Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

25 xu hướng ý tưởng thiết kế website chuẩn SEO 2022 ít ai biết

Mỗi lượt xem sẽ tăng một cơ hội chuyển đổi thành doanh thu. Nắm bắt và đón đầu xu hướng thiết kế giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng đồng thời tạo nên sự khác biệt với đối thủ. Đó là lý do bạn nên đọc hết bài viết này vì Miko Tech đã giúp bạn tìm ra 25 xu hướng ý tưởng thiết kế website chuẩn SEO ngay sau đây. Cùng tham khảo ngay nhé.

Đón đầu 25 xu hướng ý tưởng thiết kế website hiện nay

1. Tập trung tốc độ tải trang

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu mất hơn 3 giây để tải trang web của bạn, khách truy cập sẽ có xu hướng thoát trang và khó có khả năng họ sẽ quay lại lần nữa. Vì vậy, tốc độ tải trang là một trong những tiêu chuẩn thiết kế web quan trọng nhất cần đáp ứng.

Đây là yếu tố thiết yếu trong UX và SEO trong nhiều năm qua và nó tiếp tục trở thành ưu tiên hàng đầu cho xu hướng thiết kế website 2022.

2. Thiết kế web tập trung UX, UI Motion

Ngày 12/11/2020, Google đã đưa ra một thông báo liên quan đến yếu tố xếp hạng mới của website vào năm 2021. Chỉ số Core Web Vitals trở thành yếu tố xếp hạng thiết yếu của website, bên cạnh các yếu tố về User Experience (UX).

Hiện nay khái niệm giao diện này không còn đơn giản dừng lại ở mức tĩnh nữa mà đã cải tiến thêm kiểu khung hình động – UI Motion.

Thiết kế web tập trung UX, UI
Thiết kế web tập trung UX, UI

Đi đôi với UX, giao diện người dùng (UI) trên trang web của bạn phải trực quan và sinh động. Điều này có nghĩa là:

  • Giao diện hỗ trợ giọng nói
  • Chú thích hình ảnh
  • Phiên âm video
  • Không có yếu tố gây mất tập trung
  • Thiết kế chuyển động cân bằng

Nâng cấp UX / UI của trang web của bạn bằng cách:

  • Cung cấp cho khách truy cập nội dung dễ đọc và giao diện dễ sử dụng
  • Đánh vào thẩm mỹ của khách hàng

3. Tăng cường tính khả dụng

Một xu hướng thiết kế web đang được chú ý trên thế giới và dự đoán sẽ phổ biến trong năm 2022 là tăng cường tính khả dụng, giao diện của web sẽ lược giản tối đa, và nâng cao tính hiệu năng và dễ dàng sử dụng của web.

Điều này có nghĩa là bất kỳ ai truy cập vào website của bạn (kể cả người khuyết tật) đều có thể dễ dàng sử dụng web như bình thường.

4. Thiết kế đầu tư vào giao diện di động (Mobile First)

Google đã chính thức thông báo sẽ ưu tiên lập chỉ mục các trang web hiển thị tốt trên thiết bị di động, tốc độ và trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động là thước đo để Google đánh giá xếp hạng kết quả tìm kiếm.

Tối ưu giao diện di động (Mobile First)
Tối ưu giao diện di động (Mobile First)

Trên thực tế, hiện nay người dùng lướt web và đặt hàng trên thiết bị di động bởi tính tiện lợi và nhanh chóng. Vì vậy, xu hướng Mobile First tiếp tục dẫn đầu như một tính năng không thể thiếu trong mọi website.

5. Chế độ tối màu (Dark Mode)

Xét về thực tế, chế độ tối giúp giảm mỏi mắt cho người dùng khi mà chúng ta ngày càng dùng nhiều thời gian hơn để tiếp xúc với màn hình điện tử.

Xét về yếu tố thẩm mỹ, chế độ tối dễ dàng tạo ra những giao diện hiện đại, nội dung được làm nổi bật bởi khoảng vùng bao quanh nó. 

Xu hướng thiết kế website chế độ Dark Mode này chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vào năm 2022 và những năm tiếp theo.

6. Nội dung 3D tương tác

Với cách thiết kế này, người dùng sẽ có cảm giác về chiều sâu khi nhìn vào giao diện, giúp website có thể tương tác với người dùng tốt hơn, chân thật hơn.

Sở hữu một website 3D không chỉ thu hút được khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành.

Khách hàng sẽ cảm nhận được sự khác biệt và bị thu hút bởi những hình ảnh chân thật đó.

7. Điều hướng di động thân thiện với ngón cái

Yếu tố “thân thiện với ngón cái” là hành vi và thói quen sử dụng điện thoại để lướt web của người dùng. Các ngón tay của bạn có thể được đặt cố định ở mặt sau của điện thoại và ngón cái sẽ được sử dụng để thực hiện tất cả các công việc. 

Điều hướng di động thân thiện với ngón cái
Điều hướng di động thân thiện với ngón cái

Thiết kế website cần tối ưu thanh điều hướng, menu, thậm chí là các nút CTA nằm trong không gian mà ngón cái của người dùng có thể chạm tới dễ dàng, giúp cải thiện UX và tăng tỷ lệ chuyển đổi của người dùng.

Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ  Responsive trong thiết kế website không còn là một sự lựa chọn, mà nó đã trở thành xu hướng.

8. Chatbot thông minh với công nghệ AI

Chatbot là một tính năng được tích hợp trên website. Khi công nghệ AI ngày càng phát triển hiện đại hơn, Chatbot ngày càng được nâng cấp thông minh hơn, tiện lợi hơn và tương tác với khách hàng như một người tư vấn viên thực thụ.

Chatbot AI có thể hiểu người dùng đang tìm kiếm điều gì trên website và nhanh chóng đề xuất những giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề của họ.

Điều này có thể giúp tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng và tiết kiệm khoảng chi phí lớn cho doanh nghiệp.

9. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR

VR được đánh giá là một công cụ mạnh mẽ giúp cung cấp nội dung hữu ích, cũng như thu hút khách truy cập cho trang web, từ đó thúc đẩy quyết định mua hàng của họ.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR

VR cung cấp cho khách hàng một cái nhìn trực quan, sinh động như họ có thể chạm trực tiếp tới sản phẩm giúp trải nghiệm khách hàng được tốt nhất.

Xu hướng ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR thông minh trên các trang web sẽ tiếp tục được cải thiện và phát triển trong những năm tới. 

10. Xu hướng thiết kế hệ màu sắc đa dạng, sinh động

Gradients là một xu hướng sẽ tiếp tục được khám phá để thiết kế bởi vì các gradients bao gồm nhiều màu sắc, chúng hoàn hảo để nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng.

Tâm lý về màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng thiết kế web cho năm 2022 vì nó là công cụ thu hút khách hàng hiểu quả. Vì vậy, màu sắc của bạn phải phù hợp với thương hiệu và lĩnh vực của bạn

11. Bố cục dạng lưới, thiết kế bất đối xứng

Ngày nay, khách hàng ưa chuộng những điều năng động, mang tính cá nhân, một kiểu cách thoải mái và vui vẻ,… đó là lý do tại sao xu hướng bất đối xứng lại trở nên thịnh hành như vậy.

Xu hướng thiết kế bất đối xứng
Xu hướng thiết kế bất đối xứng

Còn được gọi là Grid, CSS Grid Layout là một hệ thống bố cục dạng lưới 2D cho Cascading Styles Sheet, một ngôn ngữ mã hóa mô tả bố cục của một trang HTML.

Grid cho phép các nhà thiết kế web tạo bố cục cho thiết kế web đáp ứng phức tạp dễ dàng hơn và nhất quán trên các trình duyệt.

12. Tận dụng triệt để Typography

Nghệ thuật typography dù thường xuyên được tận dụng khi thiết kế website để tạo nên những điểm nhấn, gợi lên cảm xúc thương hiệu qua đó để nói lên thông điệp của thương hiệu.

Nhưng để trở thành một xu hướng mới, typography không đơn thuần chỉ được thiết kế theo kiểu truyền thống mà được thiết kế với các điểm nhấn là các hiệu ứng như in đậm, font chữ to, hiệu ứng tương phản bằng cách kết hợp với các dòng tiêu đề serif và san-serif.

13. Kết hợp hình ảnh và đồ họa

Hiểu một cách đơn giản khi sử dụng hình ảnh thực tế trộn với hình minh họa để truyền đạt thông điệp, sản phẩm của bạn đến với khách hàng.

Các ảnh vector hiện nay đang là một xu hướng đang lên ngôi nhất là đối với xu hướng thiết kế website năm 2022.

Hình ảnh từ vector được thiết kế từ Illustrator sẽ mang đến những màu sắc khác biệt cho website. Các hình ảnh này sẽ mang đến sự thân thiện, thú vị và khác biệt với đối thủ.

14. Giao diện kich hoạt bằng giọng nói

Số liệu thống kê sau cho lệnh thoại được nghiên cứu:

  • Ra lệnh bằng giọng nói chính xác đến 95% cho công nghệ nhận dạng giọng nói của Google ở ​​các khu vực chủ yếu nói tiếng Anh và 55% người dùng lệnh thoại là thanh thiếu niên.
  • 50% tìm kiếm sẽ được thực hiện mà không có màn hình hoặc bàn phím vào năm 2021.
Giao diện kích hoạt bằng giọng nói - Google Assistant
Giao diện kích hoạt bằng giọng nói – Google Assistant

Một số ví dụ như: Alexa, Cortana, Siri, Google Assistant. Các hệ thống giao diện này có thể nhận ra các kí tự, chữ số từ giọng nói, có thể hiểu các lệnh thoại khá phức tạp.

Bởi tính tiện ích của mình, dự kiến năm 2022 xu hướng này sẽ tiếp tục được ưa chuộng.

15. Cấu trúc web phân cấp – Cá nhân hóa nội dung

Theo các số liệu đã được thống kê 44% người dùng rời khỏi trang web của doanh nghiệp khi bố cục website không rõ ràng, không có chi tiết thông tin liên hệ, hành động kêu gọi (CTA).

Hãy sử dụng màu sắc tươi sáng thu hút sự chú ý, sử dụng màu sắc tương phản và vừa đủ để nhấn mạnh CTA để thu được kết quả tốt nhất.

Một trong những yếu tố được dự báo sẽ trở thành xu hướng thiết kế website được ưa chuộng trong năm 2021 đó là cá nhân hóa nội dung theo vị trí địa lý và lịch sử duyệt web của người dùng.

Sử dụng cookie, vị trí địa lý hoặc đăng ký để cá nhân hoá, điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng cá nhân dựa trên vị trí, ngày sinh nhật hoặc lịch sử duyệt web 

18. Tải cuộn nội dung thông minh

Xu hướng thiết kế 2022 dần loại bỏ các cuộn tải vô hạn khiến trang web tải chậm. Đối với một website, tải cuộn thông minh sẽ chỉ hiển thị nội dung vừa với màn hình bạn đang xem, thay vì mất quá nhiều thời gian để tải toàn bộ các nội dung mà có thể sẽ trở nên không cần thiết.

Ví dụ: Thay vì tải toàn bộ các bình luận, Facebook sử dụng chế độ cuộn thông minh hiển thị các đoạn bình luận gần nhất và bạn sẽ lựa chọn nút “xem các bình luận cũ” hoặc “xem thêm bình luận” để tiếp cận các thông tin khác.

17. Tiêu đề toàn trang

Các nhà thiết kế web có thể triển khai các định dạng của tiêu đề, nhưng cách phổ biến bao gồm việc thêm văn bản chính hoặc các nút gọi hành động (CTA) vào bên trái của tiêu đề với các hình ảnh bắt mắt ở bên phải.

Điều này là do người đọc có xu hướng tập trung phần lớn sự chú ý của họ vào phía trên bên trái của trang của bạn.

18. Khoảng trắng

Xu hướng thiết kế trang web 2022 hiện đại đang quay trở lại với chủ nghĩa tối giản với làn sóng không gian trắng có mục đích, giống như trong các tạp chí in.

Khoảng trắng giúp khách hàng di chuyển qua các trang trên trang web của bạn, chuyển từ vị trí này sang vị trí tiếp theo – và nó tạo ra một hệ thống phân cấp trực quan, nơi không có hoạt thể nào bị phân tâm khỏi tổng thể.

Khoảng trắng trong thiết kế website
Khoảng trắng trong thiết kế website

Không gian trắng cho phép mắt người xem được nghỉ ngơi đồng thời cho phép khách hàng truy cập và xác định thứ bậc trên trang web của bạn.

Họ sử dụng khoảng trắng để tìm thông tin quan trọng nhất trên các trang, vì vậy biết cách sử dụng khoảng trắng trên trang web của bạn sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) trang web hiệu quả.

Khi hai yếu tố gần nhau và có ít khoảng trắng ở giữa, mắt người sẽ xem chúng như một đơn vị. Mặt khác, nếu hai yếu tố càng xa nhau, mắt bạn sẽ nhìn chúng riêng biệt.

19. Tiện ích mở rộng

Trong thời buổi hiện đại, chúng ta chú ý nhiều hơn tới chất lượng hình ảnh và khả năng tiếp cận của chúng vì vậy SVG sẽ là phần mở rộng phổ biến nhất và xứng đáng đứng trong danh sách xu hướng thiết kế trang web vào năm 2022.

Kích cỡ của file SVG được chấp nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, dễ dàng mở rộng mà không bị sụt giảm chất lượng. Đây chính là dịnh dạng tốt nhất cho các yếu tố đồ họa.

20. Kích thước media ngày càng lớn

Nền tảng Internet đã có những cải thiệt đột phá đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho phép người dùng đòi hỏi những trải nghiệm cao cấp hơn, hình ảnh lớn hơn, video dài hơn và hỗ trợ full HD…

Các video, hình ảnh chất lượng cao sẽ được hỗ trợ bởi framewrok để convert chúng ra thành nhiều phiên bản kích thước cũng như chất lượng khác nhau.

Gần đây các nhà phát triển ngày càng tập trung sự yêu thích vào framework mới, nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn và hỗ trợ tốt hơn.

 21. Cinemagraphs soán ngôi của ảnh Gift truyền thống

Cinemagraphs có lẽ là một hiệu ứng còn xa lạ với nhiều người dùng và đôi khi bị nhầm lẫn với ảnh Gift. Nhưng thực tế, đây chính là 2 hiệu ứng hoàn toàn khác biệt và Cinemagraphs được dự đoán trở thành xu hướng thiết kế website năm 2022.

Cinemagraphs - nghệ thuật ẩn mình
Cinemagraphs – nghệ thuật ẩn mình

Không giống với ảnh Gift là tập hợp nhiều frame hình ảnh khác nhau, Cinemagraphs có thể hiểu là các ảnh tĩnh chỉ chứa duy nhất một phần tử động.

Bạn có thể ứng dụng hiệu ứng này trên website để thu hút bằng cách sử dụng trong các hình ảnh sản phẩm, dịch vụ tạo sự đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh của bạn. 

22. Video nhúng thu hút

Một báo cáo cho thấy rằng 84% người dùng đánh giá cao những website sử dụng video nhúng để truyền tải thông điệp truyền thông cũng như truyền cảm hứng tới khách hàng.

Video làm tăng sự chuyên nghiệp, niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng hiệu quả.

Sử dụng một loạt các video clip ngắn trên trang chủ website, ngay khi truy cập, khách hàng sẽ lập tức bị ấn tượng về các video trên trang và thời gian ở lại website tăng lên đáng kể. 

23. Câu chuyện hấp dẫn

Các trang web hiện đại vào năm 2022 sẽ tỏa sáng qua hình thức kể chuyện.

Kể chuyện trên website
Kể chuyện trên website

Với thiết kế trang web sang trọng được kể bởi một câu chuyện hấp dẫn, trang web của bạn chắc chắn sẽ thu hút và gây ấn sâu sắc trong lòng khách hàng. Như vậy, tỷ lệ chuyển đổi doanh thu chắc chắn cũng sẽ cao hơn.

24. Hiệu ứng động cho background

Sử dụng hiệu ứng động cho background một cách sáng tạo, độc đáo để có thể tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng ngay. Với các kỹ thuật thiết kế website hiện đại, việc sử dụng các background động không làm ảnh hưởng đến tốc độ load của web.

Những hình ảnh động này sử dụng javascript/HTML5/CSS3 cho phép hiệu ứng di chuyển được tạo ra tự nhiên mượt mà.

25. Các menu điều hướng nổi bật

Thanh menu điều hướng được thiết kế phá cách, nổi bật hơn sẽ gia tăng sự hiệu quả của các CTA (Call to Action). Các nhà thiết kế web thường tách toàn bộ thanh menu điều hướng khỏi phần còn lại của trang web khi bạn cuộn trang, kỹ thuật này gọi là “đóng băng” ở vị trí trên đầu.

Website sử dụng thanh điều hướng tốt sẽ là góp phần tăng trải nghiệm người dùng, thúc đẩy tỷ lệ chuyên đổi, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

10 nguồn tài nguyên tham khảo ý tưởng thiết kế tuyệt vời miễn phí

1. Awwwards

Được mệnh danh là nơi cung cấp nguồn cảm hứng thiết kế web đa dạng và hiệu quả được đánh giá cao về khả năng thiết kế, sáng tạo và đổi mới trên Internet.

Link truy cập website: https://www.awwwards.com/

Awwwards
Awwwards

Tại mục “website của ngày” và “website của tháng” của trang thường xuyên cập nhật địa chỉ các trang web đẹp, ấn tượng nhất trong mọi lĩnh vực để người tham khảo và lấy ý tưởng cho việc thiết kế web của mình

Bạn có thể tìm kiếm và phân loại nội dung, cũng như chức năng tổng hợp, hiển thị các trang web có độ rate cao.

2. Designspiration

Designspiration sẽ đưa cảm hứng thiết kế web của bạn lên một tầm cao mới. Các nhà thiết kế đồ họa có thể khám phá rất nhiều thứ trong lĩnh vực thiết kế, từ website, nhiếp ảnh đến các đồ họa kỹ thuật số phổ biến khác.

 Bạn có thể thu thập các mẫu thiết kế đầy cảm hứng, khá giống với Pinterest, nhưng phù hợp hơn với cộng đồng thiết kế chuyên nghiệp.

Link truy cập website: https://www.designspiration.com/

Trải nghiệm mà Designspiration mang lại cũng rất tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm ra các mẫu thiết kế theo nhu cầu của dự án để tạo cảm hứng khu truy cập website

3. SiteInspire

Siteinspire là một tên tuổi lớn khác trong cộng đồng thiết kế web.

Siteinspire được lập ra với mục đích chia sẻ nguồn cảm hứng thiết kế web tuyệt vời. Có rất nhiều mẫu trang web đẹp và chuyên nghiệp trong Siteinspire, mỗi trang web đều độc đáo và táo bạo theo cách riêng của chúng.

Tính năng tìm kiếm của Siteinspire cũng mạnh mẽ, nó cho phép bạn tìm kiếm bằng cách sử dụng hệ thống thẻ, hoặc liệt kê theo từng phong cách, chủ đề hoặc nền tảng

Link truy cập website: https://ift.tt/3icJxbH

4. CSS Winner

Cách sắp xếp các gợi ý và phong cách thiết kế của trang này khá rõ ràng và dễ chịu, mang lại nhiều ý tưởng gợi mở cho người truy cập.

Giao diện CSS Winner
Giao diện CSS Winner

Link truy cập website: https://www.csswinner.com/

Khi một mẫu trang web được đưa ra, CSS WINNER có công cụ đánh giá và chấm điểm website đó theo các hạng mục như giao diện, chức năng, nội dung, tính tổng điểm… dựa trên mức độ thẩm mỹ và các trải nghiệm người dùng.

5. Webdesign Inspiration

Webdesign Inspiration là một thư viện tài nguyên ý tưởng thiết kế website tuyệt vời khác cho các nhà thiết kế web chuyên nghiệp.

Webdesign Inspiration có một hệ thống thẻ phân loại hiệu quả và chi tiết. Với chất lượng cao và hệ thống điều hướng tốt giúp việc khám phá các mẫu web trở nên thú vị và dễ dàng hơn.

Link truy cập website: https://ift.tt/30Lk5Oj

6. Flickr

Là vua của các dạng khối hình thu nhỏ và khả năng cung cấp hình ảnh chất lượng, và có thể nói rằng Flickr là một trong những phòng trưng bày ảnh đẹp nhất hiện có.

Link truy cập website: https://www.flickr.com/

7. The Best Designs

Ra đời từ năm 2001, The Best Designs vẫn luôn là một trong những trang web gợi cảm hứng thiết kế khá tốt. với các danh mục rõ ràng, gọn gàng giúp bạn dễ dàng lọc ra những website ưng ý.

Link truy cập website: https://ift.tt/1vSyIJi

8. Pinterest

Đây là nguồn ý tưởng thiết kế không quá xa lạ gì đối với dân thiết kế chuyên nghiệp hiện nay, trong đó thiết kế web cũng không là ngoại lệ.

Link truy cập website: https://ift.tt/Uf0Cvf

Kho ý tưởng khổng lồ Pinterest
Kho ý tưởng khổng lồ Pinterest

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều yếu tố bạn cần thông qua việc tìm kiếm các từ khóa, hashtag liên quan. Hơn nữa, Pinterest là nơi tổng hợp ý tưởng từ nhiều cá nhân đóng góp nên vô cùng phong phú và đa dạng.

9. Little Big Details

Nắm bắt xu hướng cùng ý tưởng hiện đại với Little Big Details với những thiết kế đa dạng, chuyên nghiệp không thể bỏ qua.

Link truy cập website: https://ift.tt/3JdHnn1

10. Design Licks

Cũng là một nguồn độc đáo để bạn tham khảo và lên ý tưởng thiết kế web cho mình. Design Licks như một kho tàng cảm hứng với đa dạng các lĩnh vực như thời trang, làm đẹp, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp,…

Link truy cập website: https://ift.tt/3mtIVzt

11. Brutalist Websites

Các ý tưởng thiết kế web được chia sẻ trong Brutalist Websites thường mang tính sáng tạo rất mạnh, vì vậy nó không dành cho các nhà thiết kế thông thường.

Link truy cập website: https://ift.tt/2MbCVbJ

Brutalist Website
Brutalist Website

“Brutalist” nghĩa là phá vỡ các quy tắc chuẩn mực của thiết kế trực quan, cố ý tạo ra thứ gì đó trông độc đáo mặc dù nó không phù hợp với thẩm mỹ đại chúng.

Chủ nghĩa sáng tạo “Brutalist” gần như đối lập với thiết kế tinh tế và đẹp mắt, đôi khi có thể tạo cảm giác khó chịu và rối rắm. Vì vậy hãy dùng website này khi bạn muốn tạo ra sự phá cách cho thương hiệu.

12. Best Website Galley

Best Website Gallery có giao diện người dùng vui nhộn, tạo cảm giác nhẹ nhàng và vui vẻ. Các mẫu website được chia sẻ trên Best Website Gallery đều có chất lượng thiết kế chuẩn mực.

Có rất nhiều thẻ để lọc kết quả, từ màu sắc, kiểu dáng cho đến bố cục của trang web. Hệ thống thẻ rất đa dạng, vì vậy bạn sẽ nhanh chóng ng tìm thấy các mẫu thiết kế theo nhu cầu của mình.

Link truy cập website: https://ift.tt/290Ohhg

13. Commerce Cream

Thu hút khách hàng khi mua bán online giờ đây đã trở nên cực kỳ thuận tiện và dễ dàng với Commerce Cream.

Khi nhắc đến thương mại điện tử, không thể không kể đến Shopify.

Shopify là một nền tảng khổng lồ chứa hàng nghìn website bán hàng trực tuyến, với nhiều thiết kế tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng trên toàn thế giới.

Cream là trang web chia sẻ các mẫu thiết kế web bán hàng trên Shopify đẹp và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm cảm hứng để thiết kế website bán hàng/thương mại điện tử, đừng bỏ qua Commerce Cream nhé.

Link truy cập website: https://ift.tt/2CruXZI

14. Admire the Web

Bản thân Admire the Web không có thiết kế bóng bẩy, nhưng nó vẫn mang lại trải nghiệm tuyệt vời. là một website không thể bỏ qua khi liệt kê nguồn cảm hứng thiết kế web.

Link truy cập website: https://ift.tt/3JgGKZR

Admire The Web
Admire The Web

Ngoại trừ màu hồng nhạt trên toàn bộ web có thể gây hơi mất tập trung với một số người thì các mẫu website được chia sẻ bởi Admire the Web thực sự rất tuyệt vời.

15. 99 Designs

99 Designs được biết đến rộng rãi như một dịch vụ thiết kế web và cũng là 1 website chia sẻ các ý tưởng thiết kế web chất lượng cao đến từ rất nhiều designer chất lượng khắp thế giới.

Link truy cập website: https://ift.tt/3plJMUV

Ngoài website, bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều thứ thú vị khác, từ logo, menu, biểu tượng, banner đến infographic hay thậm chí là…slide powerpoint, rất nhiều mẫu đồ họa kỹ thuật số.

Qua bài viết trên, Miko Tech đã cung cấp cho bạn 25 xu hướng ý tưởng thiết kế website chuẩn SEO mà một website chuyên nghiệp năm 2022 cần có và 10 nguồn tài nguyên tham khảo ý tưởng tuyệt vời. Nếu thấy bài viết hữu ích, chia sẻ ngay để mọi người cùng nhau học hỏi nhé. Để lại bình luận khi có bất kỳ thắc mắc gì dưới đây nhé.



source https://mikotech.vn/25-xu-huong-y-tuong-thiet-ke-website-chuan-seo/

UI UX là? Công việc của một UX/UI Designer

UX UI là gì? Công việc của một UX/UI Designer thực sự là làm gì mà họ lại được các doanh nghiệp săn đón đến như vậy? Bạn muốn trở thành một UX/UI chuyên nghiệp nhưng không biết mình có đang phù hợp với nghề này không? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này vì Miko Tech sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó ngay bây giờ. Cùng theo dõi nhé!

UX UI là gì?

Khái niệm UI

UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc, bố cục sắp xếp như thế nào, fonts chữ gì, hình ảnh,… trên trang web.

Thiết kế UI là yếu tố quan trọng giúp truyền tải thông điệp từ người thiết kế, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người dùng. Với lĩnh vực này, họ coi nhà thiết kế như một lập trình viên hoặc một người xây dựng tài ba giúp cho sản phẩm của họ được cung cấp rộng rãi cho mọi người hơn.

UI là gì?
UI là gì?

Những định dạng của UI

  • Giao diện đồ họa người dùng – Graphical user interfaces (GUIs): Đây là khái niệm quen thuộc nhất. Người dùng tương tác thông qua các bảng điều khiển trên các thiết bị.
  • Giao diện người dùng bằng giọng nói– Voice-controlled interfaces (VUIs) tức là người dùng tương tác thông qua giọng nói. VD: các trợ lý ảo trên điện thoại là một VUIs.
  • Giao diện dựa trên cử chỉ – Gesture-based interfaces: Người dùng tương tác với không gian 3D trong thiết kế bằng các cử chỉ, hành động nào đó. VD: các hành động của game thực tế ảo.

Khái niệm UX

UX là viết tắt của User Experience là thiết kế trải nghiệm cho người dùng, những đánh giá của người dùng về sản phẩm, dịch vụ. Điều này rất quan trọng, người dùng có muốn ghé lại website của bạn lại hay không – phụ thuộc vào khá nhiều bạn thiết kế UX ra sao.

UX là gì?
UX là gì?

Nếu công nghệ UI chỉ tập trung vào những yếu tố về giao diện, phần nhìn, thẩm mỹ “bề nổi” thì UX lại được các lập trình viên lại chú trọng đến yếu tố bên trong.

Đây là kỹ thuật để người dùng có thể trải nghiệm cũng như sử dụng được các tính năng của website một cách dễ dàng, tiện lợi và và “mượt mà”.

Mối quan hệ giữa UI/UX

Xét về định nghĩa, UI là việc tạo ra các yếu tố để người dùng có thể tương tác với sản phẩm trong khi UX là những trải nghiệm người dùng đạt được khi tương tác với sản phẩm. Nhưng chúng vẫn có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Nếu có UI đẹp nhưng sản phẩm đó không đem lại sự hữu ích, tiện lợi cho người dùng thì cũng coi như không. Nhưng nếu chỉ tập chung vào UX sẽ khiến sản phẩm không được bắt mắt và không thu hút được người dùng. 

Mối quan hệ giữa UX và UI
Mối quan hệ giữa UX và UI

Về cơ bản UI sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới UX. Người dùng sẽ khó chịu nếu giao diện có quá nhiều bug, chạy cực kỳ chậm, và tốn rất nhiều bước để thực hiện một hành động nào đó. Nếu UI được tối ưu, UX cũng sẽ được nâng cao.

Một phần mềm tốt cần dung hòa giữa UI và UX, tức là cần phải có thiết kế đẹp mắt nhưng cũng phải đem đến một trải nghiệm người dùng tốt. 

UI/UX Designer là ai?

UX/UI Designer là người đảm nhận vai trò thiết kế trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện người dùng, tối ưu hoá sự trình bày một sản phẩm, cải thiện tính sử dụng, dễ sử dụng và sự tương tác giữa khách hàng và sản phẩm nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Người làm về UX hay còn gọi là UX Designer sẽ nghiên cứu và đánh giá về thói quen và cách mà khách hàng sử dụng rồi đánh giá về sản phẩm website/App nào đó: tính dễ sử dụng, sự tiện ích, sự hiệu quả khi hệ thống hoạt động.

UI Designer là người thiết kế giao diện người dùng giúp người dùng có khả năng trao đổi với máy tính cũng như các thiết bị điện tử thông qua phần mềm, nút ấn, thanh trượt,… Hay UI design chính là người quyết định màu sắc, hình ảnh của trang web.

Tại sao nên tối ưu UX/UI trong thiết kế website?

Cải thiện hình ảnh công ty trên trang web của bạn

Website được xem như một cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp, nơi thể hiện sự chuyên nghiệp và gây dựng niềm tin bước đầu với khách hàng.

Chuyển đổi khách truy cập của bạn thành khách hàng

Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng

Một thiết kế thân thiện với người dùng sẽ thu hút khách truy cập, dành nhiều thời gian hơn cũng như tạo ấn tượng để họ quay lại. Do đó, bạn sẽ cải thiện cơ hội có được khách hàng mới.

Nổi bật so với đối thủ của bạn

Tối ưu hóa trang web của bạn sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh. Khách hàng có thể so sánh hai dịch vụ hoặc hai sản phẩm chỉ với một vài cú nhấp chuột trên Internet. Do đó, bạn phải làm nổi bật đề xuất giá trị của mình để nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Điều quan trọng là phải áp dụng và áp dụng một thiết kế UX và UI hiệu quả cho trang web của bạn vì nó sẽ giảm chi phí và tiết kiệm thời gian của bạn đáng kể. Đặc biệt, giai đoạn phát triển sản phẩm ban đầu phải được lên kế hoạch với thiết kế UX phù hợp vì việc tái cấu trúc sản phẩm và trang web sau khi ra mắt sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Nếu bạn ra mắt sản phẩm của mình với trải nghiệm hiệu quả cho người dùng, bạn có thể tiết kiệm được một lượng thời gian và tiền bạc đáng kể.

Tăng doanh thu

Đầu tư vào thiết kế UX làm tăng số lượng khách truy cập vào trang web của bạn và giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, bạn nên hợp tác với một công ty thiết kế UX chuyên nghiệp.

Theo các nghiên cứu gần đây, doanh thu của các doanh nghiệp hợp tác với một công ty thiết kế UX có kinh nghiệm đã tăng lên đáng kể vì nó tạo điều kiện cho khách truy cập trả tiền cho trang web và gợi ý sản phẩm cho người khác. Vì vậy, thiết kế UX là một chiến lược tuyệt vời để quảng cáo truyền miệng sẽ giúp tăng doanh thu của bạn về lâu dài.

Công việc của một UX/UI designer thực tế là làm gì?

Công việc của một UI Designer

Vai trò của giao diện người dùng là rất quan trọng đối với mọi giao diện kỹ thuật số, và là một yếu tố quan trọng mang lại sự tin tưởng vào một thương hiệu. Các nhà thiết kế giao diện người dùng cần thể hiện rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ.

Công việc của UI Designer
Công việc của UI Designer

Công việc chính của UI Designerthiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm, website, mobile app. Công việc sẽ mở rộng ra khi có nhiều nền tảng hơn như VR, Smartwatch (đại loại là digital product). Đi sâu vào thì làm việc chủ yếu với form, bảng biểu, typo, bảng màu, các khối thông tin, icon. Cụ thể:

Nghiên cứu và phân tích yêu cầu

  • Phân tích khách hàng để nắm bắt nhu cầu.
  • Nghiên cứu thiết kế.
  • Xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa.
  • Xây dựng hướng dẫn sử dụng / Cốt truyện.

Xây dựng và đáp ứng

  • Xây dựng sản phẩm mẫu.
  • Sự tương tác và hoạt hình.
  • Sự thích ứng với tất cả các kích cỡ của màn hình thiết bị.
  • Thực hiện với nhà phát triển.

Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa như là Photoshop, Sketch, Figma, Adobe XD, Illustrator,… với tư duy chính là thiết kế phù hợp với Human guideline và thiết kế có tính cấu trúc, tính thẩm mỹ.

Công việc của một UX Designer

Trong một đội ngũ phát triển sản phẩm, người thiết kế UX có một vị trí rất quan trọng. UX Designer là chiếc cầu nối giữa khách hàng và những nhà lập trình viên, là người giải mã những insight của khách hàng, dung hòa với mục tiêu kinh doanh và biến nó thành những tính năng, tương tác, giao diện cho sản phẩm.

Công việc của một UX Designer
Công việc của một UX Designer

Công việc chính của UX Designer là thiết kế trải nghiệm người dùng cho phần mềm website, mobile app. Làm việc chủ yếu với nghiên cứu nhu cầu người dùng, phác thảo giải pháp, kiểm thử giải pháp. Cụ thể:

Chiến lược và nội dung:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Phân tích khách hàng
  • Cơ cấu / Chiến lược sản phẩm
  • Phát triển nội dung

Xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu:

  • Kiểm tra / Lặp lại
  • Lên kế hoạch phát triển
  • Thực hiện và Phân tích
  • Phối hợp với nhà thiết kế giao diện người dùng
  • Phối hợp với các nhà phát triển
  • Theo dõi mục tiêu
  • Phân tích và lặp lại

Công cụ sử dụng chính: công cụ vẽ phác thảo và dựng mô phỏng phác thảo, ngoài ra thì dùng rất nhiều giấy bút và file document với mục tiêu thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm.

Tố chất để trở thành UI/UX Designer

  • Sự đồng cảm: họ dễ dàng hiểu hay đoán được người khác đang hiểu gì và tại sao.
  • Sự khiêm tốn: dù có là chuyên gia hay không, họ luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh, đặc biệt là người dùng của mình.
  • Không phán xét: họ không áp đặt các giá trị đạo đức hay lối suy nghĩ của mình vào người khác và cho rằng mình luôn đúng.
  • Chú ý đến chi tiết: họ thường thấy được những chi tiết nhỏ nhoi ảnh hưởng đến mọi 
  • Khả năng phán đoán tốt: Khả năng nhìn nhận và phán đoán đúng nhu cầu của khách hàng sẽ là một điểm cộng khi bạn bước vào ngành nghề này.
  • Khéo léo trong giao tiếp: Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi quan điểm, giá trị đạo đức của bạn không cùng hướng với người khác.

9 kỹ năng UX/UI Designer cần có

Ngoài kiến thức chuyên môn, tất cả các ngành nghề nói chung cũng như thiết UX/UI đều có những yêu cầu về kỹ năng phù hợp với ngành nghề.

Một UX/UI Designer cần có những kỹ năng gì?
Một UX/UI Designer cần có những kỹ năng gì?
  • Sự quan sát chi tiết và tò mò về mọi thứ xung quanh: Không chỉ có quan sát tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhặt, những UI/UX Designer cũng cần phải luôn biết cách khiến mọi thứ xung quanh mình trở nên thú vị, ví dụ qua từng câu chuyện chia sẻ của chính người dùng. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng rất cần thiết cho dù bạn làm ngành nghề gì. Với một UX/UI Designer, là người tạo ra sản phẩm hướng đến người dùng, bạn cần phải trao đổi nhiều thông tin với các bộ phận khác liên quan như marketing, khách hàng, Dev,…
  • Kỹ năng thiết kế: Để xây dựng giao diện và trải nghiệm người dùng thật hấp dẫn, ấn tượng và thân thiện thì bạn phải biết cách thiết kế làm sao chúng đạt được những điều như thế. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng mà một Designer UX/UI phải có.
  • Sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng: Tất nhiên là bạn cần sử dụng được các phần mềm thiết kế để trình bày ý tưởng, báo cáo, kết quả làm việc của mình.
  • Kỹ năng phân tích thông tin và tư duy sáng tạo: Một nhà thiết kế thành công cần biết cách phân tích thông tin từ nhu cầu khách hàng đến nhu cầu thị trường đặc biệt là xây dựng tư duy sáng tạo để tạo ra nhiều ấn tượng, thú vị riêng cho website sản phẩm của bạn. 
  • Hiểu biết căn bản về kỹ thuật: Trang bị một chút kiến thức kỹ thuật giúp việc trao đổi với các bộ phận kỹ thuật, Dev dễ dàng hơn khi bạn gặp vấn đề.
  • Kỹ năng thuyết phục: Không chỉ bản thân, Người UX/UI Designer phải thuyết phục được những người khác đi theo triết lý design và áp dụng những kết quả của mình.
  • Kỹ năng thấu hiểu vấn đề: Có thể thấu hiểu vấn từ biểu hiện bề mặt của vấn đề và xác định được đúng vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết.
  • Kiến thức về tâm lý học: Có khả năng đào sâu vào cặn kẽ các yếu tố tâm lý khách hàng nắm bắt nhu cầu và đưa ra phương án hiệu quả.

Tiềm năng thị trường tuyển dụng UX/UI

Tiêu chí tuyển dụng UX/UI Designer

  • Về trình độ văn hóa: Nhà tuyển dụng sẽ không có tiêu chí cụ thể với tấm bằng về thiết kế UX UI. Tùy vào yêu cầu vị trí sẽ có nhiều tiêu chuẩn về trình độ văn hóa khác nhau, có thể tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học hoặc học viện về chuyên ngành thiết kế
  • Về kinh nghiệm làm việc: Ứng viên có ít nhất là 1 năm kinh nghiệm làm thiết kế UX UI ở các doanh nghiệp, công ty trước đó hoặc là 6 tháng kinh nghiệm thiết kế UX UI ở chính lĩnh vực sản phẩm tương tự sản phẩm của công ty bạn ứng tuyển. 
  • Về kỹ năng chuyên môn: Ứng viên phải thành thạo tất cả các phần mềm thiết kế nói chung mà thiết kế UX UI nói riêng. Bên cạnh đó ứng viên cũng phải là người có khiếu thẩm mỹ tốt và khả năng nắm bắt tâm lý trải nghiệm người dùng.
  • Về kỹ năng mềm: Ứng viên phải có khả năng làm việc nhóm tốt, chịu được áp lực công việc cao, đặc biệt là sự nhẫn nại và kiên trì vì công việc này sẽ ngồi khá nhiều và có thể làm việc tăng ca ngoài giờ hành chính. 
  • Về những yêu cầu khác: Nhà tuyển dụng sẽ có sự ưu tiên hơn với những ứng viên có chỉ số IE cao (Intelligent Emotion – chỉ số cảm xúc thông minh) và kiến thức cơ bản về HTML/CSS. 

Nhu cầu thị trường

Trên thực tế hiện nay lĩnh vực UI/UX Designer cũng đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà tuyển dụng cũng như nguồn nhân lực trẻ hiện nay, một phần nhờ vào xu hướng thời đại công nghệ hiện đại của ngày nay.

Nhu cầu tuyển dụng thiết kế UX/UI cao
Nhu cầu tuyển dụng thiết kế UX/UI cao

Khi bạn gõ “UX UI tuyển dụng” trên các website việc làm, cũng không quá khó để thấy được thông tin tuyển dụng vị trí này bởi nhu cầu nhân lực vô cùng lớn.

Đa phần công việc cần thực hiện sẽ là thiết kế UI/UX cho các sản phẩm: Trang web, Ứng dụng web app, ứng dụng di động (không phải ứng dụng game) và các thiết kế khác theo từng dự án và phân công của cấp trên.

Cơ hội việc làm của ngành này vô cùng đa dạng. Đối với các IT, đặc biệt là mảng front end developer có thể học thêm java để tăng thu nhập hoặc thậm chí rẽ ngang sang Graphic Designer.

Đối với vị trí này các bạn hoàn toàn có cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài cùng mức lương vô cùng hấp dẫn dao động từ 1000 đô la đến 1500 đô nhưng cũng cần phải đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khá cao của các doanh nghiệp.

Tại môi trường quốc tế, bạn có thể học tập và làm việc với thành tựu công nghệ ứng dụng quốc tế, từ đó tăng tiềm năng phát triển sự nghiệp trong tương lai rất nhiều.

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã hiểu khái niệm UX/UI là gì cũng như những công việc thực sự của một UX/UI Designer rồi đúng không. Nếu bạn có đầy đủ những tố chất cũng như kỹ năng của một

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã hiểu khái niệm UX/UI là gì cũng như những công việc thực sự của một UX/UI Designer rồi đúng không. Nếu bạn có đầy đủ những tố chất cũng như kỹ năng mà Miko Tech vừa liệt kê trên thì đừng ngần ngại trở thành một UX/UI Designer chuyên nghiệp nhé.

Qua bài viết trên chắc chắn bạn đã hiểu khái niệm UX/UI là gì cũng như những công việc thực sự của một UX/UI Designer rồi đúng không. Với cơ hội việc làm vô cùng rộng mở, nếu bạn có đầy đủ những tố chất cũng như kỹ năng của một UX/UI Designer mà Miko Tech vừa liệt kê trên thì đừng ngần ngại theo đuổi công việc này nhé.



source https://mikotech.vn/ui-ux-la-gi-cong-viec-cua-ux-ui-designer/

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Insight khách hàng là gì? Cách xác định insight khách hàng | Thuật ngữ

Insight được ví như kim chỉ nam cho các chiến dịch Marketing thành công. Phân tích Insight là một nghệ thuật nhưng không phải Marketer nào cũng dễ dàng trở thành nghệ sĩ. Vậy Insight khách hàng là gì? Cách xác định Insight khách hàng nhanh chóng chính xác như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Miko Tech để hiểu rõ nhé.

Insight khách hàng là gì?

Insight là thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến trong ngành Marketing.

  • In (bên trong): cảm xúc, kỳ vọng, mong muốn và cả những nỗi lo sợ.
  • Sight (tầm nhìn): bao gồm những hành vi, thói quen và thái độ thể hiện.

Insight hay “sự thật ngầm hiểu” là những suy nghĩ, hành vi, kỳ vọng ẩn sâu bên trong khách hàng và tác động đến hành vi tiêu dùng của họ.

Insight khách hàng là gì?
Insight khách hàng là gì?

Insight được xác định thông qua dữ liệu thu thập từ họ như nhân khẩu học, dữ liệu web, lịch sử mua hàng,… Những người làm Marketing muốn nghiên cứu và đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả, trước hết phải nhắm đúng hướng và mục tiêu.

Bên cạnh đó, sự kết hợp ăn ý giữa Customer InsightBrand Insight sẽ tạo nên những chiến dịch truyền thông với hiệu quả cao nhất.

Ví dụ về Insight của Sprite

Nhãn hàng nước ngọt Sprite với slogan “cứ là mình, sao phải nghĩ” động viên các thanh thiếu niên hãy là chính mình.

Insight của Sprite "Cứ là mình - Sao phải nghĩ"
Insight của Sprite “Cứ là mình – Sao phải nghĩ”

Một mặt họ khao khát và muốn tự do, làm điều mình thích; mặt khác họ lại bị chi phối bởi áp lực từ truyền thống, gia đình, bạn bè, hàng xóm hay cộng đồng và luôn lo lắng mình sẽ bị tách biệt, kì thị khi muốn thể hiện bản thân.

Từ Insight này Sprite cho ra câu chuyện Digital Marketing rất tài tình về giới trẻ, thu hút đông đảo sự hưởng ứng từ họ.

Thành công của một thương hiệu chính là biết cách thấu hiểu và đáp ứng những suy nghĩ bên trong của khách hàng.

Tại sao Insight là linh hồn của các chiến lược Marketing?

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Insight rất quan trọng đối với các tổ chức vì chúng mang lại cơ hội cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Các nội dung truyền tải rõ ràng, có tính tương tác cao sẽ dễ dàng thu hút và chữ chân khách hàng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Insight là định vị những gì khách hàng mong muốn, là chìa khóa giúp doanh nghiệp hiểu rõ và xây dựng các chiến lược truyền thông hiệu quả, khác biệt so với đối thủ. Vì vậy, đây cũng là công cụ giúp bạn nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng thị phần và lợi nhuận.

Tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn

Không phải tất cả những người đi mua đều là người tiêu dùng cuối cùng. Phân tích Insight giúp bạn hiểu rõ hành vi, kỳ vọng của khách hàng và tại sao họ lựa chọn sản phẩm của bạn. Từ đó mở rộng tệp khách hàng tiềm năng hơn.

Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn

Customer insight còn được gọi là sự thấu hiểu người tiêu dùng, là sự hiểu biết và diễn giải dữ liệu, hành vi và phản hồi của khách hàng thành các kết luận có thể được sử dụng để cải thiện việc phát triển sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.

Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn
Cải thiện và phát triển sản phẩm tốt hơn

Insight khách hàng tiết lộ nhiều điều về nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về cách họ nghĩ và cảm nhận về sản phẩm, dịch vụ.

Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện, phát triển các sản phẩm theo hướng tốt hơn và đảm bảo đáp ứng tối đa mong muốn của khách hàng.

Tăng định vị thương hiệu

Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của Insight đối với doanh nghiệp Có được Customer Insight tốt sẽ giúp bạn:

  • Giữ định vị thương hiệu sắc bén hơn
  • Tạo ra định vị mới, thương hiệu mới khi tái định vị
  • Mở rộng định vị để tấn công vào các thị trường hoặc ngành hàng mới

Insight là những gì người tiêu dùng muốn mà thương hiệu có thể tận dụng để thoả mãn nhu cầu, tâm trí của họ.

Các loại Insight khách hàng? 4 đặc trưng cơ bản của Customer Insight?

4 loại Insight khách hàng hiện nay

1. Insight về nhân khẩu học

Insight về nhân khẩu học
Insight về nhân khẩu học

Nghiên cứu insight về nhân khẩu học gồm: độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… giúp bạn khái quát hồ sơ khách hàng và thành lập phân khúc khách hàng chính xác.

2. Insight về sản phẩm và quy trình

Insight về sản phẩm hoặc quy trình liên quan đến việc khách hàng cung cấp những phản hồi về sản phẩm, dịch vụ và quy trình mà bạn cung cấp.

Đây là loại Insight đóng vai trò rất quan trọng. “Sự thật hiểu ngầm” này sẽ cơ sở để doanh nghiệp cải tiến tính năng sản phẩm, tối ưu quy trình dịch vụ nhằm tối đa hóa trải nghiệm khách hàng.

3. Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân

Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân
Insight về phong cách sống và sở thích cá nhân

Với insight này bạn sẽ dễ dàng cá nhân hóa các thông điệp cũng như phương thức truyền thông hiệu quả đến từng khách hàng khác nhau. Từ đó, bạn có thể biến họ thành khách hàng trung thành với thương hiệu của mình.

4. Insight mua hàng

Insight mua hàng đề cập đến những thông tin, chỉ số bán hàng, giúp bạn đề ra các chiến lược Sale và Marketing hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định các tính năng sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất để tạo ra các nội dung truyền thông phù hợp và thu hút.

Đặc biệt, với những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ khác nhau để thiết lập xu hướng bán hàng theo insight này cần quan tâm đến tính sẵn có của sản phẩm.

4 đặc trưng cơ bản của Customer Insight

Không phải sự thật hiển nhiên, chỉ mang tính chất gợi ý những hành động

Customer Insight được định nghĩa là sự thật ngầm hiểu điều này có nghĩa là nó không phải là sự thật hiển nhiên có thể dễ dàng quan sát được. Insight là lắng nghe, nhìn nhận, thấu hiểu từ bên trong vì vậy đòi hỏi cần có thời gian để đào sâu và nghiên cứu.

Insight không phải là sự thật hiển nhiên
Insight không phải là sự thật hiển nhiên

Sau khi phân tích Insight khách hàng cũng không có nghĩa là tất cả khách hàng đó chắn chắn sẽ lựa chọn sả phẩm/dịch vụ của bạn. Thực chất Insight chỉ mang tính khơi dậy nhu cầu, mong muốn của họ với những gì bạn cung cấp, gợi ý rằng họ nên sử dụng vì chúng mang lại lợi ích cho họ.

Vì vậy, để khách hàng cảm thấy hứng thú, tích cực tương tác và chuyển đổi thành doanh thu, Insight cần được xây dựng một cách thú vị và độc đáo.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu

Bạn có một kho dữ liệu khổng lồ cũng không có nghĩa là bạn đã có một Insight tốt. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có hành vi, sở thích và nhu cầu không giống nhau.

Customer Insight sẽ thay đổi theo: thời gian, xu hướng, độ tuổi,… nếu chỉ phân tích dựa trên các dữ liệu cũ chắc chắn bạn sẽ khó lòng thấu hiểu hết khách hàng của mình. Bạn cần kết hợp nhiều nguồn data, nhiều chỉ số và dữ liệu khác nhau mới có thể tạo ra được Insight chính xác.

Đôi khi, khách hàng cũng sẽ có những nhu cầu, mong muốn mà chính họ cũng chưa xác định được. Nếu khai thác được nhu cầu đó từ các dữ liệu có sẵn, bạn sẽ tạo ra một Insight khác biệt và thành công. 

Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể

Insight hoàn chỉnh cần phải được biến thể từ lý thuyết sang hành vi cụ thể và được áp dụng vào thực tế.

Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể
Từ insight có thể tạo các hành động cụ thể

Một insight thực thực là một insight độc đáo, đủ thu hút khách hàng có những hành động, hành vi tương tác với chiến dịch Marketing. Từ đó tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Hướng khách hàng thay đổi hành vi của mình vì Insight

Insight chính là sự ngầm hiểu các hành vi, nhu cầu bên trong của khách hàng từ đó thúc đẩy và thay đổi hành vi khách hàng.

Ưu nhược điểm của Customer Insight cần hiểu rõ

Ưu điểm

Tăng lợi thế cạnh tranh & giành quyền ưu tiên (Early bird)

Nghiên cứu Insight khách hàng giúp doanh nghiệp có thể dự đoán xu hướng trong tương lai. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị cần thiết để tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng.

Gia tăng thị phần

Muốn tăng doanh thu hiệu quả trước hết bạn phải hiểu biết và luôn đặt nhu cầu khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động. Như vậy bạn sẽ nâng cao cơ hội thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

Gia tăng thị phần
Gia tăng thị phần

Hơn nữa, công ty có thể dễ dàng khai thác những cơ hội trên thị trường. Nếu cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì phần trăm thị phần hàng hóa cũng sẽ tăng thêm.

Thay đổi các chiến lược thích nghi với thời gian

Trong thời kỳ công nghệ phát triển không ngừng thì việc thay đổi để thích nghi là rất cần thiết.

Phân tích insight là xác định những mong muốn hiện tại và có khả năng xuất hiện trong tương lai. Qua đó, doanh nghiệp có thể đề xuất các chuyển đổi tương ứng như chiến dịch quảng cáo ăn nhập hay chương trình khuyến mãi phù hợp.

Thời gian và nhu cầu của con người luôn thay đổi không ngừng, nếu không kịp thời nắm bắt xu hướng và nhanh chóng thay đổi doanh nghiệp sẽ khó lòng thu hút và giữ chân khách hàng.

Nhược điểm

Không có lượng dữ liệu nào thống kê chính xác nhất

Mặc dù các thông số ghi lại và xác nhận từ Customer insight thường được biểu thị dưới dạng dữ liệu thống kê nhưng luôn có một yếu tố con người mà không có lượng dữ liệu nào có thể diễn giải được.

Đó là lí do tại sao dữ liệu cung cấp từ khách hàng rất quý giá nhưng lại không thể dựa vào hoàn toàn được. Để có cái nhìn chuẩn xác nhất bạn cần kết hợp cả kết quả từ hai dạng dữ liệu online và offline.

Sở thích khách hàng thay đổi liên tục theo thời gian

Sở thích người tiêu dùng thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khó theo kịp tốc độ cũng như nắm bắt được tâm lý đúng thời điểm.

Sở thích khách hàng thay đổi liên tục
Sở thích khách hàng thay đổi liên tục

Việc loại bỏ sản phẩm cũ và tập trung quảng bá sản phẩm mới rất tốn kém, khó đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.

Customer Insight không thể áp dụng cho mọi kiểu khách hàng

không thể áp dụng Customer Insight cho mọi loại khách hàng được. Doanh nghiệp chỉ có thể dùng để đáp ứng một kiểu hoặc một phân khúc khách hàng cụ thể nào đó.

Từ những dữ liệu thu thập được, công ty có thể tùy cơ ứng biến sao cho phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.

Cách xác định Insight khách hàng chi tiết chính xác

1. Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu

Để đi vào nghiên cứu Insight khách hàng, trước hết bạn cần có một cái nhìn bao quát về khách hàng mục tiêu.

Những thông tin về nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, thói quen mua hàng, sở thích… sẽ là tiền đề để tìm ra Insight khách hàng sau này.

2. Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

Mọi hành vi đều bắt đầu từ nhu cầu. Nhu cầu lại phát sinh từ những động lực sâu bên trong được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng. Và đôi khi chúng ta cũng không biết thực sự mong muốn sâu thẳm của mình là gì.

Hãy lên danh sách các nhóm nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua để có thể tìm ra Insight khách hàng một cách chính xác.

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng

 Với digital marketing thì các data này đến từ:

  • Website: sessions, time on site, bounce rate, v.v…
  • Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download, v.v…
  • Mạng xã hội: followers, like, share, comments, v.v…
  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR, v.v…
  • Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open, v.v…
  • SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được, v.v…

Có khá nhiều cách để tiến hành nghiên cứu các thông tin này như:

  • Thực hiện khảo sát (khảo sát online hoặc trực tiếp).
  • Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát,…
  • Sử dụng các công cụ phân tích: Google Trends, Google Analytics, phân tích từ Facebook,…

3. Tìm insight khách hàng qua nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Không chỉ lấy dữ liệu trực tiếp từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh cũng là một nguồn thông tin quý giá mà bạn có thể khai thác.

Tìm insight khách hàng qua phân tích đối thủ cạnh tranh
Tìm insight khách hàng qua phân tích đối thủ cạnh tranh

Một số yếu tố bạn có thể nghiên cứu kỹ như các chiến lược truyền thông, quảng cáo của đối thủ và phân tích xem họ đang hướng vào nhu cầu, hành vi, tâm lý nào của khách hàng.

Nghiên cứu kỹ các thông tin trên đều có rất có giá trị vì có thể họ đã đi trước nhưng cách tiếp cận sai, thông điệp chưa đủ mạnh mẽ,… nhưng vậy bạn có thể rút kinh nghiệm, lựa chọn hay cải thiện các chiến dịch hiệu quả hơn.

Quan trọng nhất, khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bạn có thể biết được cách họ đang lấy khách hàng của bạn.

4. Khảo sát thực tế

Nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketing thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định Insight chính xác. Các hình thức khảo sát phổ biến như:

  • Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng, v.v…
  • Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
  • POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
  • Đánh giá, nhận định từ khách hàng

Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý, suy nghĩ thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ.

Thông qua việc đặt những câu hỏi trọng tâm, lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, cử chỉ của họ bạn có thể tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

5. Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Từ việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế, các nhà làm marketing cần có quy trình chính xác để lưu lại các thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo các số liệu này mang tính khách quan và chính xác.

Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Sau khi tiến hành khảo sát, để có thể phân tích tổng thể một cách toàn diện và sâu sắc nhất bạn cần tổng hợp lại tất cả thông tin.

Đối với các số liệu phức tạp, có thể sử dụng các phần mềm để tiến hành tổng hợp và phân tích như SPSS, Eviews,… Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu. 

6. Xác định Insight khách hàng

Việc tìm kiếm Insight chính xác cần qua quá trình tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng, có sự kết hợp nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Sau khi hoàn thiện các bước trên, chắc chắn bạn sẽ có cơ sở chính xác tới 99% về insight khách hàng. 

Tuy nhiên, đừng vội vàng áp dụng các insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Trước khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu và phán đoán có chính xác hay không

7 công cụ nghiên cứu Customer Insight chính xác

1. Google Analytics

Google Analytics là một trong các công cụ miễn phí của Google, giúp đo lường thông tin về lượng traffic đến website.

Một trong những tính năng tốt nhất của Google Analyticskênh mục tiêu và đặc biệt quan trọng đối với các nhà tiếp thị và trang web bán lẻ.

Google Analytics
Google Analytics

Thông qua Google Analytics, bạn sẽ biết rất nhiều thông tin hữu ích như: lượt traffic; người dùng truy cập web bằng tablet, điện thoại hay laptop; họ truy cập trong bao lâu; họ tập trung ở khu vực địa lý nào, v.v

2. Youtube Analytics

Những báo cáo từ Youtube Analytics sẽ giúp bạn thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích về khán giả của mình cũng như thói quen xem video của họ như thế nào.

Youtube Analytics
Youtube Analytics

Để truy cập thông tin này, bạn hãy truy cập vào địa chỉ http://www.youtube.com/analytics, sau đó click vào báo cáo “Demographics” trong mục views Report

Để một kênh phát triển thì cần đòi hỏi nhiều công đoạn khác nhau. Việc đánh giá, nghiên cứu insight khách hàng ghé thăm là vô cùng quan trọng.

3. Google Trends (Google xu hướng)

Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng tuyệt đối không thể bỏ lỡ công cụ này. Google Trends cung cấp các từ khóa mới nhất, có sức ảnh hưởng lớn và thông qua đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết quảng cáo của mình có hiệu quả hay không.

Google Trends
Google Trends

Đây là công cụ cung cấp các thông tin về xu hướng mới nhất, nhiều lượt tương tác nhất trên nền tảng google. Những thông tin, tình hình kinh tế, giải trí, giáo dục,… đều được hiển thị trong top 10.

Những thông tin này có thể giúp bạn đẩy mạnh việc truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu của bạn. 

4. Google Consumer Survey

Google Consumer Surveys không chỉ giúp bạn biết được số lượt views và tương tác của 1 video quảng cáo mà còn cung cấp tỷ lệ giữ chân người xem thông qua biểu đồ cụ thể và chi tiết cho bạn.

Google Surveys
Google Surveys

Đặc biệt, với Consumer Surveys bạn còn có thể phân tách người dùng thành nhiều nhóm khác nhau theo các tiêu chí: khu vực địa lý, độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… để xây dựng 1 bảng thông tin đầy đủ về Customer Insight.

5. Social Mention

Social Mention là một công cụ miễn phí được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực Digital Marketing đặc biệt với người đam mê truyền thông xã hội.

Social Mention
Social Mention

Social Mention đo lường và phân tích số liệu từ hơn 100 website cộng đồng khác nhau và cho ra số liệu của truyền thông trên mạng xã hội thông qua các chỉ số: Passion, Reach, Sentiment, Strength.

6. Klout

Sử dụng Klout, bạn có thể tìm kiếm những người có ảnh hưởng trong vị trí thích hợp của bạn.

Klout
Klout

Klout chủ yếu sử dụng Facebook, Twitter và hơn 35 biến số khác nhau để đánh giá ảnh hưởng và phương tiện truyền thông xã hội của bạn.

Điểm số của bạn được chia thành 3 số liệu khác nhau – Ảnh hưởng của mạng, khả năng tiếp cận đúng và khả năng khuếch đại.

7. Facebook Audience Insight

Facebook Audience Insight giúp bạn có thể nắm bắt được những đặc điểm về nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…), hành vi của 1 nhóm người dùng nào đó trên Facebook.

Facebook Audience Insight
Facebook Audience Insight

16 loại nhu cầu khách hàng hiện nay

Đối với sản phẩm

1. Chức năng: Khách hàng mong muốn sản phẩm sẽ hoạt động theo đúng chức năng nó được giới thiệu để giúp họ xử lý các vấn đề của mình.

2. Giá cả: Khách hàng thường có những giới hạn chi tiêu cho các sản phẩm mình cần mua.

3. Sự tiện lợi: Sản phẩm cần là một giải pháp tiện lợi và dễ dàng để khách hàng xử lý vấn đề của mình.

4. Cách sử dụng: Cách sử dụng sản phẩm nên rõ ràng và dễ hiểu để không tạo thêm những trở ngại không cần thiết cho khách hàng.

5. Thiết kế: Khách hàng muốn thiết kế của sản phẩm phù hợp và dễ dàng để sử dụng.

6. Sự tin cậy: Sản phẩm cần thể hiện các tính năng đúng như quảng cáo và giới thiệu mỗi khi khách hàng sử dụng nó.

7. Khả năng thể hiện: Sản phẩm cần thể hiện chính xác để giúp khách hàng đạt được mục tiêu.

8. Sự hiệu quả: Khách hàng muốn sản phẩm hoạt được hiệu quả để tránh lãng phí thời gian không cần thiết.

9. Khả năng tương thích: Khách hàng cần những sản phẩm có khả năng tương thích và phù hợp cao với những sản phẩm khách mà họ đang sử dụng.

Đối với dịch vụ

Nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ
Nhu cầu khách hàng đối với dịch vụ

10. Sự đồng cảm: Khi khách hàng tìm mua các hàng hóa và dịch vụ, họ muốn nhân viên bán hàng sẽ là những người hiểu vấn đề họ đang gặp phải và thông cảm với họ

11. Sự công bằng: Từ các vấn đề về giá cả, dịch vụ đến các điều khoản hợp đồng, khách hàng đều muốn nhận được sự công bằng từ các công ty.

12. Sự minh bạch: Khách hàng muốn minh bạch mọi thông tin để ngay khi có bất kỳ những thay đổi hay mất mát nào xảy ra họ cũng xứng đáng nhận được các thông báo chính xác và cởi mở của doanh nghiệp.

13. Khả năng kiểm soát: Khách hàng muốn cảm thấy họ có quyền kiểm soát mối liên hệ với doanh nghiệp từ khi bắt đầu, lúc mua hàng hay cả sau đó, vì vậy hãy tạo cơ hội giúp họ cảm nhận được điều đó.

14. Có sự lựa chọn: Khách hàng cần những lựa chọn khi họ đã quyết định mua từ một doanh nghiệp. Hãy cung cấp cho họ các lựa chọn về sản phẩm, cách thanh toán, các gói sử dụng,.. để khách hàng tự do lựa chọn.

15. Thông tin: Khách hàng cần thông tin kể từ khi họ bắt đầu tiếp cận được với nhãn hàng đến vài tháng sau khi mua. Hãy đầu tư vào việc cung cấp các nội dung, hướng dẫn và giao tiếp với họ để đảm bảo khách hàng đã có đầy đủ các thông tin mình cần.

16. Khả năng tiếp cập dịch vụ: Khách hàng muốn được tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ. Điều này gợi ý các doanh nghiệp cung cấp các kênh thông tin tương tác hai chiều trong các dịch vụ khách hàng.

Để chọn đúng đối tượng và đi đúng hướng không phải là điều dễ dàng với các doanh nghiệp. Miko Tech vừa cung cấp cho bạn định nghĩa sâu sắc về Insight khách hàng là gì? Cách xác định Insight khách hàng chính xác. Tuy nhiên, để có một insight chất lượng, hãy liên tục cập nhật các xu hướng, hành vi, sở thích luôn không ngừng thay đổi của khách hàng.



source https://mikotech.vn/cach-xac-dinh-insight-khach-hang/

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website 2022

Với một người làm SEO, muốn đẩy bài viết lên Top nhất định không thể bỏ qua Geotag hình ảnh. Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như Google, Bing, Chrome,… đều xem Geotag là một trong những yếu tố đánh giá ảnh hưởng lớn đến thứ hạng bài viết. Vậy làm sao để gắn Geotag hiệu quả? Trong bài viết này, Miko Tech sẽ chia sẻ đến bạn Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website hiệu quả không thể bỏ qua.

Geotag là gì?

Geotag là gì?
Geotag là gì?

Muốn dùng một cách hiệu quả, trước hết bạn cần hiểu rõ Geotag là gì? Hiểu một cách đơn giản, Geotag hình ảnh là một trường siêu dữ liệu (metadata) giúp các công cụ tìm kiếm xác định được vị trí trong hình ảnh và video.

Ngày nay, với sự thông minh của công nghệ các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại, laptop,… đều có khả năng xác định vị trí chụp dễ dàng.

Geotag hình ảnh hỗ trợ định vị với ba thông số sau:

  • Vĩ độ ảnh (Latitude): Là giá trị giúp các công cụ tìm kiếm xác định chính xác thông qua hệ thông qua các đường vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất, nằm ở phía Bắc hay Nam của đường Xích đạo.
  • Kinh độ ảnh (Longitude): Là giá trị giúp công cụ tìm kiếm xác định vị trí thông qua các đường kinh tuyến theo hướng Đông Tây.
  • Độ cao ảnh (Altitude): Là giá trị giúp xác định độ cao của ảnh so với mực nước biển.

Geotag có thể được gắn ở đâu?

Không chỉ đánh dấu riêng hình ảnh, Geotag có thể đánh dấu được trên video hay nhiều phương tiện truyền thông thông dụng khác. Như vậy ngoài xác định vị trí ảnh bạn còn có thể tạo sự kiện, tin tức trên các địa điểm.

Việc phối hợp giữa Google Map và các sự kiện, blog sẽ mang lại hiệu quả cao tối ưu cho website. Đây cũng là một tiêu chí nhỏ góp phần ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa của website trên Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác.

Geotag có thể được gắn vào đâu
Geotag có thể được gắn vào đâu

Geotag hình ảnh

Hình thức được ứng dụng đầu tiên chính trong các phương tiện truyền thông là Geotag hình ảnh. Các thông tin về vị trí địa lý sẽ được nhúng vào từng ảnh, như vậy ngoài việc sở hữu các tấm ảnh ưng ý thì nội dung của chúng cũng đầy đủ hơn.

Có một hạn chế nhỏ là dù bật định vị GPS thì các thông số vị trí trả về cũng chỉ mang tính tương đối. Vị trí được định vị là vị tri của máy ảnh chứ không phải người chụp, vì vậy không thể hoàn toàn chính xác.

Geotag blog

Một số trang web viết blog và tiểu blog như Twitter cũng hỗ trợ gắn thẻ địa lý. Điều này đặc biệt phổ biến với blog và mạng xã hội phục vụ cho một đối tượng chủ yếu là điện thoại di động.

Thẻ địa lý bằng cách viết blog và cập nhật trên mạng xã hội của bạn, bạn có thể dễ dàng báo cho bạn bè, khách hàng của bạn biết vị trí của bạn. Bạn cũng có thể theo dõi chính mình thông qua lifefeed của riêng bạn.

Gắn Geotag trên HTML

Ngoài ra thẻ Geotag còn được gắn vào các đoạn văn bản của đoạn mã HTML để đánh dấu vị trí. Tuy nhiên, việc gắn thẻ Geotag cần được thực hiện theo những tiêu chuẩn cụ thể. Trong đó, cấu trúc thường dùng nhất là:

“ <div class=”geo”> GEO:

<span class=”latitude”> 37.386013 </ span>,

<span class=”longitude”> -122,082932 </ span>

</ Div>”

Geotag mang lại những lợi ích gì?

Geotag mang lại những lợi ích gì?
Geotag mang lại những lợi ích gì?

Thuật toán Google thường ưu tiên kết quả tìm kiếm ở gần người dùng nhất. Trong SEO, Geotag hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu hóa và xếp thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Một số lợi ích đáng chú ý của Geotag như:

Tăng nguồn traffic (lượt truy cập) tự nhiên trên website

Lưu lượng truy cập tự nhiên rất chất lượng và luôn được các doanh nghiệp hướng đến. Các hình ảnh được gắn Geotag có vị trí xác định cụ thể sẽ được Google đánh giá cao hơn trên kết quả tìm kiếm.

Khi người dùng tìm kiếm hình ảnh, website của bạn sẽ được hiển thị đầu trang từ đó tăng cơ hội nhấp từ khách hàng. Đồng thời thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn vào website thông qua việc click vào để xem hình ảnh.

Tăng độ nhận diện và giá trị thương hiệu

Geotag giúp các công cụ tìm kiếm xác định được chính xác vị trí của doanh nghiệp từ đó ưu tiên hiển thị những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Khi được lên Top search (Top 10 kết quả tìm kiếm hiển thị trên Google), khách hàng sẽ tin tưởng về độ minh bạch và uy tín của thương hiệu.

Nâng cao hiệu quả SEO

Nâng cao hiệu quả SEO
Nâng cao hiệu quả SEO
  • Xây dựng hệ thống backlink và brand mentions tự nhiên: Các hình ảnh khi được lên Top search với lượt tìm kiếm nhiều có khả năng cao sẽ được các website khác sử dụng hay trích nguồn. Từ đó bạn có thể xây dựng hệ thống backlink và brand mentions miễn phí, không tốn quá nhiều nỗ lực nhưng lại vô cùng chất lượng.
  • Tối ưu thứ hạng website: Geotag đúng cách giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu lập chỉ mục. Qua đó, xếp hạng tổng thể của website trên SERP (Search Engine Results Page) cũng sẽ cao hơn.

Tối ưu trải nghiệm nguời dùng

Hình ảnh liên quan giúp nội dung lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Hơn nữa, Geotag hình ảnh còn làm cho tốc độ tải web nhanh hơn, trải nghiệm người dùng được tối ưu một cách hiệu quả.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi – Mở rộng quy mô khách hàng tiềm năng

Không có gì trực quan hơn tab Google hình ảnh, một hình ảnh bắt mắt với Geotag đúng và đáp ứng nhu cầu sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Từ khóa dạng văn bản có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, đừng bỏ qua mảng hình ảnh vì nó sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi dễ rất tốt.

Các công cụ Geotag hình ảnh hiệu quả

90% các hình ảnh hiện nay sử dụng tool Geotag Online đều không có trường Altitude khiến hiệu quả SEO chưa được tối ưu. Đừng lo, các công cụ dưới đây sẽ giúp thứ hạng hình ảnh của bạn tăng lên nhanh chóng.

Phần mềm Adobe Lightroom

Phần mềm Adobe Lightroom
Phần mềm Adobe Lightroom

Adobe Lightroomphần mềm gắn Geotag cho ảnh hỗ trợ rất nhiều cho các SEOer của nhà Adobe. Tương tự như Photoshop, Lightroom cũng là công cụ chỉnh sửa bậc nhất đặc biệt với khả năng chỉnh sửa ảnh hàng loạt.

Công cụ gắn Geotag online 2022

Công cụ Geotag online
Công cụ Geotag online

Nếu ngại việc tải về thì bạn hoàn toàn có thể gắn thẻ địa lý một cánh nhanh chóng thông qua các công cụ Geotag trực tuyến dưới đây:

  • Công cụ GeoImgr

Link website truy cập công cụ: http://geoimgr.com

GeoImgr cho phép Geotag hàng loạt từ khóa một cách nhanh chóng cả từ khóa không có dấu. Thao tác trên công cụ khá dễ dàng ai cũng có thể sử dụng và đăc biệt không yêu cầu bạn phải đăng nhập.

  • Công cụ LAR Image

Link webiste truy cập công cụ: https://lar.vn/login

LAR Image được khuyến khích sử dụng bởi nó cho phép bạn Geotag hình ảnh online đầy đủ cả 3 trường thông tin: Latitude, Longitude và Altitude. Hơn nữa còn hỗ trợ bạn giảm dung lượng ảnh mà không làm thay đổi chất lượng.

  • Công cụ Geotag.online

Link website truy cập công cụ: https://ift.tt/3IHdhrX

Geotag là một ứng dụng miễn phí cho phép bạn xoay, phóng to cửa sổ bản đồ để thêm hoặc chỉnh sửa thông tin vị trí hình ảnh dễ dàng.

  • Công cụ SeoStartup

Link website truy cập công cụ: https://ift.tt/3DV4ZZE

Tool nén hình, resize, gắn logo, geotag hình ảnh online miễn phí Power by SEOStartUp
Tool nén hình, resize, gắn logo, geotag hình ảnh online miễn phí Power by SEOStartUp

5 tips tối ưu hình ảnh hiệu quả

1. Tối ưu ALT hình ảnh hiệu quả

Tối ưu thẻ ALT hình ảnh
Tối ưu thẻ ALT hình ảnh

ALT (Alternative text) là dòng văn bản thay thế được hiển thị trên web trong tình trạng trình duyệt không tải được. ALT được đặt trong thẻ <img> với cú pháp alt=” “.

Tối ưu ALT mang lại nhiều ưu thế khi SEO:

  • Hiển thị văn bản thay thế khi trình duyệt bị lỗi.
  • Google sử dụng BOT để quét nội dung, khi nhìn thấy thuộc tính ALT sẽ xác định được nội dung và vị trí của hình ảnh.
  • Hình ảnh hiển thị thân thiện hơn với Google

Đặt tên thẻ ALT chuẩn SEO:

  • Có chứa từ khóa bài viết bao gồm từ khóa chính, các từ khóa liên quan,…
  • Từ ngữ miêu tả hợp ngữ cảnh, không dùng dấu “-“.
  • Viết từ khóa có dấu nếu SEO từ khóa Tiếng Việt.
  • Ngắn gọn, súc tích, chất lượng.

2. Đảm bảo chất lượng nội dung, bản quyền hình ảnh

Chất lượng hình ảnh phải luôn được hiển thị ở góc ảnh trên Google. Hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, liên quan đến nội dung muốn truyền tải sẽ được Google ưu tiên hiển thị với người dùng.

Cần chú trọng bản quyền hình ảnh, nếu bạn sao chép hình ảnh của đối thủ sẽ giúp họ nâng cao thứ hạng tìm kiếm. Nếu buộc phải copy bạn nên chuyển qua một số phần mềm chỉnh sửa trước khi đăng tải.

3. Lựa chọn kích thước ảnh phù hợp, dung lượng tối ưu

Tối ưu kích thước và dung lượng ảnh
Tối ưu kích thước và dung lượng ảnh

Người dùng có xu hướng bỏ qua thông tin nếu hình ảnh quá lớn, tốc độ load quá chậm. Vì vậy bạn cần đảm bảo kích thước và dung lượng phù hợp để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.

Một số công cụ tối ưu ảnh:

  • Các công cụ nén và chỉnh sửa kích thước ảnh online: TinyPNG.com, Compressnow.com, Shink me,…
  • Pluggins chuyên dụng cho WordPress: ShortPixel,…

Các định dạng ảnh phổ biến:

Một số định dạng phổ biến của hình ảnh hỗ trợ SEO hiệu quả: PNG, Webp, JPG, GIF. Các định dạng này tương thích với nhiều hệ PC, chiếm ít dung lượng giúp tốc độ load nhanh hơn.

4. Đặt tên tiêu đề ảnh chuẩn SEO

Tên file ảnh cần ngắn gọn, không có các ký từ đặc biệt như: @, #, %,.. và chứa từ khóa chuẩn SEO. Tiêu đề cần đặt không dấu để không bị biến đổi sau khi gắn Geotag.

5. Chú thích (Caption) ảnh hợp lý, thu hút

Sử dụng chú thích nhằm nhấn mạnh nội dung bức ảnh, thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Geotag hình ảnh chỉ là một kỹ thuật nhỏ để tối ưu hình ảnh. Việc Geotag hình ảnh không quá quan trọng, cho dù có thực hiện hay không thì cũng không có ảnh hưởng đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm (Google) đến thời điểm hiện tại 2022 và tương lai.

Theo kinh nghiệm từ Miko Tech, kỹ thuật Geotag này chỉ nên sử dụng khi SEO hình ảnh hoặc SEO local map.

Không phải mọi hình ảnh Geotag đều lên Top search nhưng Geotag giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ rất nhiều đặc biệt trong SEO Local. Miko Tech vừa chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về Geotag là gì? 5 cách Geotag SEO hình ảnh trên website 2022 hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng tối ưu thông tin hình ảnh và tăng thứ hạng tìm kiếm nhanh chóng.



source https://mikotech.vn/geotag-la-gi-va-cach-seo-hinh-anh/

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Cách đăng ký website với Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết 2022

Hàng loạt doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh online để bắt kịp xu hướng mua sắm trực tuyến đang không ngừng phát triển. Một website uy tín, chất lượng sẽ giúp thương hiệu của bạn trở thành sự ưu tiên của khách hàng. Cùng tham khảo cách đăng ký website với Bộ công thương hướng dẫn chi tiết của Miko Tech để tăng độ uy tín cho website của bạn ngay nhé.

Tại sao cần đăng ký website với Bộ Công Thương?

Tuân thủ quy định pháp luật

Tuân thủ quy định pháp luật
Tuân thủ quy định pháp luật

Theo Điều 35 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tư số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương yêu cầu các website hoạt động trên Internet cần phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương và tuân thủ các quy định liên quan.

Theo đó, việc đăng ký bắt buộc để đảm bảo và ngăn chặn các rủi ro về pháp lý cho website.

Được Nhà nước và pháp luật đảm bảo

Khi website được đăng ký thành công tức là đã hình thành và đang hoạt động một cách hợp pháp. Tất cả thông tin và hoạt động được công khai một cách minh bạch và các quyền lợi website cũng được pháp luật bảo vệ.

Nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu

Các website sẽ được gắn logo đã đăng ký với Bộ Công Thương sau khi đăng ký thành công. Sau đó website sẽ được gắn link đến trang thông tin quản lý về thương mại điện tử của Bộ Công Thương.

Logo thông báo/đăng ký Bộ Công Thương
Logo thông báo/đăng ký Bộ Công Thương

Một website được pháp luật bảo vệ thì quyền lợi khách hàng cũng sẽ được bảo vệ. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín của website, từ đó khách hàng sẽ tin tưởng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tránh các khoản tiền phạt

Tất cả các cá nhân, tổ chức có website được sử dụng với mục đích kinh doanh nhưng không đăng ký website với Bộ Công Thương tức là đang hoạt động trái phép. Theo Nghị định 153/2013/NĐ-CPNghị định 185/2013/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi, các đối tượng này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Các khoản tiền phạt liên quan đến đăng ký website
Các khoản tiền phạt liên quan đến đăng ký website

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm sẽ có các mức phạt tương ứng từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trường hợp là các thương nhân hay tổ chức hoạt động như một tổ chức thực hiện các vi phạm này thì tiền phạt sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu các cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động hoặc rút tên miền.

Những trang web nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?

Website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?
Website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương?

Theo Điều 35 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, các website thương mại điện tử sau đây cần phải đăng ký với Bộ Công Thương:

1. Sàn giao dịch thương mại điện tử

Là website cho phép các thương nhân, tổ chức mua bán, trao đổi, tạo gian hàng trực tuyến hoặc đại điện người dùng bán hàng, thu phí dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến không được tính là sàn giao dịch thương mại điện tử.

Ví dụ: Shopee, Tiki, chotot.vn, vatgia.com,…

2. Website khuyến mãi trực tuyến

Là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức xây dựng với mục đích thực hiện các chương trình khuyến mãi các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến đối tác và khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.

Ví dụ: muachung.cn, hotdeal.vn,…

3. Website đấu giá trực tuyến

Là website được thiết lập nhằm cung cấp môi trường cho các cá nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu của website có thể tổ chức đấu giá các hàng hóa, dịch vụ của mình trên đó.

Ví dụ: daugia247, Chilindo, sohot,…

Chuẩn bị thủ tục gì khi đăng ký website với Bộ Công Thương?

Thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương
Thủ tục đăng ký website với Bộ Công Thương

Thủ tục đăng ký

  • Giấy phép kinh doanh – đăng ký dịch vụ
  • Bản đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
  • Bản mẫu hợp đồng dịch vụ cung cấp với đối tác khách hàng
  • Quy chế quản lý hoạt động website thương mai điện tử
  • Đề án hoạt động của website
  • Các điều kiện giao dịch áp dụng chung

Thông tin trên website cần bổ sung

  • Chính sách/hình thức thanh toán
  • Chính sách vận chuyển và giao nhận
  • Chính sách bảo hành
  • Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
  • Chính sách bảo mật thông tin
  • Các chính sách và quy định chung

Bên cạnh đó, bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin tại một vị trí bất kỳ cuối trang gồm có mã số thuế, số điện thoại, tên chủ website, địa chỉ,…

Khi nào cần đăng ký website với Bộ Công Thương? Thời gian đăng ký bao lâu?

Đăng ký website với Bộ Công Thương mất bao lâu?
Đăng ký website với Bộ Công Thương mất bao lâu?

Khi nào cần đăng ký website?

Để đảm bảo tính pháp lý và tránh các khoản xử phạt, các cá nhân tổ chức sở hữu website cần nhanh chóng hoàn thành đăng ký website với Bộ Công Thương trước khi đưa website vào hoạt động.

Đăng ký website mất bao lâu?

Với các website chỉ cần thông báo với Bộ Công Thương có thể thực hiện trực tiếp qua website: http://online.gov.vn/

Khi đăng ký website, các cá nhân tổ chức cần nộp hồ sơ giấy về Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương tại 25 Ngô Quyền, Hoàng Kiếm, Hà Nội.

Tùy vào từng loại website sẽ mất khoảng 1 đến 3 tuần. Trường hợp sai đối tượng, thiếu hồ sơ, thời gian hoàn thành đăng ký sẽ kéo dài cho đến khi đầy đủ thông tin.

Quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương 2022 chi tiết

Bước 1: Đăng ký mở tài khoản

  1. Đầu tiên, bạn cần truy cập vào website Bộ Công Thương tại: http://online.gov.vn/
  2. Click vào nút “Đăng ký” để tạo tài khoản.
  3. Lựa chọn hình thức tài khoản theo nhu cầu.
  4. Nhập đầy đủ các thông tin, đặc biệt là các mục có dấu (*) trước khi click vào nút “Gửi đăng ký” hoàn thành bước 1.
Lựa chọn hình thức và điền đầy đủ thông tin
Lựa chọn hình thức và điền đầy đủ thông tin

Thông tin cá nhân/ đơn vị/ tổ chức:

  • Chọn đối tượng đăng ký: Thương nhan (Vì Tổ chức chỉ dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước không có mã số thuế nên không được chọn đối tượng này).
  • Nhập đầy đủ các thông tin: mã số thuế, địa chỉ, điện thoại,…

Thông tin người đại diện pháp luật

Nhập đầy đủ thông tin: ngày sinh, họ tên, địa chỉ,… theo mẫu.

Thông tin tài khoản

  • Tài khoản sẽ được lấy mặc định theo MST của công ty.
  • Nhập email và mật khẩu: điền thông tin email thường sử dụng để nhận thông báo kịp thời từ Bộ Công Thương, đặc biệt trong trường hợp thông tin sai xót có thể nhanh chóng chỉnh sửa và bổ sung.

Bước 2: Xác nhận tài khoản

Sau khi nhấp gửi thành công, trong khoảng 1 tuần Bộ Công Thương sẽ tiến hành kiểm duyệt thông tin và phản hồi đăng ký đã thành công hay chưa qua email.

  • Nếu thông tin hồ sơ đầy đủ bạn sẽ được cấp tài khoản để đăng nhập hệ thống và tiến hành bước tiếp theo.
  • Nếu việc đăng ký bị từ chối hoặc chưa đủ thông tin, bạn cần đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin đầy đủ theo yêu cầu.

Trường hợp quá 1 tuần vẫn chưa nhận được email từ Bộ Công Thương có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại: 04.22205512 và đọc MST để kiểm tra việc đăng ký đã thành công hay chưa. Hãy kiểm tra các hộp thư mail thật kỹ càng đẻ trách bỏ qua bất kỳ thông tin nào từ Bộ Công Thương.

Bước 3: Khai báo loại hình dịch vụ thương mại

1. Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập

  • Nhanh chóng truy cập vào website Bộ Công Thương: http://online.gov.vn/
  • Điền đầy đủ thông tin đăng nhập gồm tên đăng nhập và mật khẩu.

2. Lựa chọn hình thức muốn thực hiện

  • Thông báo website” nếu bạn muốn đăng ký website bán hàng với Bộ Công Thương
  • “Đăng ký website” nếu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • “Đăng ký đánh giá tín nhiệm” nếu bạn cung cấp dịch vụ đánh giá tín nhiệm website.

3. Nhập thông tin website đầy đủ

  • Chủ sở hữu website
  • Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
  • Phương thức thanh toán
  • Vận chuyển và giao nhận
  • Giá cả
  • Các yêu cầu giao dịch khác

4. Nhập tên miền cùng tất cả tên miền trỏ về nếu có, tên đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

5. Chọn “File đính kèm” để upload thông tin (Nếu chủ website là doanh nghiệp/ công tin cần scan hoặc chụp hình để upload)

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Chứng minh nhân dân đối với chủ website là cá nhân
  • Quyết định thành lập đối với các cơ quan tổ chức

6. Click “Chọn file” , tiến hành upload các thông tin lên hồ sơ. Sau khi chọn file xong click “Upload file” hoàn thành

7. Cuối cùng, xem xét lại thông tin và click “Gửi hồ sơ” để hoàn thành đăng ký website với Bộ Công Thương.

Bước 4: Bộ Công Thương xét duyệt hồ sơ

Sau khi gửi, hồ sơ sẽ ở trạng thái “chờ duyệt”, Bộ Công Thương sẽ gửi email làm thông báo kết quả trong vòng ba ngày sau đó. Với các trường hợp hồ sơ sai hoặc chưa đầy đủ cần kiểm tra và cung cấp đầy đủ để đảm bảo thời gian đăng ký nhanh nhất.

Sau khi đăng ký thành công bạn sẽ được cung cấp logoliên kết chứng nhận đã đăng ký website với Bộ Công Thương để thêm vào giao diện website.

Logo đăng ký website với Bộ Công Thương
Logo đăng ký website với Bộ Công Thương

Phí đăng ký website với Bộ Công Thương

Việc đăng ký website với Bộ Công Thương hiện nay có giá 0 đồng. Tuy nhiên, việc tự thực hiện thường tốn khá nhiều thời gian khoảng từ 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn vì nhiều hồ sơ cần cung cấp. Miko Tech sẽ hỗ trợ bạn đăng ký website nhanh chóng chỉ trong vòng 2 tuần tại https://mikotech.vn/dang-ky-website-voi-bo-cong-thuong/

Đăng ký website với Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng cũng như tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có. Hy vọng qua bài viết cách đăng ký website với Bộ Công thương hướng dẫn chi tiết 2022 của Miko Tech bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình đăng ký website.



source https://mikotech.vn/cach-dang-ky-website-voi-bo-cong-thuong-chi-tiet/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...