Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Insight khách hàng là gì? Cách xác định insight khách hàng | Thuật ngữ

Insight được ví như kim chỉ nam cho các chiến dịch Marketing thành công. Phân tích Insight là một nghệ thuật nhưng không phải Marketer nào cũng dễ dàng trở thành nghệ sĩ. Vậy Insight khách hàng là gì? Cách xác định Insight khách hàng nhanh chóng chính xác như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Miko Tech để hiểu rõ nhé.

Insight khách hàng là gì?

Insight là thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến trong ngành Marketing.

  • In (bên trong): cảm xúc, kỳ vọng, mong muốn và cả những nỗi lo sợ.
  • Sight (tầm nhìn): bao gồm những hành vi, thói quen và thái độ thể hiện.

Insight hay “sự thật ngầm hiểu” là những suy nghĩ, hành vi, kỳ vọng ẩn sâu bên trong khách hàng và tác động đến hành vi tiêu dùng của họ.

Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng là gì?

Insight được xác định thông qua dữ liệu thu thập từ họ như nhân khẩu học, dữ liệu web, lịch sử mua hàng,… Những người làm Marketing muốn nghiên cứu và đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả, trước hết phải nhắm đúng hướng và mục tiêu.

Bên cạnh đó, sự kết hợp ăn ý giữa Customer InsightBrand Insight sẽ tạo nên những chiến dịch truyền thông với hiệu quả cao nhất.

Ví dụ về Insight của Sprite

Nhãn hàng nước ngọt Sprite với slogan “cứ là mình, sao phải nghĩ” động viên các thanh thiếu niên hãy là chính mình.

Insight của Sprite "Cứ là mình - Sao phải nghĩ"
Insight của Sprite “Cứ là mình – Sao phải nghĩ”

Một mặt họ khao khát và muốn tự do, làm điều mình thích; mặt khác họ lại bị chi phối bởi áp lực từ truyền thống, gia đình, bạn bè, hàng xóm hay cộng đồng và luôn lo lắng mình sẽ bị tách biệt, kì thị khi muốn thể hiện bản thân.

Từ Insight này Sprite cho ra câu chuyện Digital Marketing rất tài tình về giới trẻ, thu hút đông đảo sự hưởng ứng từ họ.

Thành công của một thương hiệu chính là biết cách thấu hiểu và đáp ứng những suy nghĩ bên trong của khách hàng.

Tại sao Insight là linh hồn của các chiến lược Marketing?

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Insight rất quan trọng đối với các tổ chức vì chúng mang lại cơ hội cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Các nội dung truyền tải rõ ràng, có tính tương tác cao sẽ dễ dàng thu hút và chữ chân khách hàng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Insight là định vị những gì khách hàng mong muốn, là chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ và xây dựng các chiến lược truyền thông hiệu quả, khác biệt so với đối thủ. Vì vậy, đây cũng là công cụ giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng thị phần và lợi nhuận.

Tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn

Không phải tất cả những người đi mua đều là người tiêu dùng cuối cùng. Phân tích Insight giúp bạn hiểu rõ hành vi, kỳ vọng của khách hàng và tại sao họ lựa chọn sản phẩm của bạn. Từ đó mở rộng tệp khách hàng tiềm năng hơn.

Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn

Customer insight còn được gọi là sự thấu hiểu người tiêu dùng, là sự hiểu biết và diễn giải dữ liệu, hành vi và phản hồi của khách hàng thành các kết luận có thể được sử dụng để cải thiện việc phát triển sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.

Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn
Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn

Insight khách hàng tiết lộ nhiều điều về nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về cách họ nghĩ và cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ.

Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện, phát triển các sản phẩm theo hướng tốt hơn và đảm bảo đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng.

Tăng định vị thương hiệu

Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Insight đối với doanh nghiệp Có được Customer Insight tốt sẽ giúp bạn:

  • Giữ định vị thương hiệu sắc bén hơn
  • Tạo ra định vị mới, thương hiệu mới khi tái định vị
  • Mở rộng định vị để tấn công vào các thị trường hoặc ngành hàng mới

Insight là những gì người tiêu dùng muốn mà thương hiệu có thể tận dụng để thoả mãn nhu cầu, tâm trí của họ.

Các loại Insight khách hàng? 4 đặc trưng cơ bản của Customer Insight?

4 loại Insight khách hàng hiện nay

1. Insight về nhân khẩu học

Insight về nhân khẩu học
Insight về nhân khẩu học

Nghiên cứu insight về nhân khẩu học gồm: độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… giúp bạn khái quát hồ sơ khách hàng và thành lập phân khúc khách hàng chính xác.

2. Insight về sản phẩm và quy trình

Insight về sản phẩm hoặc quy trình liên quan đến việc khách hàng cung cấp những phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và quy trình mà bạn cung cấp.

Đây là loại Insight đóng vai trò rất quan trọng. “Sự thật hiểu ngầm” này sẽ cơ sở để doanh nghiệp cải tiến tính năng sản phẩm, tối ưu quy trình dịch vụ nhằm tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

3. Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân

Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân
Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân

Với insight này bạn sẽ dễ dàng cá nhân hóa các thông điệp cũng như phương thức truyền thông hiệu quả đến từng khách hàng khác nhau. Từ đó, bạn có thể biến họ thành khách hàng trung thành với thương hiệu của mình.

4. Insight mua hàng

Insight mua hàng đề cập đến những thông tin, chỉ số bán hàng, giúp bạn đề ra các chiến lược Sale và Marketing hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định các tính năng sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất để tạo ra các nội dung truyền thông phù hợp và thu hút.

Đặc biệt, với những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau để thiết lập xu hướng bán hàng theo insight này cần quan tâm đến tính sẵn có của sản phẩm.

4 đặc trưng cơ bản của Customer Insight

Không phải sự thật hiển nhiên, chỉ mang tính chất gợi ý những hành động

Customer Insight được định nghĩa là sự thật ngầm hiểu điều này có nghĩa là nó không phải là sự thật hiển nhiên có thể dễ dàng quan sát được. Insight là lắng nghe, nhìn nhận, thấu hiểu từ bên trong vì vậy đòi hỏi cần có thời gian để đào sâu và nghiên cứu.

Insight không phải là sự thật hiển nhiên
Insight không phải là sự thật hiển nhiên

Sau khi phân tích Insight khách hàng cũng không có nghĩa là tất cả khách hàng đó chắn chắn sẽ lựa chọn sả phẩm/dịch vụ của bạn. Thực chất Insight chỉ mang tính khơi dậy nhu cầu, mong muốn của họ với những gì bạn cung cấp, gợi ý rằng họ nên sử dụng vì chúng mang lại lợi ích cho họ.

Vì vậy, để khách hàng cảm thấy hứng thú, tích cực tương tác và chuyển đổi thành doanh thu, Insight cần được xây dựng một cách thú vị và độc đáo.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu

Bạn có một kho dữ liệu khổng lồ cũng không có nghĩa là bạn đã có một Insight tốt. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có hành vi, sở thích và nhu cầu không giống nhau.

Customer Insight sẽ thay đổi theo: thời gian, xu hướng, độ tuổi,… nếu chỉ phân tích dựa trên các dữ liệu cũ chắc chắn bạn sẽ khó lòng thấu hiểu hết khách hàng của mình. Bạn cần kết hợp nhiều nguồn data, nhiều chỉ số và dữ liệu khác nhau mới có thể tạo ra được Insight chính xác.

Đôi khi, khách hàng cũng sẽ có những nhu cầu, mong muốn mà chính họ cũng chưa xác định được. Nếu khai thác được nhu cầu đó từ các dữ liệu có sẵn, bạn sẽ tạo ra một Insight khác biệt và thành công. 

Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể

Insight hoàn chỉnh cần phải được biến thể từ lý thuyết sang hành vi cụ thể và được áp dụng vào thực tế.

Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể
Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể

Một insight thực thực là một insight độc đáo, đủ thu hút khách hàng có những hành động, hành vi tương tác với chiến dịch Marketing. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Hướng khách hàng thay đổi hành vi của mình vì Insight

Insight chính là sự ngầm hiểu các hành vi, nhu cầu bên trong của khách hàng từ đó thúc đẩy và thay đổi hành vi khách hàng.

Ưu nhược điểm của Customer Insight cần hiểu rõ

Ưu điểm

Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên (Early bird)

Nghiên cứu Insight khách hàng giúp doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị cần thiết để tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.

Gia tăng thị phần

Muốn tăng doanh thu hiệu quả trước hết bạn phải hiểu biết và luôn đặt nhu cầu khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động. Như vậy bạn sẽ nâng cao cơ hội thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

Gia tăng thị phần
Gia tăng thị phần

Hơn nữa, công ty có thể dễ dàng khai thác những cơ hội trên thị trường. Nếu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì phần trăm thị phần hàng hóa cũng sẽ tăng thêm.

Thay đổi các chiến lược thích nghi với thời gian

Trong thời kỳ công nghệ phát triển không ngừng thì việc thay đổi để thích nghi là rất cần thiết.

Phân tích insight là xác định những mong muốn hiện tại và có khả năng xuất hiện trong tương lai. Qua đó, doanh nghiệp có thể đề xuất các chuyển đổi tương ứng như chiến dịch quảng cáo ăn nhập hay chương trình khuyến mãi phù hợp.

Thời gian và nhu cầu của con người luôn thay đổi không ngừng, nếu không kịp thời nắm bắt xu hướng và nhanh chóng thay đổi doanh nghiệp sẽ khó lòng thu hút và giữ chân khách hàng.

Nhược điểm

Không có lượng dữ liệu nào thống kê chính xác nhất

Mặc dù các thông số ghi lại và xác nhận từ Customer insight thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê nhưng luôn có một yếu tố con người mà không có lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được.

Đó là lí do tại sao dữ liệu cung cấp từ khách hàng rất quý giá nhưng lại không thể dựa vào hoàn toàn được. Để có cái nhìn chuẩn xác nhất bạn cần kết hợp cả kết quả từ hai dạng dữ liệu online và offline.

Sở thích khách hàng thay đổi liên tục theo thời gian

Sở thích người tiêu dùng thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khó theo kịp tốc độ cũng như nắm bắt được tâm lý đúng thời điểm.

Sở thích khách hàng thay đổi liên tục
Sở thích khách hàng thay đổi liên tục

Việc loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới rất tốn kém, khó đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.

Customer Insight không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng

không thể áp dụng Customer Insight cho mọi loại khách hàng được. Doanh nghiệp chỉ có thể dùng để đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó.

Từ những dữ liệu thu thập được, công ty có thể tùy cơ ứng biến sao cho phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Cách xác định Insight khách hàng chi tiết chính xác

1. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Để đi vào nghiên cứu Insight khách hàng, trước hết bạn cần có một cái nhìn bao quát về khách hàng mục tiêu.

Những thông tin về nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, thói quen mua hàng, sở thích… sẽ là tiền đề để tìm ra Insight khách hàng sau này.

2. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Mọi hành vi đều bắt đầu từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng. Và đôi khi chúng ta cũng không biết thực sự mong muốn sâu thẳm của mình là gì.

Hãy lên danh sách các nhóm nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua để có thể tìm ra Insight khách hàng một cách chính xác.

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

 Với digital marketing thì các data này đến từ:

  • Website: sessions, time on site, bounce rate, v.v…
  • Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download, v.v…
  • Mạng xã hội: followers, like, share, comments, v.v…
  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR, v.v…
  • Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open, v.v…
  • SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được, v.v…

Có khá nhiều cách để tiến hành nghiên cứu các thông tin này như:

  • Thực hiện khảo sát (khảo sát online hoặc trực tiếp).
  • Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát,…
  • Sử dụng các công cụ phân tích: Google Trends, Google Analytics, phân tích từ Facebook,…

3. Tìm insight khách hàng qua nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Không chỉ lấy dữ liệu trực tiếp từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng là một nguồn thông tin quý giá mà bạn có thể khai thác.

Tìm insight khách hàng qua phân tích đối thủ cạnh tranh
Tìm insight khách hàng qua phân tích đối thủ cạnh tranh

Một số yếu tố bạn có thể nghiên cứu kỹ như các chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ và phân tích xem họ đang hướng vào nhu cầu, hành vi, tâm lý nào của khách hàng.

Nghiên cứu kỹ các thông tin trên đều có rất có giá trị vì có thể họ đã đi trước nhưng cách tiếp cận sai, thông điệp chưa đủ mạnh mẽ,… nhưng vậy bạn có thể rút kinh nghiệm, lựa chọn hay cải thiện các chiến dịch hiệu quả hơn.

Quan trọng nhất, khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bạn có thể biết được cách họ đang lấy khách hàng của bạn.

4. Khảo sát thực tế

Nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketing thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định Insight chính xác. Các hình thức khảo sát phổ biến như:

  • Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng, v.v…
  • Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
  • POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
  • Đánh giá, nhận định từ khách hàng

Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý, suy nghĩ thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ.

Thông qua việc đặt những câu hỏi trọng tâm, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, cử chỉ của họ bạn có thể tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

5. Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Từ việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế, các nhà làm marketing cần có quy trình chính xác để lưu lại các thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo các số liệu này mang tính khách quan và chính xác.

Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Sau khi tiến hành khảo sát, để có thể phân tích tổng thể một cách toàn diện và sâu sắc nhất bạn cần tổng hợp lại tất cả thông tin.

Đối với các số liệu phức tạp, có thể sử dụng các phần mềm để tiến hành tổng hợp và phân tích như SPSS, Eviews,… Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu. 

6. Xác định Insight khách hàng

Việc tìm kiếm Insight chính xác cần qua quá trình tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng, có sự kết hợp nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Sau khi hoàn thiện các bước trên, chắc chắn bạn sẽ có cơ sở chính xác tới 99% về insight khách hàng. 

Tuy nhiên, đừng vội vàng áp dụng các insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Trước khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu và phán đoán có chính xác hay không

7 công cụ nghiên cứu Customer Insight chính xác

1. Google Analytics

Google Analytics là một trong các công cụ miễn phí của Google, giúp đo lường thông tin về lượng traffic đến website.

Một trong những tính năng tốt nhất của Google Analyticskênh mục tiêu và đặc biệt quan trọng đối với các nhà tiếp thị và trang web bán lẻ.

Google Analytics
Google Analytics

Thông qua Google Analytics, bạn sẽ biết rất nhiều thông tin hữu ích như: lượt traffic; người dùng truy cập web bằng tablet, điện thoại hay laptop; họ truy cập trong bao lâu; họ tập trung ở khu vực địa lý nào, v.v

2. Youtube Analytics

Những báo cáo từ Youtube Analytics sẽ giúp bạn thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích về khán giả của mình cũng như thói quen xem video của họ như thế nào.

Youtube Analytics
Youtube Analytics

Để truy cập thông tin này, bạn hãy truy cập vào địa chỉ http://www.youtube.com/analytics, sau đó click vào báo cáo “Demographics” trong mục views Report

Để một kênh phát triển thì cần đòi hỏi nhiều công đoạn khác nhau. Việc đánh giá, nghiên cứu insight khách hàng ghé thăm là vô cùng quan trọng.

3. Google Trends (Google xu hướng)

Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng tuyệt đối không thể bỏ lỡ công cụ này. Google Trends cung cấp các từ khóa mới nhất, có sức ảnh hưởng lớn và thông qua đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết quảng cáo của mình có hiệu quả hay không.

Google Trends
Google Trends

Đây là công cụ cung cấp các thông tin về xu hướng mới nhất, nhiều lượt tương tác nhất trên nền tảng google. Những thông tin, tình hình kinh tế, giải trí, giáo dục,… đều được hiển thị trong top 10.

Những thông tin này có thể giúp bạn đẩy mạnh việc truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu của bạn. 

4. Google Consumer Survey

Google Consumer Surveys không chỉ giúp bạn biết được số lượt views và tương tác của 1 video quảng cáo mà còn cung cấp tỷ lệ giữ chân người xem thông qua biểu đồ cụ thể và chi tiết cho bạn.

Google Surveys
Google Surveys

Đặc biệt, với Consumer Surveys bạn còn có thể phân tách người dùng thành nhiều nhóm khác nhau theo các tiêu chí: khu vực địa lý, độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… để xây dựng 1 bảng thông tin đầy đủ về Customer Insight.

5. Social Mention

Social Mention là một công cụ miễn phí được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing đặc biệt với người đam mê truyền thông xã hội.

Social Mention
Social Mention

Social Mention đo lường và phân tích số liệu từ hơn 100 website cộng đồng khác nhau và cho ra số liệu của truyền thông trên mạng xã hội thông qua các chỉ số: Passion, Reach, Sentiment, Strength.

6. Klout

Sử dụng Klout, bạn có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng trong vị trí thích hợp của bạn.

Klout
Klout

Klout chủ yếu sử dụng Facebook, Twitter và hơn 35 biến số khác nhau để đánh giá ảnh hưởng và phương tiện truyền thông xã hội của bạn.

Điểm số của bạn được chia thành 3 số liệu khác nhau – Ảnh hưởng của mạng, khả năng tiếp cận đúng và khả năng khuếch đại.

7. Facebook Audience Insight

Facebook Audience Insight giúp bạn có thể nắm bắt được những đặc điểm về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…), hành vi của 1 nhóm người dùng nào đó trên Facebook.

Facebook Audience Insight
Facebook Audience Insight

16 loại nhu cầu khách hàng hiện nay

Đối với sản phẩm

1. Chức năng: Khách hàng mong muốn sản phẩm sẽ hoạt động theo đúng chức năng nó được giới thiệu để giúp họ xử lý các vấn đề của mình.

2. Giá cả: Khách hàng thường có những giới hạn chi tiêu cho các sản phẩm mình cần mua.

3. Sự tiện lợi: Sản phẩm cần là một giải pháp tiện lợi và dễ dàng để khách hàng xử lý vấn đề của mình.

4. Cách sử dụng: Cách sử dụng sản phẩm nên rõ ràng và dễ hiểu để không tạo thêm những trở ngại không cần thiết cho khách hàng.

5. Thiết kế: Khách hàng muốn thiết kế của sản phẩm phù hợp và dễ dàng để sử dụng.

6. Sự tin cậy: Sản phẩm cần thể hiện các tính năng đúng như quảng cáo và giới thiệu mỗi khi khách hàng sử dụng nó.

7. Khả năng thể hiện: Sản phẩm cần thể hiện chính xác để giúp khách hàng đạt được mục tiêu.

8. Sự hiệu quả: Khách hàng muốn sản phẩm hoạt được hiệu quả để tránh lãng phí thời gian không cần thiết.

9. Khả năng tương thích: Khách hàng cần những sản phẩm có khả năng tương thích và phù hợp cao với những sản phẩm khách mà họ đang sử dụng.

Đối với dịch vụ

Nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ
Nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ

10. Sự đồng cảm: Khi khách hàng tìm mua các hàng hóa và dịch vụ, họ muốn nhân viên bán hàng sẽ là những người hiểu vấn đề họ đang gặp phải và thông cảm với họ

11. Sự công bằng: Từ các vấn đề về giá cả, dịch vụ đến các điều khoản hợp đồng, khách hàng đều muốn nhận được sự công bằng từ các công ty.

12. Sự minh bạch: Khách hàng muốn minh bạch mọi thông tin để ngay khi có bất kỳ những thay đổi hay mất mát nào xảy ra họ cũng xứng đáng nhận được các thông báo chính xác và cởi mở của doanh nghiệp.

13. Khả năng kiểm soát: Khách hàng muốn cảm thấy họ có quyền kiểm soát mối liên hệ với doanh nghiệp từ khi bắt đầu, lúc mua hàng hay cả sau đó, vì vậy hãy tạo cơ hội giúp họ cảm nhận được điều đó.

14. Có sự lựa chọn: Khách hàng cần những lựa chọn khi họ đã quyết định mua từ một doanh nghiệp. Hãy cung cấp cho họ các lựa chọn về sản phẩm, cách thanh toán, các gói sử dụng,.. để khách hàng tự do lựa chọn.

15. Thông tin: Khách hàng cần thông tin kể từ khi họ bắt đầu tiếp cận được với nhãn hàng đến vài tháng sau khi mua. Hãy đầu tư vào việc cung cấp các nội dung, hướng dẫn và giao tiếp với họ để đảm bảo khách hàng đã có đầy đủ các thông tin mình cần.

16. Khả năng tiếp cập dịch vụ: Khách hàng muốn được tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ. Điều này gợi ý các doanh nghiệp cung cấp các kênh thông tin tương tác hai chiều trong các dịch vụ khách hàng.

Để chọn đúng đối tượng và đi đúng hướng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp. Miko Tech vừa cung cấp cho bạn định nghĩa sâu sắc về Insight khách hàng là gì? Cách xác định Insight khách hàng chính xác. Tuy nhiên, để có một insight chất lượng, hãy liên tục cập nhật các xu hướng, hành vi, sở thích luôn không ngừng thay đổi của khách hàng.



source https://mikotech.vn/cach-xac-dinh-insight-khach-hang/

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website 2022

Với một người làm SEO, muốn đẩy bài viết lên Top nhất định không thể bỏ qua Geotag hình ảnh. Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như Google, Bing, Chrome,… đều xem Geotag là một trong những yếu tố đánh giá ảnh hưởng lớn đến thứ hạng bài viết. Vậy làm sao để gắn Geotag hiệu quả? Trong bài viết này, Miko Tech sẽ chia sẻ đến bạn Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website hiệu quả không thể bỏ qua.

Geotag là gì?

Geotag là gì?
Geotag là gì?

Muốn dùng một cách hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu rõ Geotag là gì? Hiểu một cách đơn giản, Geotag hình ảnh là một trường siêu dữ liệu (metadata) giúp các công cụ tìm kiếm xác định được vị trí trong hình ảnh và video.

Ngày nay, với sự thông minh của công nghệ các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, laptop,… đều có khả năng xác định vị trí chụp dễ dàng.

Geotag hình ảnh hỗ trợ định vị với ba thông số sau:

  • Vĩ độ ảnh (Latitude): Là giá trị giúp các công cụ tìm kiếm xác định chính xác thông qua hệ thông qua các đường vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất, nằm ở phía Bắc hay Nam của đường Xích đạo.
  • Kinh độ ảnh (Longitude): Là giá trị giúp công cụ tìm kiếm xác định vị trí thông qua các đường kinh tuyến theo hướng Đông Tây.
  • Độ cao ảnh (Altitude): Là giá trị giúp xác định độ cao của ảnh so với mực nước biển.

Geotag có thể được gắn ở đâu?

Không chỉ đánh dấu riêng hình ảnh, Geotag có thể đánh dấu được trên video hay nhiều phương tiện truyền thông thông dụng khác. Như vậy ngoài xác định vị trí ảnh bạn còn có thể tạo sự kiện, tin tức trên các địa điểm.

Việc phối hợp giữa Google Map và các sự kiện, blog sẽ mang lại hiệu quả cao tối ưu cho website. Đây cũng là một tiêu chí nhỏ góp phần ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa của website trên Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác.

Geotag có thể được gắn vào đâu
Geotag có thể được gắn vào đâu

Geotag hình ảnh

Hình thức được ứng dụng đầu tiên chính trong các phương tiện truyền thông là Geotag hình ảnh. Các thông tin về vị trí địa lý sẽ được nhúng vào từng ảnh, như vậy ngoài việc sở hữu các tấm ảnh ưng ý thì nội dung của chúng cũng đầy đủ hơn.

Có một hạn chế nhỏ là dù bật định vị GPS thì các thông số vị trí trả về cũng chỉ mang tính tương đối. Vị trí được định vị là vị tri của máy ảnh chứ không phải người chụp, vì vậy không thể hoàn toàn chính xác.

Geotag blog

Một số trang web viết blog và tiểu blog như Twitter cũng hỗ trợ gắn thẻ địa lý. Điều này đặc biệt phổ biến với blog và mạng xã hội phục vụ cho một đối tượng chủ yếu là điện thoại di động.

Thẻ địa lý bằng cách viết blog và cập nhật trên mạng xã hội của bạn, bạn có thể dễ dàng báo cho bạn bè, khách hàng của bạn biết vị trí của bạn. Bạn cũng có thể theo dõi chính mình thông qua lifefeed của riêng bạn.

Gắn Geotag trên HTML

Ngoài ra thẻ Geotag còn được gắn vào các đoạn văn bản của đoạn mã HTML để đánh dấu vị trí. Tuy nhiên, việc gắn thẻ Geotag cần được thực hiện theo những tiêu chuẩn cụ thể. Trong đó, cấu trúc thường dùng nhất là:

“ <div class=”geo”> GEO:

<span class=”latitude”> 37.386013 </ span>,

<span class=”longitude”> -122,082932 </ span>

</ Div>”

Geotag mang lại những lợi ích gì?

Geotag mang lại những lợi ích gì?
Geotag mang lại những lợi ích gì?

Thuật toán Google thường ưu tiên kết quả tìm kiếm ở gần người dùng nhất. Trong SEO, Geotag hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu hóa và xếp thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Một số lợi ích đáng chú ý của Geotag như:

Tăng nguồn traffic (lượt truy cập) tự nhiên trên website

Lưu lượng truy cập tự nhiên rất chất lượng và luôn được các doanh nghiệp hướng đến. Các hình ảnh được gắn Geotag có vị trí xác định cụ thể sẽ được Google đánh giá cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Khi người dùng tìm kiếm hình ảnh, website của bạn sẽ được hiển thị đầu trang từ đó tăng cơ hội nhấp từ khách hàng. Đồng thời thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn vào website thông qua việc click vào để xem hình ảnh.

Tăng độ nhận diện và giá trị thương hiệu

Geotag giúp các công cụ tìm kiếm xác định được chính xác vị trí của doanh nghiệp từ đó ưu tiên hiển thị những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Khi được lên Top search (Top 10 kết quả tìm kiếm hiển thị trên Google), khách hàng sẽ tin tưởng về độ minh bạch và uy tín của thương hiệu.

Nâng cao hiệu quả SEO

Nâng cao hiệu quả SEO
Nâng cao hiệu quả SEO
  • Xây dựng hệ thống backlink và brand mentions tự nhiên: Các hình ảnh khi được lên Top search với lượt tìm kiếm nhiều có khả năng cao sẽ được các website khác sử dụng hay trích nguồn. Từ đó bạn có thể xây dựng hệ thống backlink và brand mentions miễn phí, không tốn quá nhiều nỗ lực nhưng lại vô cùng chất lượng.
  • Tối ưu thứ hạng website: Geotag đúng cách giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu lập chỉ mục. Qua đó, xếp hạng tổng thể của website trên SERP (Search Engine Results Page) cũng sẽ cao hơn.

Tối ưu trải nghiệm nguời dùng

Hình ảnh liên quan giúp nội dung lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Hơn nữa, Geotag hình ảnh còn làm cho tốc độ tải web nhanh hơn, trải nghiệm người dùng được tối ưu một cách hiệu quả.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi – Mở rộng quy mô khách hàng tiềm năng

Không có gì trực quan hơn tab Google hình ảnh, một hình ảnh bắt mắt với Geotag đúng và đáp ứng nhu cầu sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Từ khóa dạng văn bản có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đừng bỏ qua mảng hình ảnh vì nó sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi dễ rất tốt.

Các công cụ Geotag hình ảnh hiệu quả

90% các hình ảnh hiện nay sử dụng tool Geotag Online đều không có trường Altitude khiến hiệu quả SEO chưa được tối ưu. Đừng lo, các công cụ dưới đây sẽ giúp thứ hạng hình ảnh của bạn tăng lên nhanh chóng.

Phần mềm Adobe Lightroom

Phần mềm Adobe Lightroom
Phần mềm Adobe Lightroom

Adobe Lightroomphần mềm gắn Geotag cho ảnh hỗ trợ rất nhiều cho các SEOer của nhà Adobe. Tương tự như Photoshop, Lightroom cũng là công cụ chỉnh sửa bậc nhất đặc biệt với khả năng chỉnh sửa ảnh hàng loạt.

Công cụ gắn Geotag online 2022

Công cụ Geotag online
Công cụ Geotag online

Nếu ngại việc tải về thì bạn hoàn toàn có thể gắn thẻ địa lý một cánh nhanh chóng thông qua các công cụ Geotag trực tuyến dưới đây:

  • Công cụ GeoImgr

Link website truy cập công cụ: http://geoimgr.com

GeoImgr cho phép Geotag hàng loạt từ khóa một cách nhanh chóng cả từ khóa không có dấu. Thao tác trên công cụ khá dễ dàng ai cũng có thể sử dụng và đăc biệt không yêu cầu bạn phải đăng nhập.

  • Công cụ LAR Image

Link webiste truy cập công cụ: https://lar.vn/login

LAR Image được khuyến khích sử dụng bởi nó cho phép bạn Geotag hình ảnh online đầy đủ cả 3 trường thông tin: Latitude, Longitude và Altitude. Hơn nữa còn hỗ trợ bạn giảm dung lượng ảnh mà không làm thay đổi chất lượng.

  • Công cụ Geotag.online

Link website truy cập công cụ: https://ift.tt/3IHdhrX

Geotag là một ứng dụng miễn phí cho phép bạn xoay, phóng to cửa sổ bản đồ để thêm hoặc chỉnh sửa thông tin vị trí hình ảnh dễ dàng.

  • Công cụ SeoStartup

Link website truy cập công cụ: https://ift.tt/3DV4ZZE

Tool nén hình, resize, gắn logo, geotag hình ảnh online miễn phí Power by SEOStartUp
Tool nén hình, resize, gắn logo, geotag hình ảnh online miễn phí Power by SEOStartUp

5 tips tối ưu hình ảnh hiệu quả

1. Tối ưu ALT hình ảnh hiệu quả

Tối ưu thẻ ALT hình ảnh
Tối ưu thẻ ALT hình ảnh

ALT (Alternative text) là dòng văn bản thay thế được hiển thị trên web trong tình trạng trình duyệt không tải được. ALT được đặt trong thẻ <img> với cú pháp alt=” “.

Tối ưu ALT mang lại nhiều ưu thế khi SEO:

  • Hiển thị văn bản thay thế khi trình duyệt bị lỗi.
  • Google sử dụng BOT để quét nội dung, khi nhìn thấy thuộc tính ALT sẽ xác định được nội dung và vị trí của hình ảnh.
  • Hình ảnh hiển thị thân thiện hơn với Google

Đặt tên thẻ ALT chuẩn SEO:

  • Có chứa từ khóa bài viết bao gồm từ khóa chính, các từ khóa liên quan,…
  • Từ ngữ miêu tả hợp ngữ cảnh, không dùng dấu “-“.
  • Viết từ khóa có dấu nếu SEO từ khóa Tiếng Việt.
  • Ngắn gọn, súc tích, chất lượng.

2. Đảm bảo chất lượng nội dung, bản quyền hình ảnh

Chất lượng hình ảnh phải luôn được hiển thị ở góc ảnh trên Google. Hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, liên quan đến nội dung muốn truyền tải sẽ được Google ưu tiên hiển thị với người dùng.

Cần chú trọng bản quyền hình ảnh, nếu bạn sao chép hình ảnh của đối thủ sẽ giúp họ nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Nếu buộc phải copy bạn nên chuyển qua một số phần mềm chỉnh sửa trước khi đăng tải.

3. Lựa chọn kích thước ảnh phù hợp, dung lượng tối ưu

Tối ưu kích thước và dung lượng ảnh
Tối ưu kích thước và dung lượng ảnh

Người dùng có xu hướng bỏ qua thông tin nếu hình ảnh quá lớn, tốc độ load quá chậm. Vì vậy bạn cần đảm bảo kích thước và dung lượng phù hợp để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.

Một số công cụ tối ưu ảnh:

  • Các công cụ nén và chỉnh sửa kích thước ảnh online: TinyPNG.com, Compressnow.com, Shink me,…
  • Pluggins chuyên dụng cho WordPress: ShortPixel,…

Các định dạng ảnh phổ biến:

Một số định dạng phổ biến của hình ảnh hỗ trợ SEO hiệu quả: PNG, Webp, JPG, GIF. Các định dạng này tương thích với nhiều hệ PC, chiếm ít dung lượng giúp tốc độ load nhanh hơn.

4. Đặt tên tiêu đề ảnh chuẩn SEO

Tên file ảnh cần ngắn gọn, không có các ký từ đặc biệt như: @, #, %,.. và chứa từ khóa chuẩn SEO. Tiêu đề cần đặt không dấu để không bị biến đổi sau khi gắn Geotag.

5. Chú thích (Caption) ảnh hợp lý, thu hút

Sử dụng chú thích nhằm nhấn mạnh nội dung bức ảnh, thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Geotag hình ảnh chỉ là một kỹ thuật nhỏ để tối ưu hình ảnh. Việc Geotag hình ảnh không quá quan trọng, cho dù có thực hiện hay không thì cũng không có ảnh hưởng đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm (Google) đến thời điểm hiện tại 2022 và tương lai.

Theo kinh nghiệm từ Miko Tech, kỹ thuật Geotag này chỉ nên sử dụng khi SEO hình ảnh hoặc SEO local map.

Không phải mọi hình ảnh Geotag đều lên Top search nhưng Geotag giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ rất nhiều đặc biệt trong SEO Local. Miko Tech vừa chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website 2022 hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng tối ưu thông tin hình ảnh và tăng thứ hạng tìm kiếm nhanh chóng.



source https://mikotech.vn/geotag-la-gi-va-cach-seo-hinh-anh/

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Cách đăng ký website với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết 2022

Hàng loạt doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh online để bắt kịp xu hướng mua sắm trực tuyến đang không ngừng phát triển. Một website uy tín, chất lượng sẽ giúp thương hiệu của bạn trở thành sự ưu tiên của khách hàng. Cùng tham khảo cách đăng ký website với Bộ công thương hướng dẫn chi tiết của Miko Tech để tăng độ uy tín cho website của bạn ngay nhé.

Tại sao cần đăng ký website với Bộ Công Thương?

Tuân thủ quy định pháp luật

Tuân thủ quy định pháp luật
Tuân thủ quy định pháp luật

Theo Điều 35 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tư số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương yêu cầu các website hoạt động trên Internet cần phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương và tuân thủ các quy định liên quan.

Theo đó, việc đăng ký bắt buộc để đảm bảo và ngăn chặn các rủi ro về pháp lý cho website.

Được Nhà nước và pháp luật đảm bảo

Khi website được đăng ký thành công tức là đã hình thành và đang hoạt động một cách hợp pháp. Tất cả thông tin và hoạt động được công khai một cách minh bạch và các quyền lợi website cũng được pháp luật bảo vệ.

Nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu

Các website sẽ được gắn logo đã đăng ký với Bộ Công Thương sau khi đăng ký thành công. Sau đó website sẽ được gắn link đến trang thông tin quản lý về thương mại điện tử của Bộ Công Thương.

Logo thông báo/đăng ký Bộ Công Thương
Logo thông báo/đăng ký Bộ Công Thương

Một website được pháp luật bảo vệ thì quyền lợi khách hàng cũng sẽ được bảo vệ. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín của website, từ đó khách hàng sẽ tin tưởng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tránh các khoản tiền phạt

Tất cả các cá nhân, tổ chức có website được sử dụng với mục đích kinh doanh nhưng không đăng ký website với Bộ Công Thương tức là đang hoạt động trái phép. Theo Nghị định 153/2013/NĐ-CPNghị định 185/2013/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi, các đối tượng này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Các khoản tiền phạt liên quan đến đăng ký website
Các khoản tiền phạt liên quan đến đăng ký website

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ có các mức phạt tương ứng từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trường hợp là các thương nhân hay tổ chức hoạt động như một tổ chức thực hiện các vi phạm này thì tiền phạt sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu các cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động hoặc rút tên miền.

Những trang web nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?

Website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?
Website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?

Theo Điều 35 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, các website thương mại điện tử sau đây cần phải đăng ký với Bộ Công Thương:

1. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Là website cho phép các thương nhân, tổ chức mua bán, trao đổi, tạo gian hàng trực tuyến hoặc đại điện người dùng bán hàng, thu phí dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến không được tính là sàn giao dịch thương mại điện tử.

Ví dụ: Shopee, Tiki, chotot.vn, vatgia.com,…

2. Website khuyến mãi trực tuyến

Là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức xây dựng với mục đích thực hiện các chương trình khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến đối tác và khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.

Ví dụ: muachung.cn, hotdeal.vn,…

3. Website đấu giá trực tuyến

Là website được thiết lập nhằm cung cấp môi trường cho các cá nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu của website có thể tổ chức đấu giá các hàng hóa, dịch vụ của mình trên đó.

Ví dụ: daugia247, Chilindo, sohot,…

Chuẩn bị thủ tục gì khi đăng ký website với Bộ Công Thương?

Thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương
Thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương

Thủ tục đăng ký

  • Giấy phép kinh doanh – đăng ký dịch vụ
  • Bản đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
  • Bản mẫu hợp đồng dịch vụ cung cấp với đối tác khách hàng
  • Quy chế quản lý hoạt động website thương mai điện tử
  • Đề án hoạt động của website
  • Các điều kiện giao dịch áp dụng chung

Thông tin trên website cần bổ sung

  • Chính sách/hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Các chính sách và quy định chung

Bên cạnh đó, bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin tại một vị trí bất kỳ cuối trang gồm có mã số thuế, số điện thoại, tên chủ website, địa chỉ,…

Khi nào cần đăng ký website với Bộ Công Thương? Thời gian đăng ký bao lâu?

Đăng ký website với Bộ Công Thương mất bao lâu?
Đăng ký website với Bộ Công Thương mất bao lâu?

Khi nào cần đăng ký website?

Để đảm bảo tính pháp lý và tránh các khoản xử phạt, các cá nhân tổ chức sở hữu website cần nhanh chóng hoàn thành đăng ký website với Bộ Công Thương trước khi đưa website vào hoạt động.

Đăng ký website mất bao lâu?

Với các website chỉ cần thông báo với Bộ Công Thương có thể thực hiện trực tiếp qua website: http://online.gov.vn/

Khi đăng ký website, các cá nhân tổ chức cần nộp hồ sơ giấy về Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương tại 25 Ngô Quyền, Hoàng Kiếm, Hà Nội.

Tùy vào từng loại website sẽ mất khoảng 1 đến 3 tuần. Trường hợp sai đối tượng, thiếu hồ sơ, thời gian hoàn thành đăng ký sẽ kéo dài cho đến khi đầy đủ thông tin.

Quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương 2022 chi tiết

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản

  1. Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website Bộ Công Thương tại: http://online.gov.vn/
  2. Click vào nút “Đăng ký” để tạo tài khoản.
  3. Lựa chọn hình thức tài khoản theo nhu cầu.
  4. Nhập đầy đủ các thông tin, đặc biệt là các mục có dấu (*) trước khi click vào nút “Gửi đăng ký” hoàn thành bước 1.
Lựa chọn hình thức và điền đầy đủ thông tin
Lựa chọn hình thức và điền đầy đủ thông tin

Thông tin cá nhân/ đơn vị/ tổ chức:

  • Chọn đối tượng đăng ký: Thương nhan (Vì Tổ chức chỉ dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước không có mã số thuế nên không được chọn đối tượng này).
  • Nhập đầy đủ các thông tin: mã số thuế, địa chỉ, điện thoại,…

Thông tin người đại diện pháp luật

Nhập đầy đủ thông tin: ngày sinh, họ tên, địa chỉ,… theo mẫu.

Thông tin tài khoản

  • Tài khoản sẽ được lấy mặc định theo MST của công ty.
  • Nhập email và mật khẩu: điền thông tin email thường sử dụng để nhận thông báo kịp thời từ Bộ Công Thương, đặc biệt trong trường hợp thông tin sai xót có thể nhanh chóng chỉnh sửa và bổ sung.

Bước 2: Xác nhận tài khoản

Sau khi nhấp gửi thành công, trong khoảng 1 tuần Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm duyệt thông tin và phản hồi đăng ký đã thành công hay chưa qua email.

  • Nếu thông tin hồ sơ đầy đủ bạn sẽ được cấp tài khoản để đăng nhập hệ thống và tiến hành bước tiếp theo.
  • Nếu việc đăng ký bị từ chối hoặc chưa đủ thông tin, bạn cần đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin đầy đủ theo yêu cầu.

Trường hợp quá 1 tuần vẫn chưa nhận được email từ Bộ Công Thương có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại: 04.22205512 và đọc MST để kiểm tra việc đăng ký đã thành công hay chưa. Hãy kiểm tra các hộp thư mail thật kỹ càng đẻ trách bỏ qua bất kỳ thông tin nào từ Bộ Công Thương.

Bước 3: Khai báo loại hình dịch vụ thương mại

1. Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập

  • Nhanh chóng truy cập vào website Bộ Công Thương: http://online.gov.vn/
  • Điền đầy đủ thông tin đăng nhập gồm tên đăng nhập và mật khẩu.

2. Lựa chọn hình thức muốn thực hiện

  • Thông báo website” nếu bạn muốn đăng ký website bán hàng với Bộ Công Thương
  • “Đăng ký website” nếu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • “Đăng ký đánh giá tín nhiệm” nếu bạn cung cấp dịch vụ đánh giá tín nhiệm website.

3. Nhập thông tin website đầy đủ

  • Chủ sở hữu website
  • Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
  • Phương thức thanh toán
  • Vận chuyển và giao nhận
  • Giá cả
  • Các yêu cầu giao dịch khác

4. Nhập tên miền cùng tất cả tên miền trỏ về nếu có, tên đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

5. Chọn “File đính kèm” để upload thông tin (Nếu chủ website là doanh nghiệp/ công tin cần scan hoặc chụp hình để upload)

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Chứng minh nhân dân đối với chủ website là cá nhân
  • Quyết định thành lập đối với các cơ quan tổ chức

6. Click “Chọn file” , tiến hành upload các thông tin lên hồ sơ. Sau khi chọn file xong click “Upload file” hoàn thành

7. Cuối cùng, xem xét lại thông tin và click “Gửi hồ sơ” để hoàn thành đăng ký website với Bộ Công Thương.

Bước 4: Bộ Công Thương xét duyệt hồ sơ

Sau khi gửi, hồ sơ sẽ ở trạng thái “chờ duyệt”, Bộ Công Thương sẽ gửi email làm thông báo kết quả trong vòng ba ngày sau đó. Với các trường hợp hồ sơ sai hoặc chưa đầy đủ cần kiểm tra và cung cấp đầy đủ để đảm bảo thời gian đăng ký nhanh nhất.

Sau khi đăng ký thành công bạn sẽ được cung cấp logoliên kết chứng nhận đã đăng ký website với Bộ Công Thương để thêm vào giao diện website.

Logo đăng ký website với Bộ Công Thương
Logo đăng ký website với Bộ Công Thương

Phí đăng ký website với Bộ Công Thương

Việc đăng ký website với Bộ Công Thương hiện nay có giá 0 đồng. Tuy nhiên, việc tự thực hiện thường tốn khá nhiều thời gian khoảng từ 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn vì nhiều hồ sơ cần cung cấp. Miko Tech sẽ hỗ trợ bạn đăng ký website nhanh chóng chỉ trong vòng 2 tuần tại https://mikotech.vn/dang-ky-website-voi-bo-cong-thuong/

Đăng ký website với Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng cũng như tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có. Hy vọng qua bài viết cách đăng ký website với Bộ Công thương hướng dẫn chi tiết 2022 của Miko Tech bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình đăng ký website.



source https://mikotech.vn/cach-dang-ky-website-voi-bo-cong-thuong-chi-tiet/

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết

Description chắc chắn luôn là một trong những yếu tố mà các Marketer mới bước vào nghề sẽ cần phải tìm hiểu. Đặc biệt là đối với những ai đang định hướng sẽ dấn thân vào lĩnh vực SEO. Vì thế, hôm nay Miko Tech sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm Description là gì? và Cách tối SEO description hiệu quả cho website.

description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết
Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website

Description hay Meta Description là gì?

Khái niệm về Thẻ mô tả
Khái niệm về Thẻ mô tả

Khái niệm Description

Đầu tiên, để đi vào phân tích rõ hơn, bạn cần hiểu description nghĩa là gì?

Description là một khái niệm quen thuộc mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã gặp qua. Vậy job description là gì? hay technical description là gì?,… nói khái quát là đoạn mô tả ngắn về một vấn đề bất kì nào đó.

Thẻ mô tả của Miko Tech
Thẻ mô tả của Miko Tech

Trong SEO, thẻ meta description là gì? Thực chất, Description hay Meta Description còn được gọi là thẻ miêu tả. Đây là một thẻ meta rất quan trọng trong quá trình tối ưu website, là một thuộc tính HTML.

Nói một cách khác, Meta Description là một đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của một bài viết, chủ đề hay bất cứ thông tin nào đó trên website của bạn.

Thẻ mô tả Meta Description là đáp án khái quát nhất cho câu hỏi: “Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề bạn muốn đề cập?”.

Thẻ mô tả Meta Description xuất hiện ở đâu

Những công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị phần Meta Description ở phần kết quả tìm kiếm ngay dưới tiêu đề bài viết của bạn khi người dùng Internet tìm kiếm các tù khóa liên quan.

Thẻ mô tả Meta Description còn thường sẽ xuất hiện ở đoạn đầu bài. Mô tả ngắn gọn nội dung toàn bài viết để người đọc dễ nắm bắt và quyết định có chọn xem bài viết của bạn hay không.

Tại sao phải viết thẻ mô tả Meta Description

Giống như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà bạn không thể bỏ qua.

Meta Description không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage
Meta Description không thể thiếu trong quá trình SEO Onpage

Nếu bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là biên tập nội dung lên các website, topic bài viết chắc hẳn bạn đã từng viết thẻ mô tả này.

Chúng thường xuất hiện trên Google khi tìm kiếm và có yếu tố rất quan trọng quyết định liệu người xem có nhấp vào link hay không. Liệu đường link này phù hợp với nội dung mà họ search hay không? 

Một đoạn miêu tả chất lượng, chuẩn cần phải nói đúng, chân thực về nội dung đồng thời mang tính khái quát cao cho nội dung của thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, tạo điều kiện giúp cho google đưa thông tin lên phần tìm kiếm.

Những lưu ý khi viết thẻ mô tả Meta Desription

Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng

Google đã công bố vào tháng 9/2009 là “Meta Description” sẽ không phải là yếu tố được quan tâm đến trong thuật toán xếp hạng của bộ máy Google.

Nguồn: https://developers.google.com/search/docs/beginner/seo-starter-guide?hl=vi

Google chỉ sử dụng thẻ miêu tả để trả lại kết quả cho người dùng khi sử dụng thao tác tìm kiếm nâng cao để mang đến những kết quả phù hợp hơn. 

Độ dài tối ưu đối với công cụ tìm kiếm

Thẻ miêu tả nên được chèn kèm từ khóa chính một cách thông minh và khéo léo. Đồng thời cũng phải là mang tính hấp dẫn để người tìm kiếm bị tò mò hoặc kích thích để click vào bài viết.

Điểm quan trọng nhất là nó phải có độ liên quan đến trang và miêu tả của các trang phải khác nhau cho dù có viết cùng một đề tài.

Thẻ mô tả cần có độ dài phù hợp
Thẻ mô tả cần có độ dài phù hợp

Một thẻ miêu tả tối ưu nhất nên chứa khoảng từ 150-160 ký tự. Thẻ miêu tả có thể có độ dài tùy ý theo người soạn nhưng những công cụ tìm kiếm sẽ thường cắt đi.

Vì thế, tốt nhất nên viết thẻ mô tả trong số từ này để đảm bảo nội dung của bạn không bị ngắt quãng.

Nên sử dụng từ khóa trong phần thẻ miêu tả

Cũng giống như thẻ tiêu đề của bài, việc đặt từ khóa chính bên trong thẻ miêu tả sẽ giúp gia tăng khả năng click của người dùng tìm kiếm đối với nội dung trên website của bạn.

Cần phải chú ý rằng Google và những công cụ tìm kiếm tương tự đều bôi đậm những keyword trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Không nên trùng lặp thẻ miêu tả với các bài viết khác

Tương tự với tiêu đề, điều quan trọng nhất của thẻ miêu tả cho mỗi trang đó là nên có sự sáng tạo nội dung. Một mẹo nhỏ để có thể tránh sự trùng lặp là phải linh hoạt sắp xếp thứ tự hợp lí câu chữ mà vẫn giữ nguyên nội dung chính để có thể tạo ra một thẻ miêu tả chất lượng.

Thẻ mô tả Meta Description không được trùng lập
Thẻ mô tả Meta Description không được trùng lập

Khi viết thẻ miêu tả bắt buộc nội dung của thẻ phải liên quan mật thiết tới nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp cho bài viết được đánh giá cao hơn vì nó có lợi cho trải nghiệm của người tìm kiếm.

Google tự động cắt thẻ Meta description

Hiện nay, công cụ tìm kiếm Google đã vô cùng thông minh. Google có thể đọc cả thẻ meta dạng HTML và XHTML, bất kể trang sử dụng mã nào. Vì vậy, nếu bạn không chủ động viết Meta Description, Google vẫn cho phép hiển thị đoạn mô tả tự động.

Với việc sử dụng ngôn ngữ học NLP đã cho phép Google tự động chọn lọc đoạn Meta Descripton trong bài viết của website với nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của bài viết.

Vai trò của thẻ mô tả Meta Description

Vai trò của thẻ mô tả là gì?
Vai trò của thẻ mô tả là gì?

Đối với SEO thẻ miêu tả bài viết đóng những vai trò chính sau:

  • Thứ nhất: Góp phần giúp Google xác định đề tài bài đăng nhờ các từ khóa chính được thêm trong thẻ mô tả. Qua đó, bài viết của bạn lên top đúng từ khóa.
  • Thứ hai: Tăng tỷ lệ CTR nhấp vào bài đăng. CTR là viết tắt của Click Through Rate còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem nhấp vào một đường link cụ thể xuất hiện trước họ.

Nên nhớ rằng, CTR quyết định trực tiếp đến xếp hạng của các bài viết ở thời điểm hiện tại. Nếu bài đăng hiển thị trên Google, nó nhận được lượt nhấp cao so với số lượt hiển thị, và vượt qua các trang đối thủ khác về chỉ số CTR này, thì hiển nhiên thứ hạng nó có thể sẽ thay đổi và nâng cấp dần.

Bên cạnh đó, thẻ mô tả Meta Description cung cấp cơ hội để quảng cáo thương hiệu và chất lượng của website đến với người dùng.

Một thẻ mô tả tốt và tập trung vào chủ đề chính sẽ thu hút người dùng truy cập vào không chỉ trên trang kết quả tìm kiếm mà còn trong các quảng cáo xã hội hoặc các trang web khác, giúp trang web có nhiều lượt truy cập tìm kiếm hơn nữa.

Thẻ mô tả giúp thu hút người truy cập
Thẻ mô tả giúp thu hút người truy cập

Ngoài ra, tối ưu hóa mô tả meta tốt giúp xây dựng chất lượng nội dung trên trang cho người dùng cũng như tăng tỷ lệ nhấp trên trang kết quả tìm kiếm.

Meta Description là một khía cạnh nhỏ nhưng mạnh mẽ của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – đó là cơ hội để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình khi nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua điều này, bỏ qua cơ hội quan trọng để cải thiện CTR.

Cuối cùng, SEO Description tạo ra trải nghiệm tìm kiếm tích cực nhất cho người tìm kiếm thông tin truy cập.

Bí quyết để viết thẻ mô tả Meta Description chuẩn SEO

Thẻ mô tả Meta Description không bắt buộc viết theo những cấu trúc hay quy tắc nhất định nào cả. Từ ngữ không cần quá tuân theo văn phong chuẩn mực nào đó nhưng cần luôn luôn đảm bảo về sự đầy đủ nội dung sao cho đoạn văn đó phù hợp với yêu cầu của Google. 

Vậy SEO description là gì? Làm sao để viết thẻ mô tả Meta Description chuẩn SEO?

Bạn hãy chú trọng tạo ra sự khác biệt về phần mô tả ở mỗi trang, đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng nội dung của website đó. Thương hiệu của bạn có thể bị loại bỏ ngay nếu không đúng với sự thật.

Viết thẻ mô tả làm sao cho hiệu quả?
Viết thẻ mô tả làm sao cho hiệu quả?

Marketing phải đảm bảo sự thật cũng như tính xác thực và meta description không nên quá “thổi phồng” nội dung.

Để SEO description một cách tối ưu và hiệu quả nhất, bạn phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Độ dài: Đối với Google, thẻ Meta description phải có độ dài <=920 pixel (khoảng 145-165 ký tự). Nếu bạn viết dài hơn, Google sẽ cắt ngắn thẻ mô tả của bạn và thay bằng dấu ba chấm.  
  • Nội dung: chứa từ khóa cần SEO, từ khóa phụ. Nội dung phải thật chính xác, trung thực và ngắn gọn: Tránh viết thẻ description có nội dung không liên quan với bài viết nhằm lôi kéo khách hàng.
Thẻ mô tả chuẩn SEO cần chứa từ khóa chính
Thẻ mô tả chuẩn SEO cần chứa từ khóa chính
  • Từ ngữ: phải hấp dẫn, kích thích sự tò mò, CTA
    • CTA là thuật ngữ viết tắt của Call to Action được hiêu là nút kêu gọi hành động. CTA là một chỉ dẫn để khách hàng tạo một phản ứng ngay lập tức.
    • Các từ ngữ mang tính hấp dẫn, kích thích nhằm kêu gọi người xem hành động, kích vào bài viết để xem. Tuy nhiên, phải đảm bảo tính xác thực“không giật tít”.

Thẻ Meta Description là yếu tố quyết định nhấn vào xem trang của bạn nhưng cũng có thể khiến họ thoát ra ngay lập tức nếu bài viết không đúng với những gì họ cần. Hãy lấy người xem cũng như lấy khách hàng làm trung tâm, phân tích xem họ thực sự cần gì để tạo ra thẻ mô tả hoàn hảo, chất lượng nhất.

Thẻ mô tả là yếu tố quan trọng của Website
Thẻ mô tả là yếu tố quan trọng của Website

Cuối cùng, bạn cần hiểu rằng thẻ mô tả luôn luôn là yếu tố quan trọng của mỗi trang. Tuy nhiên, thẻ meta description sẽ không ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng tìm kiếm của Google nhưng thẻ mô tả Meta Description là bắt buộc phải có trong mọi bài viết vì nó là yếu tố OnPage quan trọng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp các nội dung mà Miko Tech chia sẻ với bạn về Description là gì và Cách tối ưu SEO description. Ngoài ra, với những thông tin thêm về vai trò và những lưu ý khi viết SEO description, Miko Tech hi vọng bạn đã có được cái nhìn toàn diện hơn về thẻ mô tả Meta Description.



source https://mikotech.vn/description-la-gi-va-toi-uu-descripsion/

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức

Bạn đang hoạt động website cho doanh nghiệp nhưng không biết Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Hay SSL hoạt động ra sao? Có những loại chứng chỉ SSL nào? Đừng lo lắng! Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được Miko Tech giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức
Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL Certificate

Khái niệm chứng chỉ SSL

Nếu bạn đang hoạt động website bán hàng nhưng vẫn chưa biết giao thức SSL là gì thì bạn đã mắc phải một thiếu sót lớn. Về cơ bản, khái niệm SSL và TLS là gì có sự trùng lặp do SSL là tiền thân trước khi TLS ra đời.

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer (sau này được gọi là TLS – Transport Layer Security) được hiểu là một giao thức giúp truyền đạt thông tin bảo mật một cách an toàn qua mạng internet. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt.

SSL là gì?
SSL là gì?

Chứng thư số SSL hay SSL certificate là gì? Trên thực tế, đây chỉ là tên gọi khác của chứng chỉ SSL. Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL này được sử dụng bởi hàng triệu công ty trực tuyến và cá nhân để bảo đảm việc mua bán bằng thẻ, chuyển dữ liệu và đăng nhập.

Gần đây, chứng chỉ SSL đã trở thành tiêu chuẩn khi bảo đảm việc duyệt các trang truyền thông xã hội.

Chứng chỉ bảo mật SSL hoạt động như thế nào?

Một trong những điều đầu tiên cần biết để sở hữu một chứng chỉ SSL và đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của chứng chỉ bảo mật SSL thì bạn cần làm quen với thuật ngữ CSR SSL là gì?

CSR SSL là gì?
CSR SSL là gì?

Certificate Signing Request (CSR) là được coi bước đầu tiên trong vòng đời của chứng chỉ SSL.

CSR là một tệp chứa thông tin về Tổ chức phát hành chứng chỉ cần có để tạo chứng chỉ SSL cho bạn. Sau khi có được mã yêu cầu xác thực CSR SSL này bạn đã cơ bản sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình.

Sau khi đã sở hữu chứng chỉ SSL cho trang web của mình, bạn có thể tìm hiểu qua nguyên lý hoạt động của chứng chỉ SSL này là gì?

Chứng chỉ bảo mật của trang web SSL đảm bảo tất cả dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL cho phép tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt mang tính riêng tư, tách rời.

Khi trình duyệt cố gắng truy cập một website được bảo mật bởi chứng chỉ SSL, cả trình duyệt và máy chủ web tạo lập một kết nối SSL bằng phương pháp gọi là “SSL Handshake”.

SSL hoạt động như thế nào?
SSL hoạt động như thế nào?

Quá trình kết nối SSL là gì? Kết nối SSL được hiểu là quá trình mã hoá và giải mã với khóa công khai và riêng tư cần nhiều sức mạnh xử lí hơn, chúng chỉ được sử dụng thông qua SSL Handshake

SSL HandShake bao gồm một loạt các bước mà cả hai bên gồm máy khách và máy chủ, xác nhận lẫn nhau và bắt đầu giao tiếp thông qua đường hầm SSL an toàn. 

Sau khi kết nối an toàn được thiết lập, khóa theo phiên được sử dụng để mã hóa tất cả dữ liệu được truyền.

Các thuật ngữ liên quan

Sau khi hiểu được khái niệm và nguyên lý hoạt động của SSL, bạn cần nắm thêm một số thuật ngữ liên quan khi bắt đầu tìm hiểu về các chứng chỉ SSL.

OpenSSL là gì?

Open SSL là một thư viện phần mềm cho các ứng dụng bảo mật truyền thông qua mạng máy tính chống nghe trộm hoặc cần phải xác định phe truyền thông ở bên đầu kia. Nó được sử dụng rộng rãi trong các máy chủ web internet, phục vụ phần lớn tất cả các trang web.

Open SSL
Open SSL

OpenSSL bao gồm phần mềm nguồn mở cho việc triển khai các giao thức mạng và mã hóa khác nhau như SSL và TLS. Thư viện gốc được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, có sẵn những phần mềm cho phép sử dụng thư viện OpenSSL trong nhiều ngôn ngữ, cung cấp các chức năng mật mã tổng quát để mã hóa và giải mã.

OpenSSL cũng được sử dụng từ dòng lệnh để yêu cầu, tạo và quản lý các chứng thực số.

SSL VPN là gì?

SSL VPN là một chứng chỉ SSL còn được gọi là giải pháp “clientless” chỉ một dòng sản phẩm VPN mới và phát triển nhanh chóng dựa trên giao thức SSL. Cũng cần nói rõ là bản thân giao thức SSL không mới nhưng tích hợp giao thức SSL với công nghệ VPN lại là một mô hình mới.

VPN SSL
VPN SSL

Sử dụng SSL VPN để kết nối giữa người dùng từ xa vào tài nguyên mạng công ty. Thay vì cho phép khách hàng truy xuất vào toàn bộ mạng hoặc một mạng con (subnet) như với IPsec, VPN SSL hạn chế các VPN Clients chỉ cho phép họ truy xuất tới một số ứng dụng cụ thể.

Các thuật ngữ liên quan khác về SSL

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ khác cần biết như:

  • CA: Certificate Authority – Nhà cung cấp chứng thực số
  • DV: Domain Validation – Chứng chỉ xác thực tên miền
  • OV: Organization Validation – Chứng chỉ xác thực tổ chức
  • EV: Extended Validation – Chứng chỉ xác thực mở rộng

Lỗi SSL là gì?

Thỉnh thoảng, khi truy cập Internet bằng Chrome hoặc Firefox, bạn phát hiện trình duyệt báo lỗi SSL không kết nối được Internet. Vậy lỗi SSL là lỗi gì? Hay lỗi kết nối SSL là gì và chúng có liên quan đến nhau hay không?

Lỗi SSL này xảy ra khi mà bạn kết nối với một trang web đã được kích hoạt SSL và trình duyệt của bạn khi đó không thể tạo kết nối an toàn với máy chủ của trang web.

Lỗi SSL thường gặp
Lỗi SSL thường gặp

Một số lỗi SSL thường gặp

Các lỗi chứng chỉ bảo mật Google Chrome hay gặp như:

  • This connection is Untrusted: Kết nối này không đáng tin
  • SSL Connection Error và SSL Protocol Error: Lỗi kết nối SSL và lỗi giao thức SSL
  • Your connection is not private: Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư
  • Your connection is not secure: Kết nối của bạn không an toàn
  • The server’s certificate security is not yet valid: Bảo mật chứng chỉ của máy chủ chưa hợp lệ
  • The sites security certificate is not trusted: Chứng chỉ an toàn của trang web không đáng tin cậy
  • Server’s certificate is not trusted: Chứng chỉ của máy chủ không đáng tin cậy
  • This is probably not the site you are looking for: Đây có thể không phải là trang web bạn đang tìm kiếm

Phân loại các chứng chỉ SSL

Các loại chứng chỉ bảo mật của trang web SSL được phân loại dựa trên: mức độ xác thực, số lượng tên miền.

Các loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực

Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực
Các chứng chỉ SSL dựa theo tính xác thực

Domain Validation

Đối với loại chứng chỉ SSL DV (Domain Validation) bạn cần phải xác nhận quyền sở hữu tên miền đó là của mình, cách xác nhận được thực hiện bằng email hoặc qua hồ sơ DNS.

Domain Validation là loại chứng nhận SSL được cấp khá nhanh chỉ trong vài phút hoặc 1 vài giờ. Và nó thích hợp với các cá nhân không thuộc tổ chức và không quan tâm mấy đến vấn đề bảo mật.
Domain Validation là loại chứng chỉ SSL rẻ nhất và thích hợp với các trang blog cá nhân.

Organization Validation

Organization Validation cũng là một loại chứng chỉ SSL dựa trên mức độ xác thực.

Organization Validation SSL sẽ được cấp trong vòng 2 đến 3 ngày làm việc. OV SSL thích hợp cho các cổng thông tin thương mại điện tử.

Sự khác biệt lớn nhất giữa DV và OV là việc xác thực công ty được thực hiện bởi các nhà cung cấp chứng chỉ. SSL OV không lớn như EV nhưng có khả năng tốt hơn DV.

Extended Validation

Extended Validation là loại chứng chỉ được đánh giá cao cho các trang web với hoạt động giao dịch trực tuyến.

Chứng chỉ EV SSL
Chứng chỉ EV SSL

Khác với 2 chứng chỉ trên (OV và DV), thì chứng chỉ SSL EV (Extended Validation) đòi hỏi một quy trình xác thực nghiêm ngặt. Và mất khoảng 7-10 ngày để kích hoạt.

Extended Validation là loại chứng chỉ SSL hiển thị các tổ chức mà chứng chỉ được cấp cho trong trình duyệt. Thích hợp với các trang ngân hàng, tài chính và thương mại điện tử

Chứng chỉ EV sẽ cung cấp trên thanh địa chỉ HTTPS màu xanh lá cây khá uy tín.

Các chứng chỉ SSL dựa trên số lượng tên miền

 Wildcard SSL và Multi-domain SSL
Wildcard SSL và Multi-domain SSL

Chứng chỉ Wildcard SSL là gì?

Wildcard SSL là một chứng chỉ SSL có thể dùng cho tên miền chính và các tên miền phụ.

Đối với chứng chỉ này sẽ không giới hạn các sub-domain( các tên miền phụ) nhưng chỉ dùng cho một tên miền duy nhất.

Chứng Chỉ SSL Multi-domain

Một chứng Chỉ SSL Multi-domain hỗ trợ tất cả các loại tên miền và subdomain khác nhau.

SSL Multi domain được đề xuất cho những người có nhiều tên miền và subdomain.

Cách lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp

Hiện nay có rất nhiều CA (Nhà cung cấp chứng thực số) cung cấp với nhiều loại chứng chỉ khác nhau. Có nên sử dụng các loại chứng chỉ SSL miễn phí hay không? Việc lựa chọn chứng chỉ SSL này cần phải phù hợp với từng yêu cầu riêng của từng website khác nhau.

Hiện nay, chứng chỉ bảo mật SSL là bắt buộc phải có đối với website vì một số công cụ đã bắt đầu chặn các trang web không có chứng chỉ bảo mật SSl.

Vì thế, bạn cần cân nhắc lựa chọn chứng chỉ SSL phù hợp nhất cho trang web của mình bằng việc trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Website của bạn phục vụ mục đích doanh nghiệp hay cá nhân?

Nếu website của bạn chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ. Bạn có thể tham khảo sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ có thể kể đến như Sectigo PositiveSSL DV. Vậy ưu điểm của chứng chỉ Sectigo Positive SSL là gì?

Positive SSL là một chứng chỉ SSL có giá trị miền rất hợp lý, chi phí thấp đi kèm với con dấu của trang Comodo, bảo hành $ 10.000 và giấy phép máy chủ không giới hạn, tất cả đều khá chuẩn.

Lưu ý: Với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.

Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL
Website thương mại điện tử không thể thiếu SSL

Nếu bạn có một website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV).

Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhân của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.

2. Bạn đang sử dụng loại Web Hosting nào?

Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?
Web Hosting bạn đang sử dụng là gì?

Tât nhiên, phần lớn chứng chỉ bảo mật SSL sẽ làm việc trên các web hosting, vps hay máy chủ, song có một số yếu tố riêng (như các nền tảng khác nhau) cần bạn lưu ý:

  • Máy chủ sử dụng Microsoft Exchange thông thường sẽ yêu cầu cài đặt Multiple Domain (UCC) SSL để hỗ trợ nhiều tên miền trên hệ thống.
  • Phần lớn các SSL dạng Standart hoặc Premium sẽ chỉ nên chạy với Web Hosting thông thường.
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng
Số lượng Domain và Sub-domain bạn đang sử dụng

Nếu bạn ở cấp độ VPS/Server, hãy lưu ý sử dụng chứng chỉ bảo mật Web Server như Thawte Web Server SAN SSL hay Comodo Multi-Domain SSL Certificate (MDC) để cài đặt 1 SSL chung cho tất cả tên miền sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn.

3. Bao nhiêu tên miền hay sub-domain bạn muốn sử dụng?

Bạn hãy tính toán số lượng tên miền riêng lẻ hay sub-domain sẽ sử dụng trong hiện tại và tương lai, vì điều ấy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Về cơ bản thì hiện có 2 loại chứng chỉ bảo mật SSL để bạn đặt mua:

  • Các chứng chỉ bảo mật dạng Wildcard hỗ trợ thêm không giới hạn sub-domain (tên miền dạng shop.domain.com).
  • Các chứng chỉ bảo mật dạng UCC có thể hỗ trợ cả sub-domain, tên miền khác (dạng shop.com và bất kỳ tên miền khác trên cùng máy chủ).

Tuy nhiên, từ tên miền thứ 2 trở đi, UCC SSL vẫn hiển thị thông tin SSL của tên miền đầu tiên được đăng ký, bởi vậy bạn chỉ có thể sử dụng SSL loại này cho các website cùng một chủ đề hay cùng một lĩnh vực kinh doanh mà thôi.

Lợi ích của chứng chỉ SSL

Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết được tầm quan trọng của chứng chỉ bảo mật SSL. Thậm chí, một số website vẫn chưa hiểu chứng chỉ SSL dùng để làm gì?

Đây sẽ là một thiếu sót lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Thậm chí có thể gây mất mát, tổn thất dữ liệu, tiền bạc của bạn và cả khách hàng. Sau đây là một số lợi ích của chứng chỉ SSL mà Miko Tech gợi ý cho bạn:

1. Hạn chế bị hacker tấn công

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ngoài việc ra đời của rất nhiều các trang web kinh doanh, buôn bán mang đến tiện lợi cho mọi người.

Không thể không để đến các website lừa đảo, giả mạo uy tín để tranh thủ chuộc lợi bất chính. Với mức độ tinh vi ngày càng cao, bạn chắc chắn không thể nào phân biệt được chúng bằng những kỹ thuật trực quan bình thường.

SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công
SSl giúp website của bạn hạn chế việc bị hacker tấn công

Lúc này, chứng chỉ SSL trên website trở thành kim chỉ nam cho khách hàng nhận biết được sự giả mạo. Cũng vì thế mà giúp họ tránh trở thành “con mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo.

Ngoài ra, chứng chỉ SSL còn giúp bảo vệ website của doanh nghiệp khỏi bởi việc nghe trộm của các hacker hay các cuộc tấn công man-in-the-middle.

Man-in-the-middle là một thuật ngữ chung để chỉ những cuộc tấn công mà hacker sẽ đứng ở giữa người dùng và ứng dụng trong quá trình giao tiếp, nhằm nghe trộm hoặc mạo danh một trong các bên

2. Cải thiện xếp hạng website và nâng cao giá trị thương hiệu.

Cho đến thời điểm hiện tại, Google đã chính thức cập nhật thuật toán thêm giao thức HTTPs trở thành một trong nhiều tiêu chí để đánh giá xếp hạng website. Vậy thì lợi ích đối với thương hiệu của chứng thực SSL là gì?

Nếu website của bạn phải được cài đặt chứng chỉ SSL. Khi đó, website của bạn sẽ thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm so với các trang không được cài đặt chứng chỉ SSL.

SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn
SSL giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm hơn

Không những thế, giá trị thương hiệu của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt của khách hàng cũng như đối tác kinh doanh. Thay vì phải lo lắng hay đắn đo cho mức độ tin cậy an toàn.

Giờ đây, đối tác hay khách hàng sẽ tự tin hơn và hợp tác hiệu quả hơn với doanh nghiệp của bạn.

3. Chứng nhận cho sự an toàn của các website kinh doanh trực tuyến.

Hiện nay, nhận thức người dùng ngày một cao. Là một người tiêu dùng thông minh, họ chắc chắn sẽ hiểu được vai trò đối với website của chứng nhận ssl là gì? Khách hàng sẽ chẳng bao giờ học cung cấp mật mã thẻ tín dụng ngân hàng hay số điện thoại trên một website không đảm bảo độ bảo mật.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu bảo mật của khách hàng bằng cách sở hữu chứng chỉ SSL cho website của mình.

Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL
Website thu hút lượng trafific cao hơn nhờ chứng chỉ SSL

Thậm chí, yêu cầu cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL gần như trở thành một tiêu chuẩn an ninh bắt buộc đối với các trang kinh doanh trực tuyến. Bản thân khách hàng khi giao dịch với một web có giao thức bảo mật https cũng khiến họ vững tin và an tâm hơn khi mua sắm.

4. Xây dựng uy tín doanh nghiệp với nhiều cấp độ chứng thực khác nhau

Một trong những câu trả lời được nói nhiều nhất cho câu hỏi lợi ích của chứng chỉ số SSL là gì chắc chắn là xây dựng sự uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng thời đại công nghệ cũng ngày càng có ý thức hơn về an toàn và bảo mật khi giao dịch trực tuyến.

Theo đó, doanh nghiệp cũng phải đổi mới hơn tư duy trong lĩnh vực này để bám kịp xu thế khách hàng hướng đến làm tăng yếu tố niềm tin giữa khách hàng và doanh nghiệp.

SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp
SSL xây dựng uy tín cho website của doanh nghiệp

Chứng chỉ SSL cũng rất linh động và đa dạng cho nhu cầu sử dụng. Một CA thường cung cấp các gói bảo mật theo mức độ từ thấp đến cao như chứng thực tên miền (DV), chứng thực doanh nghiệp (OV) và chứng thực mở rộng (EV).

Tuỳ thuộc vào yêu cầu cũng như tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bạn để chọn một cấp độ chứng thực phù hợp. Điều này vừa giúp bảo đảm chi phí vừa nâng cao giá trị doanh nghiệp.

3 cách kiểm tra chứng chỉ SSL đơn giản

Mọi trình duyệt web đều tương thích với SSL, điều này làm cho lưu lượng SSL rất phổ biến. Việc phải xử lý quá nhiều thông tin từ các chứng chỉ SSL sẽ khiến tốc độ loading bị chậm đi. Đó là lúc bạn cần offloading SSL.

Vậy lợi ích của SSL Offload là gì? Offload SSL vừa giúp website của bạn kết thúc SSL vừa là cầu nối SSL hiệu quả. Việc Offload này giúp giảm bớt các tác vụ không cần thiết từ các chứng chỉ SSL đang sử dụng để tiết kiệm tài nguyên trên máy chủ (server).

Để có thể Offloading SSL một cách hiệu quả bạn còn cần phải biết cách để kiểm tra chứng chỉ SSL hiện có của mình thông qua những công cụ đơn giản sau:

GoDaddy

GoDaddy
GoDaddy

Cách kiểm tra chứng chỉ SSl với GoDaddy:

  • Truy cập vào trang web chính của GoDaddy
  • Nhập tên trang cần kiểm tra và chờ kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3xx377W

Digicert

Digicert SSL
Digicert SSL

Cách kiểm tra chứng chỉ SSL với Digicert:

  • Bạn cần nhập vào tên miền:port. Ví dụ: smtp.domain.com.vn:25
  • Kết quả cần trả về thông tin chi tiết của chứng chỉ số SSL và các Intermediate CA

Kiểm tra ngay tại: http://www.digicert.com/help/

Website Planet

Website Planet
Website Planet

Cách kiểm tra chứng chỉ với Website Planet:

  • Truy cập Website Planet
  • Nhập URL website cần kiểm tra chứng chỉ SSL
  • Chờ và nhận kết quả

Kiểm tra ngay tại: https://ift.tt/3I2eV6V

Ví dụ:

Bạn có thể kiểm tra chứng chỉ SSL của mikotech.vn bằng cách nhập URL vào ô tìm kiếm. Kết quả bạn nhận được sẽ hiển thị như sau:

Kết quả nhận được
Kết quả nhận được
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech
Kiểm tra chứng chỉ SSL của Miko Tech

Xêm thêm: SSL trên Iphone là gì? Hướng dẫn bật chứng chỉ SSL cho email trên Iphone

Thực tế, chứng chỉ SSL được sử dụng trên rất nhiều lĩnh vực khác ngoài website. Có thể kể đến trong đó là việc cài đặt SSL trên iPhone (IOS) để đảm bảo mọi thông tin mà bạn gửi và nhận từ email iPhone của bạn được mã hóa.

SSL trên Iphone là chứng chỉ bảo mật trang của trang web được sử dụng với mục đích là đảm bảo thông tin của bạn trên Iphone được bảo mặt tuyệt đối, không bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi bất kỳ thực thể trái phép nào.

Hướng dẫn bật SSL cho email đến

  1. Trước tiên, đi tới Cài đặt
  2. Nhấn vào Tài khoản & mật khẩu (nhấn vào Thư, Danh sách liên hệ, Lịch trong phiên bản iOS cũ hơn).
Bước 2
Bước 2
  1. Bây giờ hãy nhấn vào tài khoản mà bạn muốn bảo mật bằng SSL.
  2. Nhấn vào ID email của bạn.
Bước 4
Bước 4
  1. Nhấn vào  Nâng cao.
Bước 5
Bước 5
  1. Trượt xuống màn hình và bật SSL. Thay đổi cổng thành 993 cho IMAP và 995 cho POP.
Bước 6
Bước 6

Cảm ơn bạn đã vừa đọc qua những thông tin mà Miko Tech chia sẻ về chứng chỉ bảo mặt SSL là gì? SSL certificate? Và những kiến thức liên quan đến phân loại chứng chỉ SSL thông dụng cùng cách lựa chọn chứng chỉ SSL sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Vui lòng để lại bình luận bên dưới nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc.



source https://mikotech.vn/chung-chi-ssl-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...