Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

Các Plugin cần thiết cho WordPress | Top 12 Plugin bạn cần cài đặt

Miko Tech sẽ gợi ý Top 12 Plugin cần thiết và không thể thiếu cho WordPress bạn cần cài đặt.

Ở bài viết trước, Miko Tech đã chia sẻ Plugin là gì? Định nghĩa, cách dùng và lợi ích của Plugin trong Website bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các Plugin mang lại các tính năng hữu ích thì vẫn có các Plugin rác không mang lại hiệu quả cho website nên khi sử dụng bạn hãy lưu ý nhé!

Tổng quan về Plugin

Khái niệm cơ bản của WordPress

WordPress là hệ thống mã nguồn mở và miễn phí cho mọi người. Nó có tác dụng xuất bản blog hoặc website bằng cách sử dụng PHP và MySQL, hai thành phần được hỗ trợ trên mọi webhosting.

Các plugin cần thiết cho wordpress | Top 12 plugin bạn cần cài đặt
Các plugin cần thiết cho wordpress | Top 12 plugin bạn cần cài đặt

Tìm hiểu ngay về WordPress là gì? Ưu nhược điểm wordpress khi thiết kế website.

WordPress có 3 thành phần cơ bản là:

  • WordPress Plugin
  • WordPress Template
  • Widget

Plugin WordPress

Plugin trong WordPress là một hoặc nhiều đoạn code được bổ sung vào mã nguồn website WordPress. Plugin còn được gọi là phần mở rộng của website giúp bạn tùy chỉnh và bổ sung chức năng cho website WordPress của mình.

Bạn có thể dùng những plugin cần thiết cho WordPresss với nhiều thể loại website khác nhau một cách đơn giản.

Để tìm hiểu một cách chi tiết hơn về: Định nghĩa Plugin là gì? Cách dùng và lợi ích của Plugin trong thiết kế website bằng WordPress.

Sử dụng Plugin WordPress nhằm mục đích gì?

Plugin trong WordPress được tạo ra với nhiều lý do và mục đích khác nhau, các bạn cần nắm được mục đích sử dụng của Plugin để có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết.

Theo đó, việc sử dụng Plugin WordPress thường nhằm các mục đích sau đây:

Sử dụng Plugin WordPress nhằm mục đích gì?
Sử dụng Plugin WordPress nhằm mục đích gì?
  • Plugin cho phép tất cả những bên thứ ba có thể tiến hành tạo được những tính năng, chức năng mở rộng đối với phần mềm mà họ đang thực hiện.
  • Plugin hỗ trợ người dùng trong quá trình bổ sung các yếu tố cần thiết như những tính năng hấp dẫn mới mẻ vào chương trình mà họ đang thực hiện.
  • Plugin được sử dụng với mục đích làm giảm kích thước, dung lượng của một phần mềm hay ứng dụng nào đó.
  • Plugin được sử dụng để có thể tách các mã nguồn ra từ ứng dụng hoặc phần mềm khi phần mềm đó không tương thích.
  • Plugin có mục đích được tạo ra giúp cho những ai cần sử dụng có thể tạo ra những hiệu ứng, đồng thời sẽ dễ dàng chỉnh sửa Plugin sao cho phù hợp với nhu cầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý các website chỉ nên sử dụng những plugin thật sự cần thiết. Việc lạm dụng plugin sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng trang và tốc độ trải trang website của bạn.

Những phương pháp cài đặt Plugin cơ bản

Có 3 phương pháp để cài đặt các Plugin cho WordPress phổ biến hiện nay là:

Cài đặt WordPress Plugin trực tiếp trên WordPress.org

Tính tới thời điểm hiện tại, trên trang plugin của WordPress có hơn 53.000 plugin miễn phí và trả phí. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm và cài đặt những plugin hay cho WordPress một cách dễ dàng nhất, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Trên Admin Dashboard, chọn Plugins Add New, nhập tên plugin mà bạn muốn cài vào ô Search plugins.

Tiếp theo, hãy ấn vào nút Instal Now ở bên phải tên plugin để tiến hành cài đặt.

Tìm và cài đặt Plugin trên WordPress.org
Tìm và cài đặt Plugin trên WordPress.org

Hãy chờ vài giây sau đó ấn Activate để kích hoạt plugin mới.

Kích hoạt Plugin mới trên WordPress.org
Kích hoạt Plugin mới trên WordPress.org

Lưu ý:

  • Nếu bạn đã từng cài đặt plugin mà chưa xóa trên website thì nút Install có thể sẽ chuyển thành nút Active bị mờ hoặc nút Update Now trong trường hợp plugin đó đang có bản update mới.
  • Cách cài đặt trực tiếp trên Dashboard chỉ áp dụng được với các plugin có sẵn trong danh mục plugin trên WordPress.org.

Cài đặt WordPress Plugin thủ công – Upload từ máy tính

Ngoài các Plugin miễn phí cho wordpress thì còn rất nhiều plugin trả phí rất hữu ích mà trong quá trình sử dụng WordPress chắc chắn đến lúc bạn sẽ cần phải cài đặt.

Do đó chức năng cài đặt Plugin bằng cách upload ra đời để bạn có thể cài những Plugin trả phí. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Trước tiên, để cài đặt bạn cần download Plugin về máy tính với định dạng là file .zip

Tiếp theo vẫn ở trong khu vực admin, bạn chọn Plugin -> Add New.

Cài đặt Plugin thủ công bằng cách Upload file
Cài đặt Plugin thủ công bằng cách Upload file

Bạn sẽ được chuyển qua trang upload file. Nhấp vào Choose File và tải lên plugin trên máy tính của bạn. Sau đó nhấn Install Now.

Chọn file cần upload
Chọn file cần upload

WordPress sẽ tải lên tập tin plugin từ máy tính của bạn và cài đặt nó. Bạn sẽ thấy một thông báo thành công như hình dưới sau khi cài đặt hoàn thành.

Nhấn Active để kích hoạt Plugin
Nhấn Active để kích hoạt Plugin

Nhấp Activate Plugin để kích hoạt và bắt đầu sử dụng.

Lưu ý:

  • Cách cài đặt thủ công bằng upload file sẽ hơi khó thao tác với người mới sử dụng WordPress
  • Đường truyền Internet yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc upload plugin.

Sử dụng FTP để cài đặt WordPress Plugins

Một số dịch vụ hosting sẽ hạn chế dung lượng file tải lên từ Admin Dashboard. Chính vì vậy, khi Plugin của bạn có dung lượng quá lớn, bạn có thể sẽ không cài đặt được nó theo 2 cách kể trên. Khi đó, bạn cần dùng tới giao thức FTP.

Để cài đặt một plugin bằng FTP, bạn cần có một phần mềm FTP client. Trong ví dụ này, Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn bằng phần mềm Filezilla với các bước sau đây:

Đầu tiên, mở phần mềm Filezilla cà đăng nhập vào tài khoản quản trị hosting website của bạn (1).

Chọn Port là 21 (port mặc định được sử dụng cho nhiều mục đích). Sau đó ấn Quickconnect để kết nối tới máy chủ của website (2).

Cài đặt plugin bằng giao thức FTP
Cài đặt plugin bằng giao thức FTP

Tiếp theo, bạn hãy tìm tới thư mục plugins ở đường dẫn wp-content/plugins và copy thư mục của plugin mà bạn vừa giải nén từ file archive vào đây.

Cài đặt Plugin bằng FTP
Cài đặt Plugin bằng FTP

Sau đó, bạn cần quay trở lại Admin Dashboard và vào phần Plugins > Installed Plugins, tìm tới tên plugin mà bạn vừa tải file rồi nhấn Activate.

Quay trở lại Admin Dashboard để kích hoạt Plugin
Quay trở lại Admin Dashboard để kích hoạt Plugin

Lưu ý:

  • Với cách cài đặt Plugin bằng FTP, bạn cần có file archive của plugin muốn cài đặt và phải giải nén file này ra.
  • Muốn cài plugin bằng FTP bạn cần phải có tài khoản FTP từ nhà cung cấp hosting

Cách gỡ cài đặt một Plugin

Trong trường hợp bạn không cần sử dụng tới một plugin nào đó và muốn gỡ bỏ nó, cách đơn giản nhất là xóa trực tiếp từ Admin Dashboard.

Tuy nhiên, việc xóa như vậy thường sẽ không xóa hoàn toàn các dữ liệu liên quan của plugin đó khỏi website của bạn. Để làm điều đó, bạn cần xóa các tập tin phụ và dữ liệu của plugin bằng cách dùng FTP và cPanel.

Cụ thể các bạn hãy làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Xóa plugin trực tiếp từ Admin Dashboard

Đầu tiên, bạn vào mục Plugins Installed Plugins, tìm đến plugin muốn gỡ cài đặt và nhấn Deactivate để hủy kích hoạt plugin.

Xoá Plugin trên Admin Dashboard
Xoá Plugin trên Admin Dashboard

Sau đó, ấn Delete để xóa plugin khỏi website của bạn.

Xóa Plugin trực tiếp Admin Dashboard
Xóa Plugin trực tiếp Admin Dashboard

Bước 2: Xóa các tập tin phụ mà plugin tạo ra

Thường thì khi bạn đã làm xong bước 1, các thông tin về plugin sẽ không bị xóa hoàn toàn khỏi thư mục plugins trong đường dẫn wp-content > plugins. Tuy nhiên, một số plugin vẫn sẽ lưu lại những tập tin phụ của nó. Vậy nên để cho chắc chắn, hãy tìm và xóa những tập tin này đi.

Đầu tiên, bạn cần mở phần mềm Filezilla và đăng nhập vào tài khoản quản trị hosting website của bạn tương tự như cài plugin ở cách 3.

Tiếp theo, bạn cần tìm và xóa thư mục chứa plugin mong muốn. Thư mục này sẽ lưu ở các đường dẫn khác nhau tùy từng plugin. Ví dụ mình đang muốn xóa thư mục chứa plugin Gravity Forms thì mình phải vào đường dẫn wp-content/uploads.

Xóa các tập tin phụ mà Plugin tạo ra
Xóa các tập tin phụ mà Plugin tạo ra

Ngay khi xóa thư mục này tức là bạn đã xóa toàn bộ các tập tin phụ tạo ra bởi plugin Gravity Forms.

Bước 3: Xóa dữ liệu của plugin

Sau khi thực hiện bước 1 và 2, một số plugin mang tính thống kê sẽ vẫn lưu lại dữ liệu trong cơ sở dữ liệu website của bạn. Thường thì sau khi xóa plugin này là bạn sẽ không cần dùng tới nó nữa nên để giảm dung lượng và cải thiện tốc độ cho website, bạn nên xóa chúng đi.

Bạn có thể tạo một bản backup cho website để chắc chắn rằng việc xóa này sẽ không ảnh hưởng tới việc vận hành website của bạn.

Đầu tiên, vào cPanel và chọn phpMyAdmin để truy cập vào cơ sở dữ liệu của website.

Xóa dữ liệu Plugin bằng cPanel
Xóa dữ liệu Plugin bằng cPanel

Tiếp theo, hãy chọn các dữ liệu liên quan tới plugin mà bạn muốn xóa rồi nhấn Delete.

Xóa toàn bộ dữ liệu Plug bằng cPanel
Xóa toàn bộ dữ liệu Plug bằng cPanel

Như vậy, bạn đã thực hiện xong việc gỡ cài đặt và xóa toàn bộ dữ liệu Plugin.

Những tiêu chí cơ bản khi lựa chọn Plugin cho WordPress

Plugin bảo mật – sẽ giống như chiếc khiên, giúp bạn ngăn ngừa trước các nguy cơ bị hacker tấn công.

Việc bảo mật WordPress là vấn đề được rất nhiều nhà quản trị website quan tâm. Bởi vì nếu không áp dụng các biện pháp bảo mật cho website của mình thì hacker có thể dễ dàng tấn công website của bạn thông qua các lỗ hổng bảo mật.

Chính vì vậy, để giúp cho website của bạn trở nên an toàn hơn trước sự “dòm ngó” của những hacker ngoài kia, bạn cần uư tiên cài đặt một vài plugin WordPress bảo mật cho website của mình.

Plugin tăng tốc – chủ yếu là các cache plugin, hoặc nén ảnh giúp website chạy mượt hơn.

Một website có tốc độ tải nhanh chóng tải sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn nhiều so với website chậm. Vì thế, việc sở hữu một website truy cập một cách nhanh chóng, phản hồi và thao tác mượt mà là yếu tố rất quan trọng. Nhất là khi gần đây Google đã cập nhật thêm Core Web Vitals để đánh giá về tốc độ webiste.

Do đó, việc chọn lọc và cài đặt thêm các plugin tăng tốc và tối ưu tốc độ tải trang đối với website là việc làm không thể thiếu. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét thật kỹ lưỡng tránh việc cài đặt quá nhiều plugin dư thừa và kém hiệu quả để website có thể hoạt động tốt nhất.

Một số plugin tăng tốc bạn nên sử dụng như:

Plugin LiteSpeed Cache

Plugin LiteSpeed Cache
Plugin LiteSpeed Cache

Plugin WP Rocket

Plugin WP Rocket
Plugin WP Rocket

Bạn có thể tìm kiếm các plugin này trực tiếp trên WordPress tuy nhiên sẽ phải trả phí để sử dụng. Hoặc bạn hãy inbox cho fanpage Facebook Miko Tech để được nhận miễn phí các plugin hữu ích này nhé!

Plugin backup – giống như nút “reset” quay lại điểm nhớ gần nhất, phục hồi website nhanh chóng.

Thường xuyên tạo backup cho WordPress được coi là biện pháp an toàn nhất để bảo mật trang web. Các bản backups sẽ vô cùng hữu ích và cần thiết khi mất hết dữ liệu do trang web bị hack hoặc bạn vô tình gây ra sự cố.

Công việc backup Website được khuyến khích thực hiện hằng ngày. Việc này giúp đảm bảo dữ liệu của bạn không bị mất trong quá trình chỉnh sửa hoặc có kẻ tấn công.

Tuy nhiên, đối với các trang Web WordPress, việc backup thủ công lại tương đối mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, giải pháp được nhiều người lựa chọn là cài đặt Plugin giúp backup trên WordPress

Plugin SEO – giúp website thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm.

Theo khảo sát trên thực tế, có đến 60 triệu trong số hơn 634 triệu trang web hoạt động từ năm 2012 được cung cấp bởi WordPress. Và rất nhiều website trong số đó đạt những thứ hạng cao trên kết quả của các công cụ tìm kiếm. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để SEO website một cách hiệu quả trên WordPress?

Câu trả lời là bạn hãy đảm rằng website của bạn được cài đặt các Plugin tối ưu tốt nhất SEO mà WordPress cung cấp. Hãy lưu ý trong việc lựa chọn cài đặt Plugin hỗ trợ SEO để giúp tối ưu hóa nội dung bài viết, tăng xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

Top 12 plugin cần thiết cho WordPress mới nhất 2022 (miễn phí + trả phí)

Thư viện Plugin mà WordPress cung cấp là vô cùng phong phú. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc plugin sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách đang có. Dưới đây là top 12 plugin cần thiết cho WordPress mà Miko Tech gợi ý cho bạn.

1. Rank Math SEO

Rank Math SEO là một trong những plugin SEO tốt nhất cho WordPress. Công cụ này chủ yếu tập trung vào SEO Onpage và xử lý hầu hết các kỹ thuật SEO trên trang cơ bản và nâng cao.

Với hơn 500.000 lượt cài đặt và nhiều tính năng hỗ trợ SEO miễn phí, Rank Math SEO hứa hẹn sẽ là một đối thủ xứng tầm với Yoast SEO.

Link tải Plugin Rank Math SEO tại đây.

Plugin Rank Math SEO
Plugin Rank Math SEO

Hiện tại, Rank Math SEO là một trong những plugin hỗ trợ SEO miễn phí cho WordPress mà có nhiều tính năng nhất, điều này là không bàn cãi như:

  • Bạn có thể thiết lập dễ dàng theo từng bước và nhập dữ liệu có sẵn một cách nhanh chóng
  • Bảng điều khiển trực quan và hiện đại
  • Tích hợp thống kê Google Search Console
  • Plugin hỗ trợ đi kèm tiện ích

Đừng bỏ qua công cụ hỗ trợ SEO bậc nhất hiện nay: “Hướng dẫn sử dụng Rank Math SEO chi tiết cài đặt từng bước 2022″

2. Yoast SEO

Yoast SEO là một trong plugin WordPress quan trọng và phổ biến nhất hiện nay giúp tối ưu công việc SEO cho website. SEO by Yoast gần như là một trong những plugin cơ bản nhất góp mặt trong hầu hết tất cả các website wordpress hiện nay.

Link tải Plugin Yoast SEO tại đây.

Yoast SEO – plugin hỗ trợ tối đa các vấn đề liên quan đến SEO của trang web
Yoast SEO – plugin hỗ trợ tối đa các vấn đề liên quan đến SEO của trang web

Với Plugin Yoast SEO, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từng bước để tối ưu SEO cho website bằng những thao tác đơn giản nhất. Mang lại hiệu quả vượt trội để cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,…

Tìm hiểu rõ hơn về công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả: “Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO website WordPress”

3. Contact Form 7

Tiếp theo, trong danh sách các plugin cần thiết chính là plugin Contact Form 7. Plugin Contact Form 7 là một trong các plugin hay cho WordPress mà bạn không thể bỏ qua. Plugin này tạo ra biểu mẫu liên hệ cho khách truy cập web khi muốn gửi yêu cầu đến quản trị.

Giao diện edit contact form của Plugin Caontact Form 7
Giao diện edit contact form của Plugin Caontact Form 7

Contact Form 7 có cách thức cài đặt, tạo form cực kì dễ dàng, giao diện thân thiện. Cho phép tạo ra nhiều mẫu khung liên hệ. Plugin sử dụng tính năng xác thực reCaptcha để hạn chế spam. Dù bạn là một blogger, bán hàng trên website hay chủ một trang thương mại điện tử, khu vực liên hệ là điều không thể thiếu.

4. WooCommerce

WooCommerce là một plugin mã nguồn mở trên WordPress hỗ trợ thiết kế website thương mại điện tử hay web bán hàng. Plugin WooCommerce là một trong các plugin cần thiết cho wordpress bán hàng mà bạn nên biết.

Cụm từ “thương mại điện tử” đã quá quen thuộc với người Việt trong những năm gần đây. Thực tế, việc sử dụng các website để kinh doanh, giới thiệu sản phẩm hay quảng bá thương hiệu đã và đang gặt hái được nhiều thành công.

Chính vì vậy, plugin WooCommerce nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong TOP plugin WordPress được ưa chuộng nhất. Mang đến sự hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng các trang web bán hàng mà trước đây cần rất nhiều công sức.

WooCommerce mang đến sự hỗ trợ đắc lực cho các trang web bán hàng
WooCommerce mang đến sự hỗ trợ đắc lực cho các trang web bán hàng

Để tạo website chuyên nghiệp, bạn chỉ cần thao tác kéo thả đơn giản kết hợp với Themes. WooCommerce mang đến đầy đủ các tính năng quản lý, bán hàng, đánh giá, giới thiệu sản phẩm, quy trình giao nhận, tính phí và vô số tính năng hữu ích khác…

Plugin WooCommerce hiện được cung cấp miễn phí. WooCommerce có đầy đủ những tính năng mà bạn cần. Nếu muốn sử dụng các chức năng nâng cao khác bạn có thể tham khảo gói dịch vụ có giá 12.95$ mỗi tháng.

5. TinyMCE Advanced

WordPress cung cấp trình soạn thảo nội dung cơ bản với các tính năng cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp chúng bằng cách bổ sung các chức năng khác với plugin TinyMCE Advanced.

Nâng cấp chức năng soạn thảo với TinyMCE Advanced
Nâng cấp chức năng soạn thảo với TinyMCE Advanced

6. WordFence Security

Một nhược điểm lớn nhất khi sử dụng các website mã nguồn mở chính là độ bảo mật. Đó là lý do mà WordPress hiện nay có khá nhiều plugin hỗ trợ vấn đề an ninh, một trong số đó là WordFence Security với nhiều chức năng hữu ích.

WordFence Security giúp bảo mật website hiệu quả
WordFence Security giúp bảo mật website hiệu quả

Plugin WordFence có những chức năng chính như:

  • Xác minh và sửa chữa các tệp bị lỗi
  • Kiểm tra phần mềm độc hại, quét virus, backdoor
  • Tạo một tường lửa ngăn chặn các thu thập dữ liệu giả dạng Google, bộ lọc IP, chặn IP
  • Truy cập thời gian thực được thống kê cụ thể
  • Tự động gửi Email cảnh báo
  • Ngăn chặn việc dò mật khẩu
  • Một vài tính năng khác…

7. Google XML Sitemaps

Nếu bạn chưa biết thì XML Sitemaps có thể hiểu là một bản đồ website giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu (index) đầy đủ và chính xác. Việc tạo Sitemap tuy không quá khó. Nếu thực hiện không đúng cách có thể gây khó khăn cho việc index các nội dung website.

Google XML Sitemaps
Google XML Sitemaps

Plugin Google XML Sitemaps có cách thức hoạt động rất đơn giản. Bạn chỉ cần cài đặt và khởi động (Active) là plugin sẽ tự động tạo ra những file Sitemap hiệu quả nhất.

8. WP Super Cache

Người dùng WordPress lâu năm sẽ không còn xa lạ với cái tên này nữa. WP Super Cache là một plugin giúp cải thiện tốc độ trang web. Đây là một trong những plugin cần thiết cho wordpress bán hàng rất được ưa chuộng.

Giao diện của WP Super Cache
Giao diện của WP Super Cache

Cải thiện hiệu năng còn là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng website 2019.

Tất cả những việc mà bạn cần làm chỉ đơn giản là tải và cài đặt plugin WP Super Cache. Các thiết lập mặc định sẽ giúp bạn tự động tối ưu cache và tăng tốc độ trang web.

9. Google Analytics Dashboard for WP by ExactMetrics

Google Analytics là ứng dụng theo dõi thời gian thực được xem là tốt nhất hiện nay. Nhưng thay vì phải truy cập trang web và Analytic ở hai nơi khác nhau, bạn có thể tích hợp trực tiếp vào trang quản trị của website.

Plugin Google Analytics Dashboard for WP by ExactMetrics
Plugin Google Analytics Dashboard for WP by ExactMetrics

Plugin Google Analytics Dashboard for WP by ExactMetrics có thao tác sử dụng gần giống Analytic. Với các theo dõi phiên, tìm kiếm, lượt xem, từ khóa, nguồn truy cập,… Tất cả những gì bạn cần làm là cài đặt và trải nghiệm sức mạnh của công cụ này.

10. UpdraftPlus WordPress Backup Plugin

Ở vị trí thứ 10 plugin cần thiết cho wordpress là một plugin backup rất phổ biến. Không gì nguy hiểm bằng việc mất dữ liệu đối với một trang web. Đó là lý do bạn được khuyên hãy backup dữ liệu thường xuyên. Việc back up khá đơn giản nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhớ và thực hiện.

UpdraftPlus WordPress Backup Plugin
UpdraftPlus WordPress Backup Plugin

Đó là lúc bạn cần đến plugin UpdraftPlus WordPress Backup Plugin. Hỗ trợ backup tự động theo lịch trình do bạn đặt trước, công việc của bạn đơn giản là tải bản backup này về và lưu lại.

11. Elementor Page Builder

Plugin Elementor Page Builder dành cho các bạn mong muốn tạo ra những trang web có thiết kế đặc biệt theo sở thích nhưng lại không quá am hiểu về lập trình. Với plugin Elementor Page Builder thao tác sẽ hoàn toàn là kéo thả mà bất kì ai cũng có thể làm được.

Elementor Page Builder
Elementor Page Builder

Elementor Page Builder được xây dựng dựa trên yếu tố cốt lõi là tốc độ. Vì vậy mà bạn sẽ thấy nó xử lý rất nhanh tất cả yêu cầu. Plugin này xây dựng Page trực tiếp Front-En, có nghĩa là nó sẽ chỉnh sửa Page với trình trực quan để bạn dễ nhìn nhất.

Nó có những tiện ích về văn bản, hình ảnh đến khu vực hiển thị lời chứng thực, đánh giá của khách hàng, thanh trượt, biểu tượng, Tab, phương tiện truyền thông xã hội,… Mỗi tiện ích đều sẽ có cách cài đặt riêng biệt, tuy nhiên chúng rất dễ để sử dụng.

12. Smush Image Compression and Optimization

Hình ảnh website là nguyên nhân chính làm chậm tốc độ tải web. Sử dụng nhiều hình ảnh có dung lượng lớn khiến trang web ngày càng nặng và trở nên chậm chạp.

Smush Image Compression and Optimization
Smush Image Compression and Optimization

Không phải người dùng WordPress nào cũng biết cách sử dụng công cụ tối ưu hình ảnh. Plugin Smush Image Compression and Optimization sẽ giúp bạn làm điều đó với các chức năng như:

  • Giảm dung lượng
  • Thay đổi kích thước
  • Tối ưu tất cả hình ảnh trên trang web,…

Lời khuyên lựa chọn plugin cho website của bạn

Không thể phủ nhận rằng Plugin mang lại rất nhiều tiện ích cho quá trình thiết kế website của bạn. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều plugin không cần thiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng website và trải nghiệm của khách hàng. Vì thế bạn cần nên lựa chọn thật đúng đắn.

Bạn có thể tham khảo một số plugin mà website Miko Tech đang sử dụng sau đây:

Những plugin Miko Tech đang sử dụng
Những plugin Miko Tech đang sử dụng

Trong các plugin mà Miko Tech đang sử dụng ở trên, Contact Form 7, Rank Math SEO và WP Rocket hoặc LiteSpeed Cache là các plugin cần có cho wordpress của bạn.

Ngoài ra, hãy cân nhắc chức năng và mô tả chi tiết các plugin sao cho phù hợp với nhu cầu và lĩnh vực của bạn để website có thể hoạt động hiệu quả nhất nhé!

Trên đây là top 12 Plugin cần thiết bạn nên cài đặt cho WordPress mà các doanh nghiệp có website kinh doanh online nên trang bị cho mình. Hy vọng qua bài viết Các plugin cần thiết cho wordpress của Miko Tech, các doanh nghiệp sẽ áp dụng thành công các plugin trên để tối ưu hóa website cũng như quản lý website được tốt hơn.



source https://mikotech.vn/cac-plugin-can-thiet-cho-wordpress/

Tải font chữ Việt hóa đẹp cho Photoshop – Tổng hợp mới nhất 2022

Photoshop là ứng dụng nổi bật với đa dạng tính năng hỗ trợ cho người dùng. Một trong các tính năng nổi bật của Photoshop đó là thiết kế hình ảnh bằng những Font chữ đẹp và ấn tượng.

Nếu bạn đang muốn tải font chữ đẹp cho Photoshop mới nhất 2022, hãy tham khảo bài viết mà Miko Tech chia sẻ dưới đây. Tại phần giữa và cuối bài, Miko Tech sẽ cung cấp cho bạn link download trọn bộ font chữ đẹp nhất cho Photoshop trên hệ điều hành WindowsMACOS.

Xem thêm:

Font là gì?

Khái niệm Font

Font chữ hay Phông chữ là khái niệm để chỉ một tập hợp đầy đủ các ký tự (character) và thuộc tính (properties). Mà khi sử dụng người ta có thể tạo ra một văn bản đầy đủ, thống nhất về hình dạng, kích cỡ. Font chữ bao gồm hệ thống các chữ cái, bộ số, ký tự đặc biệt, dấu câu.

Font chữ là gì?
Font chữ là gì?

Đồng thời Font chữ phải có các đặt trưng riêng và thống nhất để không bị thay đổi (lỗi font) về kiểu dáng, kích cỡ. Hiện nay chúng ta có thể sử dụng hàng triệu font chữ cho các ngôn ngữ khác nhau.

Mỗi một ngôn ngữ khác nhau đều có những đặc trưng riêng về cấu cạo và cách thể hiện. Vì vậy mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ sử dụng font chữ khác nhau.

Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy, khi soạn thảo văn bản chúng ta cần có font chữ dành riêng. Nhưng không phải cứ có font chữ Việt Hoá là bạn có thể gõ được tiếng Việt.

Font chữ Việt hóa trong Photoshop

Photoshop chắc chắn không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người. Hiện nay, Photoshop được ứng dụng trong mọi lĩnh vực để chỉnh sửa và sáng tạo hình ảnh. Và việc sử dụng text (văn bản) trong hình ảnh là không thể thiếu để đa dạng và truyền tải nội dung hình ảnh một cách hiệu quả nhất.

Font Chữ Việt Hoá Đẹp Cho Photoshop
Font Chữ Việt Hoá Đẹp Cho Photoshop

Chính vì vậy, Font rất quan trọng trong việc thiết kế Photoshop. Tuy nhiên, để có thể có được một font chữ đẹp cho Photoshop, nó cần phải hỗ trợ ngôn ngữ của bạn. Nếu không việc lỗi font sẽ khiến người xem trở nên khó chịu, thậm chí không muốn tiếp tục xem thiết kế của bạn.

Lúc này, việc bạn cần nhất đó là tìm và tải font chữ đẹp cho Photoshop.

Vai trò của font chữ khi thiết kế trong Photoshop

Font chữ có vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế với Photoshop. Bạn phải vừa lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung hình ảnh, vừa phải phù hợp với thị hiểu người xem. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tải font chữ Hàn Quốc cho Photoshop hay bất kì ngôn ngữ nào khác nếu bạn thích.

Tuy nhiên mỗi Font chữ đều có những đặc điểm riêng cần phải lưu ý. Font chữ trong Photoshop gồm 3 loại chính đó là Script, Sans và Serif. Theo đó, mỗi Font chữ sẽ phù hợp với những trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

1. Font chữ Script

Script mang phong thái tươi vui, mới mẻ và phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Cùng với đó, để tạo hiệu quả tốt nhất, bạn có thể thay đổi các sắc độ đậm nhạt của Font.

Font chữ Script
Font chữ Script

2. Font chữ Sans

Font Sans có độ tròn trịa và mềm mại. Sắc độ đậm nhạt, nghiêng thẳng của Sans cũng đầy đủ giúp bạn biến tấu trong các dự án khác nhau.

Font Sans Serif
Font Sans Serif

3. Font chữ Serif

Serif có lẽ là loại Font được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop nhờ sự thanh lịch, chỉn chu và tạo cảm giác thoải mái khi đọc. Serif cũng được sử dụng nhiều trong các văn bản có tính chất trang trọng. 

Font chữ Serif
Font chữ Serif

Chính vì mỗi font mang một đặc tính và ý nghĩa riêng, nên khi lựa chọn và tải font chữ Photoshop, bạn cần cân nhắc lựa chọn sao cho nội dung thể hiện đầy đủ nhất. Ngay sau đây, Miko Tech sẽ hướng dẫn bạn cách tải font chữ cho Photoshop.

Hướng dẫn tải font chữ cho Photoshop và cài đặt đơn giản

Để tiến hành cài font chữ cho Photoshop rất đơn giản, bạn cần thực hiện các bước sau đây để tải phông chữ Photoshop CS6 hoặc các phiên bản Photoshop phổ biến khác:

Bước 1: Download font chữ đẹp cho photoshop từ các thư viện trực tuyến

Hiện nay, có cách tải font chữ về Photoshop trên các thư viện phông chữ trực tuyến miễn phí. Bạn có thể thoải mái lựa chọn loại phù hợp với mục đích. Cùng với đó, rất nhiều nhà cung cấp các font trả phí với những phông chữ đẹp và lạ mắt mà bạn có thể cân nhắc.

Tải file chứa font chữ về máy
Tải file chứa font chữ về máy

Khi lựa chọn được Font chữ ưng ý, bạn có thể tiến hành download font chữ cho Photoshop ngay lập tức để sử dụng. Font chữ Download về máy sẽ có rất nhiều định dạng để bạn có thể tùy chọn sử dụng.

Download trọn bộ font chữ Việt hóa cho Photoshop

Link Google Drive trọn bộ 300+ font Việt hóa đẹp cho Photoshop tại đây.

Bước 2: Giải nén file chứa font vừa tải

Sau khi tải Font cho Photoshop dưới dạng file nén, các bạn sẽ tiến hành giải nén bằng cách click chuột phải vào file và chọn Extract Here.

Giải nén file chứa font vừa tải
Giải nén file chứa font vừa tải

Lưu ý:

Bạn cần đảm bảo rằng máy tính của bạn đã có sẵn phần mềm giải nén phù hợp, vì đa số các file cài đặt font chữ hiện nay đều yêu cầu giải nén sau khi tải về.

Bạn có thể tham khảo WinRaw – một trong những phần mềm tốt nhất hiện nay để giải nén file khi tải font chữ trong photoshop0.

Bước 3: Cài đặt phông chữ

Để cài đặt phông chữ trong Photoshop, đầu tiên bạn Click vào tệp phông chữ để mở ứng dụng Hộp phông chữ và cài đặt phông chữ. Theo đó, bạn có thể thực hiện cách khác sau để cài font chữ vào Photoshop:

  • Sau khi giải nén xong bạn truy cập vào thư mục vừa giải nén rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để chọn hết tất cả các font chữ trong đó. Hoặc bạn cũng có thể chọn những font chữ mà bạn muốn sử dụng bằng cách nhấp chuột vào font đó.
Copy (sao chép) tất cả fonts trong thư mục vừa giải nén
Copy (sao chép) tất cả fonts trong thư mục vừa giải nén
  • Tiếp tục click chuột phải vào phần vừa chọn rồi lựa chọn lệnh Copy hoặc bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + C để sao chép toàn bộ những font trong đó hoặc những font đã được chọn trước đó.
Dán font chữ vừa tải vào thư mục Font trên máy tính
Dán font chữ vừa tải vào thư mục Font trên máy tính
  • Tìm đến thư mục có chứa font chữ của máy tính theo hướng dẫn sau: click vào ổ C trong máy tính rồi chọn mục Windows chọn tiếp Fonts (C:WindowsFonts) rồi click chuột phải để chọn lệnh Paste hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + V để dán tất cả các font chữ đã chọn trước đó vào trong đó.

Lưu ý: Trong quá trình bạn cài đặt, nếu như trong bộ 300 font chữ đó có font nào trùng với một font nào đó mà bạn đã cài trước đó vào máy tính thì hệ thống máy sẽ hiển thị một thông báo:

Nếu xuất hiện thì bạn chỉ cần tick vào ô “Do this for all current items” rồi nhấn “Yes” để tiếp tục phần cài đặt font chữ.

Bước 4: Sử dụng font chữ trong Photoshop

Sau khi hoàn tất quá trình tải phông chữ cho Photoshop, bạn chỉ việc tìm kiếm font trong mục các font chữ mặc định và sử dụng nó một cách dễ dàng.

Sử dụng font chữ vừa cài đặt trong Photoshop
Sử dụng font chữ vừa cài đặt trong Photoshop

Hoặc sử dụng tab Character và kéo đến khi bạn chọn được phông chữ mong muốn. Để điều chỉnh, bạn sẽ sử dụng thanh Type để thêm vào Project. 

Bạn cũng có thể tải xuống phông chữ từ Microsoft Store hoặc Appstore. 

Ngoài ra, bạn có thể đăng ký Adobe CC để sử dụng full Adobe Fonts. Các Font chữ trong trọn bộ Photoshop cực đầy đủ và phong phú. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả khoản phí theo từng gói phù hợp.

Những font chữ không thể bỏ qua khi dùng Photoshop

Dưới đây là một số font chữ độc, lạ được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop bạn có thể tham khảo:

Helvetica

Nhắc đến các Font chữ đẹp cho Photoshop, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Helvetica. Không chỉ được sử dụng bởi các Designer, Helvetica được sử dụng bởi những nhà sáng tạo không chuyên nhờ sự đơn giản nhưng vẫn toát lên phong thái thanh lịch.

Font Helvetica
Font Helvetica

Nhờ vậy, Helvetica được sử dụng rộng rãi trong các văn bản dài vì tạo được cảm giác thoải mái khi đọc. Helvetica cũng là một trong những font không thể thiếu nếu bạn đang muốn tải phông chữ đẹp cho Photoshop của mình.

Montserrat

Với các đường nét mềm mại. tròn trịa và nhẹ nhàng, Montserrat thường được các Designer sử dụng trong thiết kế giao diện Web và Mobile.

Font Montserrat
Font Montserrat

Tuy nhiên, do sở hữu độ tròn trịa nên Montserrat có thể gây khó chịu và rối mắt khi tạo các văn bản dài.

Beautiful Bloom

Beautiful Bloom cũng là một trong những Font chữ đẹp cho Photoshop ấn tượng nhờ sự mềm mại, nhẹ nhàng. Theo đó, Beautiful Bloom sở hữu những đường nét mềm mại, nhẹ nhàng tựa như nét chữ viết tay chứ không phải đánh máy.

Font Beautiful Bloom
Font Beautiful Bloom

Nhờ vậy, Beautiful Bloom cực kỳ phù hợp để sử dụng trong các loại thiệp, thư, card trang trí,…

Linotte

Một Font chữ cũng không thể bỏ qua trong top Font chữ đẹp cho Photoshop là Linotte.

Font Linotte
Font Linotte

Linotte mang dáng hình tròn trịa, các đường nét cong mềm mại tạo cảm giác bay bổng sảng khoái trong các thiết kế.

Playlist

Vị trí tiếp theo trong top Font chữ đẹp cho Photoshop là Playlist.

Font Playlist
Font Playlist

Playlist vừa kết hợp được sự đều đặn của các Font chữ trong Photoshop lại vừa có nét phá cách của các nét cọ trong hội họa.

Futura

Futura là Font chữ có độ cứng cáp và khỏe khoắn nhất định. Tuyệt vời hơn, Futura không hề gây cảm giác rối mắt hay khó chịu.

Font Futura
Futura

Vì vậy, Futura thường được ưu tiên sử dụng trong các văn bản nội dung dài do vẫn có những điểm nhấn nhá nhất định.

Bodoni

Bodoni là Font chữ khá ấn tượng trong Photoshop. Bodoni vừa sở hữu độ cứng cáp của các Font chữ Serif truyền thống lại vừa có được sự mềm mại, thanh mảnh cần thiết.

Font Bodoni
Font Bodoni

Nhờ tất cả những ưu điểm vừa kể trên mà Bodoni tạo được cảm giác vô cùng dễ chịu cho người đọc.

Tổng hợp font chữ Việt hóa cho Photoshop đẹp nhất, mới nhất 2022

Tìm được một font chữ đẹp trên Photoshop không khó. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc lựa chọn những font đã được tối ưu phù hợp với ngôn ngữ của mình. Ngay sau đây là gợi ý những font Việt hóa đẹp và mới nhất 2022:

Classique Saigon

Lấy cảm hứng từ những câu khẩu hiệu, những bài báo,… xưa cũ tại Sài Gòn, Classique Saigon đem đến cho người đọc cảm giác thư hoài niệm. Classique Saigon cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn tải font chữ tiếng việt cho Photoshop.

Classique Saigon
Classique Saigon

Classique Saigon có thể phù hợp với các ấn phẩm in ấn, quảng cáo mang hơi hướng Retro, Vintage.

Link tải font Classique Saigon tại đây.

L’Hanoienne

Tương tự như Classique Saigon, L’Hanoienne được lấy cảm hứng từ một Hà Nội cổ kính đáng trân trọng.

L’Hanoienne
L’Hanoienne

Dẫu có nhiều điểm tương đồng so với Classique Saigon nhưng L’Hanoienne lại mang những nét riêng: thanh lịch nhưng đầy quyến rũ.

Link tải font L’Hanoienne tại đây.

Coco FY

Coco FY là Font chữ mang phong cách Vintage cổ điển được sử dụng nhiều trong thiết kế bảng, biển quảng cáo,… tại các nhà hàng theo đuổi phong cách này.

Coco FY
Coco FY

Không những vậy, Coco FY cũng cực phù hợp khi sử dụng để thiết kế bao bì, tem nhãn mang màu sắc hoài niệm.

Link tải font Coco FY tại đây

Wallington

Wallington bay bổng, nhẹ nhàng phù hợp với các văn nhiều thiết kế theo các phong cách khác nhau.

Wallington
Wallington

Link tải font Wallington tại đây.

Alek

Có thể nói, Alek là một trong những Font chữ đẹp cho Photoshop hội tụ đủ các sắc thái từ trang trọng, thanh lịch đến mềm mại, thư thái. Theo đó, các ấn phẩm sử dụng Font Alek không hề có cảm giác cứng nhắc mà rất nhẹ nhàng.

Alek
Alek

Độ thanh lịch trên Font Alek vẫn vừa đủ để tạo sự chỉn chu cho các văn bản. Vì thế, Alek là sự lựa chọn không thể thiếu nếu bạn muốn tải font cho Photoshop.

Link tải font Alek tại đây.

Authentica Regular

Authentica Regular là một Font chữ đẹp cho Photoshop đậm chất hiện đại. Nhờ vậy mà Font chữ này cực y được ưa chuộng khi sử dụng trong các thiết kế thanh lịch, tối giản.

Authentica Regular
Authentica Regular

Authentica cũng chứa các tính năng OpenType để bạn thoải mái sáng tạo.

Link tải font Authentica Regular tại đây.

FS North Land

Nếu bạn là người yêu thích phong cách Vintage cổ điển, chắc chắn không thể bỏ qua FS North Land. Font chữ Vintage này thấm đượm màu sắc cổ điển nhưng cũng không quá ủy mị mà vẫn giữ được cho mình sự cứng cáp nhất định.

FS North Land
FS North Land

FS North Land có nhiều định dạng khác nhau giúp bạn thoải mái lựa chọn sử dụng trong các dự án khác nhau.

Link tải font FS North Land tại đây.

Selfie Regular

Selfie Regular là Font chữ thanh mảnh, nhẹ nhàng, cực phù hợp để làm phụ đề hoặc chèn vào các bức ảnh mang hơi hướng hơi cổ, hơi hoài niệm một chút.

Selfie Regular
Selfie Regular

Tuy nhiên, sắc thái của Selfie Regular cũng không bị mềm mại thái quá tạo cảm giác mệt mỏi cho người theo dõi.

Link tải font Selfie Regular tại đây.

Shintia Script

Shintia Script cũng là một Font chữ ấn tượng không thể bỏ qua trong Photoshop.

Shintia Script
Shintia Script

Shintia Script có sắc thái chủ đạo là vui nhộn cực phù hợp để sử dụng trong các văn bản, thiết kế mang màu sắc tươi vui như poster, áo phông, tạp chí,…

Link tải font Shintia Script tại đây.

Hipsteria

Hipsteria là một Font chữ đậm chất nghệ thuật khi sở hữu độ mềm mại tương tự như chữ viết tay.

Hipsteria
Hipsteria

Hipsteria có đầy đủ sắc độ đậm nhạt, nghiêng thẳng giúp bạn thoải mái lựa chọn.

Link tải font Hipsteria tại đây.

Tổng hợp Tải Full font chữ Photoshop đẹp dành cho designer – Link driver dành cho hệ điều hành MACOS (Macbook/ IMAC): Download

Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong bài viết Tải font chữ Việt hóa đẹp cho Photoshop – Tổng hợp mới nhất 2022 do Miko Tech chia sẻ. Hi vọng bạn đã tham khảo và lựa chọn được cho mình những font chữ đẹp nhất và áp dụng nó vào việc sử dụng Photoshop thật hiệu quả. Chúc bạn thành công.



source https://mikotech.vn/tai-font-chu-cho-photoshop/

CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO là gì? Mẹo hay tăng CTR

CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/SEO là gì? Đây có lẽ không còn là cụm từ xa lạ với các Marketer. CTR đóng vai trò quan trọng với mọi chiến dịch Marketing là thế nhưng bạn đã biết hết các mẹo hay tăng CTR chưa?

Hãy đọc hết bài viết này nhé vì Miko Tech đã giúp bạn tổng hợp định nghĩa, cách tính và những mẹo hay dùng để tăng CTR không thể bỏ qua dưới đây.

Click Through Rate – CTR là gì?

CTR nghĩa là gì? CTR là viết tắt của Click Through Rate là tỷ lệ nhấp cho biết tần suất những người nhìn thấy quảng cáo hoặc trang thông tin miễn phí về sản phẩm của bạn đã nhấp vào quảng cáo đó.

Click Through Rate là gì?
Click Through Rate là gì?

Có thể dùng tỷ lệ nhấp (CTR) để đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí.

Xem thêm một chỉ số ngược với CTR, rất được Marketer chú ý tới “Bounce rate là gì? 10 yếu tố ảnh hưởng cần cải thiện website”

Vì sao CTR lại quan trọng trong SEO, Google Ads và Facebook Ads

CTR trong Marketing có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là chỉ số hữu ích giúp bạn đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, từ đó điều chỉnh nội dung và chiến lược phù hợp. 

  • CTR cao là một chỉ báo tốt cho biết người dùng thấy quảng cáo hay trang thông tin của bạn hữu ích và phù hợp.
  • CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của thứ hạng quảng cáo.
  • Có thể dùng CTR để đánh giá xem những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa nào mang lại hiệu quả cho bạn cũng như những quảng cáo, trang thông tin và từ khóa cần cải thiện.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chỉ số CTR để đánh giá một cách tổng quan xem xu hướng người dùng tìm kiếm và ở lại website là gì để đánh giá đúng đắn và xây dựng chiến lược SEO hiệu quả.

Công thức tính CTR

Cách tính CTR trong SEO

  • Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link) / (Tổng số lần hiển thị)
  • Ví dụ: bạn hiển thị 1000 lần và nhận được số lần nhấp là 30 thì CTR sẽ là 3%

Cách tính CTR trong AdWords

  • Công thức: CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo) / (Tổng số lần hiển thị)
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 10 lần nhấp trong số 1000 lần hiển thị quảng cáo, CTR của quảng cáo của bạn sẽ là 1%.
Cách tính CTR trong AdWords
Cách tính CTR trong AdWords

Đối với các đơn vị liên kết, số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi đơn vị liên kết được nhấp vào.

Cách tính CTR yêu cầu quảng cáo

  • Công thức: CTR yêu cầu quảng cáo = Số lần nhấp / Yêu cầu quảng cáo
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 20 lần nhấp trong số 1000 yêu cầu quảng cáo, CTR yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là: 20/1000 = 2%

Cách tính CTR của trang

Tỷ lệ nhấp của trang (CTR) là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang.

  • Công thức: CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang
  • Ví dụ: nếu bạn nhận được 30 lần nhấp cho 250 lượt xem trang, CTR của trang sẽ là 12%. (30/250=12%)

CTR đối với Facebook

CTR là gì trên Facebook?

Đối với Facebook thì tỉ lệ CTR là số lượt người dùng click vào quảng cáo so với số lượt hiển thị của quảng cáo đó.

CTR trong Facebook Ads là gì?
CTR trong Facebook Ads là gì?

Số liệu CTR sẽ cho bạn biết quảng cáo có hiệu quả không, có thu hút lượng truy cập tốt không, từ đó đưa ra các chiến lược quảng cáo tiếp theo.

CTR Facebook bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ CTR Facebook bao nhiêu là tốt? Mỗi chiến dịch quảng cáo và từ khóa có những chỉ số CTR khác nhau. Tỷ lệ nhấp phụ thuộc vào chiến dịch marketing, vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt.

Tuy nhiên, chỉ số CTR cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sự khác nhau của mặt hàng bạn đang cung ứng. Vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao chỉ số CTR trung bình để biết về đối thủ hiện ở mức nào và cố gắng nâng chỉ số này lên trong chiến dịch quảng cáo của mình.

Cách tăng CTR Facebook

Xác định chính xác đối tượng mục tiêu

Đối tượng càng rộng không có nghĩa là khả năng khách hàng mua sản phẩm càng cao. Chính vì vậy, hãy tạo ra quảng cáo có khả năng thu hút chỉ đối với đối tượng khách hàng tiềm năng.

Tập trung vào khách hàng tiềm năng thì số lần click chuột và lượng chuyển đổi sẽ thực sự hiệu quả, khi đó chi trả phí quảng cáo thực sự mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng nội dung phù hợp và thu hút

Nội dung càng thu hút càng kích thích sự tò mò của khách hàng. Bạn nên tối ưu tiêu đề quảng cáo trong mức từ 70 đến 160 ký tự và dùng từ ngữ thật khôn khéo để thu hút giữ chân người dùng đọc bài viết của bạn lâu hơn.

Tối ưu URL

URL có liên quan đến keyword hay nội dung của chủ đề quảng cáo sẽ nhận được nhiều lượt click hơn URL thông thường 25%.

Sử dụng con số thu hút trong tiêu đề

Thống kê cho thấy những tiêu đề có con số giúp CTR tăng 36% bởi chúng tạo ra sức hút mãnh liệt và thu hút sự chú ý của người nhìn thấy tiêu đề.

Thời gian và tần suất đăng bài hiệu quả

Mỗi khung giờ khác nhau sẽ có lượng người dùng truy cập không giống nhau. Giờ vàng Facebook chính là thời điểm đăng bài giúp bài viết được tiếp cận với nhiều người nhất và gia tăng tỷ lệ CTR.

Giờ vàng và tần suất đăng bài hiệu quả
Giờ vàng và tần suất đăng bài hiệu quả
  • Thứ 6 là thời gian có nhiều người online nhất và các bài viết đăng trong ngày này thường có nhiều tương tác hơn so với các ngày khác.
  • 20h là khung giờ vàng, thời điểm nhiều người cầm điện thoại và lướt Facebook nhất.
  • 1-3h bài viết có xu hướng nhận được lượt nhấp chuột và lượt share nhiều nhất trong ngày.
  • Tần suất tốt nhất là nên đăng từ 1-3 bài/ngày, không nên đăng quá nhiều vì sẽ giảm sự chú ý của mọi người đến bài viết của bạn.

Chạy thử nhiều quảng cáo

Facebook cung cấp chức năng Testing cho phép bạn kiểm tra độ hiệu quả của mẫu quảng cáo từ: mục tiêu chạy quảng cáo, khách hàng mục tiêu, loại quảng cáo,…

Thử nghiệm 1 quảng cáo ít nhất 2 lần trước khi chọn mẫu quảng cáo. Sau khi chạy quảng cáo bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, có tương tác cao và điều chỉnh tốt hơn cho mẫu quảng cáo cuối cùng. Như vậy, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

CTR trong quảng cáo là gì?

CTR trong Ads là gì?

Chỉ số CTR trong quảng cáo đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo.

CTR Google Ads bao nhiêu là tốt?

CTR có tỷ lệ trung bình trong Google Ads là 10-15% và 2% cho mạng hiển thị. Nhưng tốt nhất CTR trong Google Ads là từ >18% cho mạng tìm kiếm hoặc >3% cho mạng hiển thị.

CTR và điểm chất lượng

Google Ads sử dụng tỷ lệ CTR để xác định chất lượng quảng cáo vì CTR là một số tượng trưng mức độ liên quan giữa quảng cáo và khách hàng mục tiêu.

Google Ads muốn quảng cáo phải hữu ích và liên quan đến người dùng, nếu không dữ liệu người dùng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế, bạn cần đưa ra tiêu chí điểm số chất lượng cho quảng cáo.

Điểm số phần lớn được xác định bằng sự tương tác với quảng cáo hay nói cách khác chính là tỷ lệ nhấp vào mỗi quảng cáo.

“Hệ thống đấu thầu” xác định điểm chất lượng

Hệ thống đấu thầu được cả Facebook và Google AdWords sử dụng để đánh giá điểm số chất lượng của tài khoản chạy quảng cáo khi quyết định quảng cáo nào nên xuất hiện ở đâu.

Về bản chất, điểm chất lượng tài khoản sẽ làm tăng gói thầu của bạn. Khi tài khoản đạt được điểm đủ cao, quảng cáo của bạn sẽ có thể vượt qua đối thủ cạnh tranh mà không cần trả giá cao hơn họ.

CTR có ảnh hưởng lớn đến điểm chất lượng của bạn cũng như vị trí quảng cáo hay chi phí trả cho mỗi lần nhấp.

CTR càng cao thì điểm chất lượng quảng cáo càng được đánh giá cao, số lần quảng cáo hiển thị càng nhiều trên trang kết quả hoặc bản tin người dùng nhưng chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột lại thấp.

Làm sao để tăng tỷ lệ CTR trong chiến dịch PPC

Nội dung quảng cáo sáng tạo

Nội dung sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định để cải thiện chỉ số CTR. Hãy đưa ra những thông điệp phù hợp với những đối tượng thông qua các hình ảnh, video và đảm bảo chúng thật thu hút người dùng.

Nhắm đúng mục tiêu quảng cáo

Một nội dung quảng cáo hay nhưng không chọn đúng mục tiêu thì bạn sẽ không nhận lại được bất kỳ CTR nào.

Nhắm đúng khách hàng mục tiêu để tăng tỷ lệ CTR
Nhắm đúng khách hàng mục tiêu để tăng tỷ lệ CTR

Việc nhắm đúng mục tiêu quảng cáo giúp thông tin của bạn thực sự hữu ích và thu hút. Phân khúc và nhắm đúng khách hàng mục tiêu là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Tạo CTA khẩn cấp hấp dẫn

Trong bài quảng cáo, bạn nên đưa ra những CTA với ưu đãi gấp rút, những chương trình giảm giá có thời hạn, thời gian và phải thông báo chính xác thời gian nếu sự kiện kết thúc sớm. Tạo CTA khẩn cấp hấp dẫn giúp thôi thúc hành vi khách hàng ngay lập tức.

Tận dụng mọi tính năng trên nền tảng quảng cáo

Trong Google AdWords các tiện ích quảng cáo mở rộng khác nhau có thể cung cấp những lợi thế cạnh tranh cho bạn bằng cách đặt số điện thoại, đánh giá người bán, chèn bản đồ vị trí trên quảng cáo.

Tạo một ưu đãi khó cưỡng

Khách hàng luôn ưa thích những ưu đãi, cung cấp miễn phí hoặc giảm giá đối với mặt hàng được quảng cáo sẽ thu hút được sự chú ý nhanh chóng.

Với tâm lý sợ bỏ lỡ một cái gì đó có lợi cho mình nên khách hàng sẽ nhấp chuột vào, nhờ đó bạn có thể tăng khả năng chuyển đổi.

CTR đối với SEO

CTR trong SEO là gì?

Chỉ số CTR đối với SEO là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này hiển thị.

Mối quan hệ giữa CTR và SEO

Trong SEO, CTR sẽ cho bạn biết có bao nhiêu người thấy, cũng như nhấp chuột vào trang/kết quả tìm kiếm của bạn. Vì vậy, CTR trong SEO cũng giống như số liệu được tính toán PPC, email và thiết kế website on-page.

Mối quan hệ giữa CTR và SEO
Mối quan hệ giữa CTR và SEO

Thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa trên mức độ phổ biến của trang web của bạn và theo pageview (lượt xem trang). CTR cao tương đương với bạn đã SEO rất tốt..

CTR bạn nhận được càng cao thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Vì vậy, trang của bạn sẽ tự nhiên xếp hạng cao hơn.

Tìm hiểu thêm: “SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO”.

11 mẹo tăng chỉ số CTR trong SEO

1. Nghiên cứu các Long-tail keyword

Long-tail keyword là từ khóa đuôi dài là một phần quan trọng trong mọi chiến lược SEO. Các từ khóa dài khi tích hợp vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên.

2. Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”

Dữ liệu cấu trúc (Schema Markup) là thành phần chính tạo nên nội dung tương tác phong phú.

Dữ liệu cấu trúc thường xuất hiện trên tất cả các kết quả tìm kiếm và là một dấu hiệu tốt giúp Google nhận biết được việc tìm kiếm các thông tin bạn cung cấp. Bạn có thể thấy các hộp thông tin thường xuất hiện trên top đầu của kết quả trả về của Google.

Ví dụ như khi bạn tìm kiếm “thiết kế website tại Hồ Chí Minh” bạn sẽ thấy một danh sách các kết quả những địa chỉ thiết kế từ Google. Hãy đọc một đánh giá và bạn sẽ có được một danh sách các công ty.

3. Thêm hình ảnh cho các bài viết

Hình ảnh thêm vào các bài viết có thể giúp CTR tăng 42% trong các email và tăng tương tác trên các kênh truyền thông xã hội vì hình ảnh có giá trị bằng cả ngàn ngôn từ nếu tính theo tỷ lệ CTR.

Xem thêm: “Kích thước hình ảnh chuẩn SEO trên website | Ảnh Thumbnail”

Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc đưa thông tin vì hình ảnh cung cấp một cái nhìn trực quan đến khách hàng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ đảm bảo các hình ảnh đưa vào là những hình ảnh gốc và có liên quan đến nội dung.

4. Tối ưu Meta Description hiệu quả

Thẻ Meta Description xuất hiện phần lớn trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm và cung cấp những thông tin hữu ích mà khách truy cập tiềm năng mong đợi khi nhấp chuột vào liên kết.

Viết một thẻ Meta Description chất lượng có thể làm tăng tỷ lệ CTR đáng kể vì thẻ Meta Description chính là cầu nối từ trang của bạn với khách hàng tiềm năng.

Tối ưu Meta Description hiệu quả
Tối ưu Meta Description hiệu quả

Bạn chỉ nên viết khoảng 160 ký tự trong thẻ Meta Description và sử dụng các từ khóa để thu hút lượt click của người xem. Nếu không viết thẻ mô tả, Google sẽ tự lấy bất kỳ nội dung trong bài viết của bạn để hiển thị trong thẻ Meta.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập công cụ Yoast vào Meta Description trong WordPress. Khi đó, bạn sẽ kiểm soát được bản xem trước nội dung mà Google sẽ hiển thị.

Tối ưu Description có phức tạp không? Xem ngay: “Description là gì? Tối ưu SEO Descripsion trên website ít ai biết”

5. Đơn giản hóa định dạng tiêu đề của bạn

Tiêu đề là yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhìn thấy đầu tiên, rõ ràng nhất và cũng là thứ thu hút khách hàng đầu tiên. Bạn có thể xóa tên website khỏi thẻ tiêu đề bằng cách sử dụng Yoast cho WordPress.

Bạn cũng có thể thêm tên thương hiệu vào tiêu đề hoặc không. Bởi vì, việc thêm tên thương hiệu chẳng cản trở hay làm tăng thuật toán tìm kiếm của Google.

6. Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê

Tiêu đề có vai trò rất quan trọng, do vậy hãy thử nghiệm trước để có được những tiêu đề tốt nhất. Tiêu đề của các bài viết nên là Top 20, Top 10, sẽ tốt hơn Top 7, Top 13

Ví dụ: Top 10 công cụ đồ họa tốt nhất, 20 template đẹp không thể bỏ qua,…

Áp dụng thẳng vào thực tế là cách đo lường tốt nhất hoặc bạn có thể thử sử dụng công cụ CoSchedule để phân tích tiêu đề.

Social Media cũng là một lựa chọn tuyệt vời để thử nghiệm các tiêu đề. Chọn 1 tiêu đề để publish và WordPress sẽ tự động công khai trên phương tiện truyền thông. Bạn sẽ thấy được số lần nhấp chuột, comment và lượt like mà tiêu đề nhận được.

So sánh lượt nhấp vào các tiêu đề của cùng một liên kết thông qua bài test A/B. Bài test sẽ giúp xác minh được tiêu đề nào phù hợp với trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bài test chỉ hiệu quả khi trang của bạn có lượng follow lớn.

7. Sử dụng bản xem trước Yoast (trong WordPress)

Plugin Yoast là một bộ SEO tất cả trong một đảm bảo mang lại kết quả CCTR tốt nhất có thể.

Pluggin Yoast trong WordPress
Pluggin Yoast trong WordPress

Yoast giúp bạn xác định được những từ ngữ dư thừa hoặc không khớp với nội dung để bạn gạch bỏ đi những từ đó. Thậm chí, Yoast có cả những thanh trạng thái thời gian giúp xác định được số ký tự giới hạn.

Ưu điểm lớn nhất là Yoast tích hợp vào mỗi bài đăng khi plugin được cài đặt. Do đó, Yoast không gây ngắt quãng khi bạn đang sử dụng WordPress.

Hiểu rõ hơn về công cụ hỗ trợ Yoast SEO cực hữu ích: “Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin Yoast SEO website WordPress”.

8. Tối ưu hóa tốc độ website

Tốc độ tải trang tương quan với vị trí trên trang kết quả của Google. Lượt click sẽ không được tính nếu người dùng không thể đợi trang load xong.

Tốc độ website là một yếu tố thiết yếu để tăng lượt click và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

9.  Địa phương hóa nội dung của bạn

 Việc tìm kiếm trên di động tăng đáng kể khiến Google quan tâm hơn đến các yếu tố tương thích với thiết bị di động. Những nội dung bạn tìm kiếm trên thiết bị di động phụ thuộc vào vị trí của bạn. 

Ví dụ: Bạn muốn mua Iphone 13 bạn có thể search điểm bán iphone 13 hoặc mua Iphone 13 tại Hồ Chí Minh, Google sẽ ngay lập tức hiển thị những kết quả tìm kiếm gần bạn.

Địa phương hóa nội dung
Địa phương hóa nội dung

Khi mọi người tìm kiếm từ khóa liên quan đến doanh nghiệp của bạn, vị trí doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm, chuyển hướng người dùng đến Google Maps.

Các yếu tố như: website, giờ hoạt động, vị trí, hướng dẫn và số điện thoại công ty bạn cũng sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google.

10.  Sử dụng URL mô tả thân thiện với người dùng

URL là nơi để chứa các từ khóa dài, URL xuất hiện trong bản xem trước liên kết nhằm thu hút khách truy cập nhấp chuột vào. Bạn cần chú ý độ dài, đường dẫn và danh mục URL vì những điều đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.

Trước khi đăng bài trên blog hoặc trên website, hãy phân loại URL đúng cách sẽ giúp tăng khả năng xuất hiện và khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Khách hàng chỉ xem một sản phẩm trong vô số các lựa chọn khác.

CTR cao có hại cho doanh nghiệp không?

Có nhiều trường hợp CTR cao nhưng không đem lại doanh số hay khách hàng tiềm năng, bạn cần xem xét lại các lý do dẫn đến CTR tăng không rõ ràng.

Bạn đang trả tiền cho mỗi lượt nhấp, càng nhiều nhấp chuột đồng nghĩa bạn đang chi tiêu rất nhiều tiền cho quảng cáo. Đôi khi nhấp chuột đến từ những từ khóa có giá thầu cực cao, nhưng bạn lái không thể bù lại lợi nhuận ngay cả khi có chuyển đổi.

Vì vậy, hãy thường xuyên theo dõi và tạo những từ khóa thực sự liên quan và thu hút. Là một Marketer, bạn không thể không biết CTR trong quảng cáo Facebook & Adwords/ SEO là gì bởi tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.

Thông qua cách tính CTR và những mẹo tăng tỷ lệ CTR hay trên Facebook Ads/SEO/Adwords mà Miko Tech vừa chia sẻ chắc hẳn sẽ giúp bạn đánh giá và điều chỉnh các chiến lược Marketing của mình hiệu quả hơn.



source https://mikotech.vn/ctr-trong-quang-cao-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...