Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

20 mẹo tối ưu tốc độ website | Dịch vụ tối ưu Google PageSpeed Insights

Tốc độ tải trang là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi truy cập website của bạn. Để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất và tăng tỷ lệ chuyển đổi, đừng bỏ qua bài viết này nhé vì Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn 20 mẹo tối ưu tốc độ website cực hữu ích không thể bỏ qua.

20 mẹo tối ưu website
20 mẹo tối ưu website

Tối ưu hóa tốc độ tải website quan trọng thế nào?

Thời gian tải trang là một chỉ báo hiệu suất web đại diện cho thời gian cần thiết để một trang hiển thị trên màn hình của người dùng. Tốc độ tải website có vai trò rất quan trọng:

Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Tính khả dụng hay khả năng sử dụng của trang web là thuật ngữ chỉ việc người dùng có thể dễ dàng sử dụng và tương tác với website của bạn như thế nào.

Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Các yếu tố như tốc độ trang web, thời gian tải hay khả năng đáp ứng các yêu cầu của người dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng.

Trang web của bạn càng hoạt động nhanh chóng thì người dùng của bạn càng cảm thấy hài lòng và sẵn sàng thực hiện các hành vi chuyển đổi đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của Google

Thời gian tải trang web của bạn cũng ảnh hưởng đến việc người dùng có dễ dàng tìm thấy trang web của bạn hay không.

Tốc độ trang web là một trong những yếu tố Google xem xét khi xếp hạng các trang web. Các trang web hoạt động kém có trải nghiệm người dùng kém, Google sẽ có ít quảng cáo hơn trong kết quả tìm kiếm. 

Các trang load chậm có thể do dùng quá nhiều File, hình ảnh dung lượng lớn, không ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu trang,… Điều này khiến Google phải phân bổ nhiều tài nguyên, tốn nhiều băng thông, và chi trả nhiều tiền hơn.

Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Tăng tỷ lệ chuyển đổi là mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến. Trang tải càng nhanh, tỷ lệ chuyển đổi càng cao.

Tốc độ tải website ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi
Tốc độ tải website ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi

Gomez.com gần đây đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy rằng hơn một nửa số người dùng internet mong đợi một website được tải trong vòng 2 giây. Nếu lâu hơn thế, họ có thể bắt đầu chạm vào đồng hồ, họ cảm thấy thất vọng và nhấp thoát khỏi website để xem liệu một trong những đối thủ của bạn có cung cấp trải nghiệm với hiệu suất tải trang tốt hơn không.

Theo nghiên cứu của Hubspot, độ trễ 1 giây đồng nghĩa với việc giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ, độ trễ trang 1 giây sẽ khiến Amazon mất 1,6 tỷ USD doanh thu mỗi năm.

Tỷ lệ chuyển đổi quan trọng như thế nào? Xem ngay: “Conversion rate là gì? Tìm hiểu cách tối ưu Conversion rate”

Nguyên nhân nào khiến website của bạn bị chậm?

Vị trí đặt máy chủ quá xa

Vị trí của máy chủ càng gần người truy cập thì tốc độ tải trang càng nhanh. Nếu các máy chủ ở các quốc gia khác, kết nối phải đi qua nhiều đường mạng khác nhau nên sẽ tốn nhiều thời gian truy cập hơn.

Lượng truy cập quá cao

Lượng truy cập cao thường xảy ra với các website lớn đặc biệt là vào các dịp quan trọng. Khi lượt truy cập quá cao hoặc số lượng kết nối quá nhiều sẽ dẫn đến không đủ CPU và RAM để xử lý.

Lượng truy cập cao không những ảnh hướng lớn đến tốc độ load của website mà còn có thể khiến website chết server vì không thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu cùng lúc.

Hệ thống phân giải tên miền DNS

Hệ thống phân giải tên miền DNS có ảnh hưởng khá lớn đến thời gian duyệt web. Bạn nên chọn các hệ thống phân giải DNS tên miền uy tín, có tốc độ càng nhanh càng tốt. 

HTML, CSS,… chưa được tối ưu

Mã nguồn cồng kềnh, bừa bộn làm tăng dung lượng website, là nguyên nhân khiến tốc độ tải bị kéo dài hơn rất nhiều.

HTML CSS chưa được tối ưu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải web
HTML CSS chưa được tối ưu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải web

Không zip source code trong khi truyền tải dữ liệu và khi code không xóa các ghi chú trong phát triển website cũng làm tăng dung lượng khiến website tải chậm.

Nội dung và hình ảnh chưa được tối ưu

Càng có quá nhiều hình ảnh và nội dung thì website sẽ tốn càng nhiều thời gian để tải trang. Cần lưu ý với những file ảnh, đặc biệt là Flash (tập hợp nhiều file ảnh), tối ưu dung lượng hiệu quả.

Xem ngay “Cách tối ưu hóa hình ảnh WordPress 2022 ít ai biết” để tối ưu hóa dung lượng ảnh nhanh chóng.

Tốc độ Internet

Hiển nhiên nếu tốc độ internet của bạn càng chậm thì website sẽ tốn rất nhiều thời gian để load hết dữ liệu.

Cài đặt quá nhiều Plugin

Plugin được cài vào hoạt động dựa trên cơ chế móc nối vào các hàm trong nhân của WordPress. Nhiều người có thói quen cài tất cả những plugin lên website ngay cả khi chúng không thực sự cần thiết. Điều này sẽ khiến website bị chậm hơn rất nhiều.

Để biết đâu mới là plugin cần thiết, đừng bỏ qua “Các plugin cần thiết cho wordpress | Top 12 plugin bạn cần cài đặt”

Bị tấn công DDos/Botnet

Bị tấn công DDos/Botnet cũng là tình trạng tăng lượng truy cập cao một cách đột ngột, hành vi có chủ ý và có thể đến từ đối thủ cạnh tranh.

Sử dụng phiên bản WordPress quá thấp

Phiên bản WordPress thấp luôn tìm ẩn những lỗi bảo mật mà có thể nhà phát triển cũng không hề biết tới. Ngoài ra, sử dụng phiên bản thấp còn chứa những phần chưa được tối ưu, đó là lý do WordPress luôn đưa ra những bản cập nhật mới.

Trong Changelog của nhóm phát triển, chúng ta đều thấy nhắc đến Performance tức hiệu suất của WordPress.

Theme chưa được tối ưu

Theme chưa được tối ưu
Theme chưa được tối ưu

Với những theme chưa được tối ưu tức là theme có thể chứa mã độc hoặc dùng những thứ gây tốn tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh,…

Sử dụng plugin phiên bản cũ

Plugin cũ tức là chưa được cập nhật, chưa được tối ưu nên hiệu suất làm việc của không được cao, dẫn đến tình trang website tải chậm. Cũng như việc sử dụng plugin thì việc sử dụng các Widget bên ngoài cũng có thể khiến website của bạn load chậm hơn.

Không giống như các Widget mặc định của WordPress, các Widget bên ngoài có thể sử dụng các tài nguyên bên ngoài nên sẽ mất thời gian để tải thêm những nội dung hiển thị lên máy người dùng. Nếu các Widget bên ngoài bị hỏng thì trình duyệt vẫn phải xử lý cho đến khi timeout.

20 mẹo tối ưu tốc độ website cực hay

1. Sử dụng Mạng phân phối nội dung (CDN)

Quá nhiều request tới server có thể dẫn tới load file chậm và hiệu suất rất thấp. Với Content delivery network (CDN), bạn có thể lưu trữ website trên mạng bằng các bản copy các files trong website của bạn.

Khi một người dùng truy cập vào website, trình duyệt gửi request để lấy một file, thì request đó sẽ được chuyển tới server gần người dùng nhất.

Ngay cả khi bạn ở Việt Nam nhưng máy chủ ở Mỹ thì trình duyệt của bạn sẽ được lấy các file tài nguyên cần thiết từ server gần nhất. Vì thế, CDN có thể giúp tăng tốc độ website của bạn và tối ưu cho mọi người dùng trên thế giới.

2. Di chuyển trang web của bạn sang một máy chủ lưu trữ tốt hơn

Lưu trữ được chia sẻ

Lưu trữ được chia sẻ là hình thức lưu trữ được ưa chuộng nhất trên thế giới bởi vì đây là cách rẻ nhất để đưa trang web của bạn trực tuyến trong thời gian ngắn với mức phí thấp.

Trong chia sẻ lưu trữ, bạn chia sẻ CPU, không gian đĩa và RAM với các trang web khác cũng sử dụng máy chủ. Vì thế, hình thức chia sẻ lưu trữ sẽ không nhanh như VPS hoặc một máy chủ chuyên dụng.

Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ

VPS sử dụng nhiều máy chủ để phân phối nội dung. Có VPS, bạn chia sẻ máy chủ với những người dùng khác và có một phần máy chủ ảo của riêng bạn, nơi cấu hình của bạn không ảnh hưởng đến các máy khách khác.

Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ
Máy chủ riêng ảo (VPS) lưu trữ

Nếu trang web của bạn có lưu lượng truy cập trung bình hoặc trang thương mại điện tử có lượng truy cập tăng đột biến trong một số giai đoạn, VPS sẽ là giải pháp tối ưu cho bạn.

Máy chủ chuyên dụng

Máy chủ chuyên dụng có thể là máy chủ vật lý của riêng bạn. Đây là hình thức tốn kém nhất vì bạn phải trả tiền thuê máy chủ và thuê quản trị viên hệ thống để duy trì.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các cách tiếp cận khác là thuê tài nguyên đám mây chuyên dụng từ AWS, Microsoft Azure, Google hoặc nhà cung cấp đám mây công cộng khác. Với các máy chủ chuyên dụng, tất cả tài nguyên chỉ thuộc về bạn và bạn có toàn quyền kiểm soát.

Cơ sở hạ tầng đám mây cũng có thể bổ sung khả năng mở rộng không giới hạn và theo yêu cầu một số gói.

3. Tối ưu hóa kích thước hình ảnh trên trang web của bạn

Đối với các website, đặc biệt là các website thương mại điện tử sẽ chứa rất nhiều video, hình ảnh, đồ họa để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.

Người xem luôn thích những hình ảnh sắc nét, chất lượng cao, tuy nhiên hình ảnh chất lượng cao lại thường chiếm rất nhiều dung lượng và ảnh hưởng đến tốc độ tải. Cách tốt nhất để tối ưu hình ảnh là giảm kích thước và dung lượng ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Một cách khác để giảm kích thước hình ảnh là sử dụng các thuộc tính HTML responsive images <secret> và <size> để điều chỉnh kích thước hình ảnh dựa trên thuộc tính hiển thị của người dùng.

Hoặc bạn có thể tham khảo 9 cách giảm dung lượng ảnh để tối ưu hóa kích thước hình ảnh trên website hiệu quả.

4. Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết

Mỗi một plugin được kích hoạt sẽ sử dụng một lượng tài nguyên từ máy chủ của bạn, vậy nên nếu dịch vụ host mà bạn thuê chỉ ở mức trung bình thì rất dễ bị load chậm. 

Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết
Giảm số lượng plugin và tiện ích không cần thiết

Hãy kiểm tra xem plugin nào cần thiết thì giữ lại, còn không thì hãy xóa hết vì website của bạn sẽ bị chậm đi nếu chạy quá nhiều plugin.

5. Giảm thiểu số lượng tệp JavaScript và CSS

Nếu trang web của bạn chứa nhiều tệp JavaScript và CSS, chúng sẽ dẫn đến một số lượng lớn các yêu cầu HTTP khi khách truy cập trang web của bạn muốn truy cập các tệp cụ thể. Những yêu cầu được trình duyệt của khách truy cập xử lý riêng lẻ và sẽ làm chậm hoạt động của trang web.

Giảm thiểu hoặc loại bỏ tất cả các ký tự không cần thiết khỏi mã nguồn mà không thay đổi chức năng bao gồm: xóa khoảng trắng, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết khác.

Hãy xem xét các ký tự dư thừa và bỏ ngay để giúp bạn giảm mức độ sử dụng băng thông. Bạn cũng nên giảm tất cả JavaScript của trang web phiên bản di động để giảm mức tiêu thụ băng thông chung.

Gỡ bỏ những đoạn mã HTML hoặc CSS không cần thiết để làm nhẹ code cho website của bạn là cách tối ưu tốc độ website hiệu quả. 

6. Sử dụng bộ nhớ đệm trang web

Trong trường hợp, có nhiều người dùng truy cập trang tại một thời điểm thì máy chủ hoạt động chậm và cần thêm thời gian để phân phối trang web đến từng người dùng

Bộ nhớ đệm là quá trình lưu trữ phiên bản hiện tại của trang web trên máy chủ lưu trữ và hiển thị phiên bản cho đến khi trang web của bạn được cập nhật. Điều này có nghĩa là trang web không hiển thị lặp đi lặp lại cho mỗi người dùng.

Trang web lưu trong bộ nhớ cache không cần gửi yêu cầu cơ sở dữ liệu mỗi lần. Các phương pháp tiếp cận bộ nhớ đệm trang web phụ thuộc vào nền tảng mà trang web của bạn được phát triển.

Ví dụ: đối với WordPress, bạn có thể sử dụng các plugin sau: W3 Total Cache hoặc W3 Super Cache. Nếu bạn sử dụng VPS hoặc một máy chủ chuyên dụng, bạn cũng có thể thiết lập bộ nhớ đệm trong cài đặt chung. Trong trường hợp, máy chủ được chia sẻ, bộ nhớ đệm của trang web thường không khả dụng.

7. Triển khai nén Gzip

Gzip nén các tập tin trước khi gửi đến trình duyệt. Còn với người dùng, trình duyệt giải nén các tệp và trình bày nội dung. Phương pháp nén Gzip có thể hoạt động với tất cả các tệp trên trang web của bạn.

Triển khai nén Gzip tăng tốc độ tải web
Triển khai nén Gzip tăng tốc độ tải web

Gzip Compression là một cách hiệu quả để giảm kích thước tệp, giảm thiểu các yêu cầu HTTP và giảm thời gian phản hồi của máy chủ. Bạn có thể kích hoạt Gzip trên trang web bằng cách thêm một số dòng mã hoặc thông qua một tiện ích có tên là Gzip.

8. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong CMS

Nếu bạn sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) được đóng gói với các plugin phức tạp thì kích thước cơ sở dữ liệu sẽ tăng lên và trang web của bạn hoạt động chậm hơn.

WordPress CMS lưu trữ các nhận xét, bài đăng trên blog và các thông tin khác chiếm nhiều dung lượng lưu trữ dữ liệu. Mỗi CMS yêu cầu các biện pháp tối ưu hóa riêng và cũng có một số plugin cụ thể.

Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trong CMS cũng là một cách tốt để tối ưu tốc độ website WordPress hiệu quả.

9. Giảm việc sử dụng phông chữ web

Phông chữ web đã trở nên rất phổ biến trong thiết kế trang web nhưng lại có tác động tiêu cực đến tốc độ hiển thị trang. Hãy nhanh chóng giảm kích thước lưu lượng truy cập phông chữ web qua 3 cách sau đây:

  • Sử dụng các định dạng hiện đại WOFF2 cho các trình duyệt hiện đại
  • Chỉ bao gồm những bộ ký tự được sử dụng trên trang web
  • Chỉ chọn những kiểu cần thiết

10. Phát hiện lỗi 404

Lỗi 404 có nghĩa là “Không tìm thấy trang”. Thông báo được lưu trữ cung cấp cho các trình duyệt hoặc công cụ tìm kiếm khi nội dung truy cập của một trang không còn tồn tại.

Phát hiện lỗi 404
Phát hiện lỗi 404

Để phát hiện và sửa lỗi 404, bạn có thể sử dụng các công cụ và plugin phát hiện lỗi như: Link Sleuth của Xenu , Công cụ quản trị trang web của Google (GWT) và Plugin được chuyển hướng 404 cho WordPress.

Khi bạn đã phát hiện tất cả các lỗi 404, bạn cần đánh giá lưu lượng mà chúng tạo ra. Nếu các liên kết chết không mang lại lượt truy cập mới nào nhưng không tiêu tốn tài nguyên máy chủ thì bạn có thể để nguyên chúng.

Nếu các trang lỗi 404 vẫn có một số lưu lượng truy cập đến, hãy xem xét thiết lập chuyển hướng cho các liên kết bên ngoài và sửa địa chỉ liên kết cho các trang nội bộ.

11. Giảm chuyển hướng

Chuyển hướng trang web tạo ra các yêu cầu HTTP bổ sung có tác động tiêu cực đến hiệu suất vì thế bạn nên giữ chúng ở mức tối thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu có thể.

Đầu tiên, bạn nên xác định tất cả các chuyển hướng trên trang bằng cách chạy quét trang web. Sau đó, kiểm tra xem chúng có phục vụ mục đích cần thiết hay không và chỉ để lại những mục quan trọng.

12. Sử dụng kỹ thuật tìm nạp trước

Tìm nạp trước đòi hỏi phải đọc và thực thi các hướng dẫn trước khi người dùng bắt đầu. Kỹ thuật tìm nạp trước khá phổ biến. Kỹ thuật tìm nạp trước hoạt động tốt nếu bạn có thể đoán trước các hành động của người dùng như: tải trước một số nội dung hoặc liên kết.

Thông thường, các trình duyệt hiện đại cho phép tìm nạp trước theo mặc định vì chúng giả định các mẫu hành vi của người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia và kỹ sư UX có nhiều khả năng hiểu hành vi của người dùng hơn và đưa ra “gợi ý” cho các trình duyệt thực hiện công việc tìm nạp trước.

13. Thực hiện phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động

Nếu bạn có một số lượng người dùng thiết bị di động cho website, bạn nên sử dụng AMP của Google cho website để đảm bảo trải nghiệm mượt mà trên các thiết bị di động.

AMP - Phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động
AMP – Phương pháp tiếp cận ưu tiên các thiết bị di động

AMP góp phần làm tăng tốc quá trình nén các nội dung và xóa bỏ các tập tin không cần thiết để tăng tốc độ load trang web của bạn trên các thiết bị di động.

14. Chọn Theme phù hợp

Theme là yếu tố hỗ trợ SEO và ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tải Website. Để tối ưu tốc độ load website wordpress, hãy lưu ý chỉ dùng Theme từ ​những nguồn uy tín để đảm bảo bản không bị lỗi Code, không lo bị Virus, Link Spam ẩn. 

15. Sử dụng Google PageSpeed

Google PageSpeed là một công cụ do Google phát triển, với vai trò hỗ trợ bạn đánh giá tốc độ trang web cũng như đưa ra những lời khuyên về các yếu tố nên khắc phục để giảm thời gian tải trang.

16. Sử dụng hosting chất lượng cao

Hosting yếu, kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng phản hồi chậm của máy chủ, tăng thời gian Load Page, vì thế bạn nên chọn dịch vụ Hosting chất lượng cao nhé.

Hosting chất lượng cao
Hosting chất lượng cao

Bạn có thể cân nhắc sử dụng một trong những phương thức hosting như sau:

Sử dụng sharing hosting (hệ thống lưu trữ, chia sẻ dữ liệu mà có nhiều website cùng liên kết với 1 server)

Sử dụng sharing hosting là phương thức Hosting phổ biến, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì giá thành rẻ, không mất nhiều thời gian để cấu hình hệ thống.

Tuy nhiên, vì phải chia sẻ server với nhiều website khác, tốc độ tải trang của doanh nghiệp bạn có thể bị ảnh hưởng nếu sử dụng phương thức sharing hosting.

Sử dụng VPS (Virtual Private Server, máy chủ riêng ảo)

VPS sử dụng hệ thống nhiều máy chủ để giúp bạn phân phối nội dung tới người dùng.

Ngoài ra, khi sử dụng VPS, bạn có thể truy cập hệ thống máy chủ ảo để cấu hình hệ thống mà không làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp đang sử dụng cùng hệ thống VPS giống bạn).

Hệ thống host vật lý riêng

Bạn có thể chọn hệ thống host vật lý riêng nếu bạn có đủ ngân sách chi trả các khoản phí liên quan tới việc duy trì hệ thống như: thuê người quản trị hệ thống, trả phí mặt bằng đặt server,…

Xem thêm: “Hosting là gì? Sự khác biệt giữa Domain và hosting ít ai biết”

17. Loại bỏ hoặc giảm bớt các quảng cáo trên website

Cho phép các quảng cáo hiển thị trên web giúp doanh nghiệp có thêm thu nhập nhưng sẽ khiến website của bạn bị chậm. Vì thế, đừng quá lạm dụng các quảng cáo nhất là các quảng cáo dạng pop-up, dạng nhấp nháy, xuất hiện đột ngột trên màn hình sẽ gây tốn thời gian và dung lượng của website.

18. Sử dụng Caching Plugin

Caching Plugin làm giảm quá trình tải cho server và tăng tốc độ website wordpress. Do vậy, bạn cần lưu đệm các trang dưới dạng file HTML và đẩy nhanh trang xuống trình duyệt.

Sử dụng Caching Plugin
Sử dụng Caching Plugin

Để tăng tốc độ gấp 1.5 lần cho website, doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng Caching Plugin nhằm giảm sự quá tải website đồng thời tạo sự thuận tiện cho người truy cập website.

Một số plugin phổ biến và miễn phí bạn có thể sử dụng như WP – Supercache, Quick Cache hay W3 – Total Cache.

19. Nâng cấp PHP

Cách tối ưu hóa tốc độ Website tiếp theo mà Miko Tech muốn giới thiệu là nâng cấp phiên bản PHP. Nếu bạn đang dùng PHP 5 thì hãy nâng cấp lên ngay phiên bản PHP 7 nhé. Hiệu suất trên PHP 7 cao gấp 2 lần so với PHP 5, có thể xử lý 112% yêu cầu/giây, giúp tăng tốc WordPress lên 30-50%.

20. Bật nén Brotli của Google

Khi người dùng truy cập Website, các tài nguyên (File) từ máy chủ sẽ được tìm và tải về. Tài nguyên càng lớn thì càng tốn thời gian để tải về máy khách truy cập.

Bật nén Brotli sẽ giúp bạn giảm kích thước của các tài nguyên và tăng tốc website WordPress, nhưng bạn cần phải kích hoạt Brotli trong Server gốc.

Các trang web có tốc độ tải trang nhanh sẽ có lượt truy cập trở lại cao, tỷ lệ thoát thấp, chuyển đổi cao hơn từ đó giúp doanh thu cải thiện tốt hơn.

Hy vọng với 20 mẹo tối ưu tốc độ websiteMiko Tech vừa giới thiệu trong bài viết sẽ giúp website của bạn có tốc độ tải nhanh chóng và dễ dàng gây ấn tượng ban đầu thật tốt với người dùng.



source https://mikotech.vn/meo-toi-uu-toc-do-website/

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

Protected: Thanh điều hướng website là gì? Cách tạo menu website ấn tượng

This content is password protected. To view it please enter your password below:



source https://mikotech.vn/thanh-dieu-huong-website-la-gi-cach-tao-menu-website-an-tuong/

Protected: 8 nguyên tắc “vàng” khi thiết kế web responsive cần nắm rõ

This content is password protected. To view it please enter your password below:



source https://mikotech.vn/8-nguyen-tac-vang-khi-thiet-ke-web-responsive-can-nam-ro/

Protected: 20+ cách tăng tốc độ website nhanh như chớp, siêu hiệu quả

This content is password protected. To view it please enter your password below:



source https://mikotech.vn/20-cach-tang-toc-do-website-nhanh-nhu-chop-sieu-hieu-qua/

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Tất tần tật mọi thông tin về Cloud Hosting từ A – Z

Khi tìm hiểu về website cũng như cách tạo trang web, có lẽ bạn đã bắt gặp một thuật ngữ gọi là “Cloud Hosting” nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu Cloud Hosting là gì?

Thông qua bài viết này, Miko Tech sẽ mang đến cho bạn tất tần tật mọi thông tin về Cloud Hosting từ A-Z, WordPress Cloud Hosting, nguyên lý hoạt động, phân loại, 5 thông số cần biết, ưu nhược điểm và đối tượng phù hợp với Cloud Hosting nhé!

Cloud Hosting là gì?

Cloud là gì?

Chữ “Cloud(đám mây) là lối nói ẩn dụ chỉ liên kết mạng giữa các máy tính. Chỉ với “cloud”, tài nguyên thông tin và dữ liệu sẽ được trao đổi và để sử dụng được tài nguyên này thì người dùng phải liên kết với “cloud”. 

Giờ đây, người dùng có thể lấy dữ liệu hoặc lưu trữ ngay trên “cloud”. Điều này hoàn toàn khác so với việc phải tải dữ liệu về một server (máy chủ) vật lý như trước đây.

Cloud Server là gì?

Cloud server (Máy chủ lưu trữ đám mây) là loại máy chủ được tạo ra bởi một hệ thống nhiều server (máy chủ) có tốc độ kết nối cao với nhau. Đây là máy chủ ảo được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây.

Nhà cung cấp dịch vụ web hosting thường cho thuê cloud server dưới dạng cloud hosting. 

Khi website chạy trên cloud server sẽ sử dụng tài nguyên tập trung của nhiều server cùng lúc. Tức là nếu một cloud server bị hỏng, các server khác sẽ thay thế làm việc và mọi thứ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động.

Cloud Server
Cloud Server – máy chủ lưu trữ đám mây

Vì vậy, cloud server được sử dụng nhiều để giúp cân bằng tải và tối đa hóa thời gian uptime (thời gian hoạt động) của trang web.

Vì sao cloud server là giải pháp máy chủ tốt và rất đáng để sử dụng? Bởi lẽ cloud server giúp giải quyết được khá nhiều vấn đề còn hạn chế ở máy chủ vật lý như là chi phí, thời gian uptime và thời gian bảo hành. 

Cloud hosting là gì?

Cloud Hosting (dịch vụ lưu trữ đám mây) là dịch vụ lưu trữ trang web trên máy chủ Windows hoặc Linux sử dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing).

Cloud Hosting
Cloud Hosting – dịch vụ lưu trữ đám mây

Cloud Hosting càng ngày càng trở nên phổ biến bởi khả năng lưu trữ thông tin khổng lồ, độ bảo mật cao và những lợi ích lâu dài mà nó đem lại. Ngoài ra, Cloud Hosting còn sử dụng trình quản lý DirectAdmin giúp máy chủ ảo dễ dàng hoạt động như một máy chủ vật lý.

Cloud Hosting free là gì?

Cloud hosting free là dịch vụ lưu trữ trang web sử dụng công nghệ điện toán đám mây mà bạn không phải trả phí trong một khoản thời gian giới hạn hoặc trong một khoảng dung lượng giới hạn.

Một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng không thể không nhắc đến Google với Google Drive. Google Drive là dịch vụ đám mây của Google (Google cloud hosting) cung cấp.

Google Drive
Google Drive – một dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng của Google

Với Google Drive, bạn có thể lưu trữ hình ảnh, bản ghi âm, video và các nội dung khác. Nó cho người dùng mới 15GB dung lượng miễn phí khi sử dụng tài khoản Google.

Với ưu điểm là tốc độ tải file nhanh nên Google Drive trở thành một trong những công cụ làm việc hiệu quả của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

Cloud computing là gì?

Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây) là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

Cloud computing
Cloud computing – công nghệ điện toán đám mây

Để hiểu đơn giản hơn thì Cloud computing là việc cung cấp tài nguyên phù hợp nhu cầu người dùng thông qua Internet. Các dịch vụ điện toán qua Internet có thể bao gồm: máy chủ, lưu trữ, phần mềm,…

Ví dụ, với giải pháp lưu trữ uy tín như Google Drive hay OneDrive thì bạn có thể lưu trữ tài liệu của mình ở đâu đó hay “lơ lửng trên những đám mây”. Chỉ cần có kết nối Internet, bạn sẽ có thể truy cập dữ liệu đó ở bất cứ khi nào và ở đâu.

WordPress cloud hosting

WordPress là nền tảng xuất hiện khá phổ biến gần đây. Nó cũng được tích hợp nhiều tính năng tối ưu SEO nổi trội. Trong đó, dịch vụ lưu trữ riêng dành cho các trang web chạy trên nền tảng mã nguồn WordPress cũng đang được quan tâm từ người dùng.

WordPress Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ đám mây chuyên dụng, tối ưu hóa tốt nhất dành riêng cho các website dùng mã nguồn WordPress. Loại dịch vụ này cực kỳ phù hợp với các khách hàng sử dụng để xây dựng các Website bán hàng, tin tức, hay thương mại điện tử.

Nguyên lý hoạt động của Cloud Hosting

Nguyên lý hoạt động của cloud hosting dựa vào hệ thống máy chủ cloud vận hành theo công nghệ điện toán đám mây từ các hãng máy chủ lớn trên thế giới như Cisc,… và hệ thống lưu trữ Cloud Storage.

Bên cạnh đó, cloud hosting còn tuân theo nguyên tắc phân tán dữ liệu trên hệ điều hành Linux và cân bằng tải (Load Balancing) nhằm giúp tối ưu tốc độ truy cập server. 

Nguyên lý hoạt động của Cloud Hosting
Cloud Hosting hoạt động như thế nào

Đồng thời tăng độ bảo mật và khả năng lưu trữ so với web hosting thông thường và giảm khả năng downtime (thời gian website ngừng hoạt động) cho trang web.

Việc hoạt động của cloud hosting không bị giới hạn số lượng máy chủ truy cập như web hosting là nhờ phần lớn vào nền tảng đám mây.

Đây là giải pháp lưu trữ dữ liệu thông minh nhất hiện nay giúp loại bỏ giới hạn lưu trữ gây cản trở quá trình truy cập dữ liệu so với các phương pháp truyền thống. Đặc biệt, hệ thống hosting còn có khả năng ổn định lên đến 300% so với web hosting tiền nhiệm.

Phân loại Cloud Hosting

Những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại cho người sử dụng là không thể bàn cãi. Nhờ vào cloud computing mà quá trình truyền tải dữ liệu và lưu trữ diễn ra nhanh chóng. Hiện nay có 4 loại hình dịch vụ cloud hosting phổ biến nhất đó là:

Public Cloud

Public Cloud
Public Cloud (đám mây công cộng) loại hình do bên thứ ba cung cấp

Public Cloud (đám mây công cộng) là loại hình do bên thứ ba cung cấp bên ngoài tường lửa doanh nghiệp. Đây là dịch vụ đứng đầu về mức độ phổ biến hiện nay.

  • Ưu điểm: Không hạn chế số lượng truy cập vào máy chủ (server). Các doanh nghiệp, tổ chức tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Quá trình quản lý hoàn toàn phụ thuộc vào bên thứ ba cung cấp dịch vụ. Điều này gây trở ngại cho việc lưu trữ dữ liệu.

Private Cloud

Private Cloud
Private Cloud (đám mây doanh nghiệp) loại hình được sử dụng trong nội bộ công ty toàn quyền quản lý

Private Cloud (đám mây doanh nghiệp) được sử dụng trong nội bộ công ty toàn quyền quản lý nhằm đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin.

  • Ưu điểm: Giúp các doanh nghiệp dễ dàng quản lý, tối ưu cơ sở hạ tầng, tăng cường bảo mật.
  • Nhược điểm: Cần đội ngũ có khả năng chuyên môn cao, am hiểu về công nghệ thông tin và phải đầu tư chi phí khá tốn kém.

Hybrid Cloud

Hybrid Cloud
Hybrid Cloud – đứa “con lai” giữa Public Cloud và Private Cloud

Hybrid Cloud là hosting “lai” giữa public cloud và hybrid cloud giúp đồng bộ hóa quá trình quản lý dữ liệu của doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ.

  • Ưu điểm: Không giới hạn dịch vụ.
  • Nhược điểm: Quá trình quản lý phức tạp, khó kiểm soát hệ thống và tốn kém chi phí.

Community Cloud

Community Cloud (đám mây cộng đồng) là dịch vụ cloud computing được doanh nghiệp cung cấp cho cộng đồng.

5 thông số cần biết về Cloud Hosting

Các bạn cần chú ý đến các thông số quan trọng về cloud hosting trước khi quyết định mua. Sau đây là 5 thông số cơ bản cần phải kế đến là:

Disk Space

Disk Space
Disk Space chỉ sức chứa dung lượng của hosting

Disk Space (dung lượng lưu trữ) là thuật ngữ căn bản cần phải nhắc đến vì chỉ sức chứa dung lượng của hosting. Tùy thuộc vào gói dung lượng mà bạn chọn sẽ có sức chứa khác nhau. Dung lượng lớn giúp bạn thoải mái download hoặc upload dữ liệu trong giới hạn cho phép của dịch vụ.

Bandwidth

Bandwidth (băng thông)tổng lưu lượng tải dữ liệu (download và upload file) của hosting trong mỗi tháng. Bởi vì số lượng băng thông có giới hạn nên bạn phải tính toán và xem xét kỹ nhu cầu truy cập để tránh xảy ra lỗi quá tải, lúc đó hệ thống sẽ thông báo “502 service temporarily overloaded”.

Parked Domain

Parked Domain
Parked Domain là số tên miền chạy song song với tên miền chính

Parked Domain là số tên miền chạy song hành cùng lúc với tên miền chính. Do đó dùng tên miền nào cũng sẽ trỏ về một địa chỉ IP máy chủ duy nhất.

Addon Domain

Addon domain (tên miền bổ sung) sẽ được chia nhỏ ra thành nhiều hosting để đáp ứng được addon domain. Nó như một tên miền chính và cho phép sử dụng nhiều gói hosting trên cùng một bảng điều khiển.

Sub Domain

Sub domain (tên miền con) không giới hạn số lượng nên bạn có thể tùy chọn tạo bao nhiêu cũng được.

Email

Khi bạn chọn mua gói dịch vụ CLoud hosting, bạn sẽ được cung cấp tên miền Email khả dụng. Số lượng sẽ tùy thuộc vào gói dịch vụ mà bạn đã đăng ký.

Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Hosting

Ưu điểm của Cloud Hosting

Mở rộng quy mô nhanh chóng, linh hoạt

Một ưu điểm của dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud hosting) là dễ dàng mở rộng quy mô và tính linh hoạt. Thay vì phải mua cơ sở hạ tầng vật lý mới để nâng cấp CPU, RAM và bộ nhớ, thì bạn chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ và nói với họ rằng bạn muốn tăng hoặc giảm tài nguyên được phân bổ. Và bạn chỉ việc thanh toán cho những gì mà mình sử dụng.

Hiệu quả chi phí

Hiệu quả chi phí mà Cloud hosting mang lại chính là lý do mà các công ty, doanh nghiệp chuyển sang sử dụng. Bởi lẽ các công ty không cần phải lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng nữa, dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại không gian lưu trữ khổng lồ và tiết kiệm chi phí, tài nguyên.

Sẵn sàng 24/7

Không giống như các hệ thống hosting khác, cloud hosting giúp người dùng dễ dàng xử lý và kiểm soát cơ sở dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, hệ thống này còn tự động nâng cấp, được cập nhật liên tục 24/7 và thời gian uptime lên đến 99.99%.

Hỗ trợ nền tảng Windows hoặc Linux

Cloud hosting cũng hỗ trợ cả hai nền tảng hệ điều hành Windows và Linux.Vì vậy, tất cả người dùng phát triển trên IIS hoặc apache, Microsoft SQL, PHP hoặc ASP.NET… đều tương thích.

Đảm bảo độ tin cậy

Cloud Hosting nó không hề phụ thuộc vào bất kỳ phần cứng đơn lẻ nào, do đó bất kỳ phần cứng nào cũng bị lỗi thì không tác động được đến tính sẵn sàng của các cloud hosting, cho thời gian uptime lên đến 99.99%.

Quản lý dễ dàng

Với máy chủ vật lý, bạn phải cần một đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin để xử lý những vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời. Nhưng với Cloud Hosting, bạn có thể quản lý cloud hosting ở bất cứ đâu có kết nối Internet.

Đa dạng lựa chọn về hiệu năng hệ thống

Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ đa năng và quyền lực nhờ vào khả năng biến đổi vô hạn và thích ứng cao. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể tùy chỉnh hiệu năng hệ thống sao cho phù hợp.

An toàn và bảo mật cao

Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ Cloud Hosting bởi nó có khả năng tối ưu hóa an ninh cho tất cả hệ thống dữ liệu nội bộ của bạn.

Nâng cấp phát triển không giới hạn

Người dùng dễ dàng nâng cấp, phát triển gói dịch vụ theo nhu cầu từng doanh nghiệp àm không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

Đội ngũ vận hành chuyên nghiệp

Đội ngũ chuyên viên với trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn vận hành hệ thống cloud hosting tốt nhất và sẽ hỗ trợ bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn.

Nhược điểm của Cloud Hosting

Giá cả

Cloud Hosting sẽ có chi phí sử dụng và vận hành cao hơn các loại thông thường. Tuy nhiên, tính về dài lâu thì đây là khoản đầu tư rất có ích cho doanh nghiệp.

Lỗ hổng đối với các cuộc tấn công mạng

Với dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn có thể truy cập hầu hết mọi thứ từ internet. Trên thực tế, bất cứ thứ gì có kết nối internet đều không được bảo mật và ngay cả những tổ chức lớn nhất cũng có thể bị tấn công và vi phạm bảo mật nghiêm trọng.

Thời gian trang web ngừng hoạt động có thể xảy ra

Đây là một trong những nhược điểm tồi tệ nhất của lưu trữ đám mây. Không có nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây nào, ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ nổi tiếng, có thể tránh được điều này. 

Dịch vụ lưu trữ đám mây dựa trên một mạng lưới các máy chủ hoàn toàn phụ thuộc vào internet để hoạt động. Điều này có nghĩa là nếu có bất kỳ vấn đề nào với kết nối internet, người dùng sẽ gặp khó khăn khi truy cập dịch vụ này.

Đối tượng phù hợp với Cloud Hosting

Cloud Hosting là một giải pháp lưu trữ ưu việt và linh hoạt. Chính vì thế, nó rất phù hợp với công ty, tổ chức cần hiệu suất cao, băng thông và thời gian hoạt động 24/7.

Hơn thế nữa, Cloud Hosting cũng rất phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức cần mở rộng máy chủ và với các trang web của những blogger có lưu lượng truy cập cao.

Trên đây, Miko Tech đã mang đến cho bạn đọc tất tần tật mọi thông tin về Cloud Hosting từ A-Z, Cloud hosting là gì, wordpress cloud hosting, nguyên lý hoạt động, phân loại, 5 thông số cần biết, ưu nhược điểm và đối tượng phù hợp với Cloud Hosting.

Hy vọng những thông tin này bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về dịch vụ lưu trữ đám mây nhé!



source https://mikotech.vn/cloud-hosting-la-gi/

Theme WordPress là gì? Kho theme WordPress free đẹp nhất 2022

WordPress là một mã nguồn website được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Chính vì vậy, số lượng theme được phát triển cho CMS này cũng rất nhiều, có trả phí và có cả miễn phí. Vậy hãy cùng Miko Tech tìm hiểu theme WordPress là gì?kho theme WordPress free đẹp nhất 2022 nhé!

Theme WordPress là gì?

Theme WordPress là một công cụ giúp thay đổi bố cục, thiết kế của website. Tùy vào độ phức tạp của theme mà bạn có thể tùy biến màu sắc, font chữ, bố cục,… của website.

Theme WordPress free
Theme WordPress là gì?

Theme wordpress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, là một thư mục được nén gồm rất nhiều tệp bên trong. Ngoài ra, trong thư mục theme sẽ còn chứa các file HTML, CSS, Javascript, hình ảnh… những file này sẽ góp phần làm thay đổi giao diện website của bạn.

Khi cài đặt WordPress, website của bạn sẽ được cài đặt theme mặc định. Điểm thú vị của WordPress là khi cài đặt vào năm nào, thì theme mặc định sẽ có tên là năm đó (Ví dụ: Cài wordpress vào năm 2022, theme được cài mặc định sẽ là Twenty Twenty-two)

Thay đổi theme sẽ không ảnh hưởng đến nội dung, hình ảnh, video hoặc các thông tin khác trên cơ sở dữ liệu của website. Việc này chỉ làm thay đổi giao diện, thay đổi cách nội dung trên website bạn sẽ hiển thị như thế nào.

Công cụ tìm tên theme WordPress của website bất kỳ

Bạn vô tình truy cập một website wordpress, cảm thấy theme của website này đẹp, phù hợp với phong cách và nội dung của website mà bạn sở hữu. Nhưng bạn vẫn không biết theme của website này tên gì thì WordPress Theme Search là công cụ bạn nên biết.

Tìm tên theme wordpress tại whatwpthemeisthat
Tìm tên theme wordpress tại whatwpthemeisthat

Bạn chỉ cần truy cập https://ift.tt/a68K1CM, sau đó nhập địa chỉ website bạn cần biết tên theme vào và đợi vài giây, thông tin về theme đó sẽ được hiển thị đầy đủ.

Những theme WordPress Free được sử dụng nhiều nhất

1. Astra

Astra là một trong những theme WordPress free được sử dụng nhiều nhất, cũng như được đội ngũ nhà phát triển cập nhật thường xuyên nhất.

Astra - Theme wordpress được sử dụng nhiều nhất
Astra – Theme wordpress được sử dụng nhiều nhất

Điểm khác biệt của Astra đó chính là giao diện tối giản, cung cấp những tính năng cơ bản nhưng vô cùng cần thiết cho mọi website. Bạn chỉ cần vài thao tác kéo thả đơn giản là có thể kích hoạt được tính năng mà bạn cần đến.

Một điểm mạnh của Astra so với các giao diện WordPress miễn phí khác đó chính là khả năng tương thích với các page builder phổ biến như Elementor, Beaver Builder, Site Origin, Visual Composer, Divi,… và dĩ nhiên sẽ tương thích với trình soạn thảo Guternberg.

Tất cả điều đó có nghĩa là bạn có thể dễ dàng tạo nên một trang web riêng với theme Astra một cách nhanh chóng với độ tùy biến không giới hạn.

Tải theme WordPress miễn phí – Astra: https://ift.tt/KpeZBLN

2. Storefront

Đọc qua tên chắc hẳn bạn cũng đã biết đây là một theme về bán hàng. Storefront là một theme chính thức của WooCommerce. Storefront chứa những tính năng cơ bản của một trang bán hàng tuy vậy bạn có thể tùy chỉnh, thêm các tính năng không giới hạn bằng việc sử dụng với các các page builder như Elementor, Divi…

Storefront - Theme WordPress bán hàng miễn phí
Storefront – Theme WordPress bán hàng miễn phí

Nếu bạn đang làm chủ một cửa hàng nhỏ, chưa có đủ chi phí cho các giao diện trả phí thì Storefront sẽ là một sự khởi đầu hoàn hảo. Và vì đây là giao diện chính thức của WooCommerce nên chắc chắn gần như không có lỗi khi sử dụng chung với plugin này.

Tải theme WordPress bán hàng miễn phí – Storefront: https://ift.tt/LR9csf1

3. ColorMag

ColorMag là một theme được thiết kế chuyên dùng cho các website chuyên về tin tức, tạp chí. ColorMag đem lại hầu như đầy đủ các tính năng mà một website tin tức cần có. Trong khi hầu hết các theme được thiết kế cho mục đích này đều được bán với giá rất cao thì ColorMag được cung cấp miễn phí.

ColorMag - Theme WordPress tin tức miễn phí
ColorMag – Theme WordPress tin tức miễn phí

ColorMag cho phép người quản trị website tùy biến rất nhiều tính năng, cùng với đó là nhiều bố cục khác nhau phù hợp với nhu cầu từng dạng tin tức khác nhau. Ngoài ra, theme này còn tương thích với WooCommerce, cung cấp nhiều tùy chỉnh về màu sắc, kiểu chữ,… và nhiều tính năng thú vị khác.

Tải theme tin tức, tạp chí miễn phí – ColorMag: https://ift.tt/B3N5eJo

Tải theme đẹp cho WordPress ở đâu, nhà cung cấp theme WordPress đẹp.

Ngoài các giao diện WordPress free mà Miko Tech đã giới thiệu ở trên, bạn còn có thể tìm thêm những theme đẹp khác, phù hợp với nhu cầu với các nhà cung cấp dưới đây:

1. Thư viện theme của wordpress.org

Nói đến việc tải giao diện đẹp cho WordPress thì không thể nào bỏ qua thư viện tại chính trang chủ wordpress.org. Tại đây bạn có thể tìm hơn 9000 theme wordpress được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

Thư viện theme miễn phí khổng lồ trên wordpress.org
Thư viện theme miễn phí khổng lồ trên wordpress.org

Việc bạn chỉ cần làm là truy cập vào wordpress.org, chọn mục Themes, và sau đó tìm giao diện theo: tên, danh mục (blog, shop, news,…)

Chọn được theme ưng ý thì bạn có thể xem Preview để chắc chắn sẽ chọn giao diện đó. Sau đó chọn Download để tải về file zip và đăng tải lên website của mình.

Truy cập kho theme WordPress free khổng lồ: https://ift.tt/HUNDMRz

2. Themegrill

ColorMag mà Miko Tech đã liệt kê ở trên chính là một sản phẩm của ThemeGrill. Theme WordPress free được cung cấp bởi ThemeGrill được đánh giá rất cao bởi người sử dụng bởi độ tùy biến cũng như chức năng đa dạng, vượt xa nhiều theme miễn phí khác.

ThemeGrill - Chuyên cung cấp theme miễn phí, trả phí chuyên nghiệp
ThemeGrill – Chuyên cung cấp theme miễn phí, trả phí chuyên nghiệp

Truy cập ThemeGrill: themegrill.com

3. Mythemeshop

Mythemeshop được biết đến như là một nhà cung cấp theme bản quyền nổi tiếng. Plugin hỗ trợ SEO website – RankMath cũng là do Mythemeshop phát triển.

Mythemeshop - Nhà cung cấp theme wordpress chất lượng cao
Mythemeshop – Nhà cung cấp theme wordpress chất lượng cao

Ngoài những theme và plugin bản quyền yêu cầu trả phí thì Mythemeshop vẫn có cung cấp rất nhiều giao diện đẹp cho wordpress với tính năng và độ tùy biến không thua kém bản trả phí.

Truy cập Mythemeshop – Nhà cung cấp theme chất lượng cao: mythemeshop.com

Kết

Sau khi đọc xong bài viết chắc các bạn đã hiểu rõ theme wordpress là gì? Cũng như tìm được theme wordpress free phù hợp với website mà bạn đang có ý định xây dựng.

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website chuyên nghiệp, hãy tham khảo dịch vụ thiết kế website tại Miko Tech



source https://mikotech.vn/theme-wordpress-mien-phi/

Seo Hosting là gì? 5 lợi ích và tiêu chí lựa chọn SEO Hosting

Hosting là yếu tố rất quan trọng để website có thể chạy được trên internet. Khi công nghệ SEO phát triển, hosting nâng cấp thành SEO Hosting để phục vụ cho nhu cầu người dùng. Vậy SEO Hosting giúp vượt top Google, tăng hạng hiển thị có đúng không?

Hãy cùng Miko Tech đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên và tìm hiểu về SEO Hosting là gì, sự khác biệt giữa SEO hosting và hosting, 5 lợi ích của SEO Hosting đối với website và tiêu chí để lựa chọn dịch vụ SEO hosting tốt nhé!

SEO Hosting là gì?

Hosting là gì?

Hosting là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến, là không gian trên máy chủ có cài đặt các dịch vụ Internet như world wide web (www), truyền file (FTP), Mail…. chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên đó.

SEO là gì?

SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là quá trình tối ưu hóa website để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hiện nay như Google, Yahoo, Bing,…

SEO Hosting là gì?

SEO Hosting là dịch vụ Share Hosting (IP C-class hosting) cho phép một tài khoản hosting chạy nhiều website và mỗi trang web sẽ có một địa chỉ IP riêng biệt. Việc mỗi trang web có một địa chỉ IP riêng sẽ giúp các liên kết giữa các websute trở nên uy tín hơn trong quá trình tối ưu SEO. Nhờ đó hỗ trợ nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…

SEO Hosting
SEO Hosting là một giải pháp web hosting trên nền tảng đám mây

Sự khác biệt giữa SEO hosting và hosting

  • SEO Hosting sẽ cung cấp nhiều địa chỉ IP trên mỗi website, trong khi đó Hosting sẽ chỉ cung cấp 1 địa chỉ IP cho nhiều trang web.
  • SEO Hosting sẽ dễ dàng hơn cho người quản lý website so với Hosting
  • Độ ổn định của SEO Hosting được đánh giá cao hơn hosting thông thường
  • Tốc độ tải trang của SEO Hosting cũng nhanh hơn
  • Người dùng có thể dễ dàng nâng cấp và cài đặt khi sử dụng SEO Hosting
  • Khi làm SEO, nếu một site vệ tinh có cùng một IP và cùng trỏ link về site chính thì sẽ không đạt được vị tri tối ưu trên Google. Tuy nhiên, các link từ web có IP khác nhau đều trỏ về site chính sẽ được ưu tiên hơn.

5 Lợi ích của SEO Hosting đối với website

Vượt top Google, tăng hạng hiển thị

Cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm là một trong những mục đích sử dụng SEO hosting của các website ngày nay. Để website có được thứ hạng tốt cũng như được đánh giá tích cực thì website cần đảm bảo về chất lượng như:

  • Mang lại nội dung chất lượng cao, bài viết ấn tượng, độc đáo và thu hút người đọc.
  • Áp dụng những dữ liệu meta thích hợp cũng như sắp xếp website hợp lý.
  • Sử dụng đa dạng hình ảnh, video chất lượng và không ngừng cập nhật hình ảnh và video mới.
SEO hosting giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website
SEO hosting giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website.

Trên đây là những yếu tố cơ bản để đưa 1 website lên đầu trang công cụ tìm kiếm nhưng lại mất khá nhiều thời gian vì làm nhiều công việc. Bên cạnh đó, SEO hosting cũng là một cách tuyệt vời để tăng thứ hạng cho công cụ tìm kiếm của bạn nhưng lại không cần làm nhiều công việc một lúc.

SEO Hosting giúp website của bạn nâng mức độ cạnh tranh để từ khoá của mình lên top tìm kiếm một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn đang dùng những hosting truyền thống và đi backlink cho những website vệ tinh, việc này sẽ nhanh chóng khiến google phát hiện và phạt. Để tránh được việc này, mỗi website của bạn nên ở trên 1 lớp C khác nhau trong class IP.

Tạo nhiều website với IP khác nhau

Bằng cách áp dụng phương pháp IP C-class (địa chỉa IP lớp C), bạn sẽ không cần phải thuê hoặc mua nhiều gói hosting khác nhua để quản lý IP website. Lúc này bạn có thể quản lý một lúc nhiều website và nhiều IP chỉ với một tài khoản hosting. Đồng thời phương pháp này sẽ giúp trang web không bị Google phát hiện, đồng thời còn có khả năng cải thiện thứ hạng tìm kiếm cực kỳ hiệu quả.

Được quản lý chặt chẽ

Hiện nay, đa số các công ty cung cấp dịch vụ SEO hosting đều quản lý chặt chẽ trang web cho người dùng. Việc lựa chọn sáng suốt đâu là dịch vụ SEO hosting chất lượng và phù hợp với nhu cầu xây dựng và phát triển của từng tổ chức/cá nhân là rất quan trọng.

Quản lý IP dễ dàng

Với SEO Hosting, người dùng có thể tự quản lý cùng lúc nhiều địa chỉ IP chỉ trên một tài khoản hosting duy nhất mà không cần phải mua hay thuê nhiều gói hosting khác nhau từ nhiều nhà cung cấp. Các thao tác quản lý tương đối đơn giản và các quá trình quản lý sẽ diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Giá thành hợp lý

SEO hosting là trong những gói dịch vụ Internet có giá tốt nhất, phù hợp với nhiều người dùng, nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau. Trong trường hợp bạn thuê nhiều hosting từ nhiều nhà cung cấp thì chi phí hosting sẽ cực kỳ cao, nhưng với SEO hosting thì giá cả lại rẻ hơn gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải thanh toán nhiều lần với nhiều bên cung cấp, khi bạn chỉ cần thanh toán cho một nhà cung cấp seo hosting đó cho bạn.

Tiêu chí lựa chọn dịch vụ SEO hosting

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc Google sẽ đánh giá trang web của bạn thế nào. Nếu tốc độ tải trang của bạn càng nhanh, khả năng SEO cho website càng tốt, từ đó người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn. Và ngược lại website của bạn càng chậm thì website dễ bị đánh giá ở thứ hạng thấp.

Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng để Google đánh giá trang web.

Tốc độ tải trang là vấn đề mà không phải nhà cung cấp nào cũng cũng đảm bảo. Các nhà cung cấp dịch vụ hosting SEO phải có hệ thống máy chủ cấu hình khủng, cơ sở hạ tầng mạnh và chắc chắn để có tốc độ tải trang nhanh. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên cần dày dặn kinh nghiệm để giúp giải quyết tất cả sự cố đảm bảo tốc độ tải trang tốt nhất.

Bảo mật cao

Bảo mật là yếu tố rất quan trọng và luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của một trang web. Khả năng bảo mật càng cao thì dữ liệu và thông tin người dùng càng được bảo vệ chặt chẽ.

Hiện nay, tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hosting SEO là rất cao nên họ sẽ hỗ trợ người dùng tối đa bằng cách cung cấp những gói seo hosting có độ bảo mật cao nhất, bảo vệ người dùng tối đa.

Khả năng hoạt động tốt

Thời gian hoạt động của website tốt
Thời gian hoạt động của website tốt là yếu tố được đánh giá cao.

Một website hoạt động không ổn định, thường xuyên bị lỗi tải trang thì sẽ không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Các công cụ tìm kiếm sẽ xếp những website hoạt động không ổn định là không thân thiện với người dùng và có thể loại bỏ trang tạm thời khỏi kết quả tìm kiếm.

Hỗ trợ backup

Hỗ trợ backup (sao lưu) là một điều buộc phải có khi sử dụng SEO hosting. Vì khi gặp phải các vấn đề như sự cố hệ thống, bị hack,… sẽ khiến trang web bị gặp sự cố.

Hỗ trợ backup
Hỗ trợ backup sẽ giúp giải quyết vấn đề khi website gặp sự cố.

Nếu không có sao lưu thì các trang web sẽ dễ bị sự cố và ảnh hưởng đến SEO của toàn bộ hệ thống trang web của bạn.

Hỗ trợ khách hàng

Vì SEO hosting phức tạp hơn những loại hosting bình thường nên vấn đề hỗ trợ cũng phải được chú trọng hơn. Nếu nhận được sự hỗ trợ tốt từ nhà cung cấp SEO hosting, bạn có thể dễ dàng thay đổi, cập nhật và khắc phục các sự cố xảy ra đối với website để bảo đảm được chất lượng của việc SEO.

Trên đây, Miko Tech đã trả lời cho câu hỏi SEO Hosting giúp vượt top Google, tăng hạng hiển thị có đúng không? và tìm hiểu về SEO Hosting là gì, sự khác biệt giữa SEO hosting và hosting, 5 lợi ích của SEO Hosting đối với website và tiêu chí để lựa chọn dịch vụ SEO hosting.

Hy vọng đây là bài viết bổ ích giúp bạn đọc có thêm thông tin về SEO Hosting và sẽ lựa chọn sử dụng SEO Hosting trong quá trình làm SEO của mình nhé!



source https://mikotech.vn/seo-hosting-la-gi/

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Có nên đăng ký google news? Cách đăng ký google news 2022

Bạn đang muốn tìm hiểu google news là gì? Bạn muốn biết cách đăng ký google news nhanh chóng, chuẩn xác nhất năm 2022? Hãy đến ngay với bài viết dưới đây của Mikotech.

Chúng tôi sẽ giúp bạn biết google news là gì, tiêu chí, bí quyết và cách để đăng ký vào Google News, các nội dung trên website sẽ bị Google News cấm, cách kiếm tiền trên Google News và dịch vụ đăng ký vào Google News của Mikotech.

Cùng tham khảo bài viết Có nên đăng ký google news? Cách đăng ký google news 2022 dưới đây nhé!

1. Google News là gì?

Google News là một tờ báo internet cung cấp cho người đọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, Google News đã được công nhận là một phần của Google Search. Chính vì vậy, việc đăng ký Google News sẽ giúp cho bài viết nhanh chóng đạt top trên Google.

Thông thường, Google News sẽ hiển thị bản tóm tắt gồm 5 phần tin tức mà bạn quan tâm nhiều nhất. Trong mỗi bài tin tức, bạn sẽ xem được các bài đánh giá khác nhau. Từ đó bạn sẽ có thể đánh giá một cách trực quan nhất về các nguồn thông tin.

Google news là một trang báo internet
Google news là một trang báo internet

Hiện nay, Google News đã có những sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, về cơ bản, các chức năng tổng thể của Google News vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, Google News còn sử dụng thêm công nghệ Al để triển khai các tin tức phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

2. Có nên đăng ký Google News không?

Hiện nay, có rất nhiều website được tạo ra và phát triển. Do đó, việc website có thể tiếp cận được nhanh nhất với người dùng ngày càng trở nên khó khăn. Chính vì vậy, bạn nên tối ưu hóa các website để chúng có thể nâng cao lượt hiển thị trên Google.

Google news giúp tăng độ tin cậy của website
Google news giúp tăng độ tin cậy của website

Google News chính là yếu tố giúp cho website của bạn tăng thêm độ tin cậy đối với người dùng. Từ đó, website của bạn sẽ được tối ưu và nhanh chóng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, khi đăng ký Google News, bạn sẽ được một số lợi ích khác như:

  • Nâng cao độ uy tín cho website
  • Tăng sự tin tưởng của người dùng đối với website
  • Nâng cao chất lượng của nguồn Traffic Organic
  • Có thể chạy quảng cáo trên Google News để kiếm tiền
  • Tăng khả năng index của các bài viết trên website
  • Giúp các URL nhanh chóng được index

3. Các tiêu chí để được đăng ký Google News

Website đạt tiêu chuẩn của mục tin tức

Để được đăng ký Google News, website của bạn phải đạt được các tiêu chuẩn trong mục tin tức. Do đó, khi bạn đăng ký để website của mình vào Google News, một nhóm nhân viên Google sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá website của bạn.

Website đạt tiêu chuẩn của mục tin tức
Website đạt tiêu chuẩn của mục tin tức

Quá trình kiểm tra, đánh giá này được thực hiện thủ công và khá nghiêm ngặt để đảm bảo sự uy tín cho Google News. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy website của mình chưa đạt đủ các tiêu chí của một trang tin tức chuyên dụng thì đừng vội đăng ký Google News.

Website đạt các yêu cầu về kỹ thuật

URL tĩnh và duy nhất

Thông thường, Google sẽ đòi hỏi website của bạn phải có URL tĩnh và duy nhất để các bài viết luôn nằm trên cùng một URL. Từ đó, Google sẽ có thể tiến hành thu thập thông tin mà không cần phải chuyển hướng.

URL tĩnh và duy nhất
URL tĩnh và duy nhất

Ngược lại, nếu URL của bạn được tạo tự động thì chúng không thể hoạt động tốt được với Google. Do đó, bạn cần phải đảm bảo nội dung và các bài viết của mình đều được nằm trên một URL cố định, không thay đổi theo thời gian.

Nội dung bài viết ở dạng HTML thuần túy

Google sẽ tiến hành lập chỉ mục của bài viết qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Lập chỉ mục dựa trên mã nguồn HTML
  • Giai đoạn hai: Lập chỉ mục dựa trên kết quả xuất hoàn chỉnh của trang (bao gồm việc thực thi JavaScript)

Tuy nhiên, nếu như nội dung của bạn dựa trên thực thi JavaScript thì Google News sẽ không thể nhìn thấy chúng. Thay vào đó, Google News sẽ lập chỉ mục theo giai đoạn đầu tiên và hoàn toàn dựa vào HTML.

Chính vì vậy, bạn nên đảm bảo nội dung của bài viết có dạng mã nguồn HTML và hạn chế để JavaScript. Ngoài ra, việc thiết lập nội dung bài viết ở dạng HTML còn giúp website của bạn hoạt động tốt hơn với Google.

Nội dung bài viết ở dạng HTML
Nội dung bài viết ở dạng HTML

Bài viết có mã sạch (Clean Code)

Nội dung bài viết trong mã nguồn HTML thường là một khối mã liên tục từ tiêu đề cho đến cuối. Điều này sẽ giúp cho việc lập chỉ mục trở nên tốt và hiệu quả hơn trong Google News.

Bài viết có mã sạch
Bài viết có mã sạch

Bên cạnh đó, bài viết có code rõ ràng và đảm bảo code nằm trong một khối liên tục của HTML sẽ dễ hiểu và có xu hướng hoạt động tốt hơn trong Google News.

Một số yêu cầu khác về kỹ thuật

Bên cạnh các tiêu chí trên thì còn một số yêu cầu khác về kỹ thuật để website của bạn có thể đăng ký Google News. Tuy những yêu cầu dưới đây không hoàn toàn là bắt buộc nhưng chúng sẽ giúp cho bài viết của bạn đăng ký Google News nhanh nhất.

Có sơ đồ trang XML riêng cho mục tin tức

Sơ đồ trang XML riêng cho mục tin tức sẽ giúp bạn liệt kê các bài viết đã xuất bản trong vòng 48 giờ (tối đa 1000 bài). Do đó, việc tạo sơ đồ trang XML cho mục tin tức là rất quan trọng.

Bạn nên đảm bảo website của mình đã có sơ đồ XML riêng cho mục tin tức trước khi đăng ký vào Google News. Điều này sẽ giúp cho việc đăng ký vào Google News trở nên dễ dàng hơn.

Đảm bảo các bài viết đã được markup bằng structured data News Article

Bạn có thể structured data bài viết hoặc các phân đoạn cụ thể được Google giới thiệu, ví dụ như: Phân tích bài báo, ý kiến,… Thông qua việc markup bằng structured data, bài viết của bạn sẽ được cải thiện và nhanh chóng đạt thứ hạng cao trên Google hơn.

4. Cách đăng ký Google News nhanh chóng, hiệu quả

Để đăng ký Google News, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào gmail, sau đó truy cập Google News Producer (Gmail phải được xác minh webmaster chứ không phải share quyền webmaster)
  • Bước 2: Điền tên ấn phẩm – Bạn điền domain website mà bạn muốn đăng ký lên Google News (Tên ấn phẩm phải trùng với tên domain or brand của web)
  • Bước 3:  Cài đặt ấn bản. Ở bước này, bạn cần điền thông tin cơ bản và hình ảnh
  • Bước 4: Vào cài đặt Google tin tức và cài đặt các thông tin cơ bản như: Nội dung mô tả, danh mục, quốc gia, mã theo dõi
  • Bước 5: Chuyển sang tab cài đặt nội dung. Bạn vào Chuyên mục mới chọn Nguồn cấp dữ liệu, sau đó điền đầy đủ vào bảng Chỉnh sửa nguồn cấp dữ liệu, rồi nhấn Áp dụng.
Các bước đăng ký vào Google News
Các bước đăng ký vào Google News

5. Video hướng dẫn cách để đăng ký vào Google News

Dưới đây là video youtube hướng dẫn chi tiết cách để đăng ký Google News mà bạn có thể tham khảo:

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký Google News

6. Một số bước bổ sung hữu ích khác

Bổ sung thêm nhiều tác giả

Nếu website của bạn có nhiều tác giả đóng góp tin tức thì thông tin sẽ phong phú, đa dạng hơn. Từ đó, website của bạn sẽ vượt qua nhiều website nhỏ khác và giữ top cao trên google.

Cập nhật hàng ngày

Nếu bạn ít cập nhật các bài viết trên website thì sẽ dễ gây ra sự nhàm chán cho độc giả. Từ đó, lượt truy cập vào website cũng sẽ giảm đáng kể. Tốt nhất, bạn nên cập nhật một đến hai bài viết mới trên website mỗi ngày.

Nội dung bài viết có tính độc đáo, sáng tạo

Các bài viết này phải đảm bảo được tính độc nhất và sáng tạo để kích thích người đọc. Sẽ thật nhàm chán nếu website của bạn chỉ cập nhật nội dung lặp lại, không mới lạ. Do đó, bạn hãy cố gắng để đem đến cho người đọc những nội dung độc đáo, sáng tạo nhất.

Nội dung bài viết độc đáo, sáng tạo
Nội dung bài viết độc đáo, sáng tạo

Thông thường, sẽ không có một tỷ lệ cụ thể nào về vấn đề phân bố nội dung. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo tính độc đáo của bài viết dao động từ 70% trở lên để có thể hấp dẫn được người đọc.

Chủ đề ngách chuyên sâu

Google thường có xu hướng đánh giá cao các website có chủ để ngách chuyên sâu, có thể cung cấp báo cáo về một ngành cụ thể nào đó. Chính vì vậy, nếu bạn đã sở hữu một chủ đề hoặc ngành chuyên biệt thì hãy đầu tư cho nội dung của mình.

Sở hữu chủ đề ngách chuyên sâu sẽ giúp cho website của bạn cải thiện chỉ mục tin tức và nhận được traffic từ Google News. Ngoài ra, điều này còn có thể giúp cho website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

Chủ đề ngách chuyên sâu
Chủ đề ngách chuyên sâu

7. Các nội dung của website bị Google News cấm, hạn chế

Các nội dung bị cấm

Khi đăng ký Google News, hãy chắc chắn website của bạn không có các nội dung bị cấm sau:

  • Nội dung có chứa bản quyền
  • Thông tin cá nhân và bí mật

Các nội dung bị hạn chế

Bên cạnh các nội dung bị cấm, nếu website của bạn tồn tại các nội dung sau thì cũng sẽ bị Google hạn chế và cản trở trong việc đăng ký Google News.

  • Nội dung khiêu dâm
  • Nội dung bạo lực đồ họa
  • Hoạt động nguy hiểm và bất hợp pháp
  • Nội dung được tài trợ

Các hành vi bị cấm

Một số hành vi dưới đây sẽ bị Google News nghiêm cấm như:

  • Quấy rối và đe doạ trực tuyến
  • Hành vi lừa đảo
  • Thư rác và phần mềm độc hại

8. Làm sao để kiếm tiền quảng cáo trên Google News

Kiếm tiền thông qua những quảng cáo do Google quản lý

Với cách này, bạn chỉ cần liên kết tài khoản adsense, admob của mình với Google News. Sau đó, bạn sẽ kiếm được tiền thông qua các quảng cáo do Google phân phối.

Kiếm tiền bằng những quảng cáo do Google quản lý
Kiếm tiền bằng những quảng cáo do Google quản lý

Kiếm tiền bằng cách liên kết với nhà quảng cáo bên thứ 3

Theo cách này, bạn có thể liên hệ với nhà quảng cáo bên thứ 3 để có thể kiếm tiền. Thông thường, quảng cáo sẽ được hiển thị ở những vị trí mà Google quản lý thông qua Google Ad Manager + Admob (Android) và AdSense (iOS).

Kiếm tiền bằng cách liên kết với nhà quảng cáo bên thứ 3
Kiếm tiền bằng cách liên kết với nhà quảng cáo bên thứ 3

Các định dạng quảng áo sẽ được hỗ trợ dưới dạng GIF hình chữ nhật (300 x 250) hoặc PNG, GIF, HTML. Kích thước của tệp sẽ dao động khoảng 100kB hoặc nhỏ hơn.

9. Dịch vụ đăng ký vào Google News nhanh chóng, hiệu quả

Với quá trình kiểm định nghiêm ngặt của Google, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì việc đăng ký Google News sẽ gặp phải khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký Google News để giúp công việc này được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một số doanh nghiệp mà Mikotech đã đăng ký Google News
Một số doanh nghiệp mà Mikotech đã đăng ký Google News

Trong đó, Mikotech là đơn vị uy tín, chuyên nghiệp có thể giúp website của bạn đăng ký Google News thành công 100%. Ngoài ra, Mikotech còn có thể giúp cho website của bạn tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Bài viết trên đã giúp bạn biết đăng ký Google News là gì, cách đăng ký được Google News hiệu quả. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã chỉ ra các tiêu chí, bí quyết để đăng ký vào Google News, các nội dung trên website sẽ bị Google News cấm, cách kiếm tiền trên Google News.

Hãy lưu lại những thông tin này để có cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển website được tốt nhất. Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ đăng ký Google News, hãy liên hệ ngay với Mikotech nhé!



source https://mikotech.vn/dang-ky-google-news/

Protected: Tất tần tật về thiết kế giao diện người dùng mới nhất 2022

This content is password protected. To view it please enter your password below:



source https://mikotech.vn/thiet-ke-giao-dien-nguoi-dung/

5 cách bảo mật website WordPress từ A – Z hiệu quả nhất

WordPress là mã nguồn website được sử dụng nhiều nhất hiện nay với 43% tổng số website trên toàn thế giới (theo W3Techs). Được sử dụng nhiều đồng nghĩa với việc các lỗ hổng sẽ bị hacker thường xuyên khai thác. Chính vì vậy mà việc bảo mật website WordPress càng trở nên cần thiết.

Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu 5 cách bảo mật website WordPress từ A – Z hiệu quả nhất nhé!

Cơ bản về bảo mật website WordPress

Tại sao bảo mật website WordPress quan trọng?

Website được xem như nơi thể hiện “bộ mặt” của công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu website bị tấn công thì đó sẽ mang đến những ảnh hưởng rất lớn đến không những doanh thu mà còn danh tiếng của công ty. Hacker còn sẽ có thể lấy đi những thông tin của khách hàng như: mật khẩu, số thẻ ngân hàng,… hoặc thậm chí phát tán phần mềm độc hại đến người dùng.

Theo báo cáo của WPScan, năm 2021 đã phát hiện đến 1628 mối nguy hại cho riêng mã nguồn WordPress. Trong đó tỉ lệ mối nguy hại đến từ plugin chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối: 97.1% (tham khảo hình bên dưới).

Năm 2021 phát hiện 1628 mối nguy hại nhắm đến website WordPress
Năm 2021 phát hiện 1628 mối nguy hại nhắm đến website WordPress (Nguồn: WPScan)

Chính vì vậy, việc bảo mật website WordPress là một công việc bắt buộc phải thực hiện, cho dù bạn viết blog cá nhân hay đang quản lý website cho cửa hàng, doanh nghiệp lớn đi nữa.

Thường xuyên cập nhật mã nguồn WordPress

Tuy WordPress là một CMS miễn phí nhưng vẫn thường xuyên được cập nhật nhiều tính năng mới. Ngoài ra, đội ngũ nhà phát triển của WordPress cũng liên tục cập nhật các bản vá bảo mật, đảm bảo hạn chế được tối đa các mối nguy hại đến người sử dụng mã nguồn này.

Các giải pháp bảo mật website WordPress “không cần code”

Cài đặt plugin bảo mật WordPress

Một trong những cách đơn giản nhất để bảo vệ website WordPress của bạn khỏi các nguy cơ bị tấn công đó chính là sử dụng plugin hỗ trợ tăng cường bảo mật. Các plugin bảo mật này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hệ thống như: nguồn tài nguyên sử dụng, số lần đăng nhập lỗi, quét malware,…

Có khá nhiều lựa chọn cho việc sử dụng plugin bảo mật wordpress, có cả giải pháp miễn phí và trả phí. Tùy vào nhu cầu, quy mô của website mà hãy chọn cho phù hợp

Sucuri Security – Plugin bảo mật WordPress miễn phí

Nếu bạn dùng cho website cá nhân, cửa hàng nhỏ thì có thể cân nhắc Sucuri Security – một plugin bảo mật WP hoàn toàn miễn phí, dễ dàng sử dụng cho cả người mới bắt đầu.

Tải plugin Sucuri Security tại: https://sucuri.net

Securi Security - Plugin bảo mật website WordPress miễn phí
Securi Security – Plugin bảo mật website WordPress miễn phí

iThemes Security Pro – Bảo vệ website WordPress toàn diện

Còn nếu bạn có nhu cầu sử dụng các tính năng nâng cao hơn, bảo mật website WordPress toàn diện hơn thì có thể tham khảo qua iThemes Security Pro. Đây là plugin được cộng đồng sử dụng WordPress đánh giá rất cao về khả năng bảo vệ website khỏi các yếu tố không mong muốn.

Tìm hiểu plugin iThemes Security Pro tại: https://ift.tt/0BghmnJ

ithemes security pro - plugin bảo mật website WordPress toàn diện
ithemes security pro – plugin bảo mật website WordPress toàn diện

Sử dụng SSL/HTTPS

Sử dụng SSL/HTTPS để tăng độ bảo mật webiste WordPress
Sử dụng SSL/HTTPS để tăng độ bảo mật webiste WordPress

HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là một giao thức hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa người truy cập website và máy chủ web được mã hóa. Trước đây, khi chưa có HTTPS thì HTTP là giao thức được sử dụng nhiều, thông tin được truyền tải qua HTTP sẽ không được mã hóa, do đó hacker sẽ dễ dàng xâm nhập và đánh cắp.

Tham khảo bài viết: Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? SSL certificate (https) Tổng hợp kiến thức

Kích hoạt tường lửa

Tường lửa - Web application firewall (WAF)
Tường lửa – Web application firewall (WAF)

Tường lửa (Firewall) là giải pháp giúp website nói chung và website wordpress nói riêng ngăn chặn các lượng truy cập không được phép. Sử dụng tường lửa sẽ đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp website bị DDOS (Tấn công từ chối dịch vụ).

Loại tường lửa thường được sử dụng

Tường lửa DNS (DNS Level Website Firewall): Tường lửa này sẽ giúp định tuyến những truy cập vào website của bạn đến một máy chủ proxy. Máy chủ proxy sẽ chịu trách nhiệm lọc những truy cập không được phép, những truy cập hợp lệ mới có thể đến được máy chủ đích.

Tường lửa ứng dụng (Application Level Firewall): Loại tường lửa này sẽ kiểm tra lượt truy cập khi những truy cập này đã đến máy chủ trước khi tải hầu hết các script WordPress. Phương pháp này sẽ không hiệu quả bằng tường lửa DNS trong việc giảm tải máy chủ.

Cloudflare – Tường lửa miễn phí cho mọi website

Tường lửa của Cloudflare
Tường lửa của Cloudflare

Cloudflare là một trong những nhà cung cấp dịch vụ DNS (Domain Name System) lớn nhất hiện nay. Kèm theo đó Cloudflare còn cung cấp dịch vụ tường lửa hoàn toàn miễn phí. Việc bạn cần làm chỉ là trỏ địa chỉ nameserver về Cloudflare, bật tính năng tường lửa lên là mọi việc sẽ được xử lý hoàn toàn tự động.

Đổi URL trang wp-admin

Mặc định trang quản trị trên mỗi website WordPress đều có dạng tên-miền/wp-admin. Chính vì vậy mà mọi người đều có thể đoán ra và truy cập vào trang này. Việc thay đổi địa chỉ URL trang đăng nhập sẽ giúp hạn chế các truy cập không mong muốn từ phía bên ngoài vào trang quản trị.

Để đổi được địa chỉ URL trang quản trị, bạn có thể thể thay đổi các thông số trong file wp-login.php. Tuy nhiên, để đơn giản hơn thì bạn hãy cài đặt và kích hoạt plugin “WPS Hide Plugin”. Sau đó trong phần thiết lập của plugin, bạn sẽ có thể thay đổi URL trang đăng nhập và chuyển hướng trang đó sang một địa chỉ khác.

Thay đổi URL wp-admin trên WPS Hide Login
Thay đổi URL wp-admin trên WPS Hide Login

Sử dụng xác thực 2 yếu tố

Xác thực 2 yếu tố (2FA – Two-factor authentication) là một kỹ thuật yêu cầu người dùng cần sử dụng 2 phương pháp khác nhau để xác thực danh tính khi đăng nhập vào ứng dụng bất kỳ. Bước tiên sẽ là tên người dùng và mật khẩu. Bước thứ hai sẽ cần xác nhận qua OTP hoặc ứng dụng nào đó (Ví dụ như Microsoft Authenticator, Google Authenticator…)

Xác thực 2 yếu tố khi đăng nhập vào WordPress
Xác thực 2 yếu tố khi đăng nhập vào WordPress

Để kích hoạt tính năng xác thực 2 yếu tố, bạn có thể sử dụng plugin Two Factor Authentication, plugin này hoàn toàn miễn phí, bạn có thể cài đặt ngay trên thư viện của WordPress.

Plugin Two Factor Authentication
Plugin Two Factor Authentication

Tải plugin Two Factor Authentication: https://ift.tt/DlOdp1y

Trên đây, Miko Tech và bạn đã cùng tìm hiểu các cách để bảo mật cho website WordPress. Hy vọng rằng 5 cách bảo mật website WordPress sẽ giúp ích được cho website của bạn.



source https://mikotech.vn/cach-bao-mat-website-wordpress/

WordPress Hosting là gì? Cách đăng ký và bảng giá hosting 2022

Bạn đang thắc mắc WordPress Hosting là gì? Ưu, nhược điểm cũng như bảng giá 2022 và cách đăng ký nhé!

Host hay Hosting là một phần không thể thiếu khi bắt đầu thiết kế website. Đặc biệt hơn, đối với WordPress sẽ có một loại hosting tối ưu riêng cho mã nguồn này được gọi là WordPress Hosting.

WordPress Hosting là gì?

Wordpress hosting là gì
WordPress hosting là gì

WordPress Hosting là một dạng web hosting cụ thể, đây là loại host được xây dựng và phát triển riêng cho WordPress nhằm tối ưu cho mã nguồn này.

Tìm hiểu thêm: Hosting là gì? Sự khác biệt giữa Domain và Hosting ít ai biết

Ưu điểm của WordPress Hosting

Tốc độ tải trang được cải thiện

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định người dùng có tiếp tục truy cập website hay không. Trong một thời đại mà đề cao yếu tố “nhanh, gọn” lên hàng đầu thì khách hàng chắc chắn sẽ thoát khỏi website của bạn nếu website load quá lâu.

Cải thiện tốc độ tải trang Mikotech
WordPress Hosting giúp cải thiện tốc độ tải trang

WordPress hosting sẽ hỗ trợ website của bạn load nhanh hơn vì đây là dạng host đã được các chuyên gia tối ưu.

Bảo mật cao

Bảo mật luôn là vấn đề được quan tâm đối với mỗi website vì đây là nơi lưu trữ nhiều nội dung, thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Khi công nghệ phát triển thì các hình thức truy cập bất hợp pháp vào website của bạn lại càng trở nên tinh vi và khó phòng chống hơn.

Wordpress hosting bảo mật hơn so với shared host thông thường
WordPress hosting bảo mật hơn so với shared host thông thường

Các dạng web hosting thông thường, hay cả VPS chỉ cho phép quét các mối nguy hại đối với website chứ không cung cấp các giải pháp loại trừ mã độc, malware,… Nếu bạn muốn được hỗ trợ các tính năng chuyên sâu này thì cần phải trả thêm phí.

Nhưng riêng đối với nhiều nhà cung cấp WordPress Hosting, họ sẽ hỗ trợ website của bạn tránh khỏi các nguy cơ bị tấn công, thường xuyên kiểm tra bảo mật để tối đa khả năng website bị dính mã độc.

Tự động cập nhật

WordPress Hosting có khả năng tự động cập nhật mã nguồn, plugin và giao diện một cách tự động. Việc này sẽ hỗ trợ người quản trị dễ dàng hơn trong việc quản lý. Ngoài ra khi plugin và giao diện WordPress được cập nhật một cách tự động sẽ hỗ trợ tăng hiệu suất website, đảm bảo vấn đề bảo mật một cách tối ưu nhất.

Tự động sao lưu

Đối với các dạng shared host thông thường, nhà cung cấp dịch vụ sẽ có tính năng tự động sao lưu dữ liệu website của bạn, tuy nhiên sẽ không được thường xuyên. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng VPS để lưu trữ website thì việc sao lưu phải thực hiện thủ công, hoặc nếu muốn thực hiện tự động thì cần trả thêm phí cho nhà cung cấp.

Nhưng nếu bạn đang sử dụng WordPress Hosting là tất cả việc sao lưu nội dung, dữ liệu của website sẽ được thực hiện hằng ngày hoàn toàn tự động.

WordPress Hosting có hạn chế gì?

Giá cao hơn so với web hosting thông thường

Chính vì những tiện ích của WordPress hosting so với các loại web hosting thông thường nên dịch vụ này thường sẽ có giá cao hơn. Vì vậy, nếu cửa hàng, doanh nghiệp của bạn nếu không có quá nhiều nguồn kinh phí cho việc thiết kế website thì hãy cân nhắc các loại shared hosting nhé.

Chỉ cài đặt được WordPress

Đúng vây, giống như cái tên của mình, WordPress Hosting chỉ có thể cài đặt được mã nguồn WordPress. Điều này đôi khi bất tiện vì có thể doanh nghiệp bạn sẽ cần phải sử dụng CMS khác trong tương lai.

Không có file .htaccess

Wordpress Hosting sẽ không có file .htaccess
WordPress Hosting sẽ không có file .htaccess

Đa phần các loại WP Hosting đều sử dụng phần mềm web server là NGINX thay vì Apache như các web hosting thông thường. Do vậy, bạn sẽ không thể sử dụng file .htaccess để thay đổi các thiết lập nâng cao cho website.

Bảng giá WordPress Hosting

Dịch vụ WordPress hosting sẽ có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp cũng như cấu hình mà bạn yêu cầu. Miko Tech sẽ đưa ra thông tin bảng giá của một số nhà cung cấp nổi tiếng để bạn tiện tham khảo:

1. Godaddy

Godaddy được biết đến như là một trong những nhà cung cấp dịch vụ tên miền (domain) lớn nhất thế giới. Tuy không mạnh về mảng hosting như các nhà cung cấp khác nhưng WordPress Hosting vẫn là một dịch vụ nổi bật của nhà cung cấp này.

Được giới thiệu vào năm 2014, dịch vụ WordPress Hosting của Godaddy đã được nhiều cửa hàng, doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Hiện tại Godaddy đã hỗ trợ tiếng Việt nên rất dễ dàng cho các bạn quản lý.

Đặc biệt hơn, Godaddy sẽ tặng bạn miễn phí 1 tên miền nếu bạn chọn mua các gói WP Hosting 12, 24 hoặc 36 tháng. Danh sách đuôi tên miền được tặng: .biz, .club, .com, .net, .today, .xyz, .email, .group, .company, .org, .co, .info, .life, .live, .rocks, .space, .solutions, .online, .store, .site, .tech, .shop, .us, .design, .work, .fit, .vip

Bảng giá WordPress Hosting khá đa dạng, phù hợp với nhiều loại website với quy mô khác nhau. Bạn có thể tham khảo hình bên dưới hoặc truy cập vào trang chủ godaddy.com để xem chi tiết nhé.

Bảng giá WordPress Hosting tại Godaddy
Bảng giá WordPress Hosting tại Godaddy

2. A2Hosting

A2hosting (a2hosting.com) là một nhà cung cấp hosting lâu đời và vẫn giữ được lượng khách hàng lớn cho đến ngày nay nhờ dịch vụ tốt của mình. A2hosting có hệ thống máy chủ đặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, nếu bạn sử dụng dịch vụ ở đây thì cũng sẽ không lo ngại về ảnh hưởng đường truyền quốc tế khi bị đứt cáp quang.

Điểm trừ của A2hosting là giá có phần hơi cao so với mặt bằng chung. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp hơn với các cửa hàng, doanh nghiệp lớn đòi hỏi cấu hình cao và có nhiều lượng truy cập. Bảng giá bạn có thể xem hình bên dưới:

Bảng giá WordPress Hosting tại A2hosting
Bảng giá WordPress Hosting tại A2hosting

Hướng dẫn đăng ký WordPress Hosting

Cách đăng ký WP hosting cũng giống với các dạng shared host thông thường. Miko Tech sẽ hướng dẫn ở Godaddy làm mẫu. Nếu chưa rõ cách đăng ký thì bạn có thể liên hệ đội ngũ bán hàng của nhà cung cấp mà bạn định mua để nhờ họ hỗ trợ nhé!

Lưu ý: Đối với các nhà cung cấp hosting Quốc tế, bạn hãy chuẩn bị thẻ Visa hoặc tài khoản Paypal để thanh toán nhé.

Bước 1. Chọn gói hosting phù hợp

Các bạn truy cập vào địa chỉ godaddy.com/hosting/wordpress-hosting

Hãy tham khảo các thông số cấu hình và chọn gói host phù hợp với nhu cầu của cửa hàng, doanh nghiệp. Sau đó, chọn “BUY”.

Chọn gói WP hosting phù hợp với doanh nghiệp
Chọn gói WP hosting phù hợp với doanh nghiệp

Một thông báo nhỏ hiện lên, chọn “Continue to Cart” để tiếp tục quá trình mua hàng

Tiếp tục thanh toán WP Host trên Godaddy
Tiếp tục thanh toán WP Host trên Godaddy

Bước 2. Chọn tên miền và thanh toán

Bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thanh toán để hoàn thành đơn hàng.

Quan trọng: Như đã đề cập ở trên, đối với đơn hàng WP Hosting từ 12 tháng trở lên tại Godaddy, bạn sẽ được tặng miễn phí 1 tên miền. Các bạn nhớ chọn tên miền phù hợp cho mình nhé.

Thanh toán WP hosting trên Godaddy
Thanh toán WP hosting trên Godaddy

Sau khi thanh toán là bạn có thể sử dụng được dịch vụ để bắt đầu thiết kế 1 website cho mình rồi. Chúc các bạn thành công.

Vậy là bạn và Miko Tech đã cùng nhau tìm hiểu WordPress Hosting là gì? Cách đăng ký và bảng giá hosting 2022/2023. WordPress Hosting sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc cho doanh nghiệp của bạn. Hãy theo dõi Miko Tech để cùng cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác nhé!



source https://mikotech.vn/wordpress-hosting-la-gi-va-cach-dang-ky/

Protected: Top 18 Web hosting miễn phí trọn đời tốt nhất 2022

This content is password protected. To view it please enter your password below:



source https://mikotech.vn/hosting-mien-phi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...