Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Cách Submit website lên Google | Hướng dẫn chi tiết cho người mới

Bài viết của bạn có rất nhiều kiến mới mẻ, hữu ích và chuẩn SEO nhưng nếu nó không được Google Index sẽ chẳng có bao nhiêu người thấy được những thông tin ấy. Cách giải quyết tối ưu nhất cho vấn đề này chính là submit website lên Google. Vậy cách submit website lên Google như thế nào? Miko Tech sẽ hướng dẫn cách submit chi tiết đặc biệt nếu bạn là người mới trong mảng này thì tuyệt đối đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Submit website lên Google là gì?

Submit là thuật ngữ vô cùng quen thuộc với cá SEOer. Submit có nghĩa tiếng Việt là báo cáo hay khai báo. Submit website/URL lên Google có nghĩa là khai báo đường link với Google.

Submit website lên Google là gì?
Submit website lên Google là gì?

Mục đích của việc khai báo này là để Google index hay còn gọi là lập chỉ mục. Tức là con bọ Google sẽ tìm đến, đọc hiểu nội dung bài viết trên trang web, thu thập dữ liệu và hiển thị chúng trên trang kết quả tìm kiếm.

Tại sao cần submit website lên Google?

Tiếp cận người dùng nhanh chóng

Thực tế, ngay cả khi bạn không Submit website lên Google thì Google vẫn có thể nhìn thấy website của bạn. Tuy nhiên điều này sẽ mất rất nhiều thời gian. Như vậy, tỷ lệ người dùng tìm thấy thông tin và chuyển đổi sẽ rất thấp.

Ngăn chặn đối thủ copy

Nhân lúc website của bạn chưa gửi url lên Google, đối thủ hoặc các website làm cùng chủ đề với bạn sẽ đánh cắp bài viết hay ý tưởng của bạn và submit lên Google. Lúc này, Google sẽ xác nhận đó là bài của họ còn bài viết và website của bạn sẽ bị xem là bản sao chép.

Khi khai báo website lên Google thành công, bạn sẽ được cấp bản quyền cho website chứa bài viết đó. Như vậy, ngay khi đổi thủ sao chép y nguyên nội dung của bạn, Google sẽ phát hiện ra và báo cáo ngay.

Cải thiện hiệu quả website

Khi bạn thay đổi hoặc cập nhật một trang bất kỳ và muốn thông báo, các công cụ tìm kiếm sẽ tốn thời gian để thu thập lại toàn bộ web. Do đó, khi người dùng tìm kiém, website của bạn sẽ không kịp thời được hiển thị đến họ.

Google sẽ thường xuyên thông báo tình trạng website thông qua công cụ quản trị trang. Bất kỳ vấn đề hay sai sót nào xuất hiện trên website của mình, bạn sẽ kịp thời nắm bắt và xử lý nhanh chóng.

Khi nào nên submit website?

Thông thường, bạn chỉ submit url lên Google khi bạn mới bắt đầu launch website lần đầu tiên vì Google không biết đến sự tồn tại của website, hoặc khi bạn chuyển toàn bộ website của mình và redirect sang một tên miền mới.

Nếu bạn đang quản lý một trang web đã tồn tại bạn không cần phải submit toàn bộ website vìnó đã được lập chỉ mục. Tuy nhiên, với các website sau khi fix các lỗi sau đầy thì bạn cần submit lại website cho Google:

  • Vô tình thêm thẻ rel=”noindex” trên trang và làm trang đó bị loại khỏi danh sách được index bài viết
  • Lỗi 404 xuất hiện trong Search Console và cần edit chỉnh sửa lại

Mất bao lâu để Google submit xong?

Hàng ngày có hàng loạt bài viết ra đời và gửi url lên Google, vì thế việc xét duyệt và lập chỉ mục cũng đòi hỏi những tiêu chí riêng nên các bot Google cần thêm thời gian để so sánh, đối chiếu giữa các bài viết và website khác.

Không có thời gian submit thành công nhất định có bất kỳ website nào, thời gian và tốc độ của submit URL Google còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc, mã nguồn của website, chất lượng link liên kết, lưu lượng người truy cập,… 

Theo như nghiên cứu về submit url on Google của HubSpot, nếu bạn không gửi URL mới cho Google thông qua Sitemap thì Google phải mất trung bình 1375 phút để thu thập dữ liệu trang (tương đương 23 tiếng). Tuy nhiên, khi Update Sitemap tới Google Search Console thì kết quả nhanh chóng hơn chỉ trong vòng 14 phút. 

Bạn hoàn toàn có thể chủ động thông báo url với Google bằng cách thủ công để tiết kiệm thời gian hơn. 

Cách submit website nhanh chóng lên Google

Submit url Google Search Console

Trước tiên để submit url bạn cần khai báo website trong Google Search Console trước thông qua ba bước sau:

  • Bước 2: Nhập Domain để đăng ký trong GSC
Khai báo website trên Google Search Console
Khai báo website trên Google Search Console
  • Bước 3: Kết nối Search Console và Website bằng cách sao chép đoạn mã TXT vào DNS Configuration hoặc Header
Kết nối Search Console và Website
Kết nối Search Console và Website

Khai báo thành công, giờ đây bạn có thể dễ dàng submit website nhanh chóng qua một trong hai cách sau đây.

Cách 1: Submit toàn bộ Website bằng Sitemap.XML

Sau khi truy cập vào tab Sitemap của Google Search Console, bạn sẽ thấy hộp thêm sơ đồ trang web mới (Add a new sitemap). Nhập phần mở rộng của sơ đồ trang XML của trang Web và nhấp gửi.

Nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML
Nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML

Sau đó bạn sẽ được trả về danh sách các Sitemap đã gửi và số lượng URL được tìm thấy như ảnh:

Các Site đã gửi và URL được tìm thấy
Các Site đã gửi và URL được tìm thấy

Với cách này, Google sẽ index toàn bộ URL trên website, tuy nhiên sẽ phải mất khoảng 2 đến 3 tuần việc index mới hoàn thành.

Nếu bạn đang sử dụng một nền tảng như WordPress kết hợp với một Plugin SEO. Thì Sitemap sẽ tự động Update và Ping Google khi bạn xuất bản một trang hoặc bài đăng mới.

Nếu không sử dụng WordPress hoặc một CMS khác mà Sitemap tự động Ping Google khi được Update. Bạn có thể sử dụng chức năng “ping” để yêu cầu điều này xảy ra. Bạn có thể gửi yêu cầu HTTP GET qua: https://ift.tt/3cQT7um

Lưu ý:

  • Nếu như website bạn đã từng Submit Sitemap XML rồi, hiện tại bạn chỉ muốn Submit các URL mới thì có thể Submit phiên bản cập nhật của Sitemap
  • Khi bạn gửi một Sitemap được Updated tới Search Console và bao gồm các URL mới, Google sẽ hiểu là bạn đang thông báo cho Google rằng đã có sự thay đổi và các trang này sẽ được Crawl
  • Sitemap XML phải được tham chiếu trong tệp robots.txt của website

Cách 2: Submit URL hàng loạt

Bạn có thể sử dụng Blogger để Submit hàng loạt URL qua 3 bước sau:

  • Tạo 1 tài khoản đăng nhập Blogger
  • Kết nối Blog với Google Search Console
  • Viết bài Post và chèn Link vào bài

Cách 3: Submit từng URL

Trên cùng, bạn dán URL mình cần Index vào rồi nhấn Enter là hoàn tất.

Yêu cầu lập chỉ mục từng URL
Yêu cầu lập chỉ mục từng URL

Chờ một chút xíu, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị Yêu cầu lập chỉ mục, lúc này bạn nhấp chuột vào Yêu cầu lập chỉ mục. Sau khi bạn thực hiện các bước này, Google sẽ thêm URL đã gửi vào hàng đợi thu thập thông tin của nó.

Cách Submit Website lên Google dễ dàng với Bot/ Spider

Google sử dụng các con bot/spider/crawler để quét dữ liệu trên internet. Có một điều đặc biệt là khi thấy một link dofollow thì bot lại nhân 2 và đi tiếp vào liên kết đó.

Những trang website này đều là những trang có traffic nhiều, có nhiều bot đang cào dữ liệu trên đó vậy nên thường một link mới index chỉ trong vài giờ.

Cách submit website nhanh chóng với Google News

Chính vì thế, đây là cách đưa trang web lên Google miễn phí rất tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng. Bằng cách đặt URL trên một website có tốc độ index nhanh như: social bookmarking, forum, hoặc một website vệ tinh của bạn,… để bot có thể đi qua link của bạn.

  • Bước 1: Bạn truy cập vào Publisher Center
  • Bước 2: Chọn mục Add publication/Thêm ấn bản
Thêm ấn bản trong Google News
Thêm ấn bản trong Google News

Bước 3: Điền đầy đủ, chính xác các thông tin mà Google yêu cầu.

 Điền đầy đủ các thông tin
 Điền đầy đủ các thông tin

Bước 4: Chọn Publish/Thêm ấn bản và chờ Google xét duyệt là hoàn tất.

Dùng tool khác để submit URL đến Google

Nếu bạn không nắm trong tay quyền quản trị website thì phương pháp này sẽ vô cùng hiệu quả với bạn. Một số Tool Index mà bạn có thể tham khảo sử dụng:

Các công cụ này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức vì chỉ với một cú click, bạn đã có thể Submit 1 lần hàng nghìn cái URL khác nhau.

Tuy nhiên các công cụ này không phải lúc nào cũng tốt vì nâng cấp hay một số lỗi trục trặc từ nhà cung cấp. Hơn nữa hầu hết các công cụ đều đòi hỏi bạn phải trả phí để sử dụng. Nếu bạn là một newbie có lẽ các công cụ này là chưa cần thiết.

Cách kiểm tra đã submit website lên Google hay chưa?

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra Submit Website lên Google đã thành công hay chưa qua hai cách đơn sau:

  • Cách 1: Bạn kiểm tra kết quả bằng cú pháp Site:URL Website hoặc URL của bài viết.
Kiểm tra submit Google thành công hay không bằng cú pháp
Kiểm tra submit Google thành công hay không bằng cú pháp
  • Cách 2: Bạn Copy trực tiếp đường Link được Index và dán vào tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của Google để kiểm tra nhanh chóng. Nếu kết quả tìm kiếm có trả về đường Link đó thì có nghĩa là bạn dã Submit thành công. 
Kiểm tra đã submit website lên Google hay chưa trực tiếp trên thanh tìm kiếm Google
Kiểm tra đã submit website lên Google hay chưa trực tiếp trên thanh tìm kiếm Google

Trường hợp đã thử cả 2 cách nhưng vẫn không tìm thấy URL của bài viết, hãy submit lại đường dẫn đó, chờ trong vài ngày và sau đó kiểm tra lại nhé!

Làm sao để Google Index nhanh?

Có một số kỹ thuật được các SEOer sử dụng để giúp Google index nhanh hơn:

  • Sử dụng redirect 301: Đây là kĩ thuật thay vì bạn submit URL chính, thì bạn cũng có thể submit URL sẽ redirect tới URL chính. Đây cũng là kĩ thuật đơn giản mà bạn có thể sử dụng.
  • Tạo hubpage: Một trang hubpage có nhiều liên kết dofollow tới các trang con. Khi trang này được index, được bot gửi tới. Điều này có nghĩa bot đi đi tiếp qua các URL có trên trang hubpage và index hàng loạt các trang con.
  • Sử dụng IFTTT tạo nội dung syndication: Đây là kỹ thuật động bộ nội dung lên nhiều các social. Để đăng nội dung ngay lên các website khác, từ đó giúp bạn kéo bot từ social tới website nhanh hơn.
  • Tăng tốc độ thu thập dữ liệu: Tăng số lượng bot ghé thăm website cũng đồng nghĩa với tăng tốc độ thu thập dữ liệu.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm 15 Cách Google index để cải thiện thời gian lập chỉ mục của Google và dễ dàng tiếp cận người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Những câu hỏi thường gặp khi submit website lên Google

1. Khi submit sitemap hiện thông báo “Không thể tìm nạp”

Trường hợp này thường gặp do sự cố của website. Hoặc do hiện bên đơn vị cung cấp host đã chặn tính năng này. Bạn hãy submit vài lần, nếu không được hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting để xử lý.

Lỗi không thể tìm nạp
Lỗi không thể tìm nạp

Ngoài ra một số cách cấu hình file htaccess cũng gây ra lỗi này. Bạn nên kiểm tra lại file htaccess nữa.

2. Submit nhiều lần lên Google Search Console nhưng vẫn không được index?

Khi submit lên GSC tức URL đó đang ở trong hàng chờ, thông báo này xuất hiện có thể vì chưa đến URL của bạn nên website của bạn chưa được index.

Hoặc do website của bạn có các yếu tố khiến website không được index như: tốc độ load chậm, thẻ noindex, chặn bot,… Vì thế hãy xem xét và điều chỉnh các yêu tố này hiệu quả để được Google index nhanh chóng.

3. Trong trang quản trị Google search console thông báo URL đã được nạp nhưng kiểm tra bằng site:url không có kết quả?

Đây là trình trạng rất thường diễn ra. Cú pháp site:url đôi khi vẫn bị lỗi tùy thuộc vào IP hoặc thứ gì đó, vì thế bạn chỉ cần nhấp tìm nạp lần nữa là có thể khắc phục.

4. Website index chậm, submit website cả tuần vẫn không index?

Hãy đảm bảo website bạn không vướng phải ba vấn đề sau đây để Google index nhanh nhất:

  • Website của bạn không được update thường xuyên, không có traffic
  • Website truy cập quá chậm
  • URL đó nằm ở quá sâu mà bot không thể tìm tới

Submit website trên Google đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp website tiếp cận người dùng nhanh chóng cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi. Các cách submit website lên Google, kiểm tra cũng như những câu hỏi thường gặp khi submit từ bài viết này của Miko Tech sẽ giúp website của bạn được submit nhanh chóng và dễ dàng.



source https://mikotech.vn/cach-submit-website-len-google/

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO website WordPress

Sau khi xây dựng website, để thương hiệu tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn bạn cần phải tối ưu SEO. Tuy nhiên, hoạt động SEO không hề đơn giản, vì thế Yoast SEO đã ra đời để giúp các SEOer tối ưu SEO một cách nhanh chóng. Vậy Yoast SEO là gì? Tại sao công cụ này lại hỗ trợ SEO dễ dàng hơn? Miko Tech sẽ giải thích chi tiết và hướng dẫn sử dụng plugin này một cách hiệu quả ngay tại bài viết này.

Yoast SEO là gì?

Plugin Yoast SEO là công cụ hỗ trợ SEO đắc lực trên nền tảng WordPress được phát triển bởi team Yoast từ năm 2010 đến nay. Yoast SEO phù hợp và có mặt hầu như trên tất cả các trang WordPress trừ Blog WordPress miễn phí.

Yoast SEO là gì?
Yoast SEO là gì?

Thông qua Yoast SEO, bạn có thể kiểm tra các yếu tố quan trọng trong SEO như tiêu đề, heading, meta description,… hay cài đặt các ứng dụng quản lý website như Google Analytics, Google Webmaster,…

Hệ quản trị CMS WordPress hiện tại vẫn chưa có sẵn những chức năng hỗ trợ SEO, vì thế Yoast SEO sẽ giúp bạn tối ưu các yếu tố trên một cách hiệu quả.

Yoast SEO có khá nhiều tính năng và công cụ hữu ích miễn phí. Nếu bạn muốn sử dụng nhiều tính năng cao cấp hơn có thể trả phí cho gói Yoast SEO Premium.

Bên cạnh Yoast SEO, gần đây người dùng thường nhắc đến cái tên Rank Math, một công cụ hỗ trợ tối ưu SEO vô cùng hữu ích đang rất được ưa chuộng. Bạn có thể đọc thêm hướng dẫn sử dụng Ranth Math SEO chi tiết để xem hiệu quả của plugin này so với Yoast SEO thế nào nhé.

Các chức năng quan trọng của Yoast SEO

Lý do khiến Yoast SEO rất được các SEOer yêu thích chính là vì nó có rất nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ việc quản lý đo lường và tối ưu các chỉ số quan trọng mà Google rất quan tâm.

Các công dụng quan trọng của Yoast SEO có thể kể đến:

  • Tối ưu hóa từ khóa, từ đồng nghĩa, từ liên quan đến từ khóa
  • Tối ưu SEO OnPage ở từng trang con của Web chính
  • Hỗ trợ kiểm tra thông tin của File robots.txt, Sitemap, .htaccess, các liên kết cố định
  • Kiểm tra tiêu đề, Meta Description,…
  • Tạo XML Sitemap, google webmaster, google analytics đơn giản không cần vào code web
  • Phân luồng, tối ưu và đánh giá tiêu đề, thẻ mô tả, từ khóa chính cần seo trong khi viết bài. (Phần này sẽ được phân tích chi tiết ở phần dưới)
  • Dễ dàng chuyển hướng bài viết, chuyển hướng website mới – cũ
  • Cho phép tạo Breadcrumbs nhanh chóng
  • Tự động điều chỉnh link gọn gàng và đúng hướng (permalinks)
  • Giúp bạn ẩn bài hoặc trang khỏi hiện thị lên các công cụ tìm kiếm
  • Đăng bài viết, chia sẻ trên các mạng xã hội như Google, Facebook,…
  • Hạn chế tối đa các tình trạng trùng lặp nội dung bằng cách cấu hình URL chuẩn
  • Phát hiện lỗi sai trong Yoast SEO

Hướng dẫn cài đặt Plugin Yoast SEO chi tiết

5 bước cài đặt plugin Yoast SEO

Bước 1: Đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập tài khoản WordPress 

Nếu bạn chưa từng sử dụng WordPress, hãy tạo cho mình một tài khoản để bắt đầu. Còn nếu đã có tài khoản hãy đăng nhập lại và Click chọn Dashboard (Trang tổng quan).

Bước 2: Chọn Plugins

Sau khi chọn Dashboard, bạn có thể thấy rất nhiều các tùy chọn ứng với các tính năng khác nhau, chọn Plugins để tiếp tục.

Bước 3: Tìm kiếm Yoast SEO

Tìm kiếm Yoast SEO trên kho plugin
Tìm kiếm Yoast SEO trên kho plugin

Tiếp theo, bạn nhấp vào Add New (Thêm mới) ở phía trên cùng của màn hình. Nhập “Yoast SEO” vào thanh tìm kiếm.

Bước 4: Cài đặt Plugin Yoast SEO

Cài đặt Plugin Yoast SEO
Cài đặt Plugin Yoast SEO

Ngay sau khi nhập cụm từ “Yoast SEO”, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả liên quan đến từ khóa hiện ra. Click Install Now để cài đặt Plugin.

Bước 5: Kích hoạt

Kích hoạt Yoast SEO
Kích hoạt Yoast SEO

Bạn sẽ cần đợi khoảng vài giây để hoàn thành quá trình cài đặt. Và dấu hiệu của việc cài đặt xong là nút Install Now chuyển thành Active. Cùng với đó, hãy nhấn Active để kích hoạt Plugins của mình.

Hướng dẫn nâng cấp từ Yoast SEO FREE lên PREMIUM

Yoast SEO Premium là gì?

Yoast SEO Premium là gì?
Yoast SEO Premium là gì?

Yoast SEO Premium là một plugin hỗ trợ SEO với các tính năng nâng cấp chuyên biệt mà bạn phải trả phí để sử dụng.

Những tính năng nâng cấp của Yoast SEO Premium

Nếu nâng cấp lên phiên bản Premium của Yoast SEO, bạn sẽ nhận được một số tính năng cao cấp mà phiên bản miễn phí không có:

  • Redirects Manager: chuyển hướng các Link cũ sang Link mới mà không bị lỗi 404
  • Internal Linking Suggestions: đưa ra một số gợi ý bài viết liên quan
  • Content Insights: thống kê 5 cụm từ được sử dụng nhiều nhất trong bài viết để điều chỉnh mật độ từ khóa thích hợp
  • Add Related Keyphrase: gợi ý cụm từ liên quan đến từ khóa chính
  • Social Preview: Xem trước các hình ảnh hiển thị khi bạn chia sẻ lên lên mạng xã hội để điều chỉnh dễ dàng

Cách nâng cấp từ Yoast SEO Free lên Premium

Nếu bạn đang dùng phiên bản miễn phí thì chỉ cần thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Hủy kích hoạt phiên bản Plugin miễn phí
  • Bước 2: Cài đặt và kích hoạt Plugin Yoast SEO Premium
  • Bước 3: Cuối cùng bạn xóa Plugin miễn phí là hoàn thành

Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO miễn phí

Sử dụng trình hướng dẫn cấu trình Yoast SEO

Việc đầu tiên sau khi hoàn thành cài đặt là là truy cập trang tổng quan Dashboard và lựa chọn Tab SEO ở bên trái màn hình. Tại đây, bạn sẽ thấy được toàn bộ Configuration Wizard để thiết lập cài đặt SEO cơ bản bao gồm:

Environment (Tình trạng Website)

Bước đầu: thiết lập environment
Bước đầu: thiết lập environment

Environment sẽ đem đến cho bạn 2 Options, lựa chọn phương án phù hợp và nhấp Next:

  • Lựa chọn A: Website đã sẵn sàng Index
  • Lựa chọn B: Website đang xây dựng và chưa sẵn sàng Index

Site Type (Loại Website)

Thiết lập Site type
Thiết lập Site type

Bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức phù hợp được gợi ý phía dưới như Blog, Online shop, News Channel, Small Office Business, Portfolio,…

Organization or person (Đại diện Web)

Thiết lập đại diện web
Thiết lập đại diện web

Nếu đại diện Web là cá nhân, mọi việc có thể tạm hoàn thành. Nhưng nếu đại diện Web là tổ chức, bạn sẽ cần thêm một số thông tin cũng như hình ảnh, logo, mô tả,…

Search Engine Visibility (Khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm)

Cài dặt Search engine visibility
Cài dặt Search engine visibility

Với phần này, bạn sẽ bảo vệ Website của mình bằng việc cho phép hoặc chặn các nội dung nào sẽ được Index trong công cụ tìm kiếm qua các câu hỏi “Yes – No Questions” và tốt nhất nên để mọi thử mặc định.

Multiple Authors (Website nhiều tác giả)

Nếu website chỉ có duy nhất bạn là người chỉnh sửa thì Yoast SEO sẽ tự động đánh dấu lưu trữ tác giả (Author Archives) của bạn là noindex nhằm để tránh nội dung bị trùng lặp.

Lựa chọn một hoặc nhiều tác giả
Lựa chọn một hoặc nhiều tác giả

Nếu website có nhiều tác giả, hãy lựa chọn “Yes”. Để mọi người vẫn có thể tìm thấy kho lưu trữ bài đăng của một tác giả cụ thể.

Google Search Console

Google Search Console là tính năng đo lường vô cùng hiệu quả của Google.

Thiết lập Google Search Console
Thiết lập Google Search Console

Nếu đã từng sử dụng Google Search Console. Bạn có thể cho phép Yoast SEO thu thập các thông tin bằng cách nhấp vào “Get Google Authorization Code” (Nhận mã ủy quyền của Google) và nhập mã vào đó.

Nếu không biết rõ về Google Search Console, thì bạn chỉ cần nhấp vào Next và bỏ qua bước này.

Title Settings (Cài đặt tiêu đề)

Tiêu đề chính là phần mà người đọc sẽ thấy đầu tiên khi tìm kiếm một từ khóa trên Google. Do vậy, hãy thực sự cẩn thận và trau chuốt khi cài đặt tiêu đề.

Cài đặt tiêu đề hiển thị
Cài đặt tiêu đề hiển thị

Theo mặc định, Yoast SEO sẽ đặt tiêu đề theo cú pháp: Tên bài viết* Dấu ngăn cách* Tên website.

Trong phần này, bạn có thể lựa chọn 2 yếu tố sau đây:

  • Tên website của bạn
  • *Dấu ngăn cách*

Dashboard trong Yoast SEO

Dashboard là trang tổng quan, nơi thay đổi mọi tùy chọn. Một số Tab quan trọng trong Dashboard bạn cần tìm hiểu kỹ hơn bởi chúng được sử dụng phổ biến hơn cả là:

Tab General (Tổng quan)

Yoast SEO sẽ đưa ra các cảnh báo liên quan đến những vấn đề SEO tiềm ẩn trên trang Web của bạn.

Tab General trong Yoast SEO
Tab General trong Yoast SEO

Yoast SEO sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết về cách khắc phục các vấn đề tiềm ẩn đó.

Tab này còn giúp bạn truy cập trình hướng dẫn cấu hình và thống kê số lượng liên kết nội bộ trong bài đăng.

Tab Features (Tính năng)

Tab này có các tính năng giúp bạn bật tắt bảo mật tác giả. Hơn nữa, bạn có thể xóa các bài đăng khỏi kết quả tìm kiếm hoặc thay đổi thẻ Canonical.

Khi bạn chuyển sang chế độ Off, tất cả người người dùng đều có thể thay đổi thao tác này.

Tab Features trong Yoast SEO
Tab Features trong Yoast SEO

Bên cạnh đó, Yoast SEO còn giúp bạn tự động tạo ra sơ đồ trang web để gửi cho các công cụ tìm kiếm trên Google.

XML Sitemaps trong Yoast SEO
XML Sitemaps trong Yoast SEO

Bạn cũng có thể tìm thấy liên kết đến sơ đồ trang web của mình bằng cách mở rộng chú giải công cụ (Tooltip). Và hãy nhấp vào liên kết See the XML Sitemap (Xem sơ đồ trang XML).

Tab Webmaster

Công cụ giúp bạn xác minh website
Công cụ giúp bạn xác minh website

Yoast SEO có thể giúp bạn xác minh được trang web với nhiều công cụ quản trị trang web khác nhau của công cụ tìm kiếm.

Sử dụng hộp Meta Yoast SEO

Hộp Meta Yoast SEO có hai chức năng chính, đó là giúp bạn đánh giá kỹ lưỡng các nội dung xuất hiện trên WordPress và điều hướng để nội dung có thể đạt hiệu quả tốt nhất trước khi Publish.

Một số yếu tố quan trọng cần quan tâm trong hộp Meta:

1. Tab tối ưu hóa nội dung

Nhấp vào nút Edit Snippet (Chỉnh sửa đoạn thông tin) để chỉnh sửa thủ công tiêu đề SEO và thẻ mô tả meta của nội dung.

Tab tối ưu hóa nội dung
Tab tối ưu hóa nội dung

Yoast SEO sẽ đánh giá khả năng dễ đọc sau đó đưa ra một số đề xuất nhằm cải thiện chúng. Tuy nhiên không phải mọi đề xuất đều hoàn hảo, bạn chỉ nên tham khảo và cân nhắc lựa chọn kỹ càng.

Phân tích khả năng đọc
Phân tích khả năng đọc

Ở mục Focus Keyphrase (cụm từ khóa cần tập trung) hãy nhập từ khóa tập trung để Yoast SEO phân tích bài đăng của bạn đã được tối ưu hóa đối với từ khóa cụ thể đó như thế nào và đưa ra những đề xuất cải thiện.

Tối ưu từ khóa tập trung
Tối ưu từ khóa tập trung

2. Tab Social Media trong Yoast SEO

Tại đây bạn có thể định cấu hình và nội dung bài đăng trước khi chia sẻ thủ công trên mạng xã hội.

Cài đặt mạng xã hội trong Yoast SEO
Cài đặt mạng xã hội trong Yoast SEO

Yoast SEO sẽ tự động hiển thị những thông tin dựa trên các yếu tố sau:

  • Tiêu đề SEO của nội dung
  • Hình ảnh nổi bật trong nội dung của bạn

3. Tab Yoast SEO nâng cao

Cài đặt Yoast SEO nâng cao
Cài đặt Yoast SEO nâng cao

Nếu bạn muốn ngăn Google index một nội dung nào đó hoặc chỉ định một URL chuẩn để tránh nội dung bị trùng lặp bạn có thể sử dụng tab nâng cao.

Hướng dẫn mở Breadcrumbs trong Yoast SEO

Chọn mục SEO bên cột Menu bên trái → Chọn Breadcrumbs sau đó nhấp vào nút Enabled để mở Breadcrumbs trong Yoast SEO.

Hướng dẫn bỏ Category trên URL

Trong cột Menu bên trái, nhấp vào Tab SEO → Chọn Show → Tiếp tục nhấp vào Remove trong hộp thoại Category URLs là hoàn tất.

Cách bỏ category URLs
Cách bỏ category URLs

Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO nâng cao

Tùy chọn Search Appearance (Giao diện tìm kiếm)

Search Appearance cung cấp một số tính năng giúp tự động hóa SEO Onpage trên website của bạn, cài đặt các mẫu cho tiêu đề SEO và đoạn mô tả meta cho:

  • Bài đăng
  • Các page
  • Các loại bài viết tùy chỉnh nội dung
  • Taxonomies (các công cụ mặc định hay tự thiết lập của WordPress)
  • Custom Taxonomies (những Taxonomies mới được tạo từ những Taxonomies có sẵn)
  • Các trang lưu trữ
Tự động hóa SEO Onpage trong giao diện tìm kiếm
Tự động hóa SEO Onpage trong giao diện tìm kiếm

Nếu bạn uốn chỉnh sửa sơ đồ tri thức và dữ liệu schema.org, Search Appearance sẽ giúp bạn. Từ 16/4/2019, phiên bản 11+ của Yoast SEO đã được thêm vào code của trang web của bạn dưới dạng JSON-LD.

Và chúng có thể hỗ trợ Schema OrganizationPersonWebSiteWebPage, và Article.

Chỉnh sửa Knowledge Graph va Schema.org
Chỉnh sửa Knowledge Graph va Schema.org

Tùy chọn Social

Cài đặt mạng xã hội nâng cao trong Yoast SEO
Cài đặt mạng xã hội nâng cao trong Yoast SEO

Cài đặt mạng xã hội nâng cao để cải thiện mức độ tương tác giữa website của mình với các mạng xã hội khác nhau. Nếu không hiểu rõ bạn nên để chúng ở chế độ mặc định.

Tùy chọn công cụ

Bạn có thể truy cập vào nhiều loại trình chỉnh sửa khác nhau cũng như nhiều lựa chọn để nhập hoặc xuất các cài đặt.

Công cụ tùy chọn trong Yoast SEO
Công cụ tùy chọn trong Yoast SEO

Khi nhấp vào tùy chọn trình chỉnh sửa tệp, Yoast SEO sẽ giúp bạn tạo ra tệp robots.txt bạn có thể chỉnh sửa tệp đó ngay tại bảng điều khiển như ảnh:

Chỉnh sửa robots.txt ngay trên bảng điều khiển
Chỉnh sửa robots.txt ngay trên bảng điều khiển

Tùy chỉnh sửa tệp robots.txt của trang web WordPress trong phần tools ngay trên bảng điều khiển mà không cần qua giao thức truyền tệp SSH.

4 gói tính năng mở rộng của Yoast SEO

1. Yoast SEO Premium

Yoast SEO Premium là công cụ nâng cao hơn của Yoast SEO với các tính năng ưu việt hơn rất nhiều. Với Yoast SEO Premium, bạn sẽ có thể kiểm tra:

  • Redirect Manager: Tạo và quản lý chuyển hướng ngay trong trình cài đặt của WordPress.
  • Synonyms & Related Keyphrases: Tối ưu hóa bài viết.
  • Social Previews: Xem trước định dạng bài Post trên Facebook hoặc Twitter trước khi đăng.
  • Premium Support: Nhận hỗ trợ mọi thời điểm từ Yoast SEO.

2. Video SEO

Nếu trang bạn có nhiều Video Content, Plugin Video SEO sẽ giúp thông báo đến Google thông tin cần thiết để index Video Content và nâng cơ hội nhận được kết quả Rich Snippet SERP.

Ypat SEO hỗ trợ Video SEO
Ypat SEO hỗ trợ Video SEO

Rich Snippet không dễ và sử dụng Plugin Video SEO không đảm bảo 100% trang bạn có Rich Snippet nhưng sẽ giúp Google phân tích và đánh giá content của bạn có giá trị hay không.

3. SEO News

Nếu trang của bạn làm về content tin tức thì SEO News là một lựa chọn không thể bỏ qua vì nó sẽ giúp tối ưu hóa trang theo chuẩn Google News.

Tuy không trực tiếp gửi trang bạn đến Google News nhưng nó sẽ giúp trang web của mình xuất hiện thường xuyên và theo cách tốt nhất có thể trong Google Tin tức và trong các kết quả tìm kiếm chung.

Ngoài ra còn có tính năng tạo “Standout Tag”, XML News Sitemap để đảm bảo rằng Google biết về bất kỳ bài viết mới nào trên trang web của bạn càng sớm càng tốt.

4. Local SEO

Cuối cùng là Local SEO, giúp bạn được nhận biết trong kết quả tìm kiếm theo yếu tố địa lý bao gồm: địa chỉ, số điện thoại và thời gian hoạt động để công cụ tìm kiếm cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và tạo sự tin tưởng đến người dùng.

Có nên sử dụng Yoast SEO Premium chia sẻ miễn phí không?

Yoast SEO Premium mang lại nhiều tính năng vượt trội nhưng chi phí lại khá đắt đỏ khiến nhiều người chuyển sang tìm kiếm bản share miễn phí.

Yoast SEO Premium share miễn phí có nên dùng không?
Yoast SEO Premium share miễn phí có nên dùng không?

Tuy nhiên các bản share Yoast SEO Premium miễn phí thường không rõ nguồn gốc, điều này sẽ mang lại nhiều vấn đề rắc rối cho bạn:

  • Bị virus xâm nhập máy tính
  • Bị đánh cắp dữ liệu cá nhân
  • Bị chiếm quyền quản trị site

Ảnh hưởng có thể lớn hơn liên quan đến tài sản, nhân thân,… Chính vì vậy, tuyệt đối không nên lựa chọn các bản share miễn phí, lựa chọn các gói Yoast SEO Premium từ chính nhà phát hành có thể tốn một mức phí nhưng bạn sẽ không phải lo lắng bất kỳ vấn đề nào khác cả.

Tất tần tật những thông tin chi tiết về Yoast SEO là gì? Các tính năng nổi bật, hướng dẫn sử dụng Yoast SEO chi tiết cả bản miễn phí và Premium trên từ Miko Tech sẽ giúp bạn nắm đầy đủ những kiến thức cơ bản về Yoast SEO. Từ đó, dễ dàng vận dụng công cụ này để tối ưu SEO hiệu quả và nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm.



source https://mikotech.vn/yoast-seo-la-gi/

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

Bounce rate là gì? 10 yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện website

Bạn đầu tư nội dung hữu ích nhưng lại có bounce rate cao, không có nhiều người quan tâm đến nội dung của bạn và vì thế mà tỷ lệ chuyển đổi của bạn cũng thấp. Vậy bounce rate là gì? Làm sao để giảm tỷ lệ này xuống? Bài viết dưới đây, Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn các yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện và cách giảm bounce rate hiệu quả. Tìm hiểu các yếu tố này ngay nhé.

Bounce rate là gì?

Bounce rate là thuật ngữ rất phổ biến dùng trong phân tích lưu lượng truy cập của website. Bounce rate là tỷ lệ khách hàng truy cập và thoát ra ngay sau đó mà không thực hiện bất kỳ hành động nào như mua hàng, điền form,…

Bounce rate là gì?
Bounce rate là gì?

Định nghĩa bounce rate một cách kỹ thuật

Bounce Rate là phần trăm số lượt truy cập trang đơn lẻ trong đó chỉ có một yêu cầu GIF được gửi đến máy chủ. 

Mỗi khi một trang được tải vào trình duyệt web, mã theo dõi Google Analytics (GATC – Google Analytics Tracking Code) sẽ tạo một yêu cầu đối với một tệp ẩn tên _utm.gif để có thể gửi dữ liệu lượt xem trang (Pageview) tới máy chủ Server thông qua tệp này. 

Tóm lại, tệp _utm.gif có thể gửi các loại dữ liệu dưới đây tới máy chủ GA:

  • Pageview data (như visits, visistors, avg. time on site,..)
  • Ecommerce data (transaction ID, Item code, item value,..)
  • Social interaction data (như Facebook like, Facebook share,..)
  • Chi tiết về các sự kiện được theo dõi (như ‘Nhấp vào nút phát video’, ‘Tải tài liệu’,..)

Tỷ lệ thoát trang cũng là một yếu tố được Google dùng để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Hơn nữa nó còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Lượt truy cập (visit) hay Phiên truy cập (session) trong Google Analytics là gì?

Theo Google Analytics (GA), Session là một nhóm các hit (tương tác) của người dùng với website được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Một người dùng có thể thực hiện một hoặc nhiều session.

Phiên truy cập (session) trong Google Analytics là gì?
Phiên truy cập (session) trong Google Analytics là gì?

Các Hit (tương tác) này bao gồm pageview, screenview, sự kiện, giao dịch … dẫn đến các dữ liệu được gửi về trang Google Analytics.

Lượt truy cập trang duy nhất (Single page visit) là gì?

Lượt truy cập trang duy nhất là một GA session mà người dùng chỉ xem một trang duy nhất của website và rời khỏi landing page bán hàng mà không truy cập thêm trang nào khác.

Những hành động thoát tragn gồm:

  • Nhấp vào nút Quay lại/Back (phổ biến nhất)
  • Đóng trình duyệt (cửa sổ / tab)
  • Nhập URL mới trên thanh địa chỉ
  • Không thực hiện bất kỳ tương tác nào (phiên hết hạn sau 30 phút)

Bounce rate quan trọng thế nào?

Tỷ lệ thoát trang rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ tương tác của người dùng đối với website của bạn.

Tỷ lệ Bounce Rate cao cho bạn biết rằng trang web của bạn (hoặc các trang cụ thể trên trang web của bạn) có vấn đề với nội dung, trải nghiệm người dùng, bố cục trang hoặc bản sao.

Bounce rate còn là một trong những yếu tố xếp hạng của Google. Trên thực tế, một nghiên cứu trong ngành cho thấy tỷ lệ Bounce Rate của người truy cập có tương quan chặt chẽ với bảng xếp hạng Google trang đầu tiên.

Google Analytics tính Bounce rate như thế nào?

Cách tính bounce rate của một trang web

Tỷ lệ thoát trang = Tổng lượng thoát (Bounce) trong một khoảng thời gian/ Tổng số lần truy cập (entrance) trong khoảng thời gian đó.

Công thức tính bounce rate của một trang web
Công thức tính bounce rate của một trang web

Trong đó:

  • Bounce là số lượng truy cập (hoặc xem) trang duy nhất và mỗi truy cập chỉ có một GIF request gửi về GA.
  • Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trang của bạn.

Như vậy, Bounce Rate được tính khi (sau khi chỉ xem duy nhất 1 trang trên website của bạn) :

  • Người dùng nhấp chuột đến 1 trang khác bên ngoài (không phải website của bạn)
  • Đóng window hoặc tab trên trình duyệt (browser)
  • Truy cập đến 1 trang khác bằng cách gõ URL trên trình duyệt
  • Nhấn vào nút “Back” trên trình duyệt (hoặc chức năng tương tự) để thoát khỏi website của bạn
  • Session bị hết hạn, thông thường Session có thời hạn từ 30 phút đến 1 tiếng

Cách tính bounce rate của cả website

Công thức tính bounce rate của toàn bộ website
Công thức tính bounce rate của toàn bộ website

Công thức được tính trên tất cả trang trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Trong trường hợp Session có thời hạn là 30 phút, nếu người dùng chỉ xem 1 trang trên website của bạn rồi thoát ra, thì lúc này lượt truy cập đó sẽ được tính vào làm tăng tỷ lệ Bounce Rate.
  • Còn trong trường hợp người dùng xem 1 trang trên 30 phút rồi chuyển đến 1 trang khác, thì cách tính thứ 1 vẫn tính vào Bounce Rate làm tăng tỷ lệ Bounce Rate, còn cách tính thứ 2 thì không làm tăng tỷ lệ Bounce Rate của website.

4 trường hợp ngoại lệ lượt truy cập duy nhất không được tính Bounce rate

Event tracking

Người dùng đến website của bạn, khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event Tracking Code và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.

Event tracking trong Google Analytics
Event tracking trong Google Analytics

Ví dụ người dùng một trang web trên website và nhấn nút chạy video (mà bạn đang theo dõi thông qua event tracking code) rồi rời khỏi website từ landing page đó mà không truy cập thêm trang khác.

Lý do Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session. Một từ mã theo dõi Google Analytics (để gửi dữ liệu page view) và một bởi event tracking code (để gửi chi tiết sự kiện được theo dõi như số lượng click chuột vào nút chạy video)

Sự kiện được theo dõi (Tracked Event) tự động thực hiện

Trong trường hợp Tracked Event tự động thực hiện, mỗi lần trang được tải thì lượt truy cập trang duy nhất không được xem như một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 GIF request.

Ví dụ: nếu bạn vào trang web và video trong trang đó tự động chạy. Nút Play của video được theo dõi thông qua event tracking code nên có nhiều hơn 1 GIF request được thực hiện.

Hai GIF request sẽ xuất hiện bởi Google Analytics và bởi event tracking code.

Trên trang web trùng nhiều GATC

Khi trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau (chẳng hạn một mã theo dõi ở header và một ở footer) thì có ít nhất 2 GIF request được thực hiện.

Kết quả là lượt xem trang duy nhất này không được xem như một lần thoát trang.

Social Interactions Tracking

Người dùng đến website và khởi động một sự kiện xã hội được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.

Ví dụ họ truy cập một trang trên website, đọc bài blog và chia sẻ bài viết đó lên mạng xã hội thông qua nút “Share” (đang được theo dõi) và sau đó rời khỏi website mà không đi đến trang khác.

Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session gòm; mã theo dõi Google Analytics và mã theo dõi phân tích tương tác xã hội.

Tỷ lệ thoát trang bao nhiêu là tốt?

Không có một con số nhất định nào tiêu chuẩn cho một trang web. Chỉ số cao chưa hẳn là tốt mà chỉ số thoát thấp cũng chưa hẳn là xấu.

Tùy thuộc vào lĩnh vực nội dung của nó là tỉ lệ này sẽ cao hay thấp và thông thường, chỉ ở mức dưới 60% có nghĩa là bình thường.

Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Một số website có tỷ lệ thoát tới hơn 70% vẫn là một tín hiệu bình thường nếu website đó là blog tin tức, báo chí, giải trí,.. Hầu hết khách hàng đến chỉ để đọc tin tức và không muốn nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng.

Nhưng đối với một số website bán hàng thì đây là một tin hiệu vô cùng xấu. Khách hàng rời khỏi nhanh chóng có nghĩa là bạn không thể gửi báo giá và cũng sẽ không có bất kỳ chuyển đổi nào.

Bounce rate phụ thuộc vào nhiều yếu tố theo nhu cầu người dùng, đối với ngành này cao là tốt nhưng với ngành khác thì ngược lại.

Tuy nhiên nếu Bounce rate của bạn cực thấp, dưới 10% thì bạn nên xem xét lại các vấn đề kỹ thuật. Có thể do tracking code xảy ra hoặc các vấn đề phát sinh khác khiến nhiều hơn một GIF request được gửi đến Google Analytics.

Tại sao người dùng lại thoát trang?

Tốc độ tải chậm

Không có gì lạ bởi hiện tại có rất nhiều đối thủ xuất hiện, nếu trang đích của bạn mất quá nhiều thời gian để lâu, người dùng sẽ ngay lập tức thoát ra và truy cập vào các trang web đối thủ.

Nội dung không đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng

Tuyệt đối không nên dùng các tiêu đề giật tít để thu hút khách hàng trong khi nội dung chẳng liên quan hay không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng thì họ sẽ ngay lập tức thoát ra trang web.

Website không bắt mắt

Điều đầu tiên mà người dùng nhìn thấy khi nhấp vào liên kết chính la website của bạn. Một website với các quảng cáo dày đặt, màu sắc gây khó chịu hay các mục được đặt lộn xộn và khó sử dụng thì người dùng chắc sẽ rời khỏi nhanh chóng.

Không có liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ dẫn dắt người dùng đến các bài viết khác của website. Cung cấp các liên kết nội bộ hữu ích và liên quan với nội dung hiện tại sẽ giúp giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.

Khi người dùng muốn tìm kiếm thông tin, thông qua Google khi đã đọc được nội dung cần tìm, hiển nhiên người dùng sẽ thoát khỏi trang đó, nếu như vấn đề được đề cập không kèm theo những thông tin mở rộng hoặc các liên kết nội bộ.

Các yếu tố quyết định tỷ lệ thoát trang

1. Loại hình website

Những loại website khác nhau dẽ có bounce rate khác nhau.

Tuỳ loại website mà bounce rate sẽ khác nhau
Tuỳ loại website mà bounce rate sẽ khác nhau

Ví dụ website của bạn là blog chia sẻ thì tỷ lệ bounce rate cao là điều dễ hiểu vì nó mang tính chủ quan, cảm tính và không có CTA. Ngược lại nếu website của bạn là website bán hàng, người dùng có xu hướng xem các thông số, so sánh giá, săn các mã khuyến mãi,… Vì thế tỷ lệ bounce rate sẽ thấp.

Bounce rate trung binh của các loại website
Bounce rate trung binh của các loại website

Nếu bạn sở hữu single page website (website chỉ có 1 page duy nhất) thì Bounce Rate có thể lên đến 100%.

Còn nếu bạn chạy website được thiết lập hoàn toàn trên flash. Bên cạnh đó bạn không theo dõi flash event thì Bounce Rate có thể sẽ rất cao.

2. Loại hình landing page

Khi người dùng truy cập vào landing page có nghĩa là họ đã xác định mục đích nên thường bounce rate sẽ cao.

Ví dụ họ muốn tìm vị trí của của hàng để đến mua hàng trực tiếp, vậy chỉ cần nhấp vào trang liên hệ sau đó thoát ra.

Tuy nhiên cũng có trường hợp họ đang cân nhắc có nên mua hay không. Họ sẽ truy cập vào trang đích là trang sản phẩm xem mô tả, sau đó click vào trang phương thức mua hàng thì thấy mã giảm giá. Khách hàng quyết định mua và tiếp tục truy cập vào trang địa chỉ mua hàng để xem địa chỉ có gần không để quyết định đặt online hay mua trực tiếp tại cửa hàng.

Với trường hợp này thì tỷ lệ thoát trang sẽ thấp vì user phải trải qua nhiều trang đích mới xác định được thứ mình muốn và kết thúc hành trìh tìm hiểu.

3. Chất lượng landing page

Nếu như trang Landing Page của bạn không hấp dẫn người đọc vì hình ảnh không bắt mắt, văn bản lộn xộn, ngập tràn quảng cáo, CTA không có hay không rõ ràng” thì tỷ lệ thoát trang cao là điều dễ hiểu.

Langding page chất lượng
Langding page chất lượng

Cần tối ưu UX/UI để giữ người dùng ở lại và khuyến khích họ thực hiện hành động trên web.

4. Mục đích và hành vi khách hàng

Hiểu rõ ý định người dùng giúp bạn xây dựng nội dung, thực hiện SEO và quảng cáo hiệu quả. Ở mỗi giai đoạn phễu marketing khác nhau, người dùng sẽ có hành vi khác nhau.

  • Ở giai đoạn đầu phễu (top of funnel) khi người dùng mới tìm hiểu về bạn, nếu trang của bạn không đáp ứng được truy vấn của người dùng thì họ sẽ thoát ra ngay.
  • Tuy nhiên, đến giai đoạn cuối phễu (bottom of funnel), nếu người dùng đã tìm thấy thông tin mà họ cần trên trang của bạn rồi thì họ cũng sẽ thoát trang. Đến lúc này, tỷ lệ thoát lại mang ý nghĩa tích cực.

5. Lĩnh vực kinh doanh

Một số lượng ngành như ngành xuất bản, tin tức, giải trí,… tỷ lệ thoát (70% trở lên) được xem là bình thường. Trong khi đó, các ngành tiêu dùng nhanh, mỹ phẩm,… Bounce rate trên mức 60% được xem là đáng báo động.

Bounce rate theo từng lĩnh vực kinh doanh
Bounce rate theo từng lĩnh vực kinh doanh

6. Loại hình content

Nếu khách hàng chưa sẵn sàng đọc nội dung này của bạn nhưng họ lại cảm thấy khá hay thì ngay lập tức họ sẽ sử dụng bookmark để đánh dấu xem sau.

Điều này thường xuyên diễn ra nếu bài viết của bạn khá dài và cần nhiều thời gian để nghiên cứu.

7. Loại hình kênh tiếp thị

Tỷ lệ thoát trung bình theo từng kênh tiếp thị
Tỷ lệ thoát trung bình theo từng kênh tiếp thị

Những kênh truyền thông khác nhau sẽ gửi về traffic có bounce rate khác nhau. Thường bounce rate của traffic từ mạng xã hội sẽ cao hơn Organic Search.

8. Loại hình thiết bị

Với các thiết bị khác nhau thì tỷ lệ thoát cũng sẽ không giống nhau.

Bounce rate trung bình theo thiết bị truy cập
Bounce rate trung bình theo thiết bị truy cập

Nếu website của bạn không linh hoạt giữa các thiết bị thì mobile traffic đến website của bạn có Bounce Rate khá cao.

9. Chất lượng truy cập

Nếu bạn đang nhận sai loại traffic trên website của mình. Chẳng hạn như lưu lượng truy cập không phải là mục tiêu của bạn thì người dùng sẽ kết thúc truy cập nhanh và tỷ lệ thoát trang sẽ cao là dễ hiểu.

10. Đối tượng người dùng

Tỷ lệ thoát trang theo đối tượng sử dụng
Tỷ lệ thoát trang theo đối tượng sử dụng

Thông thường, nhóm người dùng mới thường bỏ trang nhiều hơn người dùng thường xuyên vì họ không quen thuộc với thương hiệu của bạn.

Cách giảm bounce rate trong Google Analytics

1. Thiết kế trang web bắt mắt – Tối ưu hóa UX UI

UX cần tập trung vào tính logic:

  • Luồng traffic và hành trình của khách truy cập
  • Bố cục trên mobile và desktop
  • Cấu trúc và kiến trúc trang web

Thì UI lại chú trọng đến tính thẩm mỹ

  • Màu sắc, hình ảnh và style trang trí
  • Kiểu thiết kế giao diện Front End

2. Thực hiện kiểm tra A/B test

Nếu trang đích của bạn có tỷ lệ thoát trang cao, bạn có thể xem xét thực hiện kiểm tra test A/B với nhiều trang đích khác nhau.

Thực hiện kiểm tra A/B test
Thực hiện kiểm tra A/B test

Bạn có thể thực hiện A/B Testing bằng cách thay đổi nội dung, văn phong, cách đặt gợi ý trên những trang đang có tỷ lệ thoát cao và theo dõi mức độ tỷ lệ bounce rate trước và sau khi thay đổi để tìm được hiển thị tốt nhất. 

3. Tối ưu tốc độ website

 Tối ưu tốc độ website trên cả PC và thiết bị di động bằng cách xử lý các lỗi về: dung lượng và chất lượng hình ảnh, hosting chất lượng thấp, theme được sử dụng quá nặng, lỗi cache và tối ưu dữ liệu,…

Thêm vào đó, áp dụng công nghệ AMP mới được Google phát triển để tăng tốc độ tải trang trên đi động nhanh chóng.

4. Thêm liên kết nội bộ chất lượng

Thêm các liên kết nội bộ chất lượng, liên quan đến bài viết một cách tự nhiên sẽ giúp người dùng liên kết được thông tin và ở lại lâu hơn

5. Thiết lập mở các external links sang một tab mới

Sau khi chèn link, bạn chỉ cần click chọn vào ô “Mở liên kết trong 1 thẻ mới” (Open link in a new tab) để khi nhấp vào link ngoài sẽ không bị thoát trang.

6. Sử dụng mục lục

Các bài viết có nội dung dài, khối lượng thông tin nhiều sẽ trở thành một cơn ác mộng đối với người đọc. Nếu không tìm thấy không tin mà họ đang tìm kiếm trong vòng 3 giây thì chắc chắn họ sẽ thoát khỏi trang của bạn. Mục lục sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quát và tìm thấy nội dung mong muốn.

7. Nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng

Nếu bạn nhắm đúng đối tượng nhưng tỷ lệ thoát của bạn vẫn rất thì có thể nội dung chưa phù hợp hoặc không chất lượng. Chính vì thế hãy phân chia khách hàng và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của họ thông qua nội dung chất lượng.

Nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng
Nội dung chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm người dùng
  • Thông tin: mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chủ đề nào đó có tiêu đề phù hợp
  • Điều hướng: mong muốn truy cập vào một trang/ứng dụng cụ thể
  • Điều tra thương mại: mong muốn tìm hiểu về review sản phẩm
  • Giao dịch: mong muốn tìm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ để chuẩn bị mua hàng

8. Đặt quảng cáo hợp lý

Việc quảng cáo xuất hiện đột ngột hay quá nhiều khiến cho trải nghiệm người dùng bị ảnh hưởng. Một số người dùng sẽ kiên nhẫn chờ đợi nhưng một số khác họ sẽ thoát ra ngay lập tức.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc đặt các quảng cáo hợp lý, nội dung hấp dẫn và thời lượng không quá lâu.

9. CTA hấp dẫn

Call to action là cần thiết để giảm tỷ lệ bounce rate, một CTA cần:

  • Được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy: Ở những phần đầu trang hoặc cũng có thể bỏ chúng vào bên sidebar.
  • Được thiết kế nổi bật: Sử dụng những màu sắc tương phản và chữ in đậm
  • Thông điệp rõ ràng: Cho người dùng biết chính xác họ sẽ nhận được gì sau khi click vào CTA
  • Sử dụng những từ ngữ mang tính hành động và thông báo cho người dùng biết họ phải làm gì tiếp theo

10. Tối ưu website thân thiện với thiết bị di động

Bạn có thể sử dụng các WordPress plugin có thể cải thiện trải nghiệm di động của người dùng như:

  • Jetpack
  • WP Touch
  • WordPress Mobile Pack
  • WP Mobile Menu
  • Max Mega Menu

Ngoài ra, để giảm bounce rate, bạn nên theo dõi BrowserStack nếu website của bạn tương thích với tất cả các trình duyệt phổ biến nhất mà khách truy cập vào đang sử dụng.

11. Xóa các liên kết hỏng

Xóa các liên kết hỏng
Xóa các liên kết hỏng

Liên kết hỏng trong website là khó tránh khỏi, bạn có thể sử dụng thông tin từ phân tích lỗi thu thập của Google Search Console để tìm các liên kết hỏng trên website, sau đó có thể:

  • Update thành link đúng
  • Thay thế liên kết mới hoàn toàn
  • Xóa hoàn toàn liên kết này

12. Làm cho website dễ điều hướng

Menu điều hướng giúp người dùng hiểu cấu trúc của website và vị trí hiện tại của họ trên website. Điều hướng tốt là hướng người dùng tới những trang quan trọng khác và cho người dùng biết họ nên nhấp vào ở đâu.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như HotJar và CrazyEgg để theo dõi hành vi của người dùng. Xem khu vực nào trên website nhận được nhiều tương tác nhất và người dùng dành nhiều thời gian để xem phần nào nhất.

Tương tự, bạn có thể thiết lập Event Tracking trong Google Analytics cho từng phần trong website.

13. Dùng Virtual Pageview hoặc Event Tracking cho nội dung trên nền tảng Ajax/Flash

Trong trường hợp website hoặc nội dung được xây dựng dựa trên Ajax/Flash, nhiều tương tác người dùng (như nhấp vào hình ảnh/link, tải trang/flash video/pop up …) chỉ diễn ra trên một trang duy nhất.

Trường hợp website được xây dựng thuần túy trên Flash thì Bounce Rate sẽ là 100% nếu không theo dõi tương tác người dùng bằng Virtual Pageview hoặc Event Tracking.

14. Hiển thị thêm bài viết liên quan/nổi bật

Hiển thị thêm bài viết liên quan/nổi bật
Hiển thị thêm bài viết liên quan/nổi bật

Tương tự các liên kết nội bộ, bài viết liên quan sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng lâu hơn. Các bài viết có cùng chủ đề được đề xuất trước mắt người xem sẽ khiến họ tiếp tục nhấp liên kết và chuyển sang bài viết tiếp theo.

15. Ngưng tập trung vào những keyword/ kênh truyền thông đem lại traffic giá trị thấp

Website bạn có traffic nhưng lại không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh thì cũng nên xem lại.

Xác định nguồn của những traffic chất lượng kém và sau đó bạn có thể:

  • Ngừng triển khai các chiến dịch trên keyword/kênh đó,
  • Tập trung vào keyword/ kênh khác có traffic chất lượng hơn

Phân biệt Bounce rate và Exit rate

1. Về bản chất

Phân biệt Bounce rate và Exit rate
Phân biệt Bounce rate và Exit rate

Bounce rate là tỷ lệ % người dùng truy cập và thoát khỏi trang mà không xem bất kỳ trang nào khác. Như vậy, người dùng đã vào trang và thoát ra luôn sau khi đọc nội dung trên trang nghĩa là chỉ có 1 Pageview trong một session.

Exit rate là tỷ lệ % người truy cập và thoát khỏi trang đó sau khi đã xem nhiều trang khác của website trước đó, lượng Pageview lúc này đã lớn hơn 1.

2. Về ý nghĩa

Bounce rate thể hiện sự kém chất lượng của nội dung, hình thức của trang web hay khả năng điều hướng người dùng.

Exit Rate cho thấy sự thiếu thu hút, sự kém chất lượng của trang web đó và khả năng điều hướng còn chưa tốt của trang, nhất là so với các trang web trước đó.

3. Về cách tính

Sự khác nhau trong cách tính giữa Bounce rate và Exit rate
Sự khác nhau trong cách tính giữa Bounce rate và Exit rate

Exit rate được tính bằng số lần thoát trên trang của người dùng chia cho tổng số lần xem trang (pageviews), có nghĩa là trong một lần truy cập, người đó có thể có nhiều lần xem trang. T

Bounce rate lại được tính bằng số lần bỏ trang (truy cập trang rồi thoát ra luôn) chia cho số lần truy cập trang của người dùng, tức là chỉ có một lần xem trang duy nhất.

4. Về cách sử dụng

Bounce rate cao có thể phản ánh việc viết nội dung cho các backlink về trang hoặc việc viết thẻ meta title chưa được phù hợp với nội dung có trong trang.

Exit rate cao lại thể hiện việc đặt các liên kết nội bộ (internal link) chưa phù hợp với nội dung mà trang đang hướng đến.

Tới đây bạn chắc chắn đã hiểu rõ bounce rate là gì rồi đúng không. Thông qua các công thức bạn có thể tính toán tỷ lệ này và tùy vào website mà tỷ lệ này có thể cao hoặc thấp thì sẽ tốt hơn. Hy vọng 10 yếu tố quyết định đến tỷ lệ thoát trang và những cách giảm tỷ lệ này hiệu quả mà Miko Tech chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện website hiệu quả.



source https://mikotech.vn/bounce-rate-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...