mã hóa, tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài nhằm mục đích an ninh, những trang web có chứng chỉ SSL sẽ được đánh giá cao hơn từ các công cụ tìm kiếm. Google đã tuyên bố những website có SSL sẽ được ưu tiên hơn trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, phiên bản mới nhất của Chrome cũng đưa ra những cảnh báo bảo mật cho người dùng mỗi khi truy cập vào trang web không có https.

Phần lớn website hiện nay đều đang sử dụng xác thực SSL nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu truyền qua lại trên mạng. Bạn có thể nhận biết một website có chứng chỉ SSL hay không qua kí hiệu ổ khóa và phần đầu địa chỉ web là https (khác với http là chưa đăng ký SSL).

Lưu ý khi mua chứng chỉ SSL giá rẻ cho trang web

Chứng chỉ SSL có 3 loại cơ bản bao gồm:

  • OV (Organization Validation) – hỗ trợ kiểm tra, xác minh tổ chức bằng xác nhận đơn vị sở hữu chứng chỉ (phù hợp công ty vừa và nhỏ).
  • EV (Extended Validation) – mức độ bảo mật cao hơn với quá trình xác nhận nghiêm ngặt (phù hợp với những trang thương mại điện tử).
  • DV (Domain Validation) – tự xác minh website có hợp lệ hay không (phù hợp với những web thực hiện giao dịch tài chính).

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp chứng chỉ SSL. Trước khi quyết định mua chứng chỉ SSL của nhà cung cấp chứng chỉ nào, bạn cần lưu ý tới các tiêu chí như:

  • Mức độ bảo mật tối đa của chứng chỉ
  • Thời gian phát hành, giá dịch vu và thời điểm gia hạn chứng chỉ
  • Loại xác thực chứng chỉ mã hóa
  • Dấu của trang web có độ tin cậy cao
  • Hiệu suất handshack nhanh, tốt
  • Chính sách hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp SSL
  • Chính sách dùng thử, bảo hành, hoàn tiền

Top 10 nhà cung cấp chứng chỉ SSL uy tín hàng đầu hiện nay

Mua chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ tại Mona Media

Mona Media là một công ty chuyên thiết kế website, phần mềm đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường. Mona Media sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ giúp bạn có một website hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng từ cơ bản đến nâng cao. SSL là một yếu tố quan trọng cho website, Mona Media sẽ giúp bạn hoàn thành việc đó.

Mua chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ tại Mona Media sẽ giúp bạn tăng cường bảo mật cho website:

  • Khách hàng sẽ được sử dụng giao thức liên kết HTTPS hiện đại
  • Công ty sẽ đảm bảo bảo mật dữ liệu và thông tin của người dùng
  • Hỗ trợ chống lại các cuộc tấn công từ hackers, virus
  • Giúp đem lại một môi trường giao dịch an toàn cho website kinh doanh

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://mona.media/mua-ssl/
  • Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900636648

Nhà cung cấp chứng chỉ bảo mật website – Viettelidc.com

Đây là một đơn vị cung cấp chứng chỉ DV SSL trong nước, đã có nhiều đối tác lớn trong nước. Viettelidc cung cấp chứng chỉ số bảo mật đảm bảo bảo mật, an toàn cho khách hàng, nâng cao sự uy tín cho website. Khi mua chứng chỉ SSL cho website tại Viettelidc, bạn sẽ được:

  • Dữ liệu mã hóa
  • Dữ liệu không bị thay đổi khi có tin tặc
  • Nâng cao hình ảnh, thương hiệu tên tuổi cho công ty
  • Chứng thực website giúp đảm bảo sự an toàn cho người dùng

Hiện nay đơn vị có nhiều gói mức những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo tại viettelidc.com.vn

Mua SSL cho website giá rẻ tại Namecheap.com

Đây là một đơn mua SSL giá rẻ hiện nay, cung cấp cho khách hàng chứng chỉ Comodo SSL với chi phí khá hợp lí. Đơn vị được xếp thứ hạng 4.6/5 dựa trên xếp hạng và đánh giá của khách hàng.

  • Giá khởi điểm là 36$
  • Thời gian phát hành mất 1 đến 2 ngày
  • Kí tự đại diện: Không
  • Hỗ trợ chuyên gia SSL: Gửi email, trò chuyện trực tiếp
  • Chi phí bảo hành: 50.000$
  • Dấu trang web: Có
  • Hoàn tiền trong vòng 15 ngày
  • Link: namecheap.com
  • Namecheap sẽ cung cấp các sản phẩm SSL: Xác nhận tên miền, chứng chỉ đa miền,…

Nhà cung cấp chứng chỉ DV, OV và EV SSL – Vinahost.vn

Vinahost là công ty cung cấp dịch vụ cho tên miền, hosting chuyên nghiệp. Hiện nay công ty đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế. Cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ cũng là một lĩnh vực mà Vinahost đã có nhiều năm kinh nghiệm. Khi sử dụng dịch vụ SSL Certificate của công ty, bạn sẽ được đảm bảo bảo mật cho website trên các trình duyệt. Phía công ty cũng sẽ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, tâm huyết để giải quyết những thắc mắc. Chính vì vậy đây cũng là một đơn vị mà bạn nên cân nhắc lựa chọn.

Dịch  vụ đăng ký https cho trang web – Bkns.vn

Nếu muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ uy tín thì bạn không nên bỏ qua Bkns. Sử dụng dịch vụ đăng ký https cho website của công ty bạn sẽ nhận được:

  • Bảo mật dữ liệu
  • Hỗ trợ cài đặt
  • Mức giá hợp lí với nhiều gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn

Đây là công ty đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về các giải pháp kinh doanh trực tuyến. Đội ngũ kĩ thuật viên sẽ giúp khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.

Đơn vị cung cấp chứng chỉ số SSL – Cheapsslsecurity.com

Cheapsslsecurity là nhà cung cấp nhiều loại xác thực SSL hơn một số đơn vị trên. Một số dịch vụ mà đơn vị này cung cấp như: Xác thực nhiều tên miền, xác thực tổ chức, bảo mật code,… Mức giá khởi điểm cho nhà cung cấp SSL Certificate giá rẻ chỉ là 6$. Đây là mức giá khá ưu đãi so với những đơn vị cung cấp trên. Nhưng đơn vị có trụ sở ở nước ngoài nên cũng sẽ gây khó khăn cho người dùng trong một số trường hợp như: Thanh toán, dịch vụ kĩ thuật, … Cho nên lựa chọn mua chứng chỉ SSL trong nước sẽ thuận tiện hơn.

Mua SSL Certificate giá rẻ tại Hostinger.vn

Là một công ty web hosting dẫn đầu thế giới. Hiện nay Hostinnger đang cung cấp những dịch vụ cho người dùng, giúp người dùng tiết kiệm chi phí tạo website. Sử dụng dịch vụ cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ của công ty, khách hàng sẽ được đảm bảo sự an toàn về trang web; Tăng mức độ uy tín của trang web đối với khách hàng. Hiện nay, công ty có nhiều mức giá khác nhau khi khách hàng sử dụng dịch vụ đặng ký chứng chỉ bảo mật cho website. Chính vì thế, khách hàng có thể đảm bảo sự lựa chọn một ói dịch vụ phù hợp nhất cho website của mình.

Địa chỉ đăng ký SSL cho website giá rẻ – Hostingviet.com

Hostingviet cũng là một địa chỉ mua SSL Cetificate giá rẻ mà bạn không nên bỏ qua. Tại đây, công ty sẽ cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL giá rẻ, đảo bảo an toàn cho website của bạn. Cũng như những đơn vị trên, Hostingviet sẽ đem đến cho khách hàng những gói dịch vụ khác nhau. Tùy vào nhu cầu của khách hàng đối với website của mình mà lựa chọn mức giá thích hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, đơn vị đã tạo nên sự uy tín đối với khách hàng.

Mua chứng chỉ bảo mật cho website tại GoDaddy.com

GoDaddy một dịch vụ cung cấp đăng kí tên miền, là nơi lưu trữ dữ liệu toàn cầu. Tai đây, họ sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL giá rẻ với những giải pháp bảo mật trang web. Tại GoDaddy có mức giá khởi điểm là 55.99$. Một số sản phẩm mà GoDaddy cung cấp cho khách hàng: Wildcard SSL; Xác thực kinh doanh;… Mua chứng chỉ SSL tại GoDaddy, bạn sẽ được xác thực Domain Validation và toàn bộ cơ sở dữ liệu ngay tức thì.

Những dữ kiệu của khách hàng sẽ được mã hóa để đảm bảo độ chính xác, an toàn. Đội ngũ hỗ trợ tư vấn 27/7/365 qua email, trò chuyện trực tiếp. Nếu có lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động trong vòng 30 ngày đầu thì nhà cung cấp sẽ hoàn lại tiền cho khách hàng.

Đăng ký mua chứng chỉ số SSL tại ComodoSSLStore.com

Đây là một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ có tiếng trên thế giới. Nhà cung cấp này chiếm ưu thế về hỗ trợ website chuyên nghiệp. Đơn vị có mức giá mua chứng chỉ với mức tầm trung, nên bạn có thể suy nghĩ lựa chọn đơn vị này. Có nhiều gói khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao nên khách hàng có thể tham khảo thêm. Công ty mang đến các gói xác thức SSL với mã hóa lên đến 256 bit. Chúng có thể hoạt động trên hầu hết các trình duyệt tin cậy.

Trên đây là là lời giải đáp mua chứng chỉ SSL giá rẻ ở đâu? gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng top 10 các nhà cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ uy tín sẽ giúp bạn chọn ra được một đơn vị phù hợp.



source https://mikotech.vn/mua-chung-chi-ssl/

Băng thông là gì? Đơn vị và phương pháp đo băng thông hiệu quả

Bạn không biết băng thông là gì? Bạn cần tìm hiểu đơn vị và các phương pháp đo băng thông hiệu quả? Bạn muốn biết sự ảnh hưởng của băng thông đến website? Vậy thì hãy đến ngay với bài viết dưới đây của Miko Tech nhé!

Bài viết sẽ giúp bạn biết được băng thông là gì, một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn có thêm kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.

Đọc ngay bài viết Băng thông là gì? Đơn vị và phương pháp đo băng thông hiệu quả dưới đây.

1. Băng thông là gì?

Băng thông trong tiếng anh còn được gọi là Bandwidth. Băng thông được sử dụng để truyền tải các dữ liệu có sẵn trong 1 giây. Ngoài ra, băng thông cũng có thể được hiểu là tốc độ truyền của dữ liệu trong một đường truyền.

Đối với website, băng thông được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể upload và download giữa website với máy tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số dung lượng tối đa được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.

Định nghĩa băng thông
Định nghĩa băng thông

2. Một số dạng băng thông trên máy tính

Theo phạm vi sử dụng

Dựa vào phạm vi sử dụng, băng thông được chia làm hai loại:

  • Băng thông trong nước: Chức năng chính của băng thông trong nước được dùng để tương tác, trao đổi giữa các máy chủ trong cùng một nước. Những loại băng thông trong nước sẽ thích hợp để bạn có thể sử dụng vào mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Băng thông quốc tế được dùng trong việc trao đổi thông tin giữa các máy chủ đa quốc gia. Nếu cáp quốc tế xảy ra vấn đề như bị đứt thì việc truy cập vào website quốc tế sẽ bị gián đoạn hoặc tải trang với tốc độ chậm hơn bình thường

Theo dung lượng sử dụng

Dựa vào dung lượng sử dụng, chúng ta có thể chia băng thông thành các loại sau:

  • Băng thông được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định để có thể kết nối mạng. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn tiếp tục dùng.
  • Băng thông được chia sẻ: Đối với loại băng thông được chia sẻ, bạn có thể dùng chúng cho nhiều máy chủ khác nhau để tránh tình trạng sever bị đứng.
  • Băng thông riêng: Khi sử dụng băng thông riêng, bạn phải trả phí cho phần dung lượng đã dùng và không cần phải chia sẻ chúng.

3. Đơn vị đo Bandwith

Lúc đầu, băng thông sử dụng đơn vị đo lường là bit/giây. Tuy nhiên, không gian mạng hiện nay lại có dung lượng băng thông lớn hơn so với đơn vị đã được sử dụng. Do đó, băng thông đã được thay đổi sang đơn vị megabit/giây, gigabit/giây, terabit/giây. Cụ thể:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Ngoài ra, băng thông còn được đo bằng các đơn vị khác như: Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Càng về sau, các đơn vị sẽ có dung lượng gấp 10 lần đơn vị ở phía trước liền kề.

Đơn vị đo băng thông
Đơn vị đo băng thông

4. Tại sao phải đo băng thông?

Đo băng thông sẽ giúp người dùng kiểm soát được các kết nối mạng mà họ phải trả phí có hoạt động theo đúng như thông số không. Nếu gia đình của bạn có nhu cầu sử dụng băng thông thì nên kiểm tra băng thông trước để có thể đánh giá dịch vụ do nhà mạng cung cấp.
Băng thông sẽ phục vụ người dùng tốt hơn nếu được chọn sử dụng trong công ty. Để đo dung lượng băng thông giữa các văn phòng, bạn nên sử dụng kênh dịch vụ riêng từ nhà cung cấp.

5. Phương pháp đo băng thông hiệu quả

Thông thường, các ứng dụng được dùng để đo bandwidth phổ biến là Test TCP (TTCP)PRTG Network Monitor:

  • Test TCP: Đây là tiện ích dùng để đo lường dung lượng trên IP Networks giữa hai máy chủ. Theo đó, một máy chủ sẽ có vai trò là bên nhận và máy chủ còn lại sẽ là bên gửi.
  • PRTG Network: Tiện ích này sẽ cung cấp biểu đồ và giao diện đồ họa để người dùng có thể đo lường băng thông trong một khoảng thời gian dài hơn. Ngoài ra, PRTG còn có thể hỗ trợ đo lưu lượng giữa các giao diện khác nhau
Phương pháp đo băng thông
Phương pháp đo băng thông

Để đo băng thông thì tổng lưu lượng bandwidth nhận và gửi đi sẽ được tính trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó, kết quả của phép tính sẽ được hiển thị dưới dạng số trên giây.

Một phương pháp đo băng thông hiệu quả khác đó chính là cách truyền một hoặc vài tệp đã biết kích thước và đếm thời gian truyền. Sau đó, kết quả sẽ được chuyển thành Bps bằng cách chia kích thước các tệp cho lượng thời gian chuyển cần thiết.

6. Cách tính băng thông của website

Để tính được băng thông của website, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Băng thông website = Kích thước trung bình của trang x Lượng khách truy cập trung bình hàng tháng x Số lần truy cập trung bình của mỗi khách hàng

Ví dụ: Dung lượng trung bình của website cho một trang là 1Mb. Lượt truy cập trung bình của website trong 1 ngày là khoảng 100. Trung bình mỗi lượt truy cập là 5 trang. Công thức tính sẽ là:

  • 1 ngày = 1Mb x 100 x 5 = 500Mb
  • 1 tháng = 500 Mb x 30 = 15.000Mb (15Gb).

7. Giới hạn của băng thông được hiểu là gì?

Giới hạn Bandwidth được biết đến như một chức năng có thể giảm thiểu các hoạt động download/upload của người dùng khi truy cập mạng. Chức năng này được tạo ra nhằm đảm bảo cho chất lượng đường truyền mạng được ổn định.

Giới hạn của băng thông
Giới hạn của băng thông

Tuy nhiên, lại có khá nhiều người dùng đưa ra lựa chọn sử dụng dịch vụ băng thông không giới hạn. Theo đó, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng có thể truy cập các trang mạng nhanh chóng và thao tác được nhiều tab trong cùng một lúc.

Ngoài ra, ngay cả khi dung lượng bị tăng đột biến thì đường truyền mạng cũng sẽ được đảm bảo luôn ở trong tình trạng hoạt động ổn định.

8. Ảnh hưởng của băng thông đến website

Thông thường, giới hạn của băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng lớn. Trong trường hợp băng thông bị hết, yêu cầu truy cập website của người dùng sẽ bị từ chối.

Chính vì vậy, không chỉ cần một website chuyên nghiệp mà bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Yếu tố này sẽ giúp người dùng đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Băng thông càng lớn thì các tác vụ, xử lí yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Trên đây là bài viết của Miko Tech về băng thông là gì, một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng đem đến cho bạn những kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.

Mong rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về băng thông. Chúc bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ.



source https://mikotech.vn/bang-thong-la-gi/

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022

Tốc độ website thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Một website với những tác vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian sẽ gây được ấn tượng tốt với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thấu hiểu điều đó, Miko Tech xin giới thiệu đến bạn 20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022. Cùng với những thông tin cơ bản về kiểm tra tốc độ website và tại sao phải kiểm tra tốc độ website tại bài viết dưới đây nhé!

Thông tin cơ bản về kiểm tra tốc độ website

Tốc độ website thường được nhắc đến là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu suất của trang cũng như trải nghiệm người dùng. Đa số người sở hữu web đều nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ tải trang đến khả năng người dùng quay lại vào lần truy cập sau nên việc nghiên cứu và tối ưu tốc độ load trang luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. 

1.1. Tốc độ tải trang web

Trên thực tế, tốc độ web, tốc độ trang và tốc độ load là các tiêu chí khác nhau đánh giá trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, phần đông mọi người đều nhầm lẫn và hiểu chung thành 1 nghĩa là tốc độ website. Miko Tech sẽ giúp bạn phân biệt 3 khái niệm này một cách chi tiết như sau:

Tốc độ tải trang web là tiêu chí đánh giá trải nghiệm khách hàng
Tốc độ tải trang web là tiêu chí đánh giá trải nghiệm khách hàng
  • Tốc độ website (Site speed): Là khoảng thời gian người dùng cần để xem, đọc hiểu và tương tác với các nội dung trên website. Tốc độ trang web bao gồm: Tốc độ tải trang, thời gian load và thời gian chờ các trình duyệt web xử lý, cho phép người dùng tương tác.
  • Tốc độ trang (Page speed): Là thời gian tải một trang cụ thể trên website. Tốc độ trang thường được xác định dựa trên thời gian website hiển thị đầy đủ nội dung hoặc thời điểm người dùng “click chuột” vào link đến khi trình duyệt nhận được dữ liệu đầu tiên. 
  • Thời gian tải trang (Load page): Là khoảng thời gian từ khi người dùng bắt đầu gửi yêu cầu truy cập đến khi trình duyệt hiển thị đầy đủ nội dung.

1.2. Quy trình tải trang web và hiển thị nội dung

Để có thể chủ động trong quá trình sử dụng website, người dùng cần hiểu rõ quy trình tải website và hiển hiển thị nội dung. Dưới đây là mô tả chi tiết quy trình tải trang và hiển thị website:

  • Người dùng gửi yêu cầu truy cập trang: Click vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh tìm kiếm hoặc qua các biểu mẫu,…
  • Trình duyệt website gửi yêu cầu qua mạng internet đến máy chủ của website.
  • Máy chủ thực hiện quá trình xử lý yêu cầu được gửi đến.
  • Máy chủ hoàn thành phân tích và dữ liệu phản hồi đến trình duyệt.
  • Trình duyệt website tiếp nhận phản hồi, phân tích, tải trang và hiển thị nội dung cho người dùng.

1.3.Tốc độ website

Tốc độ website hay Site speed dùng để chỉ khoảng thời gian người dùng cần để xem và tương tác với các nội dung trên trang. Mặc dù, tốc độ nhanh hay chậm đôi khi phụ thuộc vào suy nghĩ, tình trạng và cảm nhận của mỗi người dùng khi truy cập trang. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn có các nghiên cứu giúp bạn nhận biết được tốc độ “tiêu chuẩn” mà người dùng mong muốn khi truy cập vào các đường dẫn của website.

Con số kỳ vọng này nằm trong khoảng 400 mili giây và tốc độ càng tăng nhanh sẽ càng nhận được nhiều sự hài lòng của người dùng. Những website khiến người dùng phải chờ đợi quá 5 giây có lệ thoát trang lên đến hơn 50%. Bên cạnh đó, tốc độ tải của bạn chậm hơn đối thủ cạnh tranh khoảng 250 mili giây cũng làm giảm số lượng người dùng đến web của bạn. 

2. Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?

Năm 2009, một cuộc điều tra từ những người sử dụng Internet của viện nghiên cứu Forrester đã được tiến hành và cho ra những kết quả như sau: Thời gian trung bình lý tưởng để tải một trang web là 2 giây, có khoảng 40% người dùng bỏ đi khi website đó mất hơn 3 giây để tải. 

Từ ví dụ cụ thể trên, bạn có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của tốc độ website tới lượt truy cập của trang. Đó cũng là lý do tại sao người sở hữu web phải thường xuyên kiểm tra tốc độ website. Ngoài ra, đảm bảo tốc độ website là cần thiết bởi một số nguyên nhân sau: 

  • Tốc độ website ảnh hưởng đến SERP: Công cụ tìm kiếm chỉ có khoảng thời gian rất ngắn để thu thập kết quả. Nếu website của bạn không đảm bảo tải được trong thời gian tối thiểu thì bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn. 
  • Ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập website: Quá trình tải chậm tương đương với 40% nguy cơ mất khách truy cập tiềm năng (hoặc tệ hơn nữa là mất đi người mua hàng).
  • Ảnh hưởng đến SEO: Công cụ tìm kiếm cần đảm bảo danh tiếng chính nó và các công cụ không đánh giá cao các trang tốc độ thấp do gây hại đến trải nghiệm người dùng.
Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?
Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?

Nói chung các nhà quản trị web cần phải duy trì hiệu suất website để có thể mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Một trong những cách thức đơn giản và nhanh chóng để thực hiện công việc kiểm tra này là sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ website.

Đặt mình vào cảm xúc của khách truy cập: Bạn cảm thấy như thế nào nếu phải chờ đợi một trang web load quá chậm?

Tốc độ tải trang cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến các yếu tố sau:

1. Thứ hạng SERP: Các công cụ tìm kiếm chỉ thu thập dữ liệu website trong thời gian ngắn. Nếu trang của bạn có độ load quá chậm sẽ có khả năng xếp hạng thấp hơn so với đối thủ.

2. Lượng traffic của trang: Như Prodima đã nói ở trên, nếu website tải chậm sẽ mất đi khoảng 40% khách hàng tiềm năng. Và thứ hạng thấp sẽ khiến lượng truy cập vào website cũng ít hơn, thậm chí là không có!

3. Ảnh hưởng đến SEO: Các bot tìm kiếm không đánh giá cao những trang web có tốc độ load chậm và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Top 20+ công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất

1. Geek Flare

Công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí Geekflare
Công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí Geekflare

Geek Flare giúp bạn dễ dàng check độ tải trang trên giao diện di động hoặc máy tính để bàn từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới. Số liệu trang sau khi kiểm tra gồm: Time to First Byte (Thời gian đến Byte đầu tiên), ảnh chụp màn hình, kích thước trang và số lượng yêu cầu theo loại.

2. Uptrends

Uptrends giúp bạn kiểm tra tốc độ website miễn phí trên máy tính hoặc thiết bị di động tại 10 địa điểm khác nhau. Ngoài ra, người dùng có thể điều chỉnh băng thông và chọn trình duyệt web để tiến hành check nhanh chóng.

Công cụ này còn cung cấp nhiều tính năng giám sát website miễn phí, có sẵn như: Cảnh báo Email, vị trí thử nghiệm rộng và giám sát dashboard.

3. GiftOfSpeed

GiftOfSpeed cho phép bạn đánh giá tốc độ load trang của mình từ 8 vị trí khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các Tools hỗ trợ các thiện hiệu suất web miễn phí như: Trình nén JavaScript, kiểm tra request bị hỏng và kiểm tra tối ưu hóa CSS.

4. KeyCDN

KeyCDN cho phép kiểm tra tốc độ website và kiểm tra định vị địa lý từ 14 địa điểm khác nhau. Bên cạnh đó, công cụ này cho phép bạn check tấn công SSL FREAK để đảm bảo SSL/TLS của trang web luôn an toàn.

5. YSlow

Công cụ kiểm tra tốc độ website YSlow
Công cụ kiểm tra tốc độ website YSlow

YSlow giúp kiểm tra độ load trang miễn phí và phân tích hiệu suất tổng thể website dựa trên 23 trong 34 quy tắc của Yahoo. Mã nguồn mở này là một plugin tuyệt vời cho trình duyệt web với script dòng lệnh là Node.js và PhantomJS cho máy chủ.

6. Chrome DevTools

Chrome DevTools được cung cấp bởi Google giúp bạn kiểm tra và cải thiện tốc độ load hiệu quả. Công cụ được tích hợp trực tiếp vào trình duyệt Chrome, với bản hướng dẫn chi tiết cho người dùng muốn tìm hiểu về cách lập trình website và các tips tối ưu website hữu ích.

7. BatchSpeed

BatchSpeed kết hợp với API PageSpeed của Google để thu thập dữ liệu trang web, sitemap XML và các URL trước khi tiến hành kiểm tra tốc độ website. Kết quả có thể được sắp xếp theo kích thước, tốc độ, mức độ ưu tiên hay khuyến nghị.

8. Monitis

Thêm một công cụ check độ tải trang tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Monitis giúp người dùng giám sát ở phạm vi rộng hơn gồm: Website, ứng dụng, server và network. Người dùng có thể chọn tùy chỉnh giám sát trên hệ thống bằng API.

9. OctaGate SiteTimer

OctaGate Site Timer giúp bạn kiểm tra độ tải trang cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần thêm link URL bạn muốn check, công cụ sẽ ngay lập tức tiến hành và cung cấp dữ liệu chính xác. Ngoài ra, OctaGate SiteTimer còn đề xuất nhiều cách cải thiện hữu ích, bạn có thể tham khảo để tối ưu tốc độ web tốt hơn.

10. Blitz

Blitz giúp bạn kiểm tra tốc độ website cực kỳ chính xác thông qua lệnh command line trên UNIX (nếu bạn đã cài ứng dụng này lên server).

Công cụ kiểm tra tốc độ website Blitz
Công cụ kiểm tra tốc độ website Blitz

Bên cạnh đó, Blitz sẽ hỗ trợ 3 cách kiểm tra website như sau:

  • Sprint: Gửi truy vấn vào trang của bạn thông qua HTTPS hoặc HTTP để tiến hành kiểm tra.
  • Rush: Gửi nhiều truy vấn vào trang để kiểm tra.
  • Performance: Chỉ gửi một truy vấn để kiểm tra.

11. Site Speed (Google Analytics)

Site Speed là một phần thuộc Google Analytics, giúp đánh giá hiệu suất trang web dựa trên 3 yếu tố: Tốc độ tải, thời gian thực hiện và phân tích.

Báo cáo thử nghiệm sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về hiệu suất tài nguyên, các trang con cũng như chia sẻ cách tối ưu hóa phù hợp.

12. New Relic

New Relic là một công ty phân tích phần mềm, giúp bạn kiểm tra độ tải website tại 9 địa điểm khác nhau. Nếu bạn muốn yêu cầu phạm vi check rộng hơn thì phải mất phí.

New Relic hỗ trợ người dùng phân tích tác động kinh doanh dựa trên hiệu suất web, mô phỏng hành vi để nhận định vấn đề và giám sát các hệ thống thay đổi linh hoạt.

13. Alexa Traffic Rank

Alexa Traffic Rank là một phần tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome, bạn có thể tìm thấy trên kho ứng dụng và cài đặt dễ dàng. Để bắt đầu, bạn phải mở website muốn kiểm tra và kích hoạt công cụ Alexa Traffic Rank.

Dữ liệu trả về sẽ gồm: Tốc độ tải trung bình, xếp hạng trang (tại quốc gia cụ thể), đánh giá từ các công cụ tìm kiếm, độ an toàn của trang cùng một vài website tương tự.

14. K6

K6 là công cụ check hiệu suất trang và hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, K6 cung cấp nhiều phương thức hỗ trợ tăng lượng traffic vào website cũng như hiển thị biểu đồ thời gian tải của người dùng chi tiết.

15. Think with Google

Think with Google hỗ trợ việc check độ tải trang trên thiết bị di động với điều kiện đang sử dụng 3G – là tiêu chuẩn tốc độ truy cập Internet của người dùng di động.

Công cụ kiểm tra tốc độ website Think with Google
Công cụ kiểm tra tốc độ website Think with Google

Đầu tiên, bạn nhập URL website và nhấn Enter, sau vài giây thì công cụ này sẽ trả về kết quả khá đầy đủ. Trong đó, Tốc độ load và Tỷ lệ người dùng thoát trang (vì tải chậm) sẽ hiển thị ngay phần đầu của báo cáo sơ bộ. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về website của mình thì click vào Full Report để biết thêm.

16. WebPagetest

WebPagetest được tích hợp trên các trình duyệt Chrome, Edge, Internet Explorer… giúp người dùng có thể kiểm tra tốc độ website từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới. Công cụ này cung cấp nhiều tính năng tiện ích như: Chặn nội dung, quay video và kiểm tra giao dịch nhiều bước.

Bạn sẽ nhận được các biểu đồ waterfall để kiểm tra hiệu suất trang, load tài nguyên cùng những đề xuất hữu ích về việc tối ưu tốc độ tải.

17. Dareboost

DareBoost cung cấp hơn 100 điểm kiểm tra khác nhau khi phân tích website. Điểm số đánh giá trang sẽ tính từ 1 – 100, hỗ trợ thực hiện trên máy tính bàn hoặc thiết bị di động, với các trình duyệt Firefox & Chrome.

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn có thể xuất báo cáo sang PDF để có thể xem dữ liệu đầy đủ về hiệu suất trang, khả năng tiếp cận người dùng cùng các khuyến nghị SEO hữu ích khác.

18. Web Page Analyzer

Web Page Analyze giúp phân tích website đơn giản, cung cấp cho người dùng dữ liệu về thời gian tải trang, nội dung và kích thước website của bạn. Cùng với đó là những đề xuất đi kèm để bạn có thể cải thiện tốc độ trang tốt hơn.

19. Dot-Com Tool

Dot-Com Tool giúp kiểm tra tốc độ website miễn phí và cực kỳ chính xác với 24 địa điểm trên toàn thế giới. Báo cáo dữ liệu sẽ gồm: Hình ảnh tóm tắt đầy đủ về tốc độ website theo từng vị trí, 10% các yếu tố nhanh nhất/ chậm nhất…

=> Tuy nhiên, Dot-Com Tool không phân tích quá sâu toàn bộ diện website và chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát.

20. Which Loads Faster

Which Loads Faster khác biệt so với các công cụ khác khi phân chia thành 2 kết quả dựa trên 2 trình duyệt khác nhau để so sánh về thời gian tải. Bạn có thể biết được website của mình trên trình duyệt Google có load nhanh hơn Bing không.

Thêm vào đó, Faster còn giúp bạn biết được tốc độ hoạt động trang so với đối thủ cạnh tranh. Cùng với những đề xuất tuyệt vời để bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh, đảm bảo độ tải trang luôn nhanh nhất.

21. Pingdom

Pingdom không chỉ giúp check độ tải trang mà còn phân tích tất cả thành phần website tổng thể. Thông qua đó, bạn sẽ biết được điểm mạnh – điểm yếu cần khắc phục. Công cụ này cũng cung cấp nhiều chỉ dẫn hữu ích cho việc đo lường và tối ưu tốc độ load web.

Công cụ kiểm tra tốc độ website Pingdom
Công cụ kiểm tra tốc độ website Pingdom

Điểm nổi bật của Pingdom sẽ mô phỏng hành vi người dùng để đưa ra kết quả chính xác dựa trên nhiều vị trí khác nhau.

22. GTmetrix

GTmetrix với khả năng kiểm tra hiệu suất website nhanh, hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ nhận được một báo cáo gồm: Các chỉ số hiệu suất chính, giám sát trang tổng thể cũng như kết quả kiểm tra tốc độ website từ nhiều khu vực trên thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra hoạt động website trên các đường truyền tốc độ khác nhau để đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

Bên trên là 20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin về kiểm tra tốc độ website và tại sao phải kiểm tra tốc độ website. Để kết quả cho ra được chính xác nhất, Miko Tech khuyên bạn nên sử dụng nhiều công cụ cùng với nhau nhé!



source https://mikotech.vn/cong-cu-kiem-tra-toc-do-website/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022

Mã nguồn mở là một khái niệm phổ biến thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế website. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu xây dựng website nhưng vẫn còn nhiều điều về mã nguồn mở chưa rõ thì hãy tham khảo ngay bài viết đến từ Miko Tech sau đây.

Bài viết sẽ giải thích cho bạn biết mã nguồn mở là gì? Những ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng mã nguồn mở cũng như giới thiệu đến bạn một số mã nguồn mở được dùng nhiều nhất hiện nay.

Cùng tìm hiểu bài viết Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022 ngay luôn nhé!

Mã nguồn mở là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm mà code của chúng được công khai cho tất cả mọi người cùng biết. Bất kỳ ai cũng đều có quyền được tải xuống, chỉnh sửa mà không tốn thêm chi phí nào.

Khái niệm mã nguồn mở
Khái niệm mã nguồn mở

Mục đích của mã nguồn mở là để các lập trình viên có thể sử dụng, đồng thời sáng tạo nên những bộ mã code mới, sau đó chia sẻ cho cộng đồng để mọi người có thể tham khảo và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới.

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp được những khái niệm, thuật ngữ kỹ thuật có chứa từ “mở” nhưng đừng nhầm lẫn mà nghĩ chúng có nhiều điểm chung.

Thực chất, từ “mở” ở đây không liên quan gì đến khía cạnh kỹ thuật, lập trình mà là một vấn đề liên quan đến pháp lý. Nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại mà không cần trả tiền bản quyền hay gặp phải vấn đề như quyền sở hữu tác giả.

Ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Mã nguồn mở là những phần mềm hoàn toàn miễn phí và được lập trình sẵn code trước. Vậy nên, khi sử dụng mã nguồn mở, bạn không cần phải trả chi phí bản quyền cũng như tốn thời gian để thực hiện lập trình ngay từ đầu.

Dễ dàng quản trị

Mã nguồn mở được ưa chuộng và đánh giá cao bởi độ dễ sử dụng. Với các nhà chuyên môn, họ có thể tùy ý cho phần nào được hoạt động và phần nào không.

Đặc biệt, về khía cạnh người dùng, dù cho không có kinh nghiệm đi chăng nữa thì với vô số lợi ích được hưởng từ phần mềm, họ cũng có thể hiểu được cách thao tác chỉ sau một vài lần tiếp xúc.

Gia tăng khả năng sáng tạo

Nhờ được thiết kế theo dạng “mở” nên bạn có thể điều chỉnh, thêm bớt dựa theo tư duy sáng tạo của mình. Thông qua việc cải tiến, phát triển các mã nguồn mở, bạn có thể tạo ra được nhiều phần mềm hữu ích, có chất lượng tốt với độ hoàn thiện cao hơn.

Có thể nói, đây chính là một sản phẩm giúp cho các lập trình viên có thể thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới của mình mà không phải tốn thêm nhiều chi phí.

Khả năng bảo mật cao

Tuy là “mở” ai cũng có thể sử dụng được nhưng các mã nguồn mở lại được nhận xét là có khả năng bảo mật cao. Lý do chính đó là mã nguồn mở có sự tham gia, đóng góp rất lớn từ cộng đồng lập trình viên trên khắp thế giới.

Với việc không ngừng được kiểm tra, sửa lỗi, cập nhật, cải tiến các tính năng,… một cách liên tục, mã nguồn mở đang ngày càng trở nên tốt hơn.

Bảo mật kém là một hiểu lầm thường thấy về mã nguồn mở
Bảo mật kém là một hiểu lầm thường thấy về mã nguồn mở

Mỗi khi có sự thay đổi nào đó trong các phần mềm mã nguồn mở, chẳng hạn như thêm bớt tính năng, các yếu tố về khía cạnh an toàn bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.

Một hiểu lầm thường thấy là mã nguồn mở có nhiều lỗ hổng bảo mật, dễ bị hacker xâm chiếm. Thực chất, đợi đến lúc hacker tìm ra được lỗ hổng bảo mật của mã nguồn mở thì các lập trình viên trong cộng đồng đã tìm ra được nhiều cách để đối phó với chúng.

Tính ổn định

So với các mã nguồn đóng, độc quyền, mã nguồn mở lại được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ cho các dự án quan trọng, có tính lâu dài.

Tuy nhiên, có một điều kiện tiên quyết đó là tổ chức, doanh nghiệp đó phải sở hữu đội ngũ lập trình viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Nhược điểm

Tốc độ chậm

Các phần mềm mã nguồn mở sẽ có tốc độ chậm hơn so với mã nguồn đóng. Để lý giải điều này là do bên trong mã nguồn mở có nhiều đoạn code bị dư thừa khiến website bị nặng, tốc độ tải trang không được nhanh.

Khó khăn khi sửa chữa, nâng cấp

Mã nguồn mở là phần mềm được viết bởi những lập trình viên nước ngoài. Vậy nên, bạn không thể nắm rõ được toàn bộ chi tiết trong đó.

Ngoài ra, đối với mã nguồn mở, bạn có thể chỉnh sửa, sáng tạo nhưng hầu như không thể nâng cấp nếu không có sự can thiệp của bên cung cấp mã nguồn đó.

Thiếu tính độc quyền

Mã nguồn mở vốn là những phần mềm được rất nhiều người tải xuống, sử dụng. Do đó, bạn dường như luôn có thể bắt gặp được những kiểu dáng, mẫu mã, bố cục trình bày,… có phần tương tự nhau ở nhiều nơi.

Top 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022

WordPress

WordPress là một hệ thống mã nguồn mở được đánh giá có CMS – hệ thống quản trị nội dung hoạt động mạnh, dễ sử dụng và phổ nhất hiện nay. Nó được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL chuyên dùng để sản xuất các blog/website.

Mã nguồn mở WordPress
Mã nguồn mở WordPress

Với WordPress, bạn hầu như có thể tạo ra các dạng website như: blog cá nhân, diễn đàn thảo luận, website giới thiệu doanh nghiệp, website bán hàng, thương mại điện tử,…

Một số website nổi tiếng được thiết kế bằng WordPress như: website công ty Coca Cola France, website công ty Sony, website tạp chí thời trang Vougue,…

Joomla

Mã nguồn mở Joomla
Mã nguồn mở Joomla

Joomla là một hệ thống mã nguồn mở được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với WordPress, được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình PHP kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL.

Đây là một mã nguồn mở có CMS hoạt động vô cùng mạnh mẽ và được đánh giá khá cao về độ dễ sử dụng.

Drupal

Mã nguồn mở Drupal
Mã nguồn mở Drupal

Drupal là hệ thống mã nguồn mở thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình PHP và nhiều cơ sở dữ liệu như: MySQL, SQLite, PostgreSQL, MariaDB,…

Mã nguồn mở Drupal được dùng nhiều trong thiết kế blog cá nhân và các website thương mại điện tử.

CMS Made Simple

Mã nguồn mở CMS Made Simple
Mã nguồn mở CMS Made Simple

CMS Made Simple là một hệ thống mã nguồn mở khá đặc biệt khi cho phép người dùng có thể tùy chỉnh website với các thao tác đơn giản nhất.

Một ưu điểm khi sử dụng CMS Made Simple, bạn không cần phải có chuyên môn cao, khả năng lập trình nhưng vẫn có thể dễ dàng thay đổi nhiều cài đặt của website.

B2evolution

Mã nguồn mở B2evolution
Mã nguồn mở B2evolution

B2evolution cũng là hệ thống mã nguồn mở hoạt động khá hiệu quả được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.

Với tính năng nổi bật multy-blog, B2evolution được dùng để hỗ trợ chủ yếu cho các trang blog, người dùng và quản trị viên chỉ sau một lần thiết lập duy nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm mã nguồn mở, ưu nhược điểm khi sử dụng mã nguồn mở cũng như một số mã nguồn mở được đông đảo người dùng lựa chọn mà Miko Tech muốn chia sẻ đến bạn.

Hy vọng qua bài viết Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết để lựa chọn mã nguồn mã phù hợp cho dự định thiết kế website sắp tới.



source https://mikotech.vn/ma-nguon-mo-la-gi/

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

Kích thước ảnh Facebook 2022 | Chuẩn tất cả loại ảnh từ A-Z

Facebook được biết đến là mạng xã hội khổng lồ với số lượng người dùng đứng đầu thế giới. Để xây dựng nhận diện thương hiệu vững chắc thì đầu tư ảnh đại diện và ảnh bìa Facebook đạt chuẩn Facebook là điều ai cũng quan tâm. Vậy kích thước ảnh Facebook chuẩn là như thế nào? Hãy để Miko Tech giải đáp ngay cho bạn.

Tầm quan trọng của việc sử dụng hình ảnh trên Facebook

Việc có một tiêu chuẩn chung không chỉ góp phần xây dựng một hình ảnh cộng đồng Facebook được đẹp hơn, trải nghiệm tốt hơn mà đối với những người trực tiếp đăng tải, cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều có những lợi ích nhất định.

Dưới đây là một số lợi ích mà hình ảnh trên Facebook mang lại cho doanh nghiệp:

Đáp ứng đúng tiêu chuẩn mang lại lượng tiếp cận khổng lồ, mở rộng phạm vi thương hiệu

Sử dụng hình ảnh Facebook đúng kích thước giúp bài post chạy đạt hiệu quả hơn, thu hút lượt tương tác lớn hơn.

Sử dụng hình ảnh đúng tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thương hiệu
Sử dụng hình ảnh đúng tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thương hiệu

Hình ảnh xuất hiện trên Facebook phải chuẩn nội dung và kích thước, đáp ứng đúng tiêu chuẩn khi đăng tải hình ảnh trên Facebook. Khách hàng của bạn chỉ có 3s để kéo tuột content của bạn trên newfeeds, và tất nhiên là họ không đủ thời gian để đọc phần chữ dài dằng dặc của bạn cho dù nó hay tới mức nào.

Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp

Sử dụng đúng kích thước thiết kế ảnh bìa Facebook, avatar, hay ảnh chạy quảng cáo Facebook sẽ giúp hình ảnh, nội dung trong bức ảnh được thể hiện một cách trọn vẹn khi đăng tải lên Facebook. Tránh tình trạng bị cắt xén do ảnh quá to, bị mờ do ảnh quá nhỏ hoặc kém chất lượng.

Hình ảnh đúng kích thước tạo sự chuyên nghiệp cho trang Facebook của bạn
Hình ảnh đúng kích thước tạo sự chuyên nghiệp cho trang Facebook của bạn

Đảm bảo kích thước ảnh trên Facebook được tối ưu tốt nhất mang đến sự đồng nhất, đẹp mắt và thể hiện sự chuyên nghiệp cho tài khoản doanh nghiệp của bạn.

Hình ảnh hiển thị chuẩn kích thước trông đẹp mắt hơn

Khi sử dụng hình ảnh theo đúng chuẩn kích thước của Facebook, hình ảnh hiển thị của bạn sẽ trông vừa vặn và sắc nét hơn. Đảm bảo kích thước ảnh đăng Facebook không bị vỡ, rõ nét cũng góp phần giúp chất lượng truyền tải nội dung thông điệp cũng được nâng cao hơn.

Hình ảnh đăng tải đúng kích thước sẽ đẹp mắt và sắc nét hơn.
Hình ảnh đăng tải đúng kích thước sẽ đẹp mắt và sắc nét hơn.

Bên cạnh đó, nhu cầu người dùng ngày càng cao, chẳng khách hàng nào muốn ở lại trang của bạn lâu nếu như hình ảnh của bạn quá mờ và kém chất lượng.

Truyền đạt hiệu quả nội dung, thông điệp

Thực tế, chúng ta đều hiểu, não bộ “bắt sóng” hình ảnh nhanh hơn chữ, hình ảnh đồng thời tạo nên giá trị trực quan cho thông điệp, tạo cảm xúc và sự ghi nhớ cho khách hàng.

Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn thông qua hình ảnh
Truyền đạt thông tin hiệu quả hơn thông qua hình ảnh

Thiết kế banner Facebook, ảnh đại diện Facebook,… đúng tiêu chuẩn size ảnh Facebook sẽ giúp truyền tải nội dung, thông điệp một cách cặn kẽ, đầy đủ nhất, dễ hiểu cho người xem.

Tối ưu Visual Marketing mang lại trải nghiệm tốt cho người xem

Visual Marketing còn gọi là Marketing thị giác là hoạt động nghiên cứu, phân tích và sử dụng hình ảnh trong các hoạt động Marketing để tăng cường sự lưu nhớ và nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng

Visual Marketing đang là xu hướng chung hiện nay
Visual Marketing đang là xu hướng chung hiện nay

Khách hàng của shop hoặc của doanh nghiệp chắc chắn sẽ muốn xem những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua những post có hình ảnh chuyên nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng kích thước ảnh up Facebook theo tiêu chuẩn sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Kích thước ảnh Facebook 2021/2022 chuẩn từ A đến Z

Mỗi 1 ảnh trên Facebook đều có kích thước chuẩn riêng như: kích thước ảnh bìa fanpage, kích thước ảnh bìa của nhóm Facebook, kích thước ảnh bìa trên facebook, kích thước ảnh bìa page facebook 2021,…mỗi loại đều có một quy chuẩn riêng.

Vậy kích thước ảnh bìa Facebook là bao nhiêu? Dưới đây, Miko Tech sẽ gợi ý cho bạn kích thước hình ảnh đăng Facebook chuẩn nhất 2021:

Kích thước ảnh đại diện Facebook (Avatar, Profile Picture)

Avatar được xem là “Gương mặt đại diện” của thương hiệu, vì vậy bạn cần phải có sự chăm chút hơn cho hình ảnh thật rõ ràng, đơn giản nhưng nổi bật đặc biệt là phải đảm bảo kích thước ảnh đại diện facebook 2021 tiêu chuẩn.

Kích thước ảnh profile Facebook hay kích thước ảnh đại diện trên Facebook đầy đủ bạn nên dùng là: 2048 x 2048 pixel, hoặc để đảm bảo hoạt động trong vòng tròn thì kích thước tối thiểu là 168 x 168 pixel.

Kích thước ảnh đại diện Facebook
Kích thước ảnh đại diện Facebook

Cụ thể như sau:

  • Kích thước tối đa: 2048 x 2048 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 168 x 168 pixel
  • Kích thước lý tưởng: 761 x 761 pixel
  • Tỷ lệ: 1:1

Kích thước ảnh bìa Facebook

Kích thước ảnh bìa hay kích thước ảnh cover Facebook là yếu tố tiếp theo bạn cần lưu ý khi cân chỉnh kích thước ảnh đăng Facebook 2021 cho trang của mình. Ngoài ra, ảnh bìa còn được coi là lớp nền để làm nổi bật mọi thông tin của bạn nên kích thước ảnh nền Facebook này cũng cần được lưu ý.

Ảnh bìa hay còn gọi là ảnh banner chính là gương mặt đại diện thứ hai của thương hiệu. Vì thế đầu tư xây dựng kích thước ảnh banner Facebook phù hợp cũng là việc làm không thể thiếu.

Bạn có thể thiết kế kích thước ảnh bìa Facebook cá nhân hoặc doanh nghiệp bằng cách đưa ra các nhóm sản phẩm, dịch vụ cung cấp, các chương trình khuyến mãi hoặc đơn giản nhất là hiển thị đầy đủ tên thương hiệu.

Kích thước ảnh bìa Facebook lý tưởng
Kích thước ảnh bìa Facebook lý tưởng

Kích thước ảnh bìa facebook trên điện thoại hay máy tính đều phải đảm bảo hiển thị đầy đủ và chất lượng nhất. Để có được kích thước ảnh bìa Facebook cá nhân 2021 hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo size ảnh đăng Facebook để làm ảnh bìa theo các gợi ý sau:

  • Kích thước tối đa: 2037 x 2037 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 851 x 315 pixel
  • Kích thước lý tưởng: 1656 x 930 pixel

Facebook đã cung cấp thêm tính năng mới đó là sử dụng video để làm ảnh cover Fanpage Facebook. Người dùng có thể sử dụng các video đã có sẵn trên Fanpage của mình, hoặc tải video trên máy tính để đặt làm ảnh bìa cho Fanpage.

Kích thước video ảnh bìa Facebook gần giống với kích thước ảnh bìa fanpage Facebook. Mức yêu cầu kích thước video này tối thiểu ở mức 820×312 pixel, và kích thước khuyến nghị là 820×462 pixel.

Với kích thước ảnh bìa Facebook page này thì bạn có thể chọn những video quay từ điện thoại ở chế độ quay ngang hay video dạng ngang sẽ phù hợp và đơn giản hơn việc tự chỉnh lại kích thước ảnh bìa Facebook mobile bằng video. Video dùng làm cover có thể dài từ 20 đến 90 giây và có thể lặp theo bất cứ cách nào bạn muốn.

Kích thước ảnh group Facebook

Đối với kích thước ảnh nhóm Facebook, không đơn giản là tải ảnh đúng kích thước ảnh bìa nhóm facebook tiêu chuẩn, hiển thị rõ nét là xong. Bạn phải cắt hình và điều chỉnh chiều dọc ảnh bìa trong khung hình cho phép. Khung hình nhỏ nhất sẽ là chiều ngang 820 x 332 px chiều cao.

Nếu bạn tải lên hình ảnh bìa facebook đúng kích thước thì bạn phải điều chỉnh luôn cả chiều ngang, như vậy sẽ rất phiền phức. Bạn có thể áp dụng kích thước ảnh cover group Facebook chuẩn: 820px x 461px.

Kích thước ảnh bìa group facebook 2021
Kích thước ảnh bìa group facebook 2021

Với tỷ lệ này, bạn có thể điều chỉnh hình ảnh theo chiều ngang trong khung hình cho phép. Còn nếu bạn muốn độ phân giải cao nhất thì có thể chỉnh con số chiều ngang x chiều cao lên thành 1640 x 922 px. Đáng nói là, đây cũng là kích thước ảnh Facebook trên màn hình điện thoại tối ưu nhất hiện nay.

Tiêu chuẩn kích thước ảnh bìa group Facebook tối thiểu cần nhớ:

  • Kích thước lớn nhất: 1640 x 922 pixel
  • Kích thước tối thiểu nếu đăng tải từ điện thoại: 820 x 461 pixel
  • Tỷ lệ khung hình: 1.78:1

Kích thước ảnh đăng lên dòng thời gian

Mạng xã hội tỷ người dùng này mỗi ngày có khoảng 350 triệu bức ảnh được đăng tải lên (bao gồm cả tài khoản cá nhân và các trang doanh nghiệp).

Với một lượng ảnh lớn như thế nếu không tuân thủ kích thước ảnh tối ưu trên Facebook thì bạn sẽ nhanh chóng bị nhạt nhoà. Không những thế, những người tạo ra nội dung cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Bạn cũng nên lưu ý để có được kích thước ảnh Facebook trên mobile đầy đủ và tối ưu nhất.

Có 3 loại hình ảnh bạn nên chú ý khi thiết kế kích thước ảnh post trên Facebook:

  • Kích thước ảnh dọc Facebook: 940 x 788 pixel
  • Kích thước ảnh vuông Facebook: chỉ cần trên 700 pixel
  • Kích thước ảnh vuông Facebook: 788 x 940 pixel

Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 

Khi bạn chia sẻ một bài viết từ Blog lên Facebook, hệ thống sẽ tự động quét hình ảnh trong bài viết đó và chọn ra một hình đại diện cho nó. Tuy nhiên, hình ảnh này thường không đúng kích thước hình ảnh Facebook tiêu chuẩn nên làm mất tính thẩm mỹ bài viết. Khi đó, việc bạn cần quan tâm là kích thước ảnh share Facebook.

Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 
Kích thước ảnh Facebook khi chia sẻ link 

Không giống như kích thước ảnh bài post Facebook thông thường, kích thước hiển thị lý tưởng nhất cho dạng bài viết share link thường sẽ là: 1200 x 627 pixel.

Kích thước ảnh sự kiện Facebook

Tạo sự kiện trên Facebook chính là cách để thu hút người tham gia và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu của mình. Thiết kế kích thước ảnh page Facebook phù hợp để chạy sự kiện, thu hút sự quan tâm cũng là một lựa chọn sáng suốt cho doanh nghiệp của bạn.

Kích thước hình ảnh sự kiện trên Facebook
Kích thước hình ảnh sự kiện trên Facebook

Kích thước ảnh bìa sự kiện hay còn gọi là kích thước ảnh event Facebook phù hợp phải đảm bảo:

  • Kích thước tối đa: 1200 x 628 pixel
  • Kích thước tối thiểu: 500 x 262 pixel

Kích thước Album ảnh Facebook

Nguyên tắc đăng ảnh album Facebook là bạn phải sắp xếp thứ tự ảnh với kích thước tương ứng để tạo ra post đăng album có kích thước hình Facebook 2021 chuẩn chỉnh nhất. Bạn có thể đăng theo bố cục như sau:

Kích thước Album ảnh Facebook
Kích thước Album ảnh Facebook

Kích thước 4 ảnh quảng cáo Facebook :

  • 4 ảnh kiểu dọc: Ảnh đầu có kích thước 598×900 hoặc 603×900 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 4 ảnh kiểu ngang: Ảnh đầu có kích thước 900×603 pixels, còn lại các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 4 ảnh vuông: Các ảnh có kích thước 900×900 pixels.

Khi đăng 2 ảnh:

  • 2 ảnh kiểu ngang: Các ảnh có kích thước 900×452 pixels.
  • 2 ảnh kiểu dọc: Các ảnh có kích thước 448×900 pixels.

Khi đăng 3 ảnh:

  • 3 ảnh kiểu ngang: Ảnh đầu có kích thước 900×452 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.
  • 3 ảnh kiểu dọc: Ảnh đầu có kích thước 448×900 pixels, các ảnh sau có kích thước 900×900 pixels.

Ảnh quảng cáo Facebook

Ảnh chạy quảng cáo Facebook là một thể loại khó bởi có sự thay đổi theo phương tiện được tiếp cận. Với mỗi thiết bị khác nhau (máy tính, smartphone, Ipad,…) thì kết quả hiển thị sẽ khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng kích thước hình ảnh chạy quảng cáo Facebook đúng chuẩn cũng là việc làm không thể thiếu.

Và với mỗi hình thức quảng cáo sẽ có kích thước ảnh bài Facebook quảng cáo sẽ khác nhau. Kích thước ảnh Facebook Ads thường rất đa dạng tùy thuộc vào hình thức và nhu cầu quảng cáo.

Kích thước hình ảnh quảng cáo trên Facebook
Kích thước hình ảnh quảng cáo trên Facebook

Cụ thể, kích thước ảnh chạy Facebook Ads được chia như sau:

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng trình chiếu

  • Dạng này thường xuất hiện theo tỷ lệ 1:1
  • Kích thước ảnh đăng lên Facebook phù hợp là: 1080×1080 pixel

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng đường dẫn

  • Dạng này xuất hiện tỉ lệ 1:9:1
  • Kích thước hình đăng Facebook phù hợp là: 1200×628 pixel.

Kích thước ảnh quảng cáo theo dạng bộ sưu tập:

  • Dạng này sẽ xuất hiện thành tỷ lệ: 1:9:1
  • Kích thước ảnh đăng Facebook chuẩn là: 1200×628 pixel

Ngoài ra, hình thức quảng cáo trên Facebook còn rất nhiều trường hợp khác bạn có thể tìm hiểu thêm như kích thước ảnh post quảng cáo website trên Facebook, kích thước ảnh post đăng báo trên Facebook,….

Kích thước ảnh sản phẩm trên Facebook

Đối với hình ảnh sản phẩm trên Facebook, mỗi ảnh đều phải có định dạng JPEG hoặc PNG và kích thước tối đa là 8 MB. Hình ảnh phải phản ánh chính xác sản phẩm bày bán và không chứa nội dung mang tính xúc phạm hay bạo lực. Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook thường là:

Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook
Kích thước hình ảnh sản phẩm trên Facebook

Đối với quảng cáo quay vòng, quảng cáo bộ sưu tập và cửa hàng: 

Hình ảnh sản phẩm sẽ hiển thị ở định dạng vuông (1:1). Kích thước hình ảnh tối thiểu là 500 x 500 px. Bạn nên dùng kích thước 1024 x 1024 px để có chất lượng tốt nhất.

Đối với quảng cáo một hình ảnh: 

Hình ảnh sản phẩm sẽ hiển thị ở tỷ lệ khung hình 1,91:1. Kích thước hình ảnh tối thiểu là 500 x 500 px. Bạn nên dùng kích thước 1200 x 628 px để có chất lượng tốt nhất.

Kích thước ảnh story Facebook

Facebook story là tính năng mới được Facebook bổ sung. Đẩy mạnh hình ảnh trên Facebook story sẽ là một bước đi thông minh vì đây là hình thức được chú trọng phát triển trong tương lai.

Kích thước hình ảnh story Facebook
Kích thước hình ảnh story Facebook

Tương tự Instagram Story, Facebook Story chỉ tồn tại 24h kể từ thời điểm đăng ảnh. Facebook Story sẽ hiển thị kích thước ưu tiên đối với thiết bị smartphone.

Thông thường kích thước Facebook story là 1080×1920 pixels, hoặc bạn có thể lựa chọn ảnh với tỷ lệ 9:16.

Lưu ý khi đăng ảnh Facebook

Khi đã biết được cách chỉnh kích thước ảnh bìa Facebook hiệu quả nhất, ngoài việc đảm bảo kích thước ảnh Facebook không bị vỡ, bạn còn phải lưu ý các vấn đề sau:

Sử dụng các định dạng được phép

Khi đăng tải ảnh lên Facebook, bạn có thể sử dụng hình ảnh với định dạng như: JPEG, PNG, BMP, GIF, TIFE.

Định dạng hình ảnh khuyên dùng trên Facebook
Định dạng hình ảnh khuyên dùng trên Facebook

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng hình ảnh với định dạng JPG hoặc PNG để có kết quả tốt nhất.

Dung lượng hình ảnh

Giống như trên website, nếu bạn sử dụng hình ảnh có dung lượng quá lớn, tốc độ tải trang sẽ chậm hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Sau khi điều chỉnh kích thước ảnh up facebook không bị vỡ, bạn còn phải lưu ý dung lượng hình ảnh.

Dung lượng hình ảnh
Dung lượng hình ảnh

Thông thường, ảnh trên Facebook bạn cũng không sử dụng hình ảnh có dung lượng quá 15MB để đảm bảo hình ảnh hiển thị hiệu quả nhất.

Đăng tải nhiều ảnh cùng lúc

Việc đăng tải nhiều hình ảnh lên cùng lúc nên lưu ý lựa chọn ảnh đại diện cho toàn lưới ảnh xuất hiện với đầy đủ nội dung nhất.

Lưu ý khi đăng tải nhiều hình ảnh cùng lúc
Lưu ý khi đăng tải nhiều hình ảnh cùng lúc

Khi các bạn đăng nhiều hơn 4 ảnh: Ảnh cuối sẽ bị tối hơn và hiện số lượng ảnh còn lại bên trên.

Khi đăng ảnh cần chú ý thứ tự các ảnh đối với hình thức hiển thị.

Tối ưu hình ảnh Facebook như thế nào cho hiệu quả?

Đảm bảo hình ảnh hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Với lượng người sử dụng facebook trên các thiết bị di động ngày một tăng. Những cập nhật mới nhất của Facebook giờ đây không chỉ hướng đến trải nghiệm trên giao diện desktop (màn hình lớn) mà còn trên tất cả các kích thước màn hình nhỏ khác như giao diện tablet hay giao diện mobile.

Vì thế, bạn không những cần phải thiết kế những hình ảnh đẹp mà còn phải tối ưu hình ảnh để chúng đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người xem trên tất cả các giao diện và kích thước màn hình khác nhau.

Hình ảnh phải hiển thị tốt trên mọi thiết bị
Hình ảnh phải hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Nếu một hình ảnh được hiển thị tốt trên giao diện mobile thì chưa chắc trên giao diện tablet hay desktop, chúng cũng sẽ như vậy. Và bạn chỉ có một hình ảnh duy nhất cho tất cả các thiết bị.

Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là hình ảnh cần có chất lượng và độ phân giải cao. Không những khách hàng mà chính bạn hẳn sẽ rất khó chịu nếu hình ảnh sản phẩm có chất lượng không tốt.

Kích thước hình ảnh hiển thị đạt hiệu quả tối đa

Bạn có thể đưa ảnh với bất kỳ kích thước nào lên mạng xã hội Facebook, nơi có đông người sử dụng nhất thế giới hiện nay. Nhưng để tối ưu hóa tỉ lệ hình ảnh để chúng hiển thị tốt nhất trên nhiều khích thước màn hình thì không phải ai cũng biết.

Kích thước hình ảnh phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định
Kích thước hình ảnh phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định

Trước khi tải ảnh lên Facebook, bạn nên điều chỉnh kích thước (resize) theo đúng tỷ lệ ảnh hoặc theo kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và nội dung hình ảnh được đảm bảo tốt nhất.

Xem ngay: “9 cách giảm dung lượng ảnh cực chất miễn phí phần mềm 2022″

“Chuẩn” thiết kế mà bạn cần áp dụng phải phù hợp

Nếu bạn thường xuyên sử dụng Photoshop để thiết kế hình ảnh thì đây là một số thiết lập “chuẩn” mà bạn nên áp dụng để có được một bức ảnh đẹp đúng nghĩa và không “kén” bất kỳ thiết bị nào.

Chuẩn thiết kế được áp dụng phải phù hợp
Chuẩn thiết kế được áp dụng phải phù hợp

Ngoài kích cỡ ảnh Facebook, còn có một số cài đặt khi thiết kế ảnh mới cho sản phẩm trước khi đưa lên Facebook phải đảm bảo như:

  • Độ phân giải hình ảnh: 72 dpi.
  • Định dạng ảnh khi lưu (preset): PNG-24 là định dạng giữ lại được độ mượt và độ trong suốt cần thiết cho hình ảnh.

Màu sắc và bố cục trong thiết kế ảnh Facebook thu hút, dễ nhìn

Facebook sử dụng hai màu chủ đạo là xanh lam và trắng, nếu bạn cũng thiết kế ảnh của mình bằng hai màu này thì sẽ không gây được ấn tượng cho người xem. Ngoài ra, bạn sử dụng màu quá nhạt cũng dễ bị lẫn vào màu nền của Facebook.

Chính vì thế, hãy tham khảo ngay: “Bảng phối màu đẹp cho designer – Full các website phối màu online” để tạo ấn tượng ngay đến người dùng qua những hình ảnh thật bắt mắt.

Màu sắc và bố cục hình ảnh trên Facebook
Màu sắc và bố cục hình ảnh trên Facebook

Bạn nên chọn màu tươi sáng như cam, xanh lục hay đỏ cho hình ảnh quảng cáo Facebook của mình, như vậy sẽ bắt mắt hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách thêm khung viền sáng màu để tạo điểm nhấn cho hình ảnh.

Mỗi màu sắc sẽ mang đến những ý nghĩa khác nhau và tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng, vì thế đừng bỏ qua “Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế ít ai biết (logo/website/banner).

Như vây, bạn đã cùng Miko Tech tìm hiểu xong về kích thước ảnh Facebook mới nhất 2022 và những lưu ý cũng như cách tối ưu khi đăng ảnh lên Facebook. Miko Tech hi vọng đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích.

Nếu bạn thấy bài viết này hay hoặc muốn đóng góp thêm ý kiến, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới.



source https://mikotech.vn/kich-thuoc-anh-facebook/

TOP 128 thuật ngữ Marketing 2022 cần phải biết nếu là Marketer

Marketing là một thế giới rộng lớn với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.

Thấu hiểu điều đó, Miko Tech đã tổng hợp 128 thuật ngữ Marketing cần biết dưới đây để giúp bạn xây dựng những bước đầu tiên trên con đường trở thành một Marketer giỏi.

300+ thuật ngữ Marketing quan trọng mà các Marketer cần biết

Các thuật ngữ Marketing cơ bản

1. Brand Positioning (Định vị thương hiệu)

Định vị thương hiệu chính là cách làm nổi bật thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh cũng như cách mà khách hàng xác định và kết nối với thương hiệu của bạn.

2. Case Study

Case Study là sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích tình huống có thật.

3. Email Marketing

Email Marketing là quá trình gửi một thông điệp chiến lược trực tiếp đến một liên hệ hoặc nhóm liên lạc qua email với mục đích giáo dục, thu hút và hoặc khuyến khích họ thực hiện một hành động cụ thể, có lợi.

Email Marketing
Email Marketing

Email Marketing là một phần thiết yếu của việc phân phối nội dung và thu hút khách hàng của bạn. 

4. Inbound Marketing

Một hình thức tiếp thị tập trung vào việc tạo nội dung thu hút khách hàng một cách tự nhiên vào website của công ty. Được thực hiện bằng cách kiếm niềm tin và cung cấp giá trị cho những đối tượng cụ thể đó.

Bạn muốn điều tất tần tật về Inbound? Xem ngay “Inbound marketing là gì? Chiếc dịch MKT cho từng giai đoạn Inbound Marketing”

5. Lead Nurturing

Lead Nurturing là quá trình giáo dục khách hàng tiềm năng đủ điều kiện. Được thực hiện thông qua nội dung có giá trị, có liên quan được phân phối thông qua một loạt các điểm tiếp xúc trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

6. Marketing Funnel (Phễu Marketing)

Các công ty sử dụng phễu Marketing để thu hút khách truy cập; chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng họ trước khi họ đạt được thời điểm mua.

7. Key Performance Indicators (KPIs)

Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. 

8. Flywheel (Mô hình bánh đà)

Flywheel là một trong những thuật ngữ Marketing tiếng Anh được giới thiệu lần đầu vào năm 2018. Thuật ngữ này thể hiện sự thay đổi mà các Marketer đã thực hiện để tạo ra sự thành công trong tiếp thị B2B.

Mô hình bánh đà - Flywheel
Mô hình bánh đà – Flywheel

Mô hình Flywheel đặt khách hàng vào vị trí trung tâm của doanh nghiệp và làm nổi bật các cơ hội bán hàng lại thông qua việc xây dựng mối quan hệ và cam kết dịch vụ khách hàng. Mô hình Flywheel thể hiện cách mà bạn “giữ chân” khách hàng để họ lựa chọn sử dụng lại dịch vụ/sản phẩm của bạn.

9. Outbound Marketing

Một hình thức tiếp thị tập trung vào việc đẩy một thông điệp đến đối tượng dự định bằng cách: ví dụ, tham dự các hội nghị và triển lãm thương mại, gọi điện và trả tiền cho quảng cáo truyền hình.

Đừng bỏ qua “Outbound Marketing là gì? 5 sự Khác biệt với Inbound MKT cần biết”

10. Public Relations (Quan hệ công chúng)

Quan hệ công chúng là chiến lược bổ sung cho tiếp thị có trách nhiệm định vị công ty theo hướng tích cực.

PR được thực hiện, thông qua các tin nhắn từ công ty hoặc cá nhân, được cung cấp bởi các nguồn của bên thứ ba để tăng uy tín và tạo niềm tin với khán giả mới.

11. Return on Investment ROI (Tỷ số lợi nhuận)

ROI là một chỉ số giúp đánh giá lợi nhuận và hiệu quả. Thực hiện bằng cách đo lường lợi ích mà công ty đạt được đối với các nguồn lực mà công ty đưa vào dự án hoặc đầu tư.

12. Sales Funnel (Phễu bán hàng)

Phễu bán hàng là gì?
Phễu bán hàng là gì?

Sales funnel hay phễu bán hàng là công cụ tổng kết và mô phỏng các giai đoạn khách hàng trải qua trước khi đồng ý chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.

13. Subject Matter Expert (SME)

Một người có bề dày kinh nghiệm và kiến thức trong một lĩnh vực, ngành hoặc chủ đề cụ thể.

14. Word-of-mouth Marketing (WOM – Tiếp thị truyền miệng)

Tiếp thị truyền miệng (WOM) xảy ra khi một khách hàng nào đó thực sự hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của bạn và giới thiệu cho những khách hàng tiềm năng khác. Họ có thể giới thiệu bằng lời nói hoặc văn bản. WOM cũng được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả và ít tiêu tốn ngân sách nhất.

Các thuật ngữ quan trọng trong Digital Marketing

15. A/B Testing

Quá trình kiểm tra hai biến thể của một yếu tố cụ thể, trong khi giữ mọi thứ khác không đổi. Mục đích để xác định phiên bản nào tạo ra kết quả lâu dài tốt hơn.

A/B Testing
A/B Testing

16. Bounce Rate

Tỷ lệ khách truy cập điều hướng khỏi một trang web sau khi chỉ xem một trang trên website.

Tìm hiểu kỹ hơn “Bounce rate là gì? 10 yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện website”

17. Call to Action (CTA)

 Call To Action là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn như: đặt hàng, gọi điện, nhập email, hoàn thành đăng ký, điều hướng qua trang khác,…

18. Click-Through Rate (CTR)

Công thức tính Click Through Rate (CTR)
Công thức tính Click Through Rate (CTR)

CTR là tỷ lệ nhấp chuột, là số người thực hiện nhấp vào một link, quảng cáo,… trên số lượt hiển thị.

19. Content Audit

Kiểm tra kỹ lưỡng về cách thức nội dung hiện có đang hoạt động trên một trang web. Content Audit có thể dẫn đến việc điều chỉnh để tăng kết quả.

20. Cost per Lead (CPL)

CPL = Tổng chi phí dành cho chiến dịch/ tổng số Leads sinh ra từ kênh đó do campaign đó tạo ra trong 1 khoảng thời gian xác định.

21. Keyword

Một từ hoặc cụm từ cụ thể mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm. Mục đích để tìm thông tin mà họ đang tìm kiếm.

22. Landing Page

Trang web có chứa một biểu mẫu được sử dụng để nắm bắt thông tin khách truy cập và chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tiềm năng.

Thường bằng cách cung cấp một tài sản có giá trị, chẳng hạn như whitepaper hoặc webinar, để đổi lấy thông tin liên hệ.

23. Lead

Lead là khách hàng truy cập vào trang của bạn trên nhiều nền tảng. Sau đó, khách hàng để lại thông tin để bạn liên lạc nhằm quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thông qua hình thức tư vấn, tiếp thị,…

24. Marketing Automation

Các nền tảng và công nghệ phần mềm được thiết kế cho các nhà tiếp thị để quản lý tiếp thị trực tuyến hiệu quả hơn và tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi, lặp lại.

25. Marketing Qualified Lead

Một khách hàng tiềm năng có nhiều khả năng trở thành khách hàng so với các khách hàng khác. Dựa trên hoạt động trước khi chuyển đổi, thường được xác định thông qua tự động hóa tiếp thị.

26. Search Engine Marketing (SEM)

Search Engine Marketing (SEM)
Search Engine Marketing (SEM)

Một hình thức tiếp thị Internet liên quan đến việc quảng bá các trang web. Được thực hiện bằng cách tăng khả năng hiển thị của họ trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông qua tối ưu hóa và quảng cáo.

27. Search Engine Optimization (SEO)

SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả tìm kiếm (phổ biến như Google, Bing, Yahoo).

SEO là thuật ngữ vô cùng thông dụng và có vai trò rất quan trọng. Tìm hiểu ngay “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO”

28. Wireframes

Wireframes chính là bản vẽ mô phỏng khung sườn của một website bao gồm có các thành phần như: cấu trúc, bố cục và nội dung website.

Vẽ wireframes là công việc bắt buộc trước khi thiết kế một website hay Landing Page. Qua đó, Wireframes sẽ giúp bạn sắp xếp bố cục và nội dung phù hợp nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng trên website của mình. 

Paid Search là hình thức quảng cáo hiển thị có trả phí trên các công cụ tìm kiếm. Theo đó, nếu người dùng search từ khóa tìm kiếm và Google trả về trang kết quả có hiển thị quảng cáo của bạn và người dùng click vào quảng cáo thì bạn sẽ phải trả phí cho cú click đó.

30. Responsive Design 

Responsive Design được hiểu là thiết kế đáp ứng giúp website sẽ tự động điều chỉnh kích thước tương thích với màn hình người dùng đang xem tối ưu trải nghiệm người dùng khi truy cập ở nhiều thiết bị khác nhau.

31. Thank You Page (Trang cảm ơn)

Khi khách hàng của bạn hoàn tất việc gửi thông tin trên Landing Page ngay sau đó trang cảm ơn sẽ được hiển thị. Mục đích chính là để nuôi dưỡng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng của mình.

Thuật ngữ về phễu Marketing cần biết

32. Top of the funnel (ToFu – Đầu phễu) 

Thuật ngữ Marketing “Đầu phễu” đề cập đến giai đoạn đầu của quá trình mua hàng. Trong giai đoạn này, người mua mong muốn tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm để giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

Do đó, bạn hãy thêm những Call-to-action vào các video hoặc bài đăng của mình. Vì biết đâu đó khi khách hàng tiềm năng nhìn thấy chúng, họ sẽ thực hiện những hành động mà bạn mong muốn họ làm.

33. Middle of the funnel (MoFu – Giữa phễu)

Phần giữa phễu đại diện cho giai đoạn giữa của quá trình mua hàng. Người mua đã xác định được vấn đề của mình và nghiên cứu nhiều giải pháp khác nhau.

Đây cũng là giai đoạn mà bạn có thể chuyển tiếp từ tiếp thị sang bán hàng cho khách hàng.

34. Bottom of the funnel (BoFu – Đáy phễu)

Đáy phễu đại diện cho giai đoạn cuối cùng của quá trình mua hàng. Đây là giai đoạn mà người dùng đã xác định được vấn đề, nghiên cứu, rút ra các giải pháp khả thi và sẵn sàng mua hàng. 

Ở giai đoạn này, người mua thường yêu cầu được xem bản demo hoặc tư vấn miễn phí để hiểu rõ hơn về sản phẩm.

35. Marketing Qualified Lead (MQL – Khách hàng tiềm năng để marketing)

Khách hàng tiềm năng để marketing là giai đoạn đứng thứ 3 trong vòng đời 6 giai đoạn của hành trình của người mua. MQL ám chỉ số lượng khách truy cập đã chuyển đổi.

Khách hàng tiềm năng để marketing
Khách hàng tiềm năng để marketing

Khi xác định đối tượng nào đó là phù hợp với doanh nghiệp của bạn thì ngay lập tức họ sẽ trở thành một MQL. Sau đó, bạn nên quan tâm và nuôi dưỡng để họ trở thành khách hàng thực sự.

36. Sales Qualified Lead (SQL – Khách hàng tiềm năng để chốt sale) 

MQL và SQL đều là qualified lead khách hàng tiềm năng đủ điều kiện để trở thành khách hàng. Vậy sự khác biệt chính giữa các MQL và SQL này là gì? 

Khách hàng tiềm năng để chốt sale (bán hàng) là giai đoạn thứ 4 trong vòng đời 6 giai đoạn của hành trình của người mua. Một MQL sẽ được xem như là một SQL khi họ bắt đầu trò chuyện về việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ.

37. Conversation Qualified Lead (CQL – Khách hàng tiềm năng để trò chuyện)

Tiếp thị hội thoại và chatbot ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những khách hàng tiềm năng để trò chuyện chính là những đối tượng đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

38. Buyer’s Journey (Hành trình của người mua)

Thuật ngữ Marketing “Hành trình của người mua” ám chỉ tiến trình của người dùng từ lúc bắt đầu tìm kiếm và kết thúc bằng việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ. 

  • Nó bắt đầu từ giai đoạn nhận thức, nghĩa là khi người dùng nhận thấy họ đang gặp phải một vài vấn đề. 
  • Tiếp theo là giai đoạn cân nhắc, nghĩa là đánh giá các giải pháp khác nhau cho vấn đề của họ.
  • Giai đoạn cuối cùng chính là quyết định, nghĩa là họ sẽ đưa ra lựa chọn và đặt mua sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu của họ.

Hành trình của người mua khác với hành trình của khách hàng. Bởi vì không phải người mua tiềm năng nào cũng sẽ trở thành khách hàng thực sự.

39. Multi-touch Revenue Attribution (Phân bổ doanh thu đa điểm)

Phân bổ doanh thu đa điểm là quá trình tổ chức, thu thập và lập danh mục tất cả các tương tác xảy ra khi một cá nhân quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Phân bổ doanh thu đa điểm giúp bạn nắm rõ mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị đối với doanh nghiệp của mình.

Thuật ngữ về các công cụ Marketing thông dụng

40. Tech Stack (Software Stack) – Giải pháp ngăn xếp

Giải pháp ngăn xếp là tập hợp công nghệ và phần mềm mà một tổ chức sử dụng để điều hành hoạt động kinh doanh.

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng phần mềm CRM (quản lý quan hệ khách hàng), CMS (Hệ quản trị nội dung), công cụ thúc đẩy bán hàng, nền tảng tự động hóa tiếp thị và chương trình quản lý dự án.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn sử dụng thêm các tích hợp và máy chủ cần thiết để vận hành song song các nền tảng nữa.

41. Customer Relationship Management (CRM –  Quản lý quan hệ khách hàng)

CRM không chỉ là một cơ sở dữ liệu chứa các liên hệ. Mà CRM còn là công cụ thúc đẩy bán hàng giúp xác định, phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng. CRM là một nền tảng toàn diện phục vụ cho quá trình bán hàng.

Quản trị quan hệ khách hàng CRM là gì?
Quản trị quan hệ khách hàng CRM là gì?

Tính năng chính của phần mềm CRM là khả năng lưu giữ thông tin liên hệ như tên, số điện thoại, email,… liên quan đến một đối tượng nhất định.

Các phần mềm CRM phổ biến như: HubSpot, Salesforce và Zoho,…

42. Content Management System (CMS – Hệ quản trị nội dung)

Hệ quản trị nội dung (CMS) là phần mềm cho phép các marketer tạo, thiết kế, lưu trữ, chỉnh sửa, quản lý và theo dõi hiệu quả của các nội dung hiện có trên website. Các phần mềm CMS phổ biến bao gồm HubSpot, WordPress và Squarespace.

43. Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)

Thuật ngữ trong Marketing “Tự động hóa tiếp thị” đề cập đến phần mềm giúp tự động hóa các nhiệm vụ tiếp thị của bạn. Qua đó, bạn có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình thông qua việc tự động gửi những nội dung hữu ích tới cho họ khi họ có nhu cầu.

Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)
Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị)

Việc sử dụng các phần mềm tự động hóa tiếp thị giúp các Marketer có thể sắp xếp các nhiệm vụ một cách hợp lý, tăng hiệu quả tổng thể, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như cải thiện chỉ số ROI.

44. Marketing Operations (Hoạt động tiếp thị)

“Hoạt động tiếp thị” là tất cả mọi thứ diễn ra trong nền tảng CRM và tự động hóa tiếp thị của bạn.

Thông qua đó, bạn có thể truyền tải những thông điểm phù hợp, đúng thời điểm cho những người đang quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

45. Sales Operations (Hoạt động bán hàng)

Hoạt động bán hàng ám chỉ tất cả mọi thứ diễn ra trong nền tảng CRM và thúc đẩy bán hàng. Thông qua Sales Operations, đội ngũ Sale của bạn sẽ giao tiếp hiệu quả với các khách hàng cũng như kiểm soát được quá trình bán hàng của họ.

46. Services Operations (Hoạt động dịch vụ)

Hoạt động dịch vụ là việc quản lý tất cả quy trình làm việc, các công cụ cũng như các quy trình cần thiết để duy trì và cải thiện trải nghiệm khách hàng tổng thể.

Nó bao gồm việc triển khai, quản lý và áp dụng các phần mềm CRM, theo dõi các vấn đề, chiến dịch tự động, cách sử dụng sản phẩm, các nội dung cơ sở và phản hồi của khách hàng.

47. Revenue Operations (Hoạt động doanh thu)

Hoạt động doanh thu là sự liên kết giữa tiếp thị, bán hàng và dịch vụ để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tăng hiệu quả kinh doanh.

Thuật ngữ về các chỉ số trong Marketing

48. Churn rate (Tỷ lệ Churn)

Tỷ lệ Churn được sử dụng để tính tỷ lệ giữ chân khách hàng, giúp bạn xác định được số lượng khách khách hàng mà doanh nghiệp của bạn đã đánh mất trong một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ lệ này đóng vai trò rất quan trọng đối với các công ty có mô hình kinh doanh doanh thu định kỳ.

49. Customer Acquisition Cost (CAC – Chi phí sở hữu khách hàng)

Chi phí sở hữu khách hàng là các chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. CAC thường được tính theo công thức như sau:

CAC = Tổng chi phí để sở hữu khách hàng/số lượng khách hàng có được.

Công thức tính CAC - Chi phí sở hữu khách hàng
Công thức tính CAC – Chi phí sở hữu khách hàng

Ví dụ: Trong tháng 2, chi phí mà bạn bỏ ra để thu hút khách hàng là 10000 đô là và đã có được 100 khách hàng, vậy Customer acquisition cost của bạn là 100 đô la.

50. Cost Per Lead (CPL – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng)

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng chính là số tiền chi tiêu để có được một khách hàng tiềm năng.

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng thường được ứng dụng trong các quảng cáo có trả phí. Quảng cáo của bạn càng được nhiều khách hàng tiềm năng click vào thì chi phí này càng tăng cao.

51. Key Performance Indicator (KPI – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc)

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc được sử dụng để theo dõi tiến trình thực hiện các mục tiêu tiếp thị.

Bằng cách đặt ra KPI phù hợp, doanh nghiệp của bạn có thể liên tục đánh giá được mức độ thành công tại từng thời điểm. Bên cạnh đó, đưa ra những điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của mình. 

Chỉ số dẫn dắt hiệu suất (Leading performance indicators – LPIs) và chỉ số hiệu suất chiến lược (tactical performance indicators – TPIs) có thể giúp bạn xác định được nên thực hiện những nỗ lực nào để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

52. Customer Lifetime Value (CLV – Giá trị vòng đời khách hàng)

Giá trị vòng đời khách hàng là lợi nhuận ròng dự đoán sẽ đạt được trong tương lai từ một khách hàng hiện tại nào đó.

Công thức tính CLV:

CLV = [Doanh thu có được từ khách hàng (Customer Revenue) – Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin)]/Tỷ lệ Churn (Churn Rate).

53. Net Promoter Score (Chỉ số khách hàng thiện cảm)

Net Promoter Score (Chỉ số khách hàng thiện cảm) là chỉ số xác định khả năng khách hàng/ người dùng sản phẩm sẽ giới thiệu công ty/sản phẩm của công ty đến những người khác. Thang điểm đo lường sự hài lòng từ 1–10.

Chỉ số khách hàng thiện cảm
Chỉ số khách hàng thiện cảm

Theo số điểm bạn sẽ biết mức độ hài lòng của khách hàng, bạn có thể biết mức độ trung thành của khách hàng và chia họ thành 3 nhóm đối tượng sau:

  • Điểm 0-6: Người dùng không hài lòng và ít thiện cảm với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Điểm 7-8: Những người hài lòng, yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Điểm 9+: Những người sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Xem xét chỉ số này thường xuyên giúp doanh nghiệp doanh nghiệp kịp thời thay đổi, cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.

Thuật ngữ thường dùng về Content Marketing

Một siêu liên kết từ một trang web đến một trang web khác.

55. Blog

Blog – Một tài sản truyền thông thuộc sở hữu. Cách một công ty hoặc cá nhân sử dụng để xuất bản và phân phối nội dung chất lượng cao nhằm giáo dục, giải trí và thu hút một đối tượng cụ thể.

56. Buyer Journey

Người mua quá trình trải qua khi họ nghiên cứu các lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và tự học trước khi đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng.

57. Content Management System (CMS)

Phần mềm mà một trang web hoặc blog được xây dựng để quản lý nội dung trên website.

58. Content Marketing

Thuật ngữ Content Marketing là gì?
Thuật ngữ Content Marketing là gì?

Content Marketing là một cách tiếp cận chiến lược. Cách thức để tiếp thị tập trung vào việc luôn tạo và phân phối nội dung có giá trị, chất lượng cao, thu hút và chuyển đổi đối tượng cụ thể và thúc đẩy hành động có lợi nhuận.

59. Content Marketing Funnel

Các giai đoạn khác nhau – từ giáo dục đến mua hàng – chiến lược nội dung đó dẫn đầu.

60. Content Metrics (Hệ thống đo lường)

Các công ty và cá nhân sử dụng hệ thống đo lường để xác định thành công của họ, bao gồm lưu lượng truy cập, chia sẻ xã hội, sự tham gia, chuyển đổi, số lượng khách hàng tiềm năng được tạo, thời gian trên trang web, lượt xem trang,…

61. Content Syndication

Quá trình tái xuất bản nội dung mà một công ty đã tạo. Các nội dung, chẳng hạn như bài đăng trên blog, infographic hoặc video, trên các trang web của bên thứ ba để tối đa hóa phạm vi tiếp cận và thông thường kiếm được liên kết trở lại bài đăng gốc.

62. Contributor

Contributor là một người nào đó viết và xuất bản một phần nội dung trong một ấn phẩm bên ngoài hoặc phương tiện truyền thông.

63. Distribution Plan

Distribution Plan là Chiến lược, quy trình được vạch ra để chia sẻ một phần nội dung hoặc mục quảng cáo cụ thể.

64. Earned Media (Phương tiện truyền thông kiếm được tiền)

Earned media - Phương tiện truyền thông kiếm được tiền
Earned media – Phương tiện truyền thông kiếm được tiền

Earned media là phương tiện truyền thông kiếm được tiền. Những phương tiện mà doanh nghiệp sở hữu có thể kiếm được tiền trên đó, có sức ảnh hưởng và truyền thông cao. 

65. Content

Nội dung thuộc sở hữu chất lượng cao, nằm sau một biểu mẫu. Khách truy cập website chỉ có thể truy cập bằng cách gửi thông tin liên hệ và cung cấp nhiên liệu cho thế hệ lãnh đạo của công ty.

66. Guest Post

Guest post là một bản gốc của nội dung chuyên môn, chất lượng cao như: một bài guest post; infographic hoặc video. Guest post góp phần vào một ấn phẩm bên ngoài hoặc cửa hàng để giúp nhà lãnh đạo tư tưởng tiếp cận, thu hút và tạo niềm tin với khán giả mới.

67. Infographics

Infographics là hình ảnh trực quan như biểu đồ hoặc sơ đồ, được sử dụng để giải thích thông tin hoặc dữ liệu.

68. Knowledge Bank

Mẫu có thể tùy chỉnh lưu trữ và sắp xếp kiến thức chuyên môn của người lãnh đạo tư duy, hiểu biết về đối tượng và kiến thức về ngành để cho phép tạo nội dung nhất quán, hiệu quả.

69. On-Site Content

On-Site Content là bất kỳ nội dung một công ty lưu trữ trên trang web riêng của mình.

70. Off-Site Content

Off-Site Content bất kỳ nội dung được đặt trên một trang web khác.

71. Organic Distribution

Organic Distribution là một phương pháp phân phối. Theo đó, nội dung được lưu thông tự nhiên giữa các đối tượng, chẳng hạn như thông qua chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội, giới thiệu và kết quả của công cụ tìm kiếm.

72. Owned Media

Thuật ngữ Owned Media
Thuật ngữ Owned Media

Tài sản tiếp thị mà một công ty có quyền kiểm soát, bao gồm: trang web; blog, trang trắng và các chiến dịch email.

73. Paid Distribution

Phương pháp phân phối trả tiền là nội dung được lưu hành và khuếch đại giữa các đối tượng mục tiêu thông qua quảng cáo có trả tiền. Chẳng hạn như bài đăng được quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội và quảng cáo trả tiền trên tìm kiếm.

74. Sales Enablement

Quy trình, công nghệ và nội dung được sử dụng bởi tiếp thị và bán hàng cho phép quy trình bán hàng và trao quyền đến các nhóm bán hàng bán hàng hiệu quả hơn.

75. Thought Leader

Một chuyên gia trong ngành chia sẻ chuyên môn của mình với mục đích giáo dục, cải thiện, cung cấp giá trị cho toàn ngành và xây dựng niềm tin với các đối tượng chính.

76. Unique Visitors per Month (UVM)

Unique Visitors per Month là số người mới truy cập một trang web trong một tháng.

77. Webinar (Hội thảo trực tuyến)

Webinar - Hội thảo trực tuyến
Webinar – Hội thảo trực tuyến

Một hội thảo trực tuyến được tổ chức bởi một công ty hoặc nhiều công ty hợp tác. Được thực hiện. cung cấp giá trị và giáo dục cho một đối tượng cụ thể và tạo ra sự dẫn dắt bằng cách yêu cầu người tham dự điền vào mẫu đăng ký.

78. Website Traffic (Truy cập website)

Website Traffic là một phép đo số lượt truy cập mà một trang web nhận được.

79. White paper (Sách trắng)

White paper là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu về một vấn đề, giải quyết một vấn đề hoặc ra một quyết định.

Sách trắng được các chính phủ và ngành marketing cho doanh nghiệp (B2B) sử dụng.

Thuật ngữ Social Media Marketing quan trọng

80. Clickbait

Clickbait là loại nội dung thu hút mọi người bằng dòng tiêu đề đầy hứa hẹn cung cấp rất ít thông tin thực tế, khiến họ nhấp qua nội dung hoặc trang web của họ.

81. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

Công thức tính Conversion Rate
Công thức tính Conversion Rate

Conversion rate = Phần trăm số người đã hoàn thành hành động mong muốn (nhấp qua trang web, điền vào biểu mẫu, v.v.) chia cho tổng số người mà hành động được tiếp thị.

82. Cost-Per-Click (CPC hoặc Pay-Per-Click hoặc PPC)

Công thức tính Cost per click
Công thức tính Cost per click

Cost-Per-Click: Giá mỗi nhấp chuột là số tiền nhà quảng cáo trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo xã hội của họ. Không quan trọng có bao nhiêu người nhìn thấy nó, nhà quảng cáo sẽ chỉ bị tính phí cho những lần nhấp qua thực tế.

83. Cost Per Mile (CPM) hay Cost Per Thousand

Công thức tính Cost Per Mile
Công thức tính Cost Per Mile

Giá mỗi lần hiển thị là số tiền nhà quảng cáo trả cho 1.000 lần hiển thị trên quảng cáo xã hội của họ.

84. Crowdsourcing

Crowdsourcing là quá trình nhận công việc, tài trợ hoặc ý tưởng từ một nhóm người trực tuyến là một cách tuyệt vời để bắt nhịp những người theo dõi bạn. 

Ví dụ: bạn có thể thăm dò ý kiến của họ trên Facebook và / hoặc Twitter để tìm hiểu loại nội dung họ muốn, cung cấp ý tưởng cho trang web của bạn.

85. Engagement Rate (Tỷ lệ tương tác)

Đây là một trong những thuật ngữ Digital marketing liên quan đến truyền thông xã hội quan trọng nhất trong danh sách này. 

Engagement Rate là gì?
Engagement Rate là gì?

Sự tương tác là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mọi người quan tâm đến nội dung của bạnTỷ lệ tương tác ở đây là số lượt thích, nhận xét và chia sẻ nhận được so với số người đã xem (số lần hiển thị).

86. Impressions (Số lần hiển thị)

Số lần hiển thị là số lần nội dung của bạn được hiển thị, là số liệu quan trọng để đo lường mức độ thành công của chiến dịch trong các chiến dịch Digital marketing.

Thuật ngữ Impression là gì?
Thuật ngữ Impression là gì?

Ví dụ: Trong Facebook, số lần hiển thị là số lần ai đó nhìn thấy cập nhật xã hội của bạn trong nguồn cấp tin tức của họ.  hay kiểm tra lượt xem bài viết trên website qua Google Search Console.

87. Influencer (Người ảnh hưởng)

Influencer là một người có sức ảnh hưởng đến khán giả trên mạng xã hội của họ. Đây là những người bạn muốn họ chia sẻ nội dung và tương tác với thương hiệu của bạn.

89. Real-time Digital marketing

Social media cho phép các thương hiệu tiếp thị trong thời gian thực để phản ứng với những tin tức nóng hổi hoặc một sự kiện thế giới. Khả năng xuất bản nội dung khi các sự kiện này diễn ra (thời gian thực) mang đến cho các nhà tiếp thị cơ hội chưa từng thấy trong thế giới tiếp thị.

90. Remarketing (Tiếp thị lại)

Tiếp thị lại là một chiến lược tiếp thị nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập trang web của bạn. Bạn có thể tiếp cận và kết nối lại với những khách truy cập trước đó thông qua quảng cáo trên Facebook, khi họ duyệt web hoặc trên nền tảng di động.

91. Social Listening: Lắng nghe xã hội

Lắng nghe xã hội là một thuật ngữ Digital marketing giám sát thương hiệu giúp các doanh nghiệp hiểu những gì đang được nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để đáp ứng các vấn đề của khách hàng. 

Social Listening - Lắng nghe xã hội
Social Listening – Lắng nghe xã hội

Nhân viên bán hàng cũng có thể sử dụng phương pháp lắng nghe xã hội để xác định nhu cầu của khách hàng tiềm năng của họ và cung cấp trợ giúp để thiết lập mình như một nguồn lực đáng tin cậy (xem Bán hàng trên mạng xã hội).

92. Social Selling: Bán hàng trên mạng xã hội

Bán hàng trên mạng xã hội đề cập đến khả năng của một thương hiệu trong việc thu hút khách hàng tiềm năng trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách trả lời các câu hỏi, cung cấp nội dung thông tin và giải quyết các vấn đề khác, đồng thời giúp đưa họ đi theo kênh bán hàng. 

Bán hàng trên mạng xã hội thường được thực hiện trên cơ sở một đối một, giữa nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng.

93. Targeting: Nhắm mục tiêu

Nhắm mục tiêu là xác định đối tượng bạn đang tiếp thị, thường thông qua các nền tảng truyền thông xã hội được tích hợp sẵn các công cụ nhắm mục tiêu. 

Cả Facebook và LinkedIn đều cung cấp các công cụ nhắm mục tiêu chi tiết cao cho phép bạn lọc thông qua người dùng của họ để tìm chính xác kiểu người bạn muốn cho mục đích tiếp thị.

94. Viral: Lan truyền

Content được chia sẻ nhiều lần vì giá trị thông tin hoặc giải trí được nhận thức. Nếu nội dung của bạn (hình ảnh, video, bài viết,…) lan truyền, content đó sẽ được nhiều người xem hơn và có tác động lớn hơn đến nhận thức về thương hiệu, chuyển đổi,…

Những thuật ngữ cần nhớ trong tiếp thị khách hàng

95. Customer Marketing (Tiếp thị khách hàng)

Tiếp thị khách hàng là việc thực thi các chiến lược và chiến thuật nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và trải nghiệm dịch vụ/sản phẩm của khách hàng. Tiếp thị khách hàng giúp tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.

96. Customer Support (Hỗ trợ khách hàng)

Customer Support là gì?
Customer Support là gì?

Hỗ trợ khách hàng là công việc được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp mình.

97. Customer Journey (Hành trình của khách hàng)

Hành trình của khách hàng là quá trình bạn theo dõi trải nghiệm của khách hàng từ lần đầu họ biết đến thương hiệu của bạn cho đến khi họ quyết định mua hàng.

98. Customer Retention (Tỷ lệ giữ chân khách hàng)

Để có thể giữ chân được khách hàng của mình bạn phải thực hiện nhiều hoạt động để thúc đẩy họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Công thức tính Customer Retention Rate
Công thức tính Customer Retention Rate

Đặc biệt, bạn phải phân loại được đâu là đối tượng khách hàng có khả năng sử dụng lại sản phẩm/dịch vụ của mình để chăm sóc và tạo ra trải nghiệm tốt hơn.

99. Customer Acquisition (Khách hàng mua lại sản phẩm)

Công thức tính Customer Acquisition Cost
Công thức tính Customer Acquisition Cost

Thông qua việc tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu để thu hút khách hàng ngay lập tức khi họ có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp mình.

100. Customer Success (Thành công của khách hàng)

Thành công của khách hàng chính là sự hài lòng và thỏa mãn sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

​​101. Customer Satisfaction (Sự hài lòng của khách hàng)

Sự hài lòng của khách hàng chính là việc bạn quản lý mức độ thiện cảm của khách hàng.

Xem xét sự hài lòng của khách hàng không những giúp bạn biết được cảm nhận của người dùng, mà còn biết được liệu khách hàng có giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác hay không.

102. Customer Service (Dịch vụ khách hàng)

Customer Service (Dịch vụ khách hàng) là những hoạt động về chăm sóc khách hàng nhằm hướng đến sự hài lòng của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng và cũng như sau khi khách hàng đã quyết định sử dụng một sản phẩm nhất định.

Thuật ngữ Marketing về tiếp thị và phát triển sản phẩm

103. Product Marketing (Tiếp thị sản phẩm)

Tiếp thị sản phẩm là quá trình đưa một sản phẩm cụ thể ra ngoài thị trường và đảm bảo rằng sản phẩm đó thành công.

104. Product Qualified Lead ( PQL – Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm)

Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm chỉ những người đã dùng thử và thể hiện sự yêu thích đối với sản phẩm của bạn.

Những khách hàng này có xu hướng sử dụng lại vì họ đã có sự tương tác qua lại với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

105. Go-to-market Strategy (GTM – Chiến lược tiếp cận thị trường)

Chiến lược tiếp cận thị trường là một bản kế hoạch chỉ rõ cách mà bạn sẽ thể hiện những giá trị độc nhất của sản phẩm của mình cũng như cách thu hút khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh.

Thuật ngữ Go to marketing strategy
Thuật ngữ Go to marketing strategy

Mục đích của chiến lược GTM chính là đưa ra lộ trình ra mắt sản phẩm ấn tượng và “gây tiếng vang” đối với khách hàng tiềm năng như cấp bản dùng thử miễn phí và bắt đầu thu phí nếu người dùng muốn sử dụng sản phẩm ở cấp độ cao hơn.

Chiến lược GTM cũng khá tương tự với chiến lược Place trong mô hình 7P Marketing. Mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công. Bạn có thể tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

106. Product-market Fit (Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường)

Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường nghĩa là sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường chỉ xảy ra ở giai đoạn giới thiệu và tăng trưởng trong vòng đời sản phẩm.

Để đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường, điều đầu tiên bạn cần làm chính là tạo ra một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP).

107. Minimum Viable Product (MVP – Sản phẩm khả thi tối thiểu)

Sản phẩm khả thi tối thiểu là sản phẩm có đầy đủ các đặc trưng để đáp ứng thị trường mục tiêu của bạn.

Sản xuất MVP là mục tiêu cuối cùng của giai đoạn phát triển sản phẩm trong vòng đời của sản phẩm. Về cơ bản, chiến lược GTM chính là kế hoạch chi tiết phác thảo cách thức mà bạn sẽ sử dụng để giới thiệu MVP của mình.

108 Total Addressable Market (TAM – Tổng thị trường khả dụng)

Tổng thị trường khả dụng là số lượng doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được nếu những người quan tâm đến sản phẩm của bạn thực sự mua chúng.

Tổng thị trường khả dụng có thể giúp bạn xác định được thị trường mục tiêu mà bạn nên tập trung tiếp thị và bán hàng.

109. Product-led Growth ( PLG – Tăng trưởng dựa trên sản phẩm)

Mô hình PLG có liên quan mật thiết đến phễu Marketing
Mô hình PLG có liên quan mật thiết đến phễu Marketing

Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là chiến lược dựa vào chính sản phẩm để thu hút, tạo chuyển đổi và giữ chân khách hàng.

Thuật ngữ Email marketing

110. Blacklist: Danh sách đen

Danh sách đen cũng đáng sợ như nó có âm thanh. Nếu một công ty gửi nhiều email không mong muốn (thư rác), IP mà công ty đó đang gửi sẽ bị đưa vào danh sách đen.

Khi bị đưa vào danh sách đen có nghĩa là bạn không thể gửi email hàng loạt được nữa. Một tội lỗi trong Digital marketing mà bạn muốn tránh.

111. Click Per Delivered: Số nhấp chuột mỗi lần được phân phối (CPD)

CPD hoặc tỷ lệ nhấp chuột là số lần nhấp (vào liên kết của bạn) chia cho số lượng email được gửi thành công đến đích dự kiến (hộp thư đến) của họ.

112. Click Per Open: Số nhấp chuột mỗi lần mở (CPO)

Số lần nhấp (trên liên kết email của bạn) chia cho số lượng email đã mở sẽ cung cấp cho bạn CPO hoặc tỷ lệ nhấp trên mỗi lần mở.

113. Double Opt-in (Chọn tham gia kép)

Chọn tham gia kép là khi người đăng ký phải xác nhận địa chỉ email của họ sau khi nhập thông tin của họ để đăng ký vào danh sách email. Thông thường, một khi khách truy cập trang web điền vào biểu mẫu để đăng ký vào danh sách email, họ sẽ ngay lập tức nhận được email để xác nhận thông tin của họ.

114. Email Filter (Lọc Email)

Lọc email là một kỹ thuật sắp xếp email dựa trên một từ hoặc cụm từ trong phần “từ”, “chủ đề” và nội dung của email.

Email Filter là gì?
Email Filter là gì?

Hầu hết các chương trình email đều sử dụng các bộ lọc để cố gắng giữ cho hộp thư đến của người dùng không có thư rác.

115. Email Whitelist: Danh sách email trắng

Danh sách email trắng cũng giống như một địa chỉ IP / email đã bị đưa vào danh sách đen sẽ không được phép qua hầu hết các bộ lọc thư rác, một địa chỉ trong danh sách trắng đã được trao tấm vé vàng. Địa chỉ email/IP trong danh sách trắng thường được chấp nhận và cho phép vào hầu hết các hộp thư đến.

116. Hard Bounce

Hard Bounce
Hard Bounce

Các nhà tiếp thị qua email cần nhận thức rõ ràng về thuật ngữ tiếp thị này. Hard Bounce là một email ngay lập tức “bị trả lại” vì email đó không tồn tại, sai chính tả hoặc bị chặn. Những lần trả lại có thể là vĩnh viễn vì chúng sẽ không bao giờ được chuyển đến.

117. House List (Danh sách lưu giữ)

Danh sách lưu trữ được tự xây dựng theo thời gian. Bạn thường cung cấp một phần nội dung có giá trị đổi lấy địa chỉ email của một người và hơn thế nữa.

Sau đó, bạn có thể tiếp thị, bán kèm, bán thêm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng theo thời gian. Danh sách của bạn là một tài sản rất có giá trị!

118. Email HTML

Đôi khi các thuật ngữ Digital marketing giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của chúng, đôi khi lại không. Nếu bạn biết HTML nghĩa là gì, điều này rất hữu ích, nhưng hãy xem xét sâu hơn. 

Email HTML có các phông chữ tùy chỉnh, đồ họa, hình ảnh, liên kết, màu nền và đôi khi có thể trông giống như một trang trên trang web. Email HTML là những email được thiết kế hoàn chỉnh với mã và kiểu dáng riêng.

119. List Segmentation (Phân đoạn danh sách)

Nếu bạn có nhiều loại khách hàng khác nhau và khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ mua hàng, bạn có gửi cùng một email cho họ không? Câu trả lời là không. 

Với phân khúc danh sách, các công ty phân khúc khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại thành các danh sách phù hợp với chu kỳ mua hàng hiện tại hoặc loại khách hàng. Các danh sách khác nhau nhận thông tin/nội dung khác nhau mà họ quan tâm nhất.

120. Open Rate (Tỷ lệ mở)

Tỷ lệ mở là tỷ lệ phần trăm email được mở trong tổng số email đã được gửi. Tương tự như CTR, tỷ lệ mở tính đến tất cả các email đã được gửi và chia tổng số đó cho số lượng email đã được mở. 

Công thức tính Open Rate
Công thức tính Open Rate

Ví dụ: Nếu chúng tôi gửi một email đến 1.000 người đăng ký email nhưng chỉ có 250 người mở email đó, thì tỷ lệ mở sẽ là 25%.

121. Opt-in: Chọn tham gia (hoặc Đăng ký)

Chọn tham gia là khi một người cung cấp địa chỉ email của họ cho một công ty hoặc cá nhân vì họ đang chọn nhận email từ công ty hoặc cá nhân đó.

122. Opt-out: Chọn không tham gia (hoặc Hủy đăng ký)

Một trong những thuật ngữ Digital marketing mà các nhà tiếp thị email cần chú ý, Opt-out là khi một người đã đăng ký vào danh sách email không còn muốn nhận email liên lạc từ một công ty hoặc cá nhân cụ thể, vì vậy họ xóa địa chỉ email của họ khỏi danh sách.

123. Personalization (Cá nhân hóa)

Khi bạn nhận được email từ một công ty có nội dung “Xin chào Rachel”, đó là cá nhân hóa. Cá nhân hóa có nghĩa là thêm một số thông tin vào email của bạn dành riêng cho người mà bạn đang gửi nó. 

Liên lạc cá nhân có thể được thêm vào dòng chủ đề hoặc trong phần nội dung của email. Cá nhân hóa được sử dụng để khiến người đăng ký chú ý đến email của công ty với hy vọng rằng họ có nhiều khả năng mở email và hành động mua hàng hơn.

124. Plain Text Email (Văn bản thuần túy)

Một số thuật ngữ Digital marketing cần giải thích ít. Email văn bản thuần túy là một email không chứa bất kỳ hình ảnh, định dạng phong phú hoặc liên kết nào. 

Ví dụ Plain Text Email (Văn bản thuần túy)
Ví dụ Plain Text Email (Văn bản thuần túy)

Các cá nhân hoặc công ty có thể sử dụng email văn bản thuần túy khi họ muốn gửi một email chỉ tập trung vào bản sao của email. 

Trong hầu hết các phần mềm email, email văn bản thuần túy được tạo tự động bất cứ khi nào một chiến dịch email HTML được tạo. Điều này dành cho những người đăng ký đã lưu ý rằng họ chỉ muốn nhận email văn bản thuần túy.

125. Single Opt-in (Chọn tham gia một lần)

Chọn tham gia một lần là khi người đăng ký không phải xác nhận địa chỉ email hoặc thông tin của họ hai lần. Khi họ nhập thông tin liên hệ của mình vào biểu mẫu, họ sẽ ngay lập tức được đăng ký vào danh sách email với tư cách là người đăng ký.

126. Soft Bounce (Trả lại mềm)

Thư bị trả lại mềm là khi email “bị trả lại” do sự cố với máy chủ hoặc sự cố tạm thời khác. Thư trả lại mềm có cơ hội đến được với người nhận dự định nếu được thử lại và không phải là vấn đề vĩnh viễn.

127. Spam (Thư rác)

Thư rác là email mà chúng ta không đăng ký để nhận. Thư rác là email không mong muốn mà một công ty gửi cho bạn vì rất có thể, họ đã mua một danh sách email và bạn tình cờ có mặt trong danh sách đó.

128. Subject Line: Dòng tiêu đề email

Subject email là dòng văn bản được hiển thị trong hộp thư đến của người đăng ký trước khi họ mở email. Dòng tiêu đề được sử dụng để cung cấp cho người đăng ký lý do để mở email của bạn.

128 thuật ngữ Marketing từ cơ bản đến chuyên môn theo từng mảng như: Digital Marketing, Content hay Social Media mà Miko Tech vừa chia sẻ sẽ giúp bạn bước đầu làm quen và xây dựng nền tảng Marketing căn bản.

Các thuật nữ được trình bàu trong bài viết là những thuật ngữ rất thường xuyên được sử dụng, vì vậy hãy lưu lại ngay và chia sẻ để mọi người cùng nhau học hỏi nhé.



source https://mikotech.vn/thuat-ngu-marketing/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...