Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO

Một trong những thuật ngữ mà ngay khi bạn bước chân vào thế giới Marketing bạn sẽ gặp ngay đó là SEO. Tuy không phải là thuật ngữ xa lạ nhưng hẳn là bạn còn đang mơ hồ bởi sự rộng lớn của nó lắm đúng không? Đó là lý do vì sao Miko Tech tổng hợp bài viết này và chia sẻ đến bạn. SEO là gì trong Marketing? Tại sao website cần phải tối ưu SEO? Quy trình cơ bản của SEO như thế nào? Tại bài viết này bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về SEO. Tìm hiểu ngay nhé.

Tổng quan về SEO

SEO là gì trong Marketing?

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một quá trình gồm nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng và thứ hạng của website trên trang kết quả (SERPs) của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… mà không phải trả tiền.

SEO trong Marketing là gì?
SEO trong Marketing là gì?

Một trong số các công cụ tìm kiếm phổ biến là Google đang sử dụng các thuật toán tìm kiếm phức tạp để xác định các thứ tự các bài viết nào hiển thị trên top 10 trong kết quả tìm kiếm.

SEO là cách để giao tiếp với các công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ mà chúng có thể hiểu và cung cấp cho chúng thêm thông tin về trang web của bạn.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa cấu trúc, nội dung bên trong website hay trên từng trang con và bất kỳ thứ gì nằm trên trang web được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới.

SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là gì?

Các yếu tố xếp hạng SEO Onpage tập trung vào: URL, thẻ tiêu đề, thẻ meta, từ khoá, nội dung, tốc độ tải trang, sitemap,…

Với SEO Onpage bạn có thể dễ dàng kiểm soát và theo dõi kết quả.

SEO Offpage là gì?

SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic.

SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là gì?

Các công việc SEO Offpage bao gồm:

  • Build link (Tạo backlink cho website)
  • Social Branding (Hệ thống mạng xã hội)
  • Public Relations(Các hoạt động PR cho website)

Trong đó, SEO backlinks là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa và Website. Các backlinks này hoạt động như là một phiếu bầu cho nội dung blog/website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu chất lượng khả năng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm càng cao.

Ưu nhược điểm của SEO

Ưu điểm

  • SEO giúp Website của bạn được tối ưu và đưa Website của bạn đến gần hơn với người dùng. Từ đó giúp Website của bạn đạt được một lượng traffic tự nhiên cao
  • Bạn có được rất nhiều khách truy cập bằng cách dành thời gian cho tối ưu SEO, đồng thời hạn chế chi tiêu ở mức tối thiểu
  • Đầu tư thời gian và công sức vào SEO sẽ giúp bạn có được sự tín nhiệm với các công cụ tìm kiếm lớn, sẽ mang lại lợi ích cho công ty của bạn về lâu dài
  • SEO cung cấp lưu lượng truy cập liên tục với chi phí tối thiểu, vì bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho chính dịch vụ chứ không phải số lượng khách truy cập thực tế vào trang web của bạn
  • Những người tìm kiếm trực tuyến có nhiều khả năng nhấp vào kết quả tìm kiếm không phải trả tiền hơn quảng cáo phải trả tiền (gấp khoảng 8,5 lần)
  • Cơ hội chuyển đổi có lợi hơn khi so sánh với các công cụ quảng cáo trả phí khác

Nhược điểm

  • Mất nhiều thời gian mới có kết quả: Tuy SEO giúp tối ưu Website hiệu quả nhưng một chiến lược SEO cần thực hiện trong dài hạn (trung bình 5-7 tháng) mới có kết quả mà đôi khi cũng không có hiệu quả
  • Thứ hạng từ khóa có thể thay đổi và biến động: ví dụ hôm nay có thể từ khóa SEO Top 1 nhưng sau đó xuống top 20 thậm chí top 30 cũng không quá khó hiểu
  • Đối thủ cạnh tranh: Nếu chiến dịch SEO của bạn đang thành công, có kết quả, các đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi chiến dịch của họ bắt chước bạn, tấn công bạn
  • Tổn thất do thay đổi thuật toán: Khi các thuật toán thay đổi, doanh nghiệp có thể chịu tổn thất lớn nếu phụ thuộc phần lớn vào lưu lượng truy cập website
  • Đòi hỏi lượng khách hàng có sẵn: Thích hợp hơn với doanh nghiệp đã có một lượng khách hàng nhất định, do đó cần cân nhắc điều kiện và nhu cầu trước khi tiến hành

Các hình thức SEO phổ biến

Các hình thức SEO phổ biến
Các hình thức SEO phổ biến
  • SEO tổng thể: Là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng
  • SEO từ khóa: Chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google
  • SEO Social: Kết hợp phát tán trên Facebook hay Twitter với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên
  • SEO ảnh: Tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác
  • SEO App: Giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile, người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.
  • SEO Local hay SEO Google Map là gì? Là quá trình tối ưu giúp website tiếp cận nhiều người dùng trong một khu vực nhất định. Phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương, thu hút khách hàng tiềm năng ghé đến cửa hàng
  • SEO Video: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như SEO Youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video

Phân biệt các loại SEO

SEO mũ trắng (White hat SEO)

Đây là dạng kỹ thuật SEO tuân thủ nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm và không gian lận. Phương pháp SEO này thường sẽ lâu lên top, tuy nhiên sẽ bền vững cao và lâu dài.

Whitehat chỉ hướng đến mục đích duy nhất là tăng hạng website trên công cụ tìm kiếm bằng cách tạo nội dung chất lượng và đáp ứng tối đa hóa trải nghiệm người dùng.

SEO mũ đen (Black hat SEO)

Ngược lại với SEO mũ trắng, SEO mũ đen cố gắng cải thiện thứ hạng website nhanh nhất bằng cách lợi dụng sơ hở của các nguyên tắc, thuật toán. 

SEO mũ đen là gì?
SEO mũ đen là gì?

Tuy có thể tăng thứ hạng và lượng truy cập website nhanh nhưng kỹ thuật SEO mũ đen có rủi ro cao bị phạt hoặc cấm, tạo ra kết quả kém chất lượng với tỷ lệ thoát trang cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp,…, hiệu quả tồn tại không lâu.

SEO mũ xám (Grey hat SEO)

Đây là sự kết hợp giữa SEO mũ trắng và SEO mũ đen. SEO mũ xám có thể hiểu như là cố gắng hiểu rõ luật để tìm cách lách luật, tránh việc website bị phạt nhưng không hướng tới tạo ra nội dung tốt nhất cho người dùng.

Kỹ thuật này tập trung vào việc cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm bằng các thủ thuật khéo léo như article spinning (tạo bài viết mới trên bài viết cũ), mua tên miền cũ hoặc hết hạn,…

Ưu điểm của phương pháp này là lên top nhanh và khả năng bị phạt thấp hơn seo mũ đen.

Tại sao website cần phải tối ưu SEO?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, khi quan tâm một vấn đề nào đó, mọi người đều có xu hướng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Mà các công cụ này sẽ xếp hạng các bài viết theo yếu tố chuẩn SEO, vì thế tối ưu SEO là điều mà các doanh nghiệp rất cần phải quan tâm.

Kênh thu hút khách hàng bền vững

Khi tối ưu SEO tức là các thành phần của website như: sitemap, tốc độ, URL, các thẻ, dung lượng hình ảnh, độ dài tiêu đề,… cũng sẽ được tối ưu sao cho chuẩn với yêu cầu của Google. Nhờ vậy, chất lượng website tăng lên.

Kênh thu hút khách hàng bền vững
Kênh thu hút khách hàng bền vững

Tối ưu SEO cho website bạn cơ hội đạt Top tìm kiếm Google, đồng nghĩa với việc thu hút hàng ngàn traffic đến website. Và bạn có thể duy trì kết quả này trong 1 thời gian rất dài vì cơ bản, website đã được tối ưu hóa cho SEO, được Google nhận dạng tốt và bạn chỉ cần duy trì chúng.

Website đã được tối ưu hóa SEO sẽ được Google nhận dạng tốt và bạn chỉ cần duy trì thứ hạng cao trong thời gian dài để liên tục nhận về lượt truy cập cao từ người dùng.

Tối ưu tỷ lệ ROI

ROI (Return On Investment) là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư, ROI càng cao chứng tỏ hoạt động doanh nghiệp càng hiệu quả.

Từ khóa của bạn lên top nhiều, lượng truy cập càng cao khi đó tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng theo và lợi nhuận mà bạn thu về được cũng sẽ càng lớn.

Tiết kiệm chi phí

SEO chủ động tiếp cận được khách hàng có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ trên Internet và cung cấp lưu lượng truy cập liên tục với chi phí tối thiểu, vì thế bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho chính dịch vụ chứ không phải số lượng khách truy cập thực tế vào trang web của bạn.

Bên cạnh đó, SEO có thể tiết kiệm được 61% chi phí so với bán hàng qua điện thoại.

Linh hoạt điều hướng khách hàng

Website là một Owned Media (kênh truyền thông do chính chủ sở hữu) và nó sẽ dẫn đến Earned Media (những kênh truyền thông có được nhờ độ mạnh thương hiệu).

Linh hoạt điều hướng khách hàng
Linh hoạt điều hướng khách hàng

Khi có bất kỳ campaign mới nào bạn có thể dễ dàng điều hướng người dùng đến trang web mà mình muốn như: internal links, banner website,… một cách khéo léo để vừa có thêm traffic miễn phí mà không làm người dùng cảm thấy khó chịu.

Khả năng đo lường mạnh mẽ

SEO là một công cụ Marketing Online, vì thế nó cũng có khả năng đo lường cao. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thứ hạng từ khóa, xem traffic, lượng backlink hay đo lường tốc độ website,… nhờ các công cụ hỗ trợ một cách dễ dàng với mức độ chính xác cao.

Là một chiến lược đầu tư dài hạn

Không giống như quảng cáo, ngay khi bạn ngừng đầu tư thì sẽ không còn kết quả nào nữa, SEO sẽ mang lại một hiệu quả lâu dài nếu bạn có thể tối ưu nó một cách hiệu quả.

SEO là một chiến lược đầu tư dài hạn
SEO là một chiến lược đầu tư dài hạn

Nghĩa là khi bạn vẫn còn ở Top đầu trang tìm kiếm, lượt traffic vẫn đổ về một cách miễn phí mà bạn sẽ không phải tốn thêm quá nhiều công sức hay bất kỳ chi phí nào để triển khai thêm.

Hỗ trợ phân tích khách hàng

Thông qua phân tích lưu lượng truy cập Website chất lượng qua quá trình thực hiện SEO, doanh nghiệp nắm bắt được đặc điểm và hành vi của khách hàng tiềm năng, từ đó hỗ trợ đưa ra các chiến dịch Marketing hiệu quả, phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Mục đích cuối cùng của SEO là phục vụ tốt nhất cho người dùng, vì thế nâng cao tối đa trải nghiệm người dùng là yếu tố không thể thiếu.

Trong quá trình tối ưu SEO, các doanh nghiệp không ngừng cải thiện các trang web bằng cách liên tục cập nhật nội dung nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu

Nếu SEO tốt, doanh nghiệp sẽ liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Website có nhiều người dùng truy cập vào sẽ tạo gợi nhớ cho khách hàng, dần dần ăn sâu vào tiềm thức họ sẽ nhớ đến thương hiệu mỗi khi có nhu cầu.

Xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu

Kết quả tìm kiếm của SEO thường có tỷ lệ nhấp vào cao hơn so với quảng cáo. SEO giúp tăng độ tin cậy của website trên danh sách của công cụ tìm kiếm, góp phần xây dựng uy tín để phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng.

Dễ dàng triển khai chiến lược Remarketing

Dựa vào các kết quả cũng từ lượng truy cập, bạn có thể tiến hành lập kế hoạch tiếp thị cho những người truy cập vào trang sản phẩm/dịch vụ của trang web vì họ là những khách hàng tiềm năng quan tâm đến những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Quy trình cơ bản khi thực hiện SEO

Bước 1: Nghiên cứu keywords

Nghiên cứu keywords bằng các công cụ miễn phí và trả phí để tìm kiếm bộ từ khóa tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng và có khả năng tăng thứ hạng cho nội dung của bạn.

Bước 2: Kiểm tra và phân tích trang web

Kiểm tra và phân tích trang web
Kiểm tra và phân tích trang web

Kiểm tra một cách tổng quan những gì website của bạn đã có để xây dựng thêm những gì bạn chưa có. Một số yếu tố cần quan tâm như tốc độ tải trang, thứ hạng từ khóa, hệ thống backlink, source code,….

Bước 3: Xây dựng Content

Triển khai Content Expert dựa trên danh sách Keyword mà bạn đã Research trước đó. Cần tránh nhồi nhét từ khóa khiến người dùng cảm thấy khó chịu, thay vào đó hãy tối ưu nội dung một cách đầy đủ và dễ hiểu mang tính đối đáp hai chiều.

Bước 4: Tối ưu Onpage

Tối ưu các từ khóa, thẻ heading, meta description , hình ảnh,..cho các nội dung mà bạn đã triển khai.

Bước 5: Tối ưu Offpage

Xây dựng hệ thống Backlink tạo độ tin cậy, đa dạng các liên kết một cách tự nhiên và thúc đẩy cho các URL chủ lực SEO .

Bước 6: Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu quả

Luôn theo sát kết quả mà bạn triển khai các bước trước đó để đưa ra những chiến lược hiệu quả tiếp theo. Tiếp tục phân tích sâu hơn, thực hiện các bước tối ưu nâng cao để giữ vững thứ hạng cao và không ngừng tối ưu CRO để quá trình SEO của bạn trở nên thành công.

Các yếu tố quan trọng cần được tối ưu trong SEO

1. Crawlability: Tối ưu khả năng thu thập thông tin

Để Google có thể xem xét và xếp hạng nội dung của bạn, điều đầu tiên là hãy để cho họ biết sự tồn tại và có thể thu thập thông tin từ bạn.

Googlebot sẽ thực hiện chức năng đi theo các liên kết trên các trang mà họ đã biết đến những trang mà họ chưa xem trước đây.

Tối ưu khả năng thu thập thông tin
Tối ưu khả năng thu thập thông tin

Một số thông tin bạn cần quan tâm để tối ưu khả năng thu thập thông tin:

  • Sử dụng Liên kết nội bộ: Google dựa vào các liên kết nội bộ để thu thập thông tin tất cả các trang trên website của bạn. Các trang không có liên kết nội bộ thường sẽ không được thu thập thông tin.
  • Liên kết nội bộ sử dụng nofollow: Các liên kết nội bộ có thẻ nofollow sẽ không được Google thu thập thông tin.
  • Các trang set NoIndex: Bạn có thể loại trừ các trang khỏi chỉ mục của Google bằng cách sử dụng thẻ meta ngăn lập chỉ mục hoặc HTTP Header.
  • Disallow (chăn lập chỉ mục) trong robots.txt: Robots.txt là một tệp văn bản cho Google biết nơi nó có thể và không thể truy cập trên trang web của bạn. Nếu các trang bị chặn ở đây, nó sẽ không thu thập thông tin chúng.

2. Keyword phù hợp với User Search Intent (Mục đích tìm kiếm)

Nghiên cứu từ khóa và công việc rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO.

Bạn cần phải tìm ra bộ từ khóa tối ưu có thể thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng cũng như phù hợp với nội dung bạn cung cấp nếu không bạn sẽ tốn rất nhiều tài nguyên mà lại không mang lại kết quả gì.

Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi nghiên cứu từ khóa:

  • Ý định tìm kiếm (Search intent)
  • Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn (LSI keyword)
  • Từ khóa đuôi dài (Long tail keyword)

3. Content chất lượng cao

“Content is King”, Google sẽ ưu tiên các trang có nội dung chất lượng cao, hữu ích và đáng tin cậy nhất dựa vào nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm EAT (Expertise, Authoritativeness, Trustworthiness).

Xây dựng nội dung chất lượng cao
Xây dựng nội dung chất lượng cao

Một content chất lượng là một content đáp ứng được Search Intent và sẽ thật tuyệt vời nếu có thể vượt qua mong đợi của họ. Mục đích của Google chính là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và nội dung là thứ bạn rất cần đầu tư nếu muốn đứng Top tìm kiếm.

4. Mobile Friendly: Thân thiện với thiết bị di động

Năm 2016, Google đã thông báo nâng cao thứ hạng cho các website thân thiện với trang kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động của mình.

  • Ngày 4/11/2016 Google chính thức thông báo về việc thử nghiệm lập chỉ mục trên thiết bị di động đầu tiên thay vì lập chỉ mục trên máy tính để bàn như trước đây
  • Ngày 26/3/2018 Google chính thức đưa tin về việc ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động (Mobile First Indexing)

Theo một thống kê quan trọng từ Adobe: Gần 8/10 người tiêu dùng sẽ ngừng tương tác với nội dung không hiển thị tốt trên thiết bị của họ.

Mobile Friendly - Tối ưu trên thiết bị di động
Mobile Friendly – Tối ưu trên thiết bị di động

Vì thế hãy đảm bảo mọi thứ trên xuất hiện và hoạt động trên nền tảng di động cũng sẽ “mượt mà” như trên desktop qua một số cách sau:

  • Sử dụng cùng 1 đường dẫn nhưng tạo giao diện website trên máy tính riêng và trên điện thoại riêng
  • Sử dụng 2 đường dẫn khác nhau dành riêng cho giao diện trên máy tính và trên di động
  • Sử dụng chung 1 đường dẫn và giao diện trên máy tính có khả năng co giãn khi vào các thiết bị di động khác (Responsive)
  • Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo công nghệ AMP (Accelerated Mobile Pages) cho phép tối ưu hiệu suất tổng thể của trang web. 

5. Tối ưu Onpage

Một số yếu tố Onpage cần được tối ưu:

  • Thẻ tiêu đề: ngắn gọn, thu hút, nổi bật, duy nhất hàm chứa đầy đủ nội dung muốn truyền đạt
  • Meta Description: ngắn gọn, súc tích, chứa từ khóa và gây tò mò
  • Heading: xác định được nội dung quan trọng và liên kết với nhau
  • URL: thân thiện với người dùng và bộ máy tìm kiếm, không chứa số hay các ký tự đặc biệt
  • Backlinks: xây dựng backlink liên quan và chất lượng
  • Nâng cao tính thẩm quyền thông qua các backlink và Internal link đến từ các trang có thẩm quyền cao
  • Tối ưu tốc độ tải trang: tốc độ càng nhanh khả năng giữ chân khách hàng càng cao

6. Tối ưu Offpage

Ba yếu tố chính cần tập trung khi tối ưu SEO Offpage đó là link building, Social và Brand. Mặc dù SEO Offpage tốn nhiều thời gian và nếu làm không cẩn thận bạn có thể bị phạt vì vi phạm các nguyên tắc quản trị web của Google nhưng nó vẫn là một chiến lược cần thiết cho bạn để cải thiện EAT.

Hiện tại các diễn đàn và blog ngày càng hiếm, nếu bạn không thể xây dựng hệ thống backlink từ nền tảng này có thể tập trung đẩy mạnh trên nền tảng social. Nhờ sức mạnh truyền thông mạnh mẽ từ Social để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

7. Tối ưu trải nghiệm người dùng

Ngày 26/10/2015 Google sử dụng RankBrain để sắp xếp thứ hạng tìm kiếm, từ đó tối ưu trải nghiệm người dùng trở thành yếu tố quan trọng để xếp hạng.

Tối ưu trải nghiệm người dùng
Tối ưu trải nghiệm người dùng

Một số điểm bạn cần quan tâm để tối ưu UX hiệu quả:

  • Dwell time (thời gian dừng của người dùng trên trang trong mỗi phiên truy cập)
  • Ý định tìm kiếm của người dùng (Search intent)
  • CTR (tỷ lệ nhấp)
  • Tỉ lệ thoát trang (Bounce rate)

8. Tối ưu cấu trúc website

Cấu trúc website là cách bạn tổ chức trên website. Một cấu trúc tốt là mang lại sự thuận tiện nhất khi người dùng tìm kiếm và Google có thể loại chỉ mục URL một cách dễ dàng.

Các dạng liên quan đến cấu trúc web:

  • Chuyên mục bài viết
  • Danh mục sản phẩm
  • Bài viết độc lập (Page)
  • Bài viết tin tức (Post)
  • Bài viết sản phẩm (Detail hoặc Product)
  • Thẻ Tags

Công cụ nào hỗ trợ SEO Marketing hiệu quả?

Để những chiến lược SEO của bạn trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn với các công cụ hỗ trợ sau đây:

Các công cụ tối ưu Onpage

  • SEOquake
  • SEO Site Checkup
  • Robots.txt Generator
  • XML Sitemaps
  • Schema Creator
  • Cora SEO: tối ưu onpage nâng cao
  • Google Pagespeed Insights đo tốc độ load

Các công cụ hỗ trợ phân tích liên kết

  • Ahrefs
  • Open site explorer
  • Moz Link Explorer
  • LinkMiner

Các công cụ tối ưu content hiệu quả

Các công cụ hỗ trợ tối ưu content hiệu quả
Các công cụ hỗ trợ tối ưu content hiệu quả
  • Yoast SEO
  • Ahrefs SEO toolbar
  • Surfer SEO
  • Google Keyword Planner
  • KWFinder
  • SERP Robot
  • Copyscape
  • Keywordtool.io
  • Google Trend

Công cụ cải thiện UX/UI

  • Google PageSpeed Insights
  • SERP Simulator
  • Google Mobile Friendly Test

Công cụ nghiên cứu từ khóa

  • Google Keywords Planner
  • Ahrefs
  • Keywordtool.io
  • Spineditor.com

Các công cụ phân tích website

  • Ahrefs
  • Screaming Frog
  • Website Auditor
  • Google Search Console
  • SEO Web Page Analyzer
  • Panguin tool

Các công cụ kiểm tra thứ hạng nhanh chóng

  • Rank Tracker (trong bộ công cụ của SEO Powersuite)
  • Serprobot

Không chỉ định nghĩa thuật ngữ SEO là gì trong Marketing? Lý do tại sao các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc tối ưu SEO, Miko Tech còn giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cơ bản khi thực hiện SEO. Để có một chiến lược SEO hiệu quả bạn cần biết những yếu tố nào cần được tối ưu, từ đó có thể kết hợp với các công cụ phân tích nhằm tối ưu SEO một cách hiệu quả nhất.



source https://mikotech.vn/seo-la-gi-trong-marketing/

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

PBN là gì? (Private Blog Networks) Cách xây dựng PBN hiệu quả 2022

PBN là một yếu tố xây dựng link hiệu quả và nhanh chóng và đang hoạt động mạnh trở lại. Bạn đã nghe thuật ngữ này đâu đó nhưng chưa thực sự hiểu rõ PBN là gì? Cách xây dựng PBN hiệu quả như thế nào? Đừng lo lắng vì Miko Tech sẽ giải đáp những thắc mắc đó ngay bây giờ. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

PBN trong SEO là gì?

Định nghĩa PBN là gì?

PBN là từ viết tắt của cụm từ Private Blog Network, là một mạng lưới các trang web được sử dụng để xây dựng các liên kết chất lượng, sạch và mạnh để trỏ đến website mà bạn cần SEO.

Mục đích chính của PBN là tăng độ tin tưởng và thúc đẩy thứ hạng của website chính trên công cụ tìm kiếm.

PBN là gì?
PBN là gì?

Bản chất của PBN là kỹ thuật săn, tìm mua các domain hết hạn nhưng có chỉ số DR, UR, PR cao, từng có lịch sử hoạt động về nội dung, traffic,… nhưng vì những lý do nào đó những tên miền này không còn được gia hạn và phát triển nữa để xây dựng liên kết đến trang web có tạo ra thu nhập (money site).

Hệ thống PBN phù hợp với đối tượng nào?

Hệ thống PBN mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho việc SEO website lên Top và giữ vững thứ hạng. Tuy nhiên, PBN đòi hỏi sự đầu tư cao và thời gian lâu dài. Do vậy, PBN thực sự phù hợp với các đối tượng:

  • Các doanh nghiệp lớn, có tiền, sẵn sàng đầu tư lâu dài cho hệ thống PBN.
  • Doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào cho việc xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống PBN.
  • Những người có tầm nhìn dài hạn, có tư duy tổng thể về SEO

Tại sao sử dụng PBN lại cần thiết?

Có được hệ thống backlink chất lượng

Khi xây dựng hệ thống PBN, bạn sẽ nhận được các backlink từ các bài viết liên quan, từ các chủ đề liên quan đến website của bạn.

Có được hệ thống backlink chất lượng
Có được hệ thống backlink chất lượng

Từ những nội dung, chủ đề content có liên quan lẫn nhau sẽ giúp bạn thực hiện SEO website hiệu quả hơn, mang đến nguồn backlink chất lượng cho doanh nghiệp.

PBN có thể giúp trang web chính tăng thứ hạng của nó bằng cách thông qua cơ quan liên kết. Sự đa dạng của các miền có thẩm quyền cho Google biết rằng trang web trung tâm là đáng tin cậy.

Có thể quản lý được backlink

Khi đi mua link trên các website hay Guest Post, diễn đàn bạn sẽ gặp phải tình trạng khó kiểm soát được backlink nhưng với hệ thống PBN bạn có thể dễ dàng kiểm soát được số lượng backlink trỏ về website của bạn.

Những người làm SEO có khả năng kiểm soát và chọn chính xác anchor text của các liên kết, đảm bảo rằng chúng được tối ưu hóa và phù hợp.

Vì vậy, cơ hội tăng liên kết ngược với tốc độ nhanh chóng có thể tạo ra quyền lợi tức thời hoặc rất nhanh, dẫn đến cải thiện thứ hạng trong SERP, ít nhất là tạm thời.

Nguồn tài nguyên SEO ngày càng hiếm

Tài nguyên SEO là nơi để các SEOer đặt backlink. Hầu hết các SEOer thường cày link trên các Forum diễn đàn và có thể thấy nguồn backlink lại thường khá kém chất lượng.

Tuy nhiên các Forum diễn đàn ngày một hiếm do bị Google phạt hoặc do người chủ diễn đàn đó không đủ nguồn lực để duy trì.

Cách xác định mạng lưới PBN

Cách xác định mạng lưới PBN
Cách xác định mạng lưới PBN
  • Thiết kế: Các website này có thiết kế, bảng màu, phông chữ hay điều hướng tương tự nhau
  • Hosting: Không gian lưu trữ trên cùng một IP, tức là chỉ sử dụng một địa chỉ duy nhất cho nhiều trang web
  • Quyền sở hữu: Kiểm tra cơ sở dữ liệu của WHOI, nếu những trang web bạn kiểm tra đều do một người sở hữu, thì đó chính là PBN
  • Content giống nhau: Nếu nội dung trùng lặp tương tự hay giống nhau, mà không tồn tại trên web khác thì bạn đó chính là một site vệ tinh
  • Hình ảnh, video: Thường thì rất khó khăn khi tái tạo một hình ảnh hay video, do đó, các web vệ tinh thường sẽ cố gắng nhân bản chúng trên website. Bạn chỉ cần kiểm tra là có thể phát hiện
  • Kiểm tra backlink: Có thể sử dụng Ahref để kiểm tra xem có tất cả bao nhiêu interlinking đang liên kết

Các chỉ số nhận biết PBN chất lượng

  • Domain age càng cao càng tốt và được duy trì hoạt động liên tục
  • Anchor text brand: điều này có nghĩa là website này trước kia đã từng làm SEO
  • Domain Rating (DR) – URL Rating (UR)
  • Trust Flow (TF) khoảng >9 là ổn
  • Referring domains
  • Backlink báo, wiki, EDU, GOV, cùng chuyên ngành  
  • Không đổi chủ, không bị 301
  • Không bị ăn thẻ phạt nào từ Google
  • Không bị đổi ngôn ngữ, theme, content,…
  • Content có thể khôi phục
  • Traffic cũ cao

Cách xây dựng một hệ thống PBN hiệu quả

1. Tìm kiếm các tên miền hết hạn

Hiểu đơn giản thì đây chính là việc tìm mua domain cũ khi chủ của website đó không còn sử dụng nữa hoặc chưa gia hạn thêm.Tìm tên miền hết hạn là một bước rất quan trọng mang lại nhiều lợi ích lớn trong quá trình xây dựng PBN. 

Tìm kiếm các tên miền hết hạn
Tìm kiếm các tên miền hết hạn

Bạn có thể tìm mua tên miền hết hạn từ nhà môi giới tên miền, Backorder, Craping hay đấu giá tên miền và giá của PBN có thể từ vài triệu tới vài nghìn đô.

Tên miền đấu giá/hết hạn/đã hết hạn được chia thành các nhóm

Buynow (8$): Người chủ domain sẽ tự ra giá. Họ đưa giá bao nhiêu thì bạn trả bấy nhiêu, và mức giá thấp nhất là 8$.

Offer: Domain sẽ không có giá, bạn phải tự trả giá (thương lượng) với người chủ sở hữu domain ấy. Nếu họ đồng ý thì họ sẽ bán, thông thường ai trả cao hơn thì sẽ được.

Public (10$): Như cái tên của nó, đây là hình thức đấu giá công khai với giá sàn từ 10$. Mỗi phiên đấu giá diễn ra trong khoảng 7 ngày, người đưa ra mức giá cao nhất sẽ có được tên miền.

Reverse: là một dạng đấu giá ngược tuy nhiên rất ít được sử dụng.

Prerelease (69$): là một hình thức đấu giá kín, mức sàn đấu giá là từ 69$ và người dùng sẽ không trả phí tham gia. Những người đăng ký sẽ có thời gian nhất định để trả giá, kết thúc phiên người đấu giá cao nhất sẽ có được domain đó.

Các yếu tố đánh giá sức mạnh của tên miền

Các yếu tố đánh giá sức mạnh của tên miền
Các yếu tố đánh giá sức mạnh của tên miền
  • Traffic brand: traffic đến từ các keyword brand
  • Mention Social (Like , Share bài viết, Fanpage , kênh YTB) 
  • Domain của 1 tổ chức, công ty lớn 
  • Backlink seedsite của lĩnh vực 
  • Backlink từ các website chinhphu, tổ chức, các trang web giáo dục chính thống (EDU,GOV) 
  • Backlink từ báo chí chuyên ngành 
  • Backlink từ các đầu báo lớn
  • Backlink từ các site chuyên ngành (GP) có traffic 
  • Lịch sử có traffic cao, hoạt động liên tục

Một vài lưu ý nhỏ cho bạn khi tìm mua Domain cũ cho hệ thống PBN

  • Nên check backlink của tên miền đó có spam hay không?Loại bỏ những tên miền bị cấm Adsense
  • Không dùng những tên miền quá cũ hay dính những tác vụ đăng ký thủ công
  • Check lại lịch sử tên miền đó
  • Check backlink của tên miền có spam (dùng ahref, hoặc SEMrush…)
  • Check lại lịch sử nội dung tên miền có bị spam hay không (kiểm tra bằng dùng archive.org web)
  • Xác định CF và TF, DA, PA,  của website dùng làm hệ thống PBN
  • Thông tin đăng ký, email, ngày đăng ký tên miền cần phải khác nhau

Cách lựa chọn tên miễn cũ hiệu quả

  • Tỷ lệ trust Flow phải lớn hơn 9
  • Tỷ lệ Trust Flow (TF) không lớn hơn hai lần tỷ lệ Citation Flow (CF)
  • Referring Domain (RD) trong 90 ngày đổ lại thì tối đa nên là 400-500, nếu hơn sẽ tăng khả năng bị Spam
  • Khuyến khích lựa chọn domain có ít nhất DR>20 và UR>9 
  • Nhớ check luôn phiên bản www, không www và cả https://
  • Sử dụng cỗ máy quay ngược thời gian Way Back Machine (WBM) để kiểm tra hoạt động của trang web từ khi nó được sinh ra

2. Tìm hosting phù hợp và chất lượng

Lúc trước, khi lựa chọn hosting bạn cần quan tâm đến các website hệ thống khác IP class C là ổn nhưng bây giờ bạn cần quan tâm nhiều yếu tố hơn khi lựa chọn hosting.

 Tìm hosting phù hợp và chất lượng
Tìm hosting phù hợp và chất lượng
  • Tốc độ phải ổn định: Tốc độ website vô cùng quan trọng nếu Hosting chậm sẽ làm site PBN kém chất lượng và không hiệu quả.
  • Dải IP của các website cần phải khác class A: Ví dụ hosting 192.168.150.X và 192.168.150.Y này rất nhiều đơn vị cung cấp.
  • Hosting SEO giá rẻ: Vì là site vệ tinh cho nên bạn sẽ cần rất nhiều website, chính vì thế hosting giá cao sẽ làm bạn tốn kém hơn.
  • Có thể tùy chỉnh được giao diện: Bạn có thể thay đổi giao diện để phù hợp với nhu cầu của mình sau khi mua
  • Trình quản lý nội dung: nên dùng mã nguồn WordPress
  • Tính bảo mật: Càng cao càng tốt

3. Xây dựng chiến lược content hiệu quả cho từng web hệ thống

Một ngày nào đó trang web của bạn sẽ trở thành money site vì thế việc đầu tư một chiến lược content hiệu quả là cần thiết cho các website vệ tinh.

Bạn cần phân loại các website trong hệ thống và xây dựng kế hoạch nội dung cụ thể cho từng bài viết, phân tích từ khóa đối thủ,….

Xây dựng chiến lược content hiệu quả cho từng web hệ thống
Xây dựng chiến lược content hiệu quả cho từng web hệ thống

Số lượng bài viết cần có, các tiêu đề tương ứng theo ngày hoặc tuần, title hiển thị trên Google cũng là những tiêu chí rất quan trọng khi làm nội dung cho PBN.

Các site PBN của bạn phải có các nội dung khác nhau, rõ ràng, không trùng lắp hoặc spam. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật SEO Entity để có thể hướng đến đối tượng của bạn tốt nhất.

Chia bố cục rõ ràng cho bài viết, độ dài bài viết khoảng từ 800 – 1000 từ, có comment, số view cần đạt 500 view/ngày là những việc bạn cần làm để có hệ thống nội dung tốt nhất cho PBN.

4. Tạo liên kết chất lượng cho hệ thống vệ tinh

Xây dựng link cho hệ thống giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu, mỗi web vệ tinh cần tầm 100 domain trỏ đến. Có thể dùng link diễn đàn, forum, Link full URL, Guest Posting,…

Với đầy đủ những yếu tố trên, bạn có thể để tầm 2 tháng trở lên để trỏ link về web mà bạn muốn SEO. Mỗi bài viết chèn 2 backlink tiêu đề hoặc full URL, dạng Anchor text dài. Lưu ý là mỗi vệ tinh không trỏ tới 8 trang chính.

5. Quản lý và cài đặt hệ thống PBN

  • Thay vì non-www bạn cần cài đặt domain có www. Tên miền có www sẽ có chỉ số CF và TF cao hơn.
  • Nên có các trang liên hệ, chính sách, giới thiệu, bảo mật trên website hệ thống.
  • Cần tránh dùng theme mặc định và cơ bản, nhất là các website trong hệ thống cũng không được giống nhau. Bạn có thể tự thiết kế bộ theme riêng biệt hoặc dùng theme miễn phí.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng PBN

Những vấn đề thường gặp khi xây dựng PBN

  • Domain (tên miền) bị mất hết backlink trước đó
  • Hệ thống website vệ tinh chết hàng loạt 
  • Khó xây dựng được nội dung chất lượng vì bạn không biết domain đó đã từng bán sản phẩm gì
  • Website PBN không có traffic về cho các website vệ tinh

Nhũng lưu ý cần quan tâm khi xây dựng PBN

  • Số bài viết trên website vệ tinh trong hệ thống PBN tối thiểu 100 bài
  • Chỉ số DR của website vệ tinh lớn hơn 20
  • Chỉ số UR của website vệ tinh lớn hơn 20
  • Chỉ số TF của website vệ tinh lớn hơn 10
  • Chỉ số CF của website vệ tinh lớn hơn 15
  • Số lượng domain trở đến website vệ tinh lớn hơn 100
  • Dải IP của hosting nên khác Class A
  • Có backlink trỏ về từng bài
  • Có traffic cho từng bài
  • Có liên kết nội bộ cài trong title, anchotext, ảnh, đường dẫn URL)
  • Không chèn link về website chính vào trang chủ mà hãy chèn vào từng bài viết

Cách tăng sức mạnh cho mạng PBN của bạn

Xây dựng hệ thống Social

Xây dựng hệ thống mạng xã hội cho từng PBN là cần thiết vì Google sẽ tin rằng trang web PBN của bạn là một trang có thương hiệu, độ uy tín nên được cộng đồng social chia sẻ liên kết.

Xây dựng hệ thống Social
Xây dựng hệ thống Social

Một số thủ thuật khi xây dựng Social hữu ích:

  • Điều đầu tiên bạn cần làm là tạo một tài khoản Gmail được xác minh qua điện thoại. Đây là nơi bạn sẽ nhận email để kích hoạt tài khoản, xác minh, lấy lại mật khẩu khi đăng ký tài khoản ở các trang khác.
  • Nên lưu lại tất cả những thông tin của từng PBN vào một cuốn sổ hoặc một file nào đó để tiện cho công việc sau này.
  • Mỗi PBN nên có một logo riêng để nhận dạng, sau đó dùng để đổi logo trên các trang mạng xã hội.
  • Mỗi PBN nên có một mô tả riêng, đừng viết trùng lặp ở các cả các trang.
  • Mỗi khi tạo tài khoản social thì nên kích hoạt liền nhé.
  • Nên sử dụng thương hiệu của bạn làm tên người dùng ở social.
  • Nên sử dụng công cụ để lập chỉ mục cho các trang social, như vậy công việc sẽ tiến hành thuận lợi hơn.

Xây dựng thương hiệu Web 2.0

Web 2.0 sẽ giúp tăng cường mạng PBN, tạo tiền đề để xây dựng nội dung, thiết lập tên miền phụ, tùy chỉnh và tối ưu hóa trên trang.

Xây dựng thương hiệu Web 2.0
Xây dựng thương hiệu Web 2.0

Một số website blog 2.0 bạn có thể tham khảo như wordpress, blogspot,…

Hãy bắt đầu với 15 – 20 web 2.0 khác nhau trỏ đến PBN của bạn. Lưu ý, chúng phải được tối ưu hóa cao, nội dung, trang đích, logo, sử dụng đúng tên thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn đẩy uy quyền và thương hiệu PBN của bạn.

Một số thủ thuật xây dựng thương hiệu web 2.0 hiệu quả

  • Sử dụng thương hiệu của bạn để làm tên miền
  • Nên kích hoạt tất cả các tài khoản để tiết kiệm thời gian
  • Cố gắng tối ưu hóa SEO, các thẻ meta, h1
  • Nội dung web nên dễ đọc, độc đáo, không cần nhiều nhưng phải chất lượng
  • Nên sử dụng một IP để đăng nhập
  • Không đặt backlink vào bài đăng đầu tiên, hãy để google index rồi đặt sau.
  • Sử dụng các tool để lập chỉ mục

Social Shared

Chia sẻ xã hội cũng là chiến lược tốt nhất để tăng uy tín và trao niềm tin đến với người dùng. Càng nhiều tín hiệu xã hội chia sẻ, website sẽ càng trở nên đáng tin cậy cao.

Việc chia sẻ cũng giúp bản quyền bài viết của bạn được tăng cao hơn, do đó hãy thường xuyên chia sẻ các bài viết lên Facebook, Twitter, Pinterest, Linkedin, Reddit, Zalo,… nhé.

Công cụ cần sử dụng xây dựng hệ thống vệ tinh PBN là gì?

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các tên miền nước cũ của nước ngoài thì sẽ chất lượng hơn. Dưới đây là các công cụ để phục vụ việc xây dựng hệ thống vệ tinh PBN:

1. Ahrefs

Ahrefs là một công cụ quan trọng để bạn check được sức mạnh tổng thể của website như: Backlink, tỷ lệ Anchor text, DR, UR và rất nhiều chỉ số khác.

Bạn nên sử dụng bản standard để đạt hiệu quả cao nhất, tuy nhiên mức giá khá đắt. Để giải quyết vấn về này, bạn có thể mua chung với một số SEOer khác để cùng nhau sử dụng, chi phí sẽ rẻ hơn.

2. Majestic SEO

Với Majestic, bạn cũng có thể sử dụng để check backlink của website. Tuy nhiên, tỷ lệ chính xác không đúng bằng Ahrefs.

Khuyến khích bạn nên sử dụng Majestic SEO để check chỉ số CF, TF và chủ đề cũ của website để có kết quả tốt nhất.

3. Mozbar

Công cụ sử dụng để check chỉ số DA và PA của website. Tuy nhiên, Mozbar ngày càng lười cập nhật chỉ số PA và DA của các website nên có thể sẽ không chính xác. Vì thế, bạn sẽ không cần quan tâm nhiều lắm đến hai chỉ số này.

4. Wayback machine

Chỉ số quan trọng khi xây dựng hệ thống vệ tinh PBN cần quan tâm chính là lịch sử của tên miền. Công cụ Wayback Machine là một công cụ hữu hiệu sử dụng để check lịch sử tên miền.

5. Find IP address

Bên cạnh đó, khi xây dựng hệ thống PBN, bạn cũng cần phải kiểm tra IP của website nữa và Find IP Address rất thích hợp để bạn kiểm tra chúng IP một cách dễ dàng.

Có thể bảo vệ website tránh khỏi PBN không?

Trang web của bạn có thể liên quan đến PBN mà bạn không hề biết, đặc biệt nếu bạn thuê ngoài các đơn vị hoạt động xây dựng liên kết của mình. Đặc biệt, nếu bạn mua liên kết trên các trang web như Fiverr hoặc thông qua các dịch vụ khác nó có thể là một mối nguy rất lớn.

Nếu có bất cứ ai cố gắng thuyết phục bạn tham gia vào một trao đổi liên kết với họ dù với mục đích gì cũng hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng hoặc tránh xa ngay lập tức.

Bảo vệ webiste tránh khỏi PBN
Bảo vệ website tránh khỏi PBN

Hãy cố gắng kiểm soát và giám sát chặt chẽ các hoạt động xây dựng liên kết để tránh khỏi PBN. Tự tìm hiểu về phương thức Google coi là các sơ đồ liên kết và đảm bảo rằng bất kỳ ai chịu trách nhiệm xây dựng liên kết đến trang web của bạn đều tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc này.

Như vậy bất kỳ nhà xây dựng liên kết có uy tín nào cũng phải đồng ý minh bạch về các liên kết họ đang theo, đang sử dụng cho bạn.

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các công cụ để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn các hành vi ảnh hưởng đến website của bạn vì việc bạn không nhận thức được những gì diễn ra phía sau không có nghĩa là bạn không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.

PBN (Private Blog Network) là gì? Có lẽ giờ không còn là thuật ngữ khó hiểu nữa rồi đúng không? Có nhiều lý do để chứng minh sự cần thiết của PBN trong quá trình SEO mà bạn không thể bỏ qua. Bên cạnh giới thiệu cách xây dựng, cách xác định và những lưu ý khi xây dựng PBN, Miko Tech còn giúp bạn tăng sức mạnh mạng lưới blog thông qua phương thức, các công cụ hỗ trợ xây dựng PBN hiệu quả mà bạn chắc chắn sẽ cần tìm hiểu nếu muốn sử dụng PBN hiệu quả.



source https://mikotech.vn/pbn-la-gi/

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

SEO Offpage là làm những gì? Full checklist yếu tố SEO Offpage 2021

Để thực hiện các chiến thuật SEO Offpage hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ SEO Offpage là làm những gì? Hiểu được điều đó, Miko Tech đã giúp bạn checklist full các yếu tố SEO Offpage quan trọng cần biết ngay tại bài viết dưới đây. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn tối ưu SEO Offpage một cách hiệu quả nhé.

SEO Offpage thực chất là gì?

SEO Offpage là tập hợp các thủ thuật tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website giúp website lên top Google, kéo về hàng nghìn traffic.

SEO Offpage là gì?
SEO Offpage là gì?

Không giống việc tối ưu hóa Onpage, tối ưu hóa Offpage áp dụng cho các yếu tố bên ngoài website. Bao gồm các hoạt động quan trọng dưới đây: 

  • Link Building
  • Quản lý mạng xã hội
  • Tương tác trên mạng xã hội
  • Phát triển nội dung
  • Phát triển thương hiệu
  • Quản lý Blog

Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage

1. Khả năng kiểm soát

  • SEO Onpage có toàn quyền kiểm soát hành động của bạn trên website
  • SEO Offpage thì ngược lại vì nó sẽ phụ thuộc vào sự tương tác, các backlinks trả về, những bài đánh giá và những yếu tố khác dựa vào hành vi của người dùng.
Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage
Sự khác nhau giữa SEO Onpage và SEO Offpage

2. Các yếu tố xếp hạng

  • Các yếu tố xếp hạng SEO Onpage

Từ khóa: Chính là cụm từ để mọi người tìm kiếm có liên quan đến trang web của bạn. Có một lưu ý rằng bạn không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa mà nên chú trọng vào nội dung bài viết có chứa những từ khóa mà mọi người tìm kiếm.

Sự liên quan: Bạn nên xây dựng lại nội dung phù hợp với từ khóa mà bạn muốn người dùng tìm kiếm. Hơn nữa, đừng để nội dung trang web của bạn bị cũ hơn so với thời gian hiện tại.

Cấu trúc trang: Bạn phải đảm bảo cấu trúc trang bao gồm các yếu tố: văn bản alt, thẻ title, meta description, các thẻ tiêu đề.

Cấu trúc URL: Giúp các công cụ tìm kiếm và thu thập thông tin dễ dàng từ trang này sang trang khác mà không bị nhầm lẫn.

Liên kết nội bộ: Điều này làm cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trang web của bạn trở nên dễ dàng và giữ chân người xem lâu hơn.

Hiệu suất trang: Đây chính là yếu tố quan trọng để thăng hạng website của bạn. Nếu như tốc độ tải trang không nhanh thì chắc chắn người xem sẽ cảm thấy khó chịu và rời bỏ trang của bạn. Và để có được như vậy thì bạn phải đảm bảo website có sự tối ưu hóa hình ảnh và có một trang website thiết kế chuẩn.

  • Các yếu tố xếp hạng SEO Offpage

Backlink (liên kết trả về): Yếu tố góp phần xây dựng mức độ uy tín của website. Bạn có thể xây dựng Backlink bằng cách đăng bài trên các blog có nội dung liên quan đến website của bạn, tham gia đánh giá trên website có cùng nội dung hay kết nối trang Facebook với trang web của bạn.

Quyền ảnh hưởng của tên miền: sẽ bị ảnh hưởng bởi thời gian thành lập tên miền, lịch sử hoạt động tên miền cũng như lượng tương tác, giới thiệu.

3. Tốc độ hiệu quả

  • SEO Offpage tốn thời gian mới thấy được kết quả.
  • SEO Onpage thì ngược lại, đây là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.

4. Mục đích tối ưu

  • SEO Offpage tập trung tối ưu vào links.
  • SEO Onpage tập trung vào chất lượng nội dung và trải nghiệm khách hàng.

Tại sao SEO Offpage lại quan trọng như vậy?

SEO Offpage là một phần thiết yếu của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm đã hoạt động trong nhiều thập kỷ, được thiết kế để mang lại kết quả có lợi nhất cho người tìm kiếm. SEO Offpage mang lại những lợi ích tuyệt vời cho các bài viết và website của bạn.

Tầm quan trọng của SEO Offpage
Tầm quan trọng của SEO Offpage

Tăng thứ hạng trên SERP: Quá trình này sẽ giúp bạn tăng khả năng hiển thị của website trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

Tăng lượng traffic thuần: Khi website của bạn xếp hạng cao hơn trên SERP, lượng traffic thuần cũng sẽ tăng lên.

Tăng độ nhận diện thương hiệu: Một khi bạn có được nhiều lượng truy cập hơn, thương hiệu của bạn sẽ được người mua chú ý nhiều hơn.

Tăng Điểm xếp hạng Website (DA): Quá trình này sẽ giúp bạn có được nhiều backlink chất lượng tốt dẫn đến website của bạn. Backlink sẽ giúp bạn tăng điểm DA của trang web. Domain Authority là một điểm số tính từ 0 đến 100, cho thấy giá trị của một website trên các công cụ tìm kiếm.

Tăng Index: Quá trình này sẽ giúp bạn đạt được nhiều backlink có điểm DA DoFollow cao hơn, những backlink này sẽ giúp trang web của bạn được các công cụ tìm kiếm đưa vào index nhanh chóng.

Tăng số lượng khách hàng tiềm năng:  – Thứ hạng cao hơn cũng có nghĩa là tiếp xúc nhiều hơn bởi vì khi một trang web xếp ở vị trí hàng đầu: nó nhận được nhiều backlinks hơn, nhiều lượt truy cập hơn và nhiều chia sẻ trên mạng xã hội hơn. Nó giống như một chuỗi các sự kiện không bao giờ kết thúc, v.v.

Thiết lập độ tin cậy – Ngoài những điều trên, Google gần đây đã đưa ra khái niệm: Expertise, Authority and Trustworthiness (E-A-T), đóng vai trò quan trọng trong bảng xếp hạng và liên quan trực tiếp đến SEO Offpage.

Full checklist yếu tố SEO Offpage 2021

SEO Offpage là làm những gì? Để lên được Top search không phải là điều dễ dàng, có rất nhiều yếu tố cần tối ưu trong SEO Offpage. Sau đây là checklist yếu tố SEO Offpage quan trọng cần biết. Cùng tham khảo ngay nào!

1. Link building – Xây dựng backlink chất lượng

Trong lĩnh vực Marketing, hẳn là bạn đã nghe qua câu “Content is King, Link is Queen” rồi đúng không? Đó là lý do tại sao xây dựng Backlink là trung tâm của SEO Offpage.

Google liên tục cập nhật để quyết định các trang web nào xứng đáng giành các vị trí tốt nhất trong kết quả tìm kiếm. Quan trọng hơn, Google cực kì quan tâm đến số lượng và chất lượng của các backlink trên internet trỏ về các trang web.

Xây dựng backlink chất lượng
Xây dựng backlink chất lượng

Các loại liên kết chính

  • Liên kết tự nhiên được đưa ra một cách chỉnh sửa mà không có bất kỳ hành động nào từ phía chủ sở hữu trang. Ví dụ, một blogger thực phẩm thêm một liên kết đến một bài đăng hướng đến các trang trại sản xuất yêu thích của họ là một liên kết tự nhiên.
  • Liên kết được xây dựng thủ công có được thông qua các hoạt động xây dựng liên kết có chủ ý. Điều này bao gồm những thứ như khiến khách hàng liên kết đến trang web của bạn hoặc yêu cầu những người có ảnh hưởng chia sẻ nội dung của bạn.
  • Các liên kết tự tạo được tạo bởi các thực tiễn như thêm một backlink trong thư mục trực tuyến, diễn đàn, chữ ký nhận xét blog hoặc thông cáo báo chí với văn bản neo được tối ưu hóa. Một số chiến thuật xây dựng liên kết tự tạo có xu hướng hướng tới SEO mũ đen và được các công cụ tìm kiếm để ý, vì vậy hãy cẩn trọng với cách này.

Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chiến thuật xây dựng liên kết

  • Authority: Chất lượng hay độ uy tín của website đó. Bạn có thể sử dụng Moz, Ahrefs, SEMrush để kiểm tra
  • Unique Domains: Ít liên kết từ một vài website khác nhau còn tốt hơn nhiều liên kết từ 1 website
  • Topical Relevance: Chủ đề website đó cần liên quan một phần tới website bạn
  • Anchor Text: Văn bản neo cần liên quan tới nội dung bài viết
  • Traffic: Một backlinks tốt nhất là có người dùng ấn vào đó để qua website của bạn – chúng được đánh giá cao hơn nhiều so với backlinks không có traffic
  • Tên miền giới thiệu (Domain Referer): chỉ các domain có liên kết hướng về trang web của bạn
  • DoFollow: Đây là dạng liên kết giúp chuyển sức mạnh từ web khác về website bạn
  • NoFollow: Dạng này thì không chuyển sức mạnh từ web khác về website bạn (tuy nhiên không phải nhìn vào đây để đánh giá thấp dạng liên kết này)

5 quy tắc của 1 backlink chất lượng từ các nguồn

  • Đảm bảo yếu tố liên quan (chủ đề của domain, nội dung trang)
  • Đặt ở những trang uy tín (có Authority cao)
  • Tập trung vào những website thực, có lưu lượng truy cập tốt.
  • Phân phối Anchor Text đa dạng, sử dụng biến thể từ khóa.
  • Đặt backlink ở những trang sạch và không bị SPAM.

2. Social Media – Sức mạnh truyền thông

Một số Social media phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến: Facebook, Titok, Instagram, LinkedIn, Pinterest,… hiện đang có lượng truy cập khổng lồ.

Nội dung là lửa, phương tiện truyền thông xã hội là xăng dầu

Jay Baer

Mặc dù, Google đã chính thức đưa ra quan điểm rằng tín hiệu từ mạng xã hội không tác động trực tiếp tới yếu tố xếp hạng do chúng dễ dàng bị thao túng bởi các công cụ nhưng các công cụ tìm kiếm vẫn thu thập dữ liệu và theo dõi chúng.

Hãy cố gắng xây dựng, tích cực hoạt động và cung cấp những thông tin hữu ích lên các trang mạng xã hội vì đây chính là cách gián tiếp điều hướng đến website của bạn.

Social Media - Sức mạnh truyền thông
Social Media – Sức mạnh truyền thông

Chia sẻ nội dung của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội sẽ xây dựng sự tham gia và nhận thức, điều này khuyến khích người khác tham khảo bạn và liên kết từ các bài đăng trên blog có liên quan.

Cứ một người tiếp cận được nội dung, điều đó có nghĩa là bạn tăng thêm một cơ hội chuyển đổi. Tuy nhiên Google vẫn áp dụng nguyên tắc lượng người truy cập càng nhiều, nguồn càng đa dạng thì Google càng hiểu rõ và đánh giá cao chất lượng của website.

Vậy, mạng xã hội cần cải thiện các yếu tố nào?

  • Đảm bảo nội dung được phân phối trên nhiều nền tảng với lượng người quan tâm cao
  • Khi tạo trang truyền thông xã hội cho doanh nghiệp của bạn, hãy sử dụng tên mọi người sử dụng để tìm bạn trực tuyến

Lợi ích từ Social Media:

  • Nâng cao nhận biết và sự quan tâm tới thương hiệu của bạn
  • Giúp tăng thứ hạng local SEO
  • Nhận được nhiều backlinks từ nhiều người hơn

3. Brand Building

Theo nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của Google EAT (Expertise, Authority và Trustworthiness), Google rất quan tâm đến thương hiệu của website.

Các thương hiệu đáng tin cậy hơn có khả năng được người dùng tin tưởng, điều này giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn và người dùng Google hài lòng hơn. Vì thế xây dựng thương hiệu là điều không thể thiếu trong chiến lược SEO.

Brand Search

Brand Search nghĩa là khi người dùng tìm kiếm tên thương hiệu, kết quả cho ra website thương hiệu (thường là trang chủ).

Brand Search là gì?
Brand Search là gì?

Lượng tìm kiếm này tăng lên là tín hiệu tối chứng tỏ những nỗ lực SEO của bạn đã đạt hiệu quả.

Để biết được lượng tìm kiếm tên thương hiệu của bạn thì có thế sử dụng những công cụ như: Google Search Console, Google Trends, Ahrefs, Keyword Tool,…

Brand Mentions

Đề cập thương hiệu có thể ở dưới dạng liên kết hoặc không liên kết:

  • Dạng không có liên kết tức là website khác có nhắc tới bạn trong bài viết nhưng không đặt liên kết tới bạn
  • Dạng có liên kết thì chắc có có giá trị với SEO rồi vì chúng đóng vai trò như một backlink cho website của bạn

Dù ở dạng nào thì Google vẫn đánh giá rất cao khi có trang web nào đó nhắc đến thương hiệu của bạn. Nhưng nếu để đạt hiệu quả bạn có thể liên hệ với chủ website để đặt liên kết link.

Một số công cụ bạn có thể sử dụng để theo dõi khi ai đó nhắc đến thương hiệu của bạn: Google Alert, BuzzSumo’s Alerts hoặc Ahrefs Alerts,…

4. Local SEO

Theo số liệu Google thống kê, nhu cầu tìm kiếm “gần tôi” đã tăng 500% chỉ trong vòng hai năm. Điều này cho thấy hành vi của người dùng có sự thay đổi lớn và họ mong muốn tới địa điểm cụ thể của doanh nghiệp bạn.

Sau khi Google ra thuật toán Google Pigeon thì đã cải thiện được rất lớn chất lượng tìm kiếm vị trí cho địa phương. Vì thế, xếp hạng được trong vị trí địa phương bạn sẽ tăng được khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng lên rất nhiều.

Mọi người hay cho rằng Local SEO là một “nhánh” riêng trong SEO, tuy nhiên nó là một kỹ thuật thuộc SEO Offpage. Trong đó có hai hạng mục cần tối ưu đó là NAP Citations và Google My Business.

NAP Citations

NAP Citation là viết tắt của Name, Address và Phone. Đây là một công cụ tham chiếu trực tuyến, giúp người tìm kiếm nhận biết tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp mà không cần đến Local Map.

Khi có một website uy tín nhắc đến doanh nghiệp của bạn, NAP Citation sẽ tự động hiển thị các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bạn.

Để sử dụng NAP hiệu quả bạn cần phải nhất quán các thông tin ở tất cả mọi nơi trên internet.

Google My Business

Google My Business chính là hồ sơ của doanh nghiệp trên Google. Đăng ký tài khoản và xác nhận xong thôi là vẫn chưa đủ bạn cần tối ưu chúng hiệu quả.

Google My business
Google My business

Khi đó Maps của bạn được xếp hạng ở vị trí cao và khả năng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng cũng sẽ hiệu quả hơn.

Nếu bạn không xuất hiện ở Local SEO thì đối thủ của bạn sẽ chiếm lĩnh chúng và nâng cao xếp hạng của họ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang bỏ qua yếu tố quan trọng này.

5. Trích dẫn, đánh giá và bình luận

Citations: Trích dẫn

Trích dẫn nghĩa là bất cứ nơi nào mà tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại của bạn (NAP) được nêu lên ở website bên ngoài.

Chúng thường là phòng thương mại, thư mục kinh doanh địa phương của doanh nghiệp hoặc website cho một nhóm cộng đồng địa phương.

Đối với SEO địa phương các trích dẫn này vô cùng quan trọng, nếu liên tục có trích dẫn NAP đúng thì đây chính là một tín hiệu xếp hạng vô cùng chất lượng. Ngược lại, nếu trích dẫn NAP sai, không có thật hoặc không liên tục sẽ tạo tín hiệu xếp hạng xấu.

Mặc dù việc theo dõi các trích dẫn này khá tốn thời gian nhưng đừng bỏ qua vì chúng là yếu tố rất quan trọng trong SEO Offpage.

Business Reviews: Đánh giá doanh nghiệp

80% người mua hàng tin tưởng các đánh giá trực tuyến nhiều như một đề xuất cá nhân đặc biệt là khi khách hàng có nhu cầu mua sắm.

Đó là lý do đánh giá doanh nghiệp là một thủ thuật SEO Offpage có vai trò lớn trong hoạt động SEO mà các SEOer không thể bỏ qua.

Đánh giá doanh nghiệp hỗ trợ SEO Onpage
Đánh giá doanh nghiệp hỗ trợ SEO Onpage

Càng nhiều đánh giá tích cực thì độ nhận thức thương hiệu của bạn càng tốt. Với phương thức hoạt động như trích dẫn, bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để tận dụng sức mạnh xếp hạng.

Bên cạnh đó, việc đặt URL và tên của bạn trên một trang đánh giá xếp hạng cao như Yelp sẽ đưa thương hiệu của bạn lên đầu bảng xếp hạng tìm kiếm cho các từ khóa mà bạn thường không thể cạnh tranh.

Comments: Bình luận trên các Blog, Forum

Đây là hình thức quảng bá trang web của bạn thông qua các bình luận trên blog, diễn đàn và các trang mạng xã hội hỏi đáp như Yahoo, Quora,…

Tạo một hồ sơ và gắn một đường link đến trang web của bạn, sau đó dùng nó để lại nhận xét trong các cuộc thảo luận có chủ đề liên quan đến trang web của bạn. 

Đừng quên tạo thêm các nội dung giá trị khi trả lời để thiết lập nhận diện cá nhân hay thương hiệu của bạn như một người có kiến ​​thức trong lĩnh vực đó.

Cố gắng luôn gắn bó với các blog và diễn đàn chất lượng cao, điều này sẽ giúp Google liên kết URL của bạn với các vùng lân cận trên web. 

Thay vì Spam link mọi nơi thì bạn chỉ nên chọn đặt một link có ý nghĩa nhất để bình luận. Nếu một số bình luận của bạn bị đánh dấu là spam, thì danh tiếng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và trong tương lai bạn sẽ không thể đăng bình luận của mình được nhiều nữa.

Tuy không còn hiệu quả như trước đây nữa vì hầu hết các bình luận đều dùng thẻ tag Nofollow và Outbound Link nhưng chúng vẫn mang lại lượng truy cập nếu nội dung bạn cung cấp thích hợp và chất lượng.

6. Guest Posting

Guest Posting là hình thức bạn sẽ đi viết nội dung trên các website khác. Hình thức này không chỉ giúp bạn xây dựng các backlink chất lượng mà còn tăng lượng lớn truy cập không phải trả tiền.

Guest blogging
Guest blogging

Các bước thực hiện Guest Posting bạn có thể thực hiện theo:

  • Tim kiếm những website, blog liên quan tới lĩnh vực website của bạn và cho phép bạn đăng bài
  • Đăng ký tài khoản và đầu tư mục thông tin cá nhân đầy đủ và chuyên nghiệp
  • Nghiên cứu những nội dung có lượt tương tác cao trên website, blog đó
  • Đưa ra ý tưởng bài viết phù hợp với thương hiệu của bạn cũng như thoả mãn nhu cầu của người đọc
  • Viết bài và gắn liên kết về website ở vị trí phù hợp

7. Document Share – Chia sẻ tài liệu

Khi bạn xuất bản nội dung trên trang chia sẻ tài liệu, hãy coi nó giống như nội dung cho trang của chính bạn mà tiến hành nghiên cứu từ khóa target và tối ưu hóa các phần của tài liệu:

  • Tên tệp (file name): Sử dụng tên tệp giàu từ khóa khi bạn upload tài liệu. Đáp ứng những tiêu chí SEO như: sử dụng chữ cái viết thường và tránh gạch dưới giữa các từ.
  • Tiêu đề (title): Tối ưu hóa tiêu đề của bạn giống như bạn đang đặt tiêu đề cho bài viết ở web, từ 50-60 ký tự và sử dụng từ khóa mục tiêu của bạn ở đầu đề.
  • Transcript: Trong trường hợp PowerPoint và video, hãy bao gồm bản ghi nội dung. Trình thu thập thông tin không thể đọc các loại tệp đó.

Dạng Infographic/hình ảnh

Bạn có thể xuất bản và chia sẻ các hình ảnh liên quan đến doanh nghiệp của bạn trên các trang chia sẻ hình ảnh như: Pinterest, Behance, Flickr hay Photobucket,…

Tải ảnh lên Pinterest
Tải ảnh lên Pinterest

Các trang này thường có PageRank và độ tin cậy cao, vì vậy hãy một link trở về trang của bạn trong phần mô tả file.  Ngoài ra, khi người dùng có thể nhận xét và chia sẻ nội dung của bạn, điều này sẽ giúp gia tăng nhận dạng thương hiệu.

Dạng video

Video là loại nội dung trực tuyến phổ biến nhất. Một số nền tảng bạn có thể chia sẻ video như: Youtube, Dailymotion, Vimeo,…

Hãy xây dựng một nội dung ngắn gọn hấp dẫn mục đích giải trí hay hữu ích. Sau đó tạo một profile bằng tên thương hiệu của bạn, đặt một link đến trang web của mình và sử dụng từ khóa một cách tự nhiên trong mô tả video để tối ưu hóa chúng.

Dạng Ebook hay PDF

Tạo ebook và PDF đòi hỏi kiến thức chuyên môn và thời gian nhưng bù lại bạn sẽ nhận được các link juice có vai trò quan trọng trong quá trình SEO Offpage của bạn.

8. Social bookmarking

Đánh dấu xã hội là một cách để lưu, chỉnh sửa, chia sẻ và sắp xếp các liên kết của website bạn thích hoặc muốn sử dụng trong tương lai.

Social bookmarking
Social bookmarking

Social bookmarking là cách tốt nhất để có được các backlink chất lượng cao đồng thời giúp trang được index nhanh hơn và thứ hạng cao hơn trên bảng xếp hạng.

Cần đánh dấu một cách tự nhiên, ví dụ bạn đánh dấu nhiều trang web hay sau đó xen kẽ đánh dấu một page trên trang web của bạn thay vì spam liên tục các trang của mình.

9. Content Syndication

Content Syndication là trường hợp một hoặc nhiều website bên thứ 3 nào đó đăng lại nội dung, có thể là toàn bộ bài viết, hay một đoạn ngắn đã được viết lại hoặc đoạn trích một cách chính xác và trích dẫn nguồn hoặc để link bài viết gốc.

Google có thể hiểu được đâu là bản gốc và họ còn đang khuyến khích điều này, vì thế hãy tận dụng chúng như một nguồn backlink chất lượng.

10. Podcast

Tuy mới du nhập gần đây nhưng Podcast là một kênh nội dung để tối ưu SEO Offpage hiệu quả mà bạn đáng để xây dựng và phát triển.

SEO Onpage hiệu quả trên Podcast
SEO Onpage hiệu quả trên Podcast

Podcast là một ngách mới chưa có nhiều người tham gia, vì thế bạn sẽ có cơ hội cạnh tranh rất lớn. Hơn nữa, Apple Podcast, Google Podcast vẫn nằm trên công cụ tìm kiếm chỉ cần đúng từ khóa thì bạn sẽ nằm Top tìm kiếm dễ dàng hơn.

Để bắt đầu với Podcast khá đơn giản bạn chỉ cần ghi âm sau đó chỉnh sửa và sử dụng kênh phân phối Anchor FM là xong. Không cần đầu tư nhiều chi phí ban đầu mà bạn đã có một lượng truy cập cao thì ngại gì mà không phát triển chúng đúng không?

11. Customer Reviews

Thu thập càng nhiều đánh giá khách hàng tốt ,công việc SEO Offpage cũng sẽ dễ dàng hơn. Khi bạn càng có nhiều đánh giá tích cực và chân thực từ khách hàng thì bạn càng có uy tín cao trong mắt của Google nhưng đừng quên cẩn trọng với các đánh giá xấu.

Đánh giá trên Google hay trên Facebook được xem là lựa chọn phổ biến hiện tại. Có 3 cách bạn có thể sử dụng để lấy được đánh giá tốt từ khách hàng là:

+ Chân thành hỏi khách hàng đánh giá: Nếu sản phẩm bạn tuyệt vời

+ Trò chơi hoặc cuộc thi: Tặng quà nếu ai có đánh giá hay nhất.

+ Chiết khấu: Khách hàng sẽ được khuyến mãi thêm nếu đánh giá

12. Influencer Marketing

Đây là một chiến thuật SEO Offpage dựa vào những người có sức ảnh hưởng/ nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó để giới thiệu website/sản phẩm/thương hiệu của bạn đến khách hàng tiềm năng.

Hiện nay hầu hết các nền tảng đều có Influencer, lượng người theo dõi của họ khá lớn nên bạn sẽ tăng được độ nhận diện lên rất là nhanh cũng như tiếp cận thêm đối tượng mới, đương nhiên là với khoản chi phí tương xứng.

SEO Offpage thực chất là làm gì? Muốn lên được Top tìm kiếm không phải là một việc dễ dàng. 12 checklist yếu tố SEO OffpageMiko Tech vừa liệt kê chính là chìa khoá quan trọng giúp bạn thực hiện SEO Offpage hiệu quả. Dù có nhiều sự khác biệt với nhau, tuy nhiên một chiến lược SEO hiệu quả cần có sự kết hợp ăn ý ở cả hai hình thức SEO Offpage và SEO Onpage.



source https://mikotech.vn/seo-offpage-la-lam-nhung-gi/

SEO Onpage là gì? 25 Checklist tối ưu SEO Onpage cho Website bạn

Google đang liên tục thay đổi các thuật toán để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Google đã tập trung vào chất lượng Content và SEO Onpage hơn trước, vì thế để bài viết của bạn đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, SEO Onpage là một chìa khoá vàng mà bạn cần nắm bắt. Vậy SEO Onpage là gì? Lưu ngay XX checklist tối ưu SEO Onpage cho website của bạn ngay tại bài viết này. Cùng Miko Tech tìm hiểu ngay nhé.

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa cấu trúc, nội dung bên trong website hay trên từng trang con và bất kỳ thứ gì nằm trên trang web được lặp đi nhiều lần mỗi khi đăng một bài viết mới.

SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là gì?

Mục tiêu cuối cùng của Onpage SEO là giúp cho quá trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa và ngữ cảnh trên trang Web của bạn. Từ đó, nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm để thu hút nhiều traffic và tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không phải trả phí.

Các yếu tố xếp hạng SEO Onpage tập trung vào: URL, thẻ tiêu đề, thẻ meta, từ khoá, nội dung, tốc độ tải trang, sitemap,…

SEO Onpage và SEO Offpage khác nhau thế nào? Nên dùng phương pháp nào?

Những điểm khác biệt cơ bản giữa SEO Onpage và SEO Offpage:

  • Nếu như SEO Offpage tập trung xây dựng liên kết, thì SEO Onpage tập trung vào 2 yếu tố chính đó là: Content và kỹ thuật SEO.
  • SEO Onpage sẽ giúp Google hiểu các tín hiệu khác nhau thông qua cấu trúc của một trang và tối ưu hóa nội dung hướng về người dùng, khiến cho họ hài lòng. Còn SEO Offpage có thể mang lại lưu lượng truy cập cho trang Web của bạn
  • SEO Offpage tốn thời thời gian mới thấy được kết quả. SEO Onpage thì ngược lại, đây là cách dễ nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng khi bạn có thể kiểm soát 100% kết quả của mình.
SEO Onpage và SEO Offpage
SEO Onpage và SEO Offpage

SEO Onpage luôn quan trọng và đi trước SEO Offpage. Nên bước đầu tiên là bạn cần tối ưu Onpage, sau đó là tiến hành SEO Offpage.

Cả hai phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì thế, một chiến thuật SEO hoàn hảo nhất là chiến thuật có sự kết hợp thành thạo cả hai phương pháp SEO Offpage và SEO Onpage.

Tại sao cần tối ưu SEO Onpage cho bài viết?

Google đánh giá xếp hạng không chỉ dựa vào content, muốn lên Top tìm kiếm bạn cần phải tối ưu SEO Onpage và kết hợp các kỹ thuật Offpage khác.

  • Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang web cũng như xác định nội dung bài viết có liên quan đến truy vấn của người tìm kiếm hay không
  • Giúp xếp hạng tìm kiếm cao hơn từ đó tăng lưu lượng truy cập vào website
  • Có thể kiểm soát
  • Có kết quả nhanh chóng
  • Thực hiện SEO Onpage thành công giúp tiết kiệm một khoản chi phí tiếp cận tiềm năng
  • Nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thời điểm nào thích hợp SEO Onpage?

Không chỉ dân SEO, bạn có thể là một Blogger, Affiliate, hay đang startup một sản phẩm hay dịch vụ nào đó,… miễn là có mong muốn cải thiện thứ hạng website đều cần nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện SEO Onpage hiệu quả.

SEO Onpage là yếu tố rất quan trọng vì thế bạn nên có sự ưu tiên khi thực hiện công việc này:

  • Thiết lập các yếu tố SEO Onpage ngay từ thời điểm vừa mới xây dựng trang web. Các yếu tố thiết lập có thể là: cấu trúc website, Https, sitemap,…
  • Những công việc cần thực hiện thường xuyên: viết mới content SEO, audit content, tối ưu tốc độ tải trang,…
  • Thực hiện các công việc SEO Onpage ngay cả khi bạn đang ở Top đầu tìm kiếm trên Google để có thể duy trì thứ hạng lâu dài.

25 checklist tối ưu SEO Onpage cho Website của bạn

Tối ưu SEO Onpage rất quan trọng, vì thế đừng bỏ qua 25 checklist tối ưu SEO Onpage cho website của bạn dễ dàng lên Top tìm kiếm này nha.

Checklist tối ưu SEO Onpage
Checklist tối ưu SEO Onpage

1. Tối ưu Title

Title là một thẻ HTML, là dòng đầu tiên được hiện lên trong kết quả tìm kiếm của Google. Việc tối ưu title giúp cho việc crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác và là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên đến người đọc.

Trước đây, thủ thuật thêm từ khóa vào title được nhiều người sử dụng để có thêm cơ hội tăng xếp hạng. Tuy nhiên sau những lần cập nhật gần đây, thủ thuật này đã không còn hiệu quả.

Tối ưu Meta Title hiệu quả
Tối ưu Meta Title hiệu quả

Một số lời khuyên khi viết Title

  • Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc l.
  • Title nên chứa những từ khóa có lượng search cao thứ hai (lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL).
  • Không để title và URL giống nhau hoàn toàn.
  • Từ khóa SEO ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và xếp hạng.
  • Title nên chứa từ khóa vừa đủ, quan trọng là cần mạch lạc, tự nhiên, không gượng ép, nhồi nhét từ khóa.
  • Ưu tiên từ khóa xuất hiện ở ngay đầu Title.
  • Title không nên quá dài, không nên quá 60 ký tự (khoảng 512 pixel)
  • Nổi bật, tóm gọn nội dung trong bài post, page hay website
  • Duy nhất, không trùng lặp với trang khác
  • Viết cho người dùng, cung cấp nội dung có giá trị
  • Tận dụng thương hiệu trong tiêu đề

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các Headlines dưới dạng: Hướng dẫn cách làm, cảnh báo, phản hồi khách hàng, giải đáp,…

2. Tối ưu Heading

Đối với thẻ Heading 1 trong tối ưu SEO Onpage:

  • Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3. (sau URL và thẻ Title).
  • Heading 1 cần bao hàm nội dung bài viết (đôi khi có thể lấy H1 trùng Title).
  • Một bài viết chỉ có 1 thẻ H1.
  • H1 nên chứa từ khóa LSI khác với URL. (Từ khóa LSI là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề).

Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “mạng xã hội”, thì từ khóa LSI có thể là “Facebook”, “Zalo” chẳng hạn.

Tối ưu Heading
Tối ưu Heading

Về thẻ H2 và H3 trong SEO Onpage

  • Ngắn gọn, là mô tả, thể hiện nội dung của đoạn văn dưới.
  • Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa.
  • Tránh nhồi nhét từ khóa, chú trọng vào nội dung.

3. Tối ưu URL

URL càng ngắn khả năng website được tăng thứ hạng càng cao. Để URL chuẩn SEO Onpage cần 2 yếu tố:

  • URL liên quan bài viết và có chứa từ khóa chính có lượng search cao nhất
  • Ngắn gọn và đủ ý (thông thường URL trung bình có từ 55-60 word).
  • Không chứa số và các ký tự đặc biệt

4. Tối ưu Meta Description

Một trong những yếu tố quan trọng cần phải tối ưu seo onpage khi thực hiện SEO cho một trang web là Meta Description.

Meta Description là đoạn mô tả ngắn (dưới 160 ký tự) hiển thị trong kết quả tìm kiếm, cho phép người dùng biết sơ nội dung trang web của bạn là gì trước khi nhấp vào.

Tối ưu Meta Description
Tối ưu Meta Description

 9 cách tạo nên một Meta Description chất lượng

  • Đảm bảo từ khóa quan trọng nhất hiển thị trong phần mô tả
  • Độ dài hợp lý không dài quá 155 ký tự
  • Không trùng lặp meta description: Nếu trùng lặp quá nhiều, rất có thể Google sẽ phạt website của bạn
  • Viết sao cho dễ hiểu, ngắn gọn, không spam từ khoá, viết cho người dùng đọc.
  • Áp dụng Call to action giúp định hướng hành động trong nội dung
  • Nội dung mô tả chính xác, liên quan đến nội dung bài viết trong trang
  • Kiểm tra hiển thị thẻ Description trên nhiều giao diện khác nhau như mobile hay desktop
  • Sử dụng từ ngữ hấp dẫn, từ ngữ mạnh, theo trend hay kích thích sự tò mò
  • Viết mô tả gắn với thương hiệu, thêm vào Brand, sử dụng thẻ mô tả như công cụ quảng cáo cho trang web

5. Tối ưu thẻ ALT

Bot Google nhận biết rất nhanh về nội dung chữ nhưng với nội dung ảnh thì rất hạn chế. Bởi vậy, việc chèn từ khóa vào nội dung của Alt sẽ làm tăng sự liên quan nội dung trang web với từ khóa.

Tối ưu thẻ ALT
Tối ưu thẻ ALT

Cách tối ưu được thẻ Atl đơn giản:

  • Đặt tên mô tả ảnh cần không dấu và có dấu “–” giữa các từ
  • Tối ưu mô tả cho hình ảnh

6. Tối ưu nội dung

Nội dung và yếu tố quan trọng nhất vì vậy cần sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để thể hiện. Nội dung viết cho người dùng đọc vì thế hãy đặt mình vào vị trí của họ để đáp ứng đúng Search intent của họ thông qua các thông tin hữu ích.

Độ dài của bài viết là một trong những cách nhanh và dễ nhất của Google để đánh giá sơ bộ xem bài viết của bạn có chuyên sâu và hướng tới người dùng hay không. Vì thế hãy đảm bảo:

  • Bài viết chuẩn SEO phải tối thiểu 1300 chữ với những trang SEO chính.
  • Ưu tiên tính tự nhiên và có thể chèn nhiều semantic keywords vào.
  • Với các trang danh mục, để tối ưu về UX/UI có thể dùng JavaScript (cũng nên viết 500 từ)

7. Trình soạn thảo văn bản

Bạn làm việc với khung soạn thảo của các bài viết, page, sản phẩm,… mỗi ngày trên website. Chứng tỏ, chức năng quản trị nội dung của website trong quá trình làm SEO có tầm quan trọng rất lớn.

Trình soạn thảo văn bản soạn thảo
Trình soạn thảo văn bản soạn thảo

Những chức năng quan trọng nhất cần có trong trình soạn thảo văn bản:

  • Đặt các thẻ heading H1 H2 H3 H4…
  • Điều chỉnh font chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền chữ…
  • Nút in đậm, in nghiêng, gạch chân
  • Căn lề trái, giữa, phải, justify cho đoạn văn bản
  • Tạo danh sách <ul> <ol>
  • Điều khiển chèn link, anchor text
  • Thêm ảnh, video vào bài viết
  • Tạo các bảng

8. Tối ưu Internal Link

Internal Link giúp Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn, tạo sự liên kết tốt với các bài viết liên quan và cung cấp trải nghiệm với các thông đầy đủ nhất đến người dùng.

Vì các công cụ tìm kiếm như Google có thể nhận biết được mối liên hệ giữa nội dung bài viết và các liên kết, nên liên kết nội bộ trên web còn thực hiện nhiệm vụ định hướng cho khách thăm website cũng như cho cả các máy tìm kiếm.

9. Tối ưu TOC (Table of content)

Thiết kế TOC hay còn gọi là mục lục, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về nội dung của bài viết.

Tối ưu mục lục
Tối ưu mục lục
  • Tối ưu TOC tăng trải nghiệm người dùng

Khi nhấp vào một bài viết, người dùng có xu hướng đọc tiêu đề trong mục lục đầu tiên để có thể tìm nhanh thông tin mình mong muốn. TOC đóng vai trò điều hướng, giúp người đọc đi đến phần mình đang tìm kiếm.

  • Thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google rất thích TOC

10. Tối ưu hình ảnh

Tối ưu hình ảnh giúp bài viết thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, đồng thời Google sẽ đánh giá cao Website của bạn và từ đó mà xếp hạng trang cao hơn.

Các cách tối ưu hình ảnh hiệu quả

  • Đổi tên hình ảnh và resize hình về kích thước chuẩn (600 hoặc 900)
  • Tải và sử công cụ Geosetter để tối ưu hình ảnh ( bạn có thể tham khảo bài viết SEO Google Map để biết cách sử dụng công cụ gắn Geotag ngày nhé!)
  • Thông tin NAP vào phần comment và từ khóa SEO trong thẻ Tag
  • Đầy đủ thông tin Author

Một số tiêu chí Image Entity khi triển khai cho hình ảnh

  • Hình ảnh phải liên quan sát đến bài viết
  • Hình ảnh thể hiện tính expert trong ngành
  • Hình chứng chỉ, chứng nhận, bằng cấp, giấy phép

11. Thẻ ngôn ngữ Hreflang

Hreflang đóng vai trò quan trọng khi tối ưu SEO onpage mà đa số các bạn làm SEO không để ý hoặc quên nó đi.

Thẻ ngôn ngữ Hreflang giúp Google biết được Website bạn thể hiện phục vụ người dùng ngôn ngữ nào. Từ đó có những xếp hạng cao hơn ở những quốc gia khớp với ngôn ngữ mà bạn khai báo.

Bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên website hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như SEOquake,…

12. Tối ưu Robots.txt

Tệp Robots.txt (Robots Exclusion Protocol) các bọ tìm kiếm của công cụ tìm kiếm biết rằng nó sẽ được phép quét qua các thành phần nào trên website.

Tối ưu Robots.txt
Tối ưu Robots.txt

Tệp này chủ yếu dùng để ngăn trình thu thập dữ liệu gửi quá nhiều yêu cầu cho trang web của bạn

Các tham số cần quan tâm trong tệp Robots.txt

  • User-agent: Khai báo loại bot của công cụ tìm kiếm nào có thể truy cập, ví dụ: Googlebot
  • Disallow: là khu vực bạn không muốn trình thu thập dữ liệu truy cập, lập chỉ mục

13. Tối ưu Readability

Readability là khả năng độc giả có thể thu thập thông tin trên bài viết của bạn. Khi tối ưu Readability, bạn sẽ giúp người dùng dễ dàng thu thập thông tin hơn và ở lại đọc bài viết lâu hơn.

Điều này vô cùng quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng tới 4 yếu tố:

  • Bounce Rate (tỷ lệ thoát)
  • Dwell on time (thời gian đọc bài viết)
  • Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi)
  • Featured Snippets. Vâng! Một trong những yếu tố quan trọng nhất và ít người biết đó là khi bạn tối ưu Readability đúng cách, bạn đã tăng cơ hội của mình lên vị trí top 0 (đoạn trích nổi bật) hơn rất rất rất nhiều.

14. Tối ưu External link

External link là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn. Tức là một liên kết từ trang website của bạn trỏ đến một trang website khác hoặc một tài nguyên khác trên internet.

External link sẽ giúp cho Google tìm ra chủ đề trang Web của bạn. Ngoài ra, nó sẽ thấy rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng.

Tối ưu External link
Tối ưu External link

Phương pháp tối ưu External link vào nội dung hiệu quả

  • Chỉ liên kết khi nó cung cấp giá trị cho người đọc.
  • Chỉ liên kết đến trang Web liên quan có nội dung độc đáo và là trang Web mà bạn tin tưởng.
  • Đối với các Website mà bạn không hoàn toàn tin tưởng, hãy sử dụng thẻ Nofollow cho các liên kết.
  • Được thực hiện trong chừng mực
  • Một cách tự nhiên và có liên quan

15. Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ trang web là lượng thời gian cần thiết để tải trang web đó.

Bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang hiệu quả bằng nhiều cách:

  • Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết
  • Tối ưu hóa và giảm kích thước hình ảnh của bạn

Xem thêm: 20 cách tối ưu tốc độ tải website

16. Đảm bảo Mobile Friendly

Khi càng nhiều người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm các thông tin thì Google cũng thay đổi thuật toán tìm kiếm để tìm ra các website phù hợp với thói quen này hơn.

Đảm bảo Mobile Friendly
Đảm bảo Mobile Friendly

Mỗi khi Google trả kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ phải thêm một tiêu chí đánh giá nữa là website có phù hợp với việc hiển thị nội dung trên thiết bị di động hay không.

Gợi ý tối ưu Mobile Friendly với thiết bị di động

  • Tránh sử dụng Flash
  • Văn bản dễ đọc trên thiết bị di động
  • Bố cục phải được điều chỉnh tương ứng và phù hợp với giao diện của website
  • Website tự động điều chỉnh nhận diện khi sử dụng trên thiết bị di động
  • Tích hợp sẵn các số điện thoại

17. Broken link

Broken link là liên kết gãy ( link death, link chết, link breaking, ..) Là một trạng thái liên kết link từ một trang web đến một trang web khác, máy chủ hoặc tài nguyên online khác nào đó đã không còn tồn tại trên internet.

Một số cách xử lý broken link mà bạn có thể áp dụng:

  • Tạo một landing page mới cho đường link gãy đó
  • Redirect về trang đích khác ( trang chủ)
  • Tạo trang 404 chung cho những link bị mất
  • Xóa link khỏi công cụ tìm kiếm (hiếm khi sử dụng)

18. Mật độ từ khoá

Mật độ từ khóa (keyword density) là tỷ lệ phần trăm số lần từ khóa hoặc cụm từ xuất hiện trên một trang web so với tổng số từ trên trang.

Trong SEO, mật độ từ khóa có thể được sử dụng để xác định xem một trang web có liên quan đến một từ khóa hoặc cụm từ khóa được chỉ định hay không.

 Một số lưu ý khi tối ưu mật độ từ khóa

  • Mật độ từ khóa: dưới 3%
  • Vị trí quan trọng cần xuất hiện từ khóa: Trong các permalink. thẻ tiêu đề, H2, H3, đoạn sapo, đoạn kết thúc, thẻ ALT, meta description.
  • Thay vì spam từ khóa chính, bạn có thể đa dạng các từ khóa phụ và từ khóa ngữ nghĩa (từ khóa LSI)
  • Bôi đậm, in nghiêng phù hợp các từ khóa để nhấn mạnh

19. Tối ưu video

Video sẽ tiếp tục là xu hướng marketing online trong những năm tới. Video giúp giữ chân người dùng vì nó có thể truyền tải nội dung trực quan giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng một cách sinh động, dễ hiểu và đặc biệt chúng rất dễ viral.

Tối ưu video hiệu quả
Tối ưu video hiệu quả

Cách tận dụng video hiệu quả

  • Tải website lên chính trang chủ của bạn: Video này nên là của chính doanh nghiệp tạo ra để nói về doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Đa dạng các loại hình video: Video hỏi đáp, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay giới thiệu sản phẩm mới,…
  • Thêm các video uy tín, liên quan đến sản phẩm, dịch vụ: Có thể tìm kiếm các video minh hoạ từ các nguồn uy tín.

20. Tối ưu Breadcrumb 

Breadcrumb cho biết người dùng đang ở trang nào và có thể di chuyển đến các trang nào trong website đó, đồng thời Googlebot sẽ dễ dàng nhận diện chuyên mục và trang web đó đang nói về chủ đề gì.

Breadcrumb tốt cho SEO vì đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng ở cùng 1 chủ đề. Họ dễ dàng xem được mình đang đọc thông tin phần nào, có thể chọn về danh mục cha hoặc trang chủ chỉ bằng một nhấp chuột.

Các loại Breadcrumb có thể áp dụng để tối ưu hiệu quả SEO Onpage

  • Location Breadcrumbs: Đây là loại Breadcrumb phổ biến nhất hiện nay, giúp hiển thị cho người dùng biết vị trí hiện tại của họ trên web và thường áp dụng cho các trang web có nội dung phát triển theo các chủ đề.
  • Attribute breadcrumbs: Breadcrumbs theo thuộc tính. Được sử dụng nhiều bởi các website thương mại điện tử.
  • Path Breadcrumbs: Giúp hiển thị cho người dùng lịch sử đường dẫn mà người dùng đã đi qua.

21. Kênh Social

Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến bạn sẽ lỡ mất một lượng tương tác khủng nếu bỏ qua các kênh Social như: Facebook, Instagram,…

Tối ưu liên kết mạng xã hội
Tối ưu liên kết mạng xã hội

Ngoài ra việc tương tác Social của người dùng khi trải nghiệm đọc nội dung trên website cũng rất quan trọng. Đôi nay họ cảm thấy nội dung hay và muốn chia sẻ nó lên mạng xã hội, hãy tạo cho họ công cụ để làm điều đó dễ dàng và đơn giản nhất.

Những sai lầm thường gặp cần tránh khi tối ưu:

  • Nút quá to, làm giao diện bài viết chung bị ảnh hưởng thẩm mỹ
  • Nút chia sẻ bám dính trên giao diện mobile làm che mất nội dung bài viết
  • Màu sắc của nút thiếu nổi bật khiến người dùng khó nhận biết

22. Tối ưu Favicon

Favicon là biểu tượng của Website, là một hình icon được hiển thị phía góc trên cùng của tab trình duyệt, khi người sử dụng muốn truy cập vào website của bạn, họ sẽ thấy biểu tượng này như một logo đại diện cho website.

Favicon giúp xây dựng và tăng nhận diện thương hiệu, đồng thời giúp Googlebot xếp hạng và phân biệt với các đối thủ khác.

Tiêu chuẩn Favicon cần nắm khi tối ưu onpage:

  • Đại diện trực quan cho thương hiệu trang web của bạn, người dùng nhanh chóng xác định trang web của bạn khi họ quét qua kết quả tìm kiếm.
  • Hình đại diện của bạn phải là bội số của hình vuông 48px, ví dụ: 48 x 48px, 96 x 96px, 144 x 144px,… Bất kỳ định dạng favicon hợp lệ đều được hỗ trợ.
  • Google sẽ chỉnh lại hình ảnh của bạn thành 16x16px để sử dụng trong kết quả tìm kiếm, vì vậy hãy đảm bảo rằng nó trông đẹp ở độ phân giải đó nhưng không cung cấp favicon 16x16px.
  • URL favicon phải ổn định (không thay đổi URL thường xuyên).
  • Google sẽ không hiển thị bất kỳ favicon nào mà họ cho là không phù hợp như: khiêu dâm hoặc biểu tượng ghét,… Nếu phát hiện, Google sẽ thay thế nó bằng một biểu tượng mặc định.

23. Comment

Để người dùng có trải nghiệm tốt nhất, hãy để họ để lại những ý kiến, thắc mắc và giải đáp chúng.

Các bình luận sẽ giúp tăng tương tác giữa người dùng và website đồng thời sẽ giữ chân khách hàng sau khi đọc xong nội dung. Và đây cũng là nơi bạn có thể bổ sung thêm mật độ từ khóa chính, phụ, từ khóa ngữ nghĩa một cách khéo léo.

  • Website nên có comment mặc định của mã nguồn vì nếu sử dụng tính năng bình luận của Facebook thì bot Google không thể đọc hết toàn bộ comment.
  • Bạn nên chủ động tạo điều kiện để người dùng đưa ra bình luận

24. Redirect 301 và 302

1. Chuyển hướng 301

Chuyển hướng 301 là thông báo đến các công cụ tìm kiếm rằng một trang hay trang web của bạn đã được chuyển hướng vĩnh viễn đến trang hay trang web khác.

Tối ưu Redirect 301
Tối ưu Redirect 301
Thời điểm bạn nên sử dụng chuyển hướng 301:
  • Chuyển hướng các phiên bản của một website về phiên bản được yêu thích
  • Khi bạn hợp nhất 2 trang web với nhau
  • Khi bạn muốn thay đổi địa chỉ URL cũ của một trang thành một URL mới

2. Chuyển hướng 302

Chuyển hướng 302 cho phép các công cụ hiểu rằng một trang hay một trang web đang được di chuyển tạm thời.

Sử dụng loại chuyển hướng 302 này vào các thời điểm sau:
  • Khi bạn thiết kế hoặc cập nhật lại  website
  • Khi bạn muốn kiểm tra một trang mới để lấy ý kiến của người dùng mà không làm mất thứ hạng của trang

25. Semantic Keyword

Có hai loại đánh dấu trang web, bạn có thể sử dụng để cấu trúc dữ liệu để giúp các công tìm kiếm dễ hiểu hơn:

  • Semantic: Giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc của trang Web tốt hơn (Ví dụ: Thẻ tiêu đề, tiêu đề,…).
  • Schema: Giúp công cụ tìm kiếm hiểu tốt hơn ngữ cảnh của bài viết (Ví dụ: Sự khác biệt giữa phim “Avatar” so với hình đại diện trong một ứng dụng).

Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ đánh dấu JSON-LD, Microdata, RDFa để giúp cấu trúc của bạn tốt hơn cho Google. Từ đó, giúp việc tối ưu Onpage SEO thêm hiệu quả hơn.

7 công cụ check SEO Onpage hiệu quả

Để tối ưu SEO Onpage cho website một cách hiệu quả đừng bỏ qua các công cụ để tiến hành kiểm tra Onpage sau đây

1. Seoquake

Seoquake là một công cụ miễn phí giúp hỗ trợ kiểm tra đưa ra các chẩn đoán về onpage website đã thoả mãn yêu cầu của công cụ tìm kiếm hay chưa.

Công cụ tối ưu SEO Onpage - Seoquake
Công cụ tối ưu SEO Onpage – Seoquake

Nó giúp đánh giá PageRank, số lượng Index site của bạn với Google, Age Domain, phân tích Backlink, External Link, Internal Link, mật độ từ khoá, hình ảnh,…

2. Screaming Frog

Screaming Frog là một ứng dụng có thể cài đặt trên máy tính chạy hệ điều hành Windows, Linux, MAC OS. Công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra cấu trúc URL, Title, Meta description trên các trang website, Heading của 1 trang, kiểm tra External Link

3. On Page SEO Checker của Semrush

Onpage SEO Checker của Semrushcông cụ chuyên dùng để kiểm tra Onpage rất chuẩn, được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay.

Công cụ On page SEO Checker của Semrush
Công cụ On page SEO Checker của Semrush

Công cụ giúp bạn xác định được những điểm yếu của website, hỗ trợ phân tích, so sánh website của bạn với top 10 đối thủ cạnh tranh.

Từ đó đưa ra những đề xuất và cách thức để bạn có thể cải thiện tối ưu nhất các yếu tố Onpage, thúc đẩy trang web nhanh tăng hạng trên các công cụ tìm kiếm.

4. Website Auditor

Website Auditor giúp bạn tối ưu hóa trên cả hai phương diện on-site (tên miền) và On-page (nội dung).

Đây là phần mềm SEO hỗ trợ người dùng tối ưu hóa website giúp cấu trúc website, kiểm tra từng trang theo nhiều dạng cấu trúc khác nhau và các nhân tố liên quan đến mã hóa HTML, cảnh báo khi có link hỏng, kiểm soát các vấn đề về tiêu đề trang…

5. Surfer SEO

Đây là công cụ hỗ trợ tối ưu về content trên website. Với các tính năng tích hợp, Surfer SEO giúp bạn kiểm tra các tiêu chí ảnh hưởng đến SEO như: thẻ meta, tiêu đề, hình ảnh, tốc độ tải trang,…

Suffer SEO - Hỗ trợ tối ưu hóa SEO Onpage
Suffer SEO – Hỗ trợ tối ưu hóa SEO Onpage

Thông qua đó, bạn có thể lên kế hoạch audit và chuẩn hóa lại các vấn đề. Bởi tính năng vượt trội của mình, công cụ này đòi hỏi trả phí từ 49,2$ đến 165,8$ trên tháng nếu muốn sử dụng.

Surfer SEO cũng có cung cấp phiên bản dùng thử trong 7 ngày nhưng bạn phải trả thêm phí 1$ thì mới sử dụng được.

6. Yoast SEO

Yoast SEO là công cụ phổ biến hàng đầu Việt Nam. Công cụ này được tích hợp sẵn trên WordPress, cho dù bạn là dân chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ tạo một blog cá nhân thì Yoast SEO vẫn sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả.

Công cụ đắc lực này là hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn cung cấp bản Premium nếu bạn muốn sử dụng thêm các chức năng nâng cao.

Phiên bản miễn phí sẽ có các tính năng cơ và đầy đủ để tối ưu công việc SEO cho website như: Tối ưu hóa từ khóa, từ liên quan, đồng nghĩa, kiểm tra thông tin của sitemap, file robots.txt, .htaccess, liên kết cố định, quản lý Sitemap,…

7. Schema Pro

Schema Pro là một trong những plugin tạo schema tự động trên nền tảng WordPress. Nó giúp tự động Schema với các thiết đặt dễ dàng cho từng bài post/page.

8. MozBar

Công cụ Mozbar
Công cụ Mozbar

MozBar là một trong những công cụ hỗ trợ SEO lớn nhất hiện nay của Moz. Công cụ này đưa ra những nhận định khá chính xác và khá giống so với Pagerank của Google, với sai số không đáng kể.

9. Rank Math

Rank Math là một plugin tối ưu hóa công cụ tìm kiếm dành cho WordPress giúp mọi người dễ dàng tối ưu hóa nội dung với các đề xuất tích hợp dựa trên các phương pháp hay nhất và được chấp nhận rộng rãi.

Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh các cài đặt SEO quan trọng, kiểm soát trang nào có thể lập chỉ mục và cách bạn muốn trang web của mình xuất hiện trong tìm kiếm với dữ liệu có cấu trúc.

Để website đạt thứ hạng cao, SEO Onpage là yếu tố không thể thiếu. Tất cả kiến thức về SEO Onpage là gì25 checklist tối ưu SEO Onpage hiệu quả mà Miko Tech vừa chia sẻ chính là vũ khí giúp bài viết của bạn leo Top tìm kiếm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hãy nắm bắt những thời điểm thích hợp và đừng quên tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ để tối ưu SEO Onpage một cách hiệu quả nhé.



source https://mikotech.vn/seo-onpage-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...