Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

Mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing hiệu quả

Mô hình SSS là “cầu nối” giúp doanh nghiệp dẫn dắt khách hàng đến với một câu chuyện truyền cảm hứng để chạm đến cảm xúc ẩn sâu bên trong, kích thích họ mua hàng. Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing hiệu quả nhé!

Bên cạnh đó, Miko Tech cũng giúp bạn hiểu thêm về khái niệm SSS, cách dùng, kịch bản SSS của Russell Brunson và ví dụ kinh điển được thực hiện theo công thức SSS.

Mô hình SSS là gì?

Mô hình SSS (3S) được viết tắt từ chữ cái đầu của 3 từ Star, Story, Solution.

  • Star: Ngôi sao – nhân vật chính
  • Story: Câu chuyện
  • Solution: Giải pháp
Mô hình SSS
Mô hình SSS

Mô hình SSS cung cấp cho người viết nội dung một khung hình dễ hiểu, dễ áp dụng để truyền tải những câu chuyện gần gũi nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đến với khách hàng.

“Star, Story, Solution” cũng xuất hiện trong quyển sách “Bí mật Dotcom: Bản đồ ngầm giúp công ty của bạn tăng trưởng online” (Dotcom Secrets: The Underground Playbook for Growing Your Company Online with Sales Funnels) của Russell Brunson (2015).

Tuy chỉ nằm ở một phần nhỏ trong chương IV: Phễu và Kịch bản (Funnels and Scripts) nhưng đây là mô hình hết sức thú vị để tìm hiểu.

Cách dùng mô hình SSS để viết content hiệu quả

Hãy cùng tìm hiểu 3 yếu tố cấu thành mô hình SSS ngay dưới đây nhé!

Star (ngôi sao – nhân vật chính)

Ngôi sao (Star) chính là nhân vật chính, đối tượng trọng tâm mà bạn sẽ nhắc đến trong bài viết. Nhân vật chính ở đây có thể là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực mà có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Star (Ngôi sao) chính là nhân vật chính.
Star (Ngôi sao) chính là nhân vật chính.

Mặc khác, nhân vật chính cũng có thể là giám đốc, nhà sáng lập thương hiệu sẽ có khả năng truyền cảm hứng đến độc giả. Thậm chí nhân vật cũng có thể là khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của bạn sẽ tạo ra được sự gần gũi, từ đó dễ đồng cảm hơn.

Tuy nhiên, bạn cần tránh việc khiến cho đối tượng chính của bài viết bị mơ hồ, lan man. Điều này sẽ khiến cho người đọc thất vọng và bài viết khó được chú ý hơn.

Story (câu chuyện)

Để ngôi sao bên trên thực sự tỏa sáng và phát huy hiệu quả thì việc xây dựng câu chuyện xung quanh ngôi sao đó phải thật ấn tượng. Câu chuyện có thể vui vẻ, thành công, “lâm li bi đát”,… nhằm tạo được sự chân thực, ấn tượng và gây chú ý.

Story là giai đoạn xây dựng câu chuyện xoay quanh nhân vật chính.
Story là giai đoạn xây dựng câu chuyện xoay quanh nhân vật chính.

Cụ thể như nếu nhân vật chính là CEO hay nhà sáng lập thì bạn có thể kể lại quá trình lập nghiệp khó khăn của họ, những khó khăn vất vả mà họ đã trải qua để thành công. Từ đây, khách hàng sẽ dễ dàng hiểu được câu chuyện và giá trị cốt lõi mà bạn muốn truyền tải.

Ngoài ra, nếu nhân vật chính là một sản phẩm thì bạn có thể miêu tả quá trình mà sản phẩm được tạo thành từ những nguyên liệu thô sơ cho đến thành phẩm hoàn chỉnh đến tay khách hàng.

Solution (giải pháp)

Solution (giải pháp) là yếu tố mấu chốt thể hiện được giải pháp và hành động gì mà Star (ngôi sao) đã làm để thoát ra khỏi tình huống hoặc câu chuyện bên trên để mà đạt được thành công và hạnh phúc hiện tại.

Solution là giải pháp mà nhân vật chính đã thực hiện để thoát khỏi vấn đề.
Solution là giải pháp mà nhân vật chính đã thực hiện để thoát khỏi vấn đề.

Khi đến được đây tức là người đọc hay khán giả đã hoàn toàn bị cuốn theo mạch câu chuyện mà bạn đã kể. Vì vậy, những giải pháp và hành động của Star(ngôi sao) phải thực sự ấn tượng và truyền cảm hứng.

Hãy áp dụng CTA( call to action – kêu gọi hành động) nhưng đừng đưa ra những câu nói mang tính ép buộc hoặc hối thúc người đọc mua hàng.

Kịch bản SSS (Star, Story, Solution) của Russell Brunson

Russell Brunsontác giả của quyển sách Bí mật Dotcom: Bản đồ ngầm giúp công ty của bạn tăng trưởng online. Ông cũng là doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực Marketing với kỹ thuật phễu bán hàng nổi tiếng.

Đây là quyển sách được Dan Kennedymột bậc thầy viết quảng cáo viết lời tựa.

Sách bí mật dotcom
Sách bí mật dotcom

Star, Story, Solution script (kịch bản Ngôi sao, Câu chuyện, Giải pháp) là một phần nhỏ trong chương IV của quyển sách.

Russell chia sẽ ông đã mất gần như 10 năm để nhận ra khung sườn cho kịch bản này dù ông không phải là người sáng tạo ra khái niệm “ngôi sao, câu chuyện, giải pháp”.

Ông đã tạo ra một khung sườn mà công ty của ông cũng như khách hàng của mình dùng đi dùng lại. Hãy cùng tìm hiểu khung sườn này ngay dưới đây:

Tham khảo sách DotCom Secrets: The Underground Playbook for Growing Your Company: https://ift.tt/2pUO4dS

Phần 1: STAR (Ngôi sao)

Phần 1: STAR
Phần 1: STAR từ sách “Bí mật dotcom”

1. Pattern Interrupt (Phá bỏ lối suy nghĩ cũ)

Bạn cần tạo ra cái gì đó mà khách hàng tiềm năng nhìn vào sẽ thu hút sự chú ý của họ, kéo họ ra khỏi môi trường hiện tại, hoạt động họ đang làm khiến họ chú ý đến bài bán hàng của bạn. Nhưng điều này không phải là điều dễ dàng.

2. Core-desire Questions (Những câu hỏi khao khát thầm kín)

Thông qua một chuỗi câu hỏi, bạn sẽ khiến khách hàng tiềm năng phải nghĩ đến những điều họ mong muốn nhất. Những câu hỏi này sẽ hướng tâm trí của họ đến chủ đề mà bạn muốn thảo luận. Kết quả là họ sẽ mong muốn đạt được điều ước muốn của mình.

3. Agitate Past Failures (Gợi lại những thất bại đã qua)

Nếu khách hàng tiềm năng tìm đến thư bán hàng, bài viết của bạn, có lẽ đây không phải là lần đầu tiên mà họ đi tìm giải pháp cho vấn đề của họ. Nếu họ đã có được kết quả như mong muốn của họ thì có lẽ họ đã không phải đi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm rồi đúng không?

Vậy là bạn đã biết được họ có thể đã từng cố gắng để đạt được kết quả nhưng thất bại. Ở phần này của bức thư bán hàng sẽ kích động sự thất bại đó trong não họ.

4. Big Promise/ The One Thing (Hứa hẹn quan trọng/ một điểm nổi bật)

Tại đây, bạn sẽ phải đưa ra một hứa hẹn quan trọng hoặc một điểm nổi bật mà bạn sẽ tập trung trong suốt phần còn lại của thư bán hàng.

5. Introduce the star (Giới thiệu ngôi sao)

Sau khi đưa ra hứa hẹn quan trọng, bạn cần giới thiệu ngôi sao của câu chuyện. Ngôi sao là nhân vật thu hút. Tác giả thường sử dụng hình tượng “nhân vật bất đắc dĩ” cho nhân vật thu hút của ông.

Nhưng các bạn vẫn hoàn toàn có thể dùng hình tượng như nhà lãnh đạo, nhà thám hiểm,… hay những bản sắc nhân vật nào mà bạn nghĩ ra sẽ mang lại hiệu quả cho sản phẩm của bạn.

Phần 2: STORY (Câu chuyện)

Phần 2: STORY
Phần 2: STORY từ sách “Bí mật dotcom”

6. Tạo sự kịch tính

Mỗi khi kể chuyện, bạn sẽ phải bắt đầu bằng một điểm kịch tính. Một điểm kịch tính sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên thú vị không bị nhàm chán.

7. Câu chuyện nền

Bạn cần bổ sung câu chuyện nền để dẫn đến điểm kịch tính. Nhân vật chính của bạn đã rơi vào điểm kịch tính như thế nào. Đây cũng là tình cảnh mà khách hàng tiềm năng rơi vào.

8. Xác định vấn đề

Đây là lúc tiết lộ vấn đề. Hãy cho khách hàng thấy được tại sao nhân vật chính lại rơi vào bế tắc. Tức là vấn đề của nhân vật chính càng gần với vấn đề của khách hàng tiềm năng càng tốt.

9. Sự thức tỉnh hay tuyên ngôn giải phóng

Một khi nhân vật chính nhận ra vấn đề thì trước đó không lâu họ đã có sự “thức tỉnh” hoặc đã quyết định thay đổi hành vì, suy nghĩ của mình.

10. Con đường tìm ra giải pháp cuối cùng

Dẫn khách hàng đi theo hành trình của nhân vật chính, kể lại những cách mà nhân vật chính đã làm hoặc thử làm trước khi tìm ra giải pháp cuối cùng.

11. Dấu hiệu thành công đầu tiên

Hãy để khách hàng thấy được nhân vật chính bắt đầu thành công. Ngay lúc này họ cũng sẽ cảm thấy được sự thành công và dần có niềm tin rằng họ cũng có thể làm được như vậy.

12. Điều bị che giấu

Thông qua câu chuyện của nhân vật chính, bạn cần cho khách hàng thấy rằng họ đồng cảm với nhân vật chính rằng nhân vật đã không nhận ra những điều gây cho họ khó khăn. Đây là một trong những lý do khiến nhân vật gặp vấn đề.

13. Lời nói dối lớn

Giải thích với khách hàng rằng việc họ chưa thành công hay chưa giải quyết được vấn đề không phải lỗi do họ.

14. Kẻ thù chung

Đây là ai đó hoặc cái gì đó để đổ lỗi là lý do khiến cho nhân vật chính bị giữ lại.

15. Sự phát triển nhanh chóng

Bây giờ sẽ cho thấy nhân vật chính đã tiến bộ nhanh như thế nào khi nhận ra sự thật.

16. Câu chuyện đối chứng

Nhấn mạnh những câu chuyện thành công như câu chuyện của nhân vật chính.

17. Những lợi ích tiềm ẩn

Hãy giải thích về những lợi ích mà bạn không mong đợi nhưng lại nhận được từ sản phẩm.

Phần 3: SOLUTION (Giải pháp)

Phần 3: SOLUTION
Phần 3: SOLUTION từ sách “Bí mật Dotcom”

18. Lời giới thiệu trang trọng

Bạn sẽ giới thiệu sản phẩm của mình.

19. Nỗi đau và giá cả

Kể cho khách hàng/ người đọc về quá trình mà bạn tạo ra sản phẩm.

20. Tiết kiệm công sức

Sản phẩm này tiết kiệm cho bạn bao nhiêu công sức.

21. Tốc độ

Sản phẩm này tiết kiệm cho bạn bao nhiêu thời gian.

22. Lợi ích kiểu “nhờ vậy”

Hãy giải thích tại sao họ cần sản phẩm này bằng cách viết ra 3-4 lợi ích sau từ “nhờ vậy”.

23. Bằng chứng xã hội

Những lời chứng thực từ những người đã dùng sản phẩm. Hãy để khách hàng tiềm năng biết được cảm nhận của những người khác về sản phẩm.

24. Đưa ra đề nghị

Giải thích những gì mà người mua sẽ có được.

25. Xây dựng giá trị

Thêm các tính năng phụ hoặc quà tặng kèm nhưng chúng phải bổ trợ cho điểm nổi bật của nội dung thư bán hàng.

26. Tạo sự khan hiếm (nỗi sợ phút chót)

Cho khách hàng thấy được một lý do chính đáng để mua hàng ngay.

27. Sự tiến bộ trong tương lai

Giúp khách hàng thấy được cuộc sống của họ sau khi có sản phẩm tốt lên như thế nào.

28. Kêu gọi hành động

Cho khách hàng biết họ muốn mua hàng thì cần phải làm gì.

29. Bán kiểu thúc giục

Khiến cho khách hàng cảm thấy họ sẽ bị bỏ lại phía sau nếu họ không hành động nhanh.

Ví dụ kinh điển được thực hiện theo mô hình SSS

Agoda – nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến

https://www.youtube.com/watch?v=GSKsb1u_4kM

Star: Nhân vật chính trong câu chuyện này là Tuấn, một vị khách đang muốn tận hưởng chuyến đi du lịch trong mơ đến Paris của mình.

Story: Câu chuyện của nhân vật Tuấn chính là việc gặp được chân ái đời mình. Tuấn đã ngay lập tức phải lòng người ấy. Tuy nhiên vấn đề ở đây chính là Tuấn đã đặt phòng để đi Paris, còn cô gái kia thì lại đang đi đến Rome.

Solution: Từ đó, mong muốn thay đổi địa điểm của Tuấn được giải quyết bằng việc sử dụng Agoda và dễ dàng hủy phòng đã đặt trước ở Paris để đến Rome đi theo tiếng gọi con tim của mình.

Trên đây, Miko Tech đã mang đến cho bạn đọc thông tin về mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing hiệu quả.

Không những thế, bài viết còn cung cấp thông tin về khái niệm mô hình SSS, cách dùng, kịch bản SSS của Russell Brunson và ví dụ kinh điển được thực hiện theo mô hình SSS.

Hy vọng rằng bài viết hữu ích để giúp bạn đọc có thể áp dụng công thức này trong quá trình viết content của mình nhé!



source https://mikotech.vn/mo-hinh-sss/

Cách viết content thu hút: 15 công thức, 16 bí quyết đột phá

Bạn là người mới bắt đầu viết content? Bạn vẫn đang loay hoay không biết cách viết content thu hút? Hãy để Miko Tech giúp bạn tìm hiểu cách viết content thu hút: 15 công thức, 16 bí quyết đột phá nhé!

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết được ý nghĩa của việc tạo content thu hút, những dạng content thường gặp, cách viết content thu hút với quy trình 5 bước, 15 công thức hiệu quả và 16 bí quyết đột phá giúp viết content thu hút.

Thế nào là một content thu hút?

Khi nói đến Marketing Online, nội dung thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng.

Nội dung thu hút là nội dung có liên quan, thú vị và cung cấp giá trị cho người đọc. Đó là thứ mà mọi người muốn đọc và chia sẻ với những người khác.

Và quan trọng nhất, nội dung thu hút sẽ mang lại kết quả tích cực cho chiến lược Marketing của bạn.

Nội dung thu hút là nội dung có liên quan, thú vị và cung cấp giá trị cho người đọc.
Nội dung thu hút là nội dung có liên quan, thú vị và cung cấp giá trị cho người đọc.

Nếu bạn muốn tạo nội dung hấp dẫn, điều quan trọng là phải hiểu đối tượng mục tiêu của bạn và những gì họ đang tìm kiếm. Bạn cũng cần phải có một chiến lược tiếp thị vững chắc để bạn biết mình đang cố gắng đạt được điều gì với nội dung của mình.

Và cuối cùng, bạn cần đầu tư thời gian và công sức vào việc tạo ra nội dung chất lượng cao sẽ gây được sự chú ý đối với người đọc. Nếu bạn có thể làm tất cả những điều đó, bạn đang trên đường tạo ra nội dung hấp dẫn để tạo ra “quả ngọt” cho doanh nghiệp bạn.

Lợi ích của việc viết content thu hút

Thu hút sự chú ý

Đầu tiên, một content thu hút, chất lượng sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc cũng như khách hàng mục tiêu.

Hiện nay, trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực Content Marketing Online có vô số bài viết được doanh nghiệp đưa ra. Vì vậy, nếu nội dung của bạn không có gì đặc biệt, thu hút thì sẽ chẳng có ai bỏ thời gian ra để tiếp tục đọc nội dung của bạn.

Tiếp cận được nhiều khách hàng mới

Với tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt như hiện nay, nếu bạn làm tốt phần nội dung, tạo nội dung thực sự chất lượng và thu hút thì khả năng lan truyền, chia sẻ sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn được phổ biến rộng rãi.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi khách hàng đã chú ý đến những thông điệp và giá trị mà bạn truyền tải, họ cảm thấy nội dung giúp ích cho họ thì họ có thể sẽ sẵn sàng chia sẻ cho bạn bè, người thân hoặc mua sản phẩm, dịch vụ.

Từ đó, bạn sẽ tăng được tỷ lệ chuyển đổi và bán được nhiều sản phẩm hơn.

Nếu bạn không biết cách viết content thu hút hoặc chưa tạo cho mình một content thực sự cuốn hút, chất lượng thì cho dù sản phẩm, dịch vụ của bạn có tốt đến đâu thì cũng chẳng thể thu hút được sự chú ý của đối tượng mục tiêu và chẳng ai biết đến sản phẩm của bạn.

Những dạng content thường gặp

Mỗi một lĩnh vực, mỗi một kênh khác nhau thì content đều có cách viết và triển khai khác nhau. Để làm ra một bài viết chất lượng, thu hút, trước hết cần xác định dạng content mà bạn sẽ làm.

Content SEO

Content SEO chắc hẳn không còn xa lạ. Đây chính là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào.

Vậy Content SEO là gì? Content SEO là nội dung được xây dựng trên website, được tối ưu để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (chẳng hạn như Google).

Content SEO là yếu tố quan trọng hàng đầu mà Google dựa vào đó để xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm.

Content SEO là nội dung được xây dựng trên website, được tối ưu để tăng thứ hạng tìm kiếm.
Content SEO là nội dung được xây dựng trên website, được tối ưu để tăng thứ hạng tìm kiếm.

Khác với content thông thường, content chuẩn SEO không chỉ dành cho người đọc mà còn phải đáp ứng được các tiêu chí SEO để có thứ hạng cao trên Google.

Một số tiêu chí có thể kế đến như:

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Hiểu sản phẩm/ dịch vụ
  • Thông tin phải chính xác, rõ ràng, chất lượng
  • Đáp ứng các tiêu chí SEO: title, H1, H2, H3, meta description, từ khóa chính, từ khóa phụ,…
  • Văn phong phù hợp

Content Social Media

Content Social Media là là một hình thức truyền thông dựa trên nền tảng internet để tiến hành sáng tạo và triển khai các nội dung hữu ích lên các trang mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,…

Content Social Media là là một hình thức truyền thông lên các trang mạng xã hội
Content Social Media là là một hình thức truyền thông lên các trang mạng xã hội

Các kênh này đều có một đặc điểm chung nổi bật là hệ thống Like&Share (Thích&Chia sẻ) và Comment (Bình luận) nên rất có lợi cho những người làm Marketing phân tích và đánh giá hành vi của khách hàng.

Nội dung trên các kênh này cần ngắn gọn, súc tích và chứa thông tin quan trọng.

Trước khi bắt đầu viết content social thì cần phải xác định khách hàng, đối tượng mục tiêu của mình là ai?, độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống, thói quen tiêu dùng là gì?,…

Sau khi việc khoanh vùng đối tượng mục tiêu hoàn thành, bạn hãy bắt đầu tạo content. Để tạo content thu hút trên mạng xã hội bạn cần phải biết nắm bắt xu hướng, tâm lý khách hàng, hiểu được insight của họ.

Bên cạnh đó, bạn cần tích hợp các đặc điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ của bạn để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những gì mà doanh nghiệp của bạn cung cấp.

Ngoài ra, việc sử dụng tốt hình ảnh, video vào nội dung cũng sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng rất tốt. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xây dựng content social hiệu quả:

  • Tạo tiêu đề thu hút khách hàng
  • Chủ đề lôi cuốn, hấp dẫn, đúng trọng tâm vấn đề
  • Bổ sung thông tin liên hệ
  • Chèn hashtag, CTA (lời kêu gọi hành động)
  • Tham khảo các công thức viết bài như AIDA, PAS,…

Xem thêm: công thức AIDA, công thức PAS tại đây!

Content Email Marketing

Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.

Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng.
Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin đến nhóm khách hàng tiềm năng.

Không giống với hình thức Spam email (Gửi email hàng loạt tới bất cứ cứ khách hàng nào) khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và từ chối nhận mail, email marketing hướng đến những khách hàng đã được nhắm mục tiêu và tìm hiểu kỹ trước đó.

4 quy tắc bạn cần tuân theo để viết nội dung email marketing hiệu quả:

  • Hiểu rõ, đi vào trọng tâm: Bạn cần tránh viết tiêu đề mơ hồ hoặc tối nghĩa. Hãy tập trung vào thông điệp sản phẩm, dịch vụ của bạn để nó không bị lan man.
  • Tiêu đề ngắn gọn: Tiêu đề nên được viết dài dưới 50 ký tự. Theo một cuộc khảo sát, email có dòng tiêu đề dưới 50 ký tự có tỷ lệ mở cao hơn 12,5% so với các email khác.
  • Tránh sử dụng ngôn từ spam: Các từ ngữ mang tính chất quảng cáo như: miễn phí, quảng cáo,.. sẽ rất dễ bị đánh spam.
  • Cá nhân hóa: Luôn sử dụng danh xưng “bạn” thay vì “các bạn”. Bởi vì gửi email để trò chuyện với khách hàng 1-1 sẽ khiến khách hàng thoải mái hơn.

Content Landing Page/ Sales Page

Content landing page, sales page là phần vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Nhiệm vụ của nó là chuyển đổi người truy cập thành người mua hàng.

Việc viết ra nội dung thu hút người đọc và chuẩn SEO không phải là việc dễ dàng. Bạn sẽ phải vừa chú trọng câu chữ, văn phong sao cho tự nhiên để thu hút người dùng mua hàng và phải vừa tuân thủ các quy tắc SEO.

Content landing page, sales page giúp chuyển đổi người truy cập thành người mua hàng.
Content landing page, sales page giúp chuyển đổi người truy cập thành người mua hàng.

Sau đây là những điều bạn cần lưu ý để viết content landing page, sale page chuẩn SEO:

  • Từ khoá: Hãy lựa chọn các từ khoá dài và tạo nhiều biến thể, mật độ rơi vào khoảng từ 3-4% nội dung bài.
  • Độ dài vừa đủ: Tuỳ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ, hãy chọn độ dài phù hợp nhé, hầu hết sẽ nằm trong khoảng dưới 1000 chữ cho phần landing page này
  • Thẻ Heading: ngắn gọn, rõ ràng
  • Khả năng tương thích với thiết bị di động: Hãy đảm bảo trang landing, trang sales thân thiện với các thiết bị di động.
  • Hình ảnh, video: giúp content trở nên sinh động hơn

Cách viết content thu hút với quy trình 5 bước

Bước 1: Pre-writing (giai đoạn chuẩn bị trước khi viết)

Bắt đầu với một Ý tưởng về Chủ đề

Một ý tưởng là trọng tâm mà toàn bộ bài viết sẽ xoay quanh trong quá trình viết content. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về những gì mà bạn muốn đạt được.

Cần làm gì trong giai đoạn chuẩn bị

Brainstorming (thảo luận về chủ đề bài viết)
  • Lập danh sách các ý tưởng
  • Ghi lại những ý tưởng độc đáo
  • Sắp xếp ý tưởng
Idea Trees (phát triển ý tưởng theo mô hình nhánh cây)
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Xác định mục đích tìm kiếm chủ đề
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hoặc những bài viết top đầu
Áp dụng công thức 5W1H

Công thức này sẽ giúp bạn đặt những câu hỏi xoay quanh chủ đề và giúp bạn mở rộng chủ đề hơn.

  • Mục đích của bạn/mục đích bài viết là gì?
  • Đối tượng mà bạn muốn hướng đến là ai?
  • Vấn đề của người đọc là gì?, Họ mong muốn gì?
  • Giải pháp mà bạn sẽ mang lại là gì?
Thu thập dữ liệu
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, những bài viết của đối thủ đang đứng top kết quả tìm kiếm Google
  • Nghiên cứu từ khóa và chủ đề
  • Xác định lưu lượng tìm kiếm cho danh sách các từ khóa

Bước 2: Drafting (soạn thảo bản nháp)

Việc soạn thảo bản nháp, phác thảo bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ bài viết của mình. Nếu bạn mới bắt đầu viết content thì việc phác thảo bài viết sẽ giúp bạn nắm dòng chảy của bài.

Từ đó, việc sắp xếp các ý tưởng sẽ hợp lý và logic hơn, giúp bài viết của bạn được hoàn thành chỉnh chu hơn.

Bước 3: Revision (duyệt lại bài)

Sau khi viết xong bản nháp, bạn cần duyệt lại bài để kiểm tra lại những yếu tố sau:

  • Thứ tự trình bày đã hợp lý, logic chưa?
  • Sự gắn kết và chuyển tiếp giữa các đoạn văn, câu chữ có “mượt” hay không?
  • Loại bỏ các từ dư thừa
  • Kiểm tra lại từ, cụm từ, văn phong, giọng điệu của bài viết
  • Tiếp tục chỉnh sửa cho đến khi hoàn thành

Bước 4: Proofreading (đọc và rà soát lỗi)

Việc đọc và rà soát lỗi là bước quan trọng trong quá trình viết content nhằm đảm bảo cho bài viết được chỉnh chu nhất.

Ở bước này, bạn cần rà soát lại bài viết xem có còn những lỗi như:

  • Bài viết có lỗi chính tả không?
  • Bài viết có lỗi ngữ pháp không?
  • Việc đặt các dấu câu như: Dấu chấm, dấu phẩy,… có hợp lý hay chưa?
  • Văn phong của bạn có nhất quán hay không?

Bước 5: Xuất bản/ công khai bài viết

Khi bạn đã hoàn thành bài viết, bạn cần quay lại từ tiêu đề để kiểm tra. Bạn cần kiểm tra xem rằng là nội dung của bạn đã bám sát tiêu đề chưa?

Trước khi bạn công khai bài viết, bạn cần xem lướt lại để đảm bảo mọi thứ thật sự chỉnh chu để giúp người đọc có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình đọc nội dung của họ.

Bên cạnh đó, bạn cần tối ưu hóa về trải nghiệm đọc và độ thân thiên với công cụ tìm kiếm.

Sau đây là một số việc mà bạn cần xem kỹ trước khi xuất bản bài viết như:

  • Xem lại tiêu đề của bài viết
  • Tiến hành tối ưu SEO
  • Kiểm tra lại cấu trúc bài viết
  • Tiến hành xuất bản

15 công thức viết content thu hút, hiệu quả

Công thức AIDA (mô hình AIDA)

Mô hình AIDA
Mô hình AIDA

Một trong những công thức viết bài nổi tiếng nhất trong giới copywriter là AIDA.

AIDA là từ được viết tắt từ:

  • Attention (Chú ý): Thu hút sự chú ý của người đọc
  • Interest (sự quan tâm): Tạo ra sự quan tâm và tò mò
  • Desire (Mong muốn): Cung cấp thứ mà họ mong muốn nhất
  • Action (Hành động): Thúc đẩy họ hành động

Xem thêm: Mô hình AIDA là gì? Cách ứng dụng AIDA trong content marketing

Công thức PAS (mô hình PAS)

PAS là một công thức phổ biến khác trong giới copywriting. Nó đơn giản nhưng hiệu quả cao, cho thấy rằng đôi khi, đơn giản lại tốt hơn nhiều.

PAS được viết tắt từ:

  • Problem (Vấn đề): Nêu lên vấn đề mà bạn biết người đọc của bạn đang gặp phải
  • Agitate (Kích động): Kích động vấn đề, khiến nó có vẻ tệ hơn
  • Solution (Giải pháp): Cung cấp giải pháp cho vấn đề

Xem thêm: Mô hình PAS – Mô hình content marketing để viết bài chuẩn SEO

Công thức 3S – SSS (mô hình SSS)

Mô hình SSS
Mô hình SSS

Đây là công thức viết theo lối kể chuyện. Vì thế, bạn cần tạo một cốt truyện và tình huống, nhân vật có thể lấy từ thực tế hoặc tưởng tượng.

SSS được viết tắt từ:

  • Star (ngôi sao): Nhân vật chính của câu chuyện
  • Story (Câu chuyện): Xây dựng câu chuyện xoay quanh nhân vật chính. Câu chuyện cần có điểm kịch tính, cao trào gây hứng thú cho người đọc
  • Solution (Giải pháp): Trình bày giải pháp mà nhân vật chính đã sử dụng để giải quyết vấn đề, cần liên kết đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm: Mô hình SSS là gì? Công thức viết content hiệu quả trong Marketing

Công thức STRINGS (mô hình STRINGS)

STRINGS mang ý nghĩa là một chuỗi. Công thức STRINGS là một công thức với lối viết liệt kê, tổng hợp giúp đối tượng đọc bài nắm thông tin nhanh về nội dung chủ đề bạn viết, thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu.

Tuy nhiên, mô hình STRINGS vẫn chưa thực sự rõ nghĩa để áp dụng. Thay vào đó trên thế giới có một dạng mô hình viết bài rất phổ biến và hiệu quả có tên là dạng “Listicles”.

Xem thêm: Mô hình STRINGS là gì? Công thức cốt lõi viết bài PR hiệu quả

Công thức PASTOR

Công thức PASTOR
Công thức PASTOR

Công thức PASTOR là công thức được phát triển bởi John Meese. Đó là một giải pháp tuyệt vời để viết cho các landing page (trang đích), selling page (trang bán hàng) và các bài đăng trên blog.

Sau đây là cách công thức PASTOR hoạt động:

  • Problem (vấn đề): Xác định vấn đề
  • Amplify (Khuếch đại): Khuếch đại vấn đề bằng cách đưa ra hậu quả của việc không giải quyết nó
  • Story (Câu chuyện): Kể một câu chuyện về một người đã giải quyết vấn đề của họ bằng cách sử dụng giải pháp của bạn một cách hiệu quả
  • Transformation (Chuyển đổi): Tăng khả năng chuyển đổi bằng việc đưa ra các chứng thực
  • Offer (Gợi ý mua hàng): Giải thích về gợi ý mua hàng của bạn
  • Response (Phản hồi): Kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi hành động và giải thích những gì người đọc nên làm tiếp theo.

Công thức 4A

Công thức 4A đã được cải tiến từ công thức AIDA để cung cấp cho người đọc trải nghiệm mới và khiến họ hành động nhanh hơn và lặp lại hành động của mình.

Công thức 4A được viết tắt từ:

  • Aware: Nhận biết
  • Attitude: Thái độ
  • Act: Hành động
  • Act again: Lặp lại hành động

Công thức 4C

Công thức 4C là công thức giúp dễ dàng tạo ra những content thu hút người đọc. Khi bí ý tưởng, công thức 4C là một giải pháp giúp bạn tạo bài viết một cách hiệu quả.

Công thức này bao gồm 4 yếu tố:

  • Clear: Rõ ràng
  • Concise: Súc tích
  • Compelling: Thuyết phục
  • Credible: Đáng tin

Công thức AIDPPC

Công thức AIDPPC là công thức được Robert Collier đưa ra dựa trên mô hình AIDA. Đây được coi là một biến thể của AIDA.

Công thức này bao gồm các yếu tố sau:

  • Attention (Chú ý): Thu hút sự chú ý của người đọc
  • Interest (Sở thích): Tạo ra sự quan tâm và tò mò
  • Description (Mô tả): Mô tả vấn đề, giải pháp và thông tin cung cấp cho người đọc chi tiết hơn
  • Persuation (Thuyết phục): Thuyết phục người đọc hành động
  • Proof (Bằng chứng): Cung cấp bằng chứng. Chứng minh rằng họ có thể tin tưởng.
  • Close (Kết thúc): Kết thúc bằng lời kêu gọi hành động

Công thức AAPPA

Một công thức khác tương tự như AIDA, đây là một cách tiếp cận thông thường, đơn giản để thích ứng với mọi tình huống.

Công thức AAPPA gồm 5 yếu tố:

  • Attention (Chú ý): Thu hút sự chú ý của người đọc
  • Advantage (Lợi ích): Cung cấp một cái gì đó có lợi cho họ
  • Proof (Bằng chứng): Chứng minh những gì bạn nói là đúng, đáng tin cậy
  • Persuasion (Thuyết phục): Thuyết phục người đọc
  • Action (Hành động): Thúc đẩy người đọc hành động

Công thức APP

Công thức APP là một công thức viết content đơn giản nhưng lại thu hút và hiệu quả. Công thức APP bao gồm 3 yếu tố:

  • Agree: Thừa nhận và đồng ý với vấn đề của người đọc
  • Promise: Hứa hẹn
  • Preview: Hiển thị nội dung đã đề cập trước đó

Công thức FAB

Công thức FAB
Công thức FAB

Công thức FAB là công thức giúp sắp xếp thông điệp mà bạn muốn truyền tải thành một câu chuyện thu hút và thuyết phục. Công thức này sẽ giúp người đọc hình dung rõ được công dụng, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Các yếu tố quan trọng của công thức FAB là:

  • Features: Tính năng
  • Advantages: Ưu điểm
  • Benefits: Lợi ích

Công thức BAB

Công thức Bridge Model này sẽ giúp người đọc thỏa mãn mục đích tìm kiếm, đưa ra lời hứa, đồng thời đề cập đôi nét về nội dung của content. BAB được tiến hành qua 3 bước:

  • Before: Tạo một viễn cảnh đẹp cho độc giả của bạn
  • After: Lời nhắc ở trạng thái hiện tại
  • Bridge: Tạo ra một cầu nối giữa tầm nhìn và thực tế, từ đó cung cấp cho người đọc một giải pháp.

Công thức PPPP

Công thức PPPP
Công thức PPPP

Đây là công thức được phát triển bởi Herny Hoke. Công thức PPPP khai thác cách kể chuyện để tạo ra một kết nối cảm xúc với người đọc để tạo ra hiệu quả tuyệt vời cho bài viết.

PPPP được viết tắt từ:

  • Picture (Hình ảnh): Vẽ một bức tranh thông qua cách kể chuyện để tạo ra sự mong muốn.
  • Promise (Lời hứa): Cho thấy những lợi ích mà bạn hứa sẽ mang lại
  • Prove (Chứng minh): Chứng minh thông qua các nghiên cứu điển hình, lời chứng thực và các bằng chứng khác
  • Push (Thúc đẩy): Yêu cầu người đọc thực hiện hành động thông qua sự kích thích khéo léo

Công thức IDCA

Tương tự như AIDA, công thức này loại bỏ ‘sự chú ý’ đối với những thời điểm bạn đã có sự chú ý của người đọc. Niềm tin được thêm vào để trấn an và giúp thuyết phục người đọc hành động.

Đây là cách IDCA hoạt động:

  • Interest (Sự quan tâm): Tạo sự quan tâm cho người đọc
  • Desire (Mong muốn): Khiến họ khao khát, mong muốn có được điều gì đó
  • Conviction (Niềm tin): Đảm bảo và thuyết phục
  • Action (Hành động): Hướng dẫn họ hành động

Công thức QUEST

Công thức QUEST cũng là một trong những công thức rất đáng để thử và áp dụng để viết content thu hút.

Công thức QUEST bao gồm các yếu tố sau:

  • Qualify (Đạt tiêu chuẩn): Chuẩn bị cho người đọc những gì họ sắp đọc
  • Understand (Hiểu): Cho người đọc thấy rằng bạn hiểu họ
  • Educate (Giáo dục): Giáo dục người đọc về giải pháp cho vấn đề đang bàn
  • Stimulate/ Sell (Kích thích/ Bán): Bán giải pháp của bạn cho người đọc
  • Transition (Chuyển đổi): Biến người đọc của bạn từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng

16 bí quyết đột phá giúp viết content thu hút

Bắt đầu bằng câu hỏi

Bắt đầu bài viết bằng câu hỏi
Bắt đầu bài viết bằng câu hỏi là một cách viết content thu hút.

Việc đánh trực diện vào tâm lý người đọc bằng cách đưa ra câu hỏi là một cách rất là hữu hiệu. Câu hỏi sẽ khiến người đọc hứng thú ngay lập tức bởi vì bản ngã của con người rất tò mò. Khi đặt câu hỏi, người đọc sẽ vô thức cuộn xuống để đi tìm câu trả lời.

Chạy thử nghiệm phân tách tiêu đề (Split Test)

Split Test (A/B Testing) sẽ giúp so sánh hai hoặc nhiều phiên bản trong cùng một điều kiện. Sau đó, phương pháp này sẽ đánh giá và chọn ra phiên bản nào hiệu quả nhất. Vậy làm sao để sử dụng thử nghiệm phân tách?

Việc này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cài đặt plugin miễn phí “Title Experiment Free” (dành cho wordpress) rồi tạo ra nhiều loại tiêu đề tùy ý.

Gợi ý về những nội dung “kế tiếp”

Một trong những cách để giữ chân người đọc ở lại lâu hơn là “nhử” bằng những nội dung “kế tiếp”. Bằng việc gợi ý những nội dung kế tiếp sẽ có cơ hội khiến khách hàng vô tình thấy được thứ mà họ hứng thú hoặc đơn giản họ chỉ tò mò.

Việc người đọc dành thời gian đọc càng lâu trên trang web của bạn, điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ tương tác, ở lại trang hoặc chia sẻ.

Biến đổi từ khóa dài

Long Tail Keyword (từ khóa dài – những từ dài hơn 3 chữ) dù rất hữu ích cho organic traffic nhưng nhược điểm là không được tự nhiên cho lắm. Vì vậy, khi sử dụng từ khóa dài thì content writer chuyên nghiệp sẽ tạo ra nhiều biến thể của những từ khóa dài này.

Biến đổi từ khóa dài sẽ giúp việc viết sẽ tự nhiên hơn.
Biến đổi từ khóa dài sẽ giúp việc viết sẽ tự nhiên hơn.

Sau đó, họ sẽ bắt đầu chèn những từ biến thế vào các đoạn Content SEO một cách tự nhiên nhất. Lưu ý rằng là chỉ nên thêm 1-2 từ để nghe êm tai hơn và đừng quá bóp méo từ khóa nhé bởi vì sẽ khiến Google không thể nhận ra.

Sử dụng tiêu đề chính và tiêu đề phụ

Sử dụng tiêu đề chính và tiêu đề phụ là rất tốt vì hai lý do:

  • Chúng thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách đóng vai trò là tâm điểm của nội dung.
  • Chúng giúp giữ cho nội dung của bạn có tổ chức và đi đúng hướng.

Sử dụng danh sách

Việc sử dụng danh sách sẽ giúp bài viết dễ đọc và thu hút hơn.
Việc sử dụng danh sách sẽ giúp bài viết dễ đọc và thu hút hơn.

Mặc dù không phải lúc nào danh sách cũng được sử dụng, nhưng danh sách có thể thu hút người đọc vì chúng dễ theo dõi và dễ hiểu. Ngoài ra, danh sách rất dễ đọc lướt và cung cấp thông tin ngay lập tức mà không cần phải đọc một lượng lớn văn bản.

Sử dụng ngôn từ chính xác, mạnh mẽ

Một trong những cách tốt nhất để thu hút người đọc là sử dụng ngôn từ chính xác và mạnh mẽ.

Điều này có nghĩa là sử dụng các từ cụ thể gợi lên cảm xúc và vẽ một bức tranh rõ ràng trong tâm trí người đọc.

Khi viết nội dung hấp dẫn, hãy tránh các thuật ngữ mơ hồ và bám vào các chi tiết cụ thể. Hãy sử dụng động từ chủ động bất cứ khi nào có thể và tránh những từ ngữ sáo rỗng.

Dùng câu ở thể chủ động

Việc dùng câu từ ở thể chủ động sẽ dễ hiểu hơn vì nó là câu rõ rãng, ít từ. Dùng câu ở thể chủ động cũng là một cách ngắn gọn, trực tiếp.

Các bài viết có nội dung theo phong cách chủ động sẽ giúp người đọc tỉnh táo và hứng thú hơn khi đọc bài viết.

Sử dụng đồ họa

Đồ họa bao gồm: hình ảnh, video hoặc biểu đồ và đồ thị là một cách tuyệt vời để tăng mức độ tương tác của khách hàng và thu hút người đọc. Bằng cách chọn đồ họa mạnh mẽ, bạn có thể truyền đạt ý tưởng dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng văn bản.

Sử dụng font chữ serif

Font (Phông chữ) được ví là ngôn ngữ hình thể của content. Font chữ không chỉ phản ánh giai điệu của content mà còn ảnh hưởng đến thời gian của người đọc.

Font (phông chữ) Serif và Sans Serif
Font (phông chữ) Serif và Sans Serif

2 dạng font chữ phổ biến là SerifSans Serif. Serif là một font chữ có nét dập mạnh ở cuối mỗi ký tự. Các nét nhỏ đặc trưng của font serif sẽ giúp tạo sự khác biệt và người đọc sẽ nhớ trang của bạn lâu hơn.

Sau đây là 2 điều mà bạn cần lưu ý:

  • Không dùng nhiều font chữ trong một bài viết
  • Không dùng nhiều font chữ khác nhau cho mỗi một bài viết trong cùng một trang web

5 yếu tố cho một Meta Description hoàn hảo

Thẻ Meta Descriptionđoạn văn ngắn mà người đọc nhìn thấy khi trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Meta Description (đoạn mô tả) xuất hiện trong kết quả tìm kiếm về "thiết kế website Miko Tech".
Meta Description (đoạn mô tả) xuất hiện trong kết quả tìm kiếm về “thiết kế website Miko Tech”.

Meta Description chính là cánh cửa góp phần trong quá trình mà người đọc có quyết định nhấp vào trang của bạn để đọc hay không. Sau đây là 5 yếu tố cho một mô tả Meta hoàn hảo:

  • Mô tả: Thể hiện sơ lược về nội dung của bài viết
  • Thuyết phục: Cho thấy lý do người dùng cần chọn bài viết của bạn để đọc
  • Tò mò: Khiến cho người đọc tò mò về nội dung trong bài viết
  • Phù hợp với nhu cầu tìm kiếm: Khiến cho người dùng thấy được bài viết này là những gì mà họ cần tìm
  • Chứa tối đa 160 ký tự: Tốt nhất là meta description nên chứa từ 150-160 ký tự. Bởi vì nếu vượt quá số lượng này, đoạn mô tả meta sẽ bị cắt bớt, không hiển thị đầy đủ và hiện dấu “….” ở cuối.

Tạo ấn tượng ngay phần mở đầu

Cho dù nội dung bài viết của bạn có hay đến đâu nhưng vẫn có thể bị bỏ qua nếu bạn không thể giữ chân họ trong 5 giây đầu tiên ngay cả khi họ đã click(nhấp) vào bài viết của bạn.

Hãy bắt đầu bằng một cái gì đó thú vị, lôi cuốn để cho người đọc thấy được rằng có gì đó thực sự giá trị ở bài viết của bạn.

Có rất nhiều cách để tạo ra ấn tượng tốt ở phần mở đầu như đặt câu hỏi gợi sự tò mò, cho thấy một thông tin gì đó thực sự mới mẻ, hữu ích về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Mặc khác, bạn có thể tạo ra một sự đối lập, trái ngược để có thể gây khích người đọc và dẫn dắt họ đến chổ bạn muốn họ đến đọc.

Làm cho nội dung dễ đọc

Để thu hút người đọc, nội dung của bạn phải dễ đọc. Điều này có nghĩa là sử dụng các đoạn văn ngắn, tiêu đề rõ ràng và câu ngắn gọn. Việc chia nhỏ văn bản với hình ảnh và video cũng rất quan trọng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có nhiều khả năng đọc và lưu giữ thông tin hơn khi nó được trình bày dưới dạng trực quan hấp dẫn.

Để làm cho nội dung của bạn dễ đọc, hãy sử dụng các thủ thuật về kiểu chữ và bố cục để cải thiện giao diện cho bài viết của bạn.

Cung cấp số liệu thống kê và dữ liệu uy tín nếu có

Dữ kiện và số liệu thống kê có thể được sử dụng để thu hút người đọc bằng cách cung cấp bằng chứng cụ thể. Theo nghiên cứu, mọi người thường tin vào những thông tin đi kèm với những con số.

Số liệu, dữ liệu thống kế giúp thông tin càng thêm uy tín, rõ ràng.
Số liệu, dữ liệu thống kế giúp thông tin càng thêm uy tín, rõ ràng.

Điều này có nghĩa là khi chúng ta xem dữ liệu, chúng ta sẽ có cảm giác như chúng ta đang có góc nhìn khách quan về chủ đề đang đọc.

Dữ kiện và số liệu thống kê có thể giúp làm rõ một luận điểm hoặc cung cấp bằng chứng cho lập luận của bạn.

Kết thúc bằng một kết luận

Kết luận là một cách tuyệt vời để kết thúc bài viết của bạn và để lại cho người đọc một điều gì đó để suy nghĩ. Kết luận cũng có thể được sử dụng để tóm tắt các điểm chính trong nội dung của bạn.

Theo nghiên cứu của The Content Marketing Institute (Viện Tiếp thị Nội dung), kết luận quan trọng vì hai lý do:

  • Giúp người đọc ghi nhớ những gì họ vừa đọc
  • Giúp cung cấp lời kêu gọi hành động hoặc các bước tiếp theo cho người đọc.

Kiểm tra lỗi chính tả

Dù là tiếng Anh hay tiếng Việt, việc sai lỗi chính tả sẽ khiến người đọc vô cùng khó chịu và có thể họ sẽ thoát trang ngay nếu họ cảm thấy quá khó chịu với việc sai chính tả.

Ngoài ra, sai chính tả cũng sẽ khiến người đọc đánh giá rằng bạn không có đủ sự quan tâm, trau chuốt cho nội dung bài viết.

Dĩ nhiên rằng là ai cũng sẽ phải mắc lỗi, nhưng đừng để việc sai chính tả xảy ra nhiều lần và liên tục nhé!

Trên đây, Miko Tech đã đi cùng bạn qua cách viết content thu hút: 15 công thức, 16 bí quyết đột phá.

Bên cạnh đó, bài viết cũng đã mang lại cho bạn đọc thế nào là content thu hút, lợi ích, những dạng content thường gặp, cách viết content thu hút với quy trình 5 bước, 15 công thức hiệu quả và 16 bí quyết đột phá giúp viết content thu hút.

Hy vọng rằng bài viết này hữu ích, mang lại nhiều thông tin để giúp bạn tham khảo và cải thiện cách viết bài thu hút nhé!



source https://mikotech.vn/cach-viet-content-thu-hut/

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022

Mua chứng chỉ SSL ở đâu? Top 10 nhà cung cấp giá rẻ, uy tín 2022

SSL là gì?

SLL (Secure Sockets Layer)tiêu chuẩn về an ninh công nghệ trên toàn cầu.

Nguyên lý hoạt động của SSL là tạo ra một liên kết mã hóa giữa máy chủ website với trình duyệt.

Chúng sẽ hoạt động bằng cách tạo ra một liên kết mã hóa giữa máy chủ của website đó với trình duyệt. Điều này giúp đảm bảo dữ liệu trao đổi của website sẽ được bảo mật, an toàn cho quản trị web.

SSL sẽ đảm bảo tất cả các dữ liệu truyền giữa máy chủ với trình duyệt có tính riêng tư. Website sẽ không bị xâm nhập bởi những mã độc, virus trong môi trường mạng.

Nhờ đó mà SSL là một tiêu chuẩn công nghiệp được tin tưởng sử dụng bởi vô vàn website trên thế giới. Điều này giúp bảo vệ những giao dịch trực tuyến của những người truy cập website. Vì khi website đó được cài chứng thư số SSL thì nó sẽ cho phép người dùng truy cập với độ tin cậy. Giúp đảm bảo các thông tin của website với người sử dụng được mã hóa, tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài nhằm mục đích an ninh, những trang web có chứng chỉ SSL sẽ được đánh giá cao hơn từ các công cụ tìm kiếm. Google đã tuyên bố những website có SSL sẽ được ưu tiên hơn trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, phiên bản mới nhất của Chrome cũng đưa ra những cảnh báo bảo mật cho người dùng mỗi khi truy cập vào trang web không có https.

Phần lớn website hiện nay đều đang sử dụng xác thực SSL nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu truyền qua lại trên mạng. Bạn có thể nhận biết một website có chứng chỉ SSL hay không qua kí hiệu ổ khóa và phần đầu địa chỉ web là https (khác với http là chưa đăng ký SSL).

Lưu ý khi mua chứng chỉ SSL giá rẻ cho trang web

Chứng chỉ SSL có 3 loại cơ bản bao gồm:

  • OV (Organization Validation) – hỗ trợ kiểm tra, xác minh tổ chức bằng xác nhận đơn vị sở hữu chứng chỉ (phù hợp công ty vừa và nhỏ).
  • EV (Extended Validation) – mức độ bảo mật cao hơn với quá trình xác nhận nghiêm ngặt (phù hợp với những trang thương mại điện tử).
  • DV (Domain Validation) – tự xác minh website có hợp lệ hay không (phù hợp với những web thực hiện giao dịch tài chính).

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp chứng chỉ SSL. Trước khi quyết định mua chứng chỉ SSL của nhà cung cấp chứng chỉ nào, bạn cần lưu ý tới các tiêu chí như:

  • Mức độ bảo mật tối đa của chứng chỉ
  • Thời gian phát hành, giá dịch vu và thời điểm gia hạn chứng chỉ
  • Loại xác thực chứng chỉ mã hóa
  • Dấu của trang web có độ tin cậy cao
  • Hiệu suất handshack nhanh, tốt
  • Chính sách hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp SSL
  • Chính sách dùng thử, bảo hành, hoàn tiền

Top 10 nhà cung cấp chứng chỉ SSL uy tín hàng đầu hiện nay

Mua chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ tại Mona Media

Mona Media là một công ty chuyên thiết kế website, phần mềm đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường. Mona Media sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ giúp bạn có một website hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng từ cơ bản đến nâng cao. SSL là một yếu tố quan trọng cho website, Mona Media sẽ giúp bạn hoàn thành việc đó.

Mua chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ tại Mona Media sẽ giúp bạn tăng cường bảo mật cho website:

  • Khách hàng sẽ được sử dụng giao thức liên kết HTTPS hiện đại
  • Công ty sẽ đảm bảo bảo mật dữ liệu và thông tin của người dùng
  • Hỗ trợ chống lại các cuộc tấn công từ hackers, virus
  • Giúp đem lại một môi trường giao dịch an toàn cho website kinh doanh

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://mona.media/mua-ssl/
  • Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900636648

Nhà cung cấp chứng chỉ bảo mật website – Viettelidc.com

Đây là một đơn vị cung cấp chứng chỉ DV SSL trong nước, đã có nhiều đối tác lớn trong nước. Viettelidc cung cấp chứng chỉ số bảo mật đảm bảo bảo mật, an toàn cho khách hàng, nâng cao sự uy tín cho website. Khi mua chứng chỉ SSL cho website tại Viettelidc, bạn sẽ được:

  • Dữ liệu mã hóa
  • Dữ liệu không bị thay đổi khi có tin tặc
  • Nâng cao hình ảnh, thương hiệu tên tuổi cho công ty
  • Chứng thực website giúp đảm bảo sự an toàn cho người dùng

Hiện nay đơn vị có nhiều gói mức những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo tại viettelidc.com.vn

Mua SSL cho website giá rẻ tại Namecheap.com

Đây là một đơn mua SSL giá rẻ hiện nay, cung cấp cho khách hàng chứng chỉ Comodo SSL với chi phí khá hợp lí. Đơn vị được xếp thứ hạng 4.6/5 dựa trên xếp hạng và đánh giá của khách hàng.

  • Giá khởi điểm là 36$
  • Thời gian phát hành mất 1 đến 2 ngày
  • Kí tự đại diện: Không
  • Hỗ trợ chuyên gia SSL: Gửi email, trò chuyện trực tiếp
  • Chi phí bảo hành: 50.000$
  • Dấu trang web: Có
  • Hoàn tiền trong vòng 15 ngày
  • Link: namecheap.com
  • Namecheap sẽ cung cấp các sản phẩm SSL: Xác nhận tên miền, chứng chỉ đa miền,…

Nhà cung cấp chứng chỉ DV, OV và EV SSL – Vinahost.vn

Vinahost là công ty cung cấp dịch vụ cho tên miền, hosting chuyên nghiệp. Hiện nay công ty đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế. Cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ cũng là một lĩnh vực mà Vinahost đã có nhiều năm kinh nghiệm. Khi sử dụng dịch vụ SSL Certificate của công ty, bạn sẽ được đảm bảo bảo mật cho website trên các trình duyệt. Phía công ty cũng sẽ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, tâm huyết để giải quyết những thắc mắc. Chính vì vậy đây cũng là một đơn vị mà bạn nên cân nhắc lựa chọn.

Dịch  vụ đăng ký https cho trang web – Bkns.vn

Nếu muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ uy tín thì bạn không nên bỏ qua Bkns. Sử dụng dịch vụ đăng ký https cho website của công ty bạn sẽ nhận được:

  • Bảo mật dữ liệu
  • Hỗ trợ cài đặt
  • Mức giá hợp lí với nhiều gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn

Đây là công ty đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trên thị trường với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về các giải pháp kinh doanh trực tuyến. Đội ngũ kĩ thuật viên sẽ giúp khách hàng giải quyết những khó khăn trong quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.

Đơn vị cung cấp chứng chỉ số SSL – Cheapsslsecurity.com

Cheapsslsecurity là nhà cung cấp nhiều loại xác thực SSL hơn một số đơn vị trên. Một số dịch vụ mà đơn vị này cung cấp như: Xác thực nhiều tên miền, xác thực tổ chức, bảo mật code,… Mức giá khởi điểm cho nhà cung cấp SSL Certificate giá rẻ chỉ là 6$. Đây là mức giá khá ưu đãi so với những đơn vị cung cấp trên. Nhưng đơn vị có trụ sở ở nước ngoài nên cũng sẽ gây khó khăn cho người dùng trong một số trường hợp như: Thanh toán, dịch vụ kĩ thuật, … Cho nên lựa chọn mua chứng chỉ SSL trong nước sẽ thuận tiện hơn.

Mua SSL Certificate giá rẻ tại Hostinger.vn

Là một công ty web hosting dẫn đầu thế giới. Hiện nay Hostinnger đang cung cấp những dịch vụ cho người dùng, giúp người dùng tiết kiệm chi phí tạo website. Sử dụng dịch vụ cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ của công ty, khách hàng sẽ được đảm bảo sự an toàn về trang web; Tăng mức độ uy tín của trang web đối với khách hàng. Hiện nay, công ty có nhiều mức giá khác nhau khi khách hàng sử dụng dịch vụ đặng ký chứng chỉ bảo mật cho website. Chính vì thế, khách hàng có thể đảm bảo sự lựa chọn một ói dịch vụ phù hợp nhất cho website của mình.

Địa chỉ đăng ký SSL cho website giá rẻ – Hostingviet.com

Hostingviet cũng là một địa chỉ mua SSL Cetificate giá rẻ mà bạn không nên bỏ qua. Tại đây, công ty sẽ cung cấp dịch vụ chứng chỉ SSL giá rẻ, đảo bảo an toàn cho website của bạn. Cũng như những đơn vị trên, Hostingviet sẽ đem đến cho khách hàng những gói dịch vụ khác nhau. Tùy vào nhu cầu của khách hàng đối với website của mình mà lựa chọn mức giá thích hợp. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường, đơn vị đã tạo nên sự uy tín đối với khách hàng.

Mua chứng chỉ bảo mật cho website tại GoDaddy.com

GoDaddy một dịch vụ cung cấp đăng kí tên miền, là nơi lưu trữ dữ liệu toàn cầu. Tai đây, họ sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL giá rẻ với những giải pháp bảo mật trang web. Tại GoDaddy có mức giá khởi điểm là 55.99$. Một số sản phẩm mà GoDaddy cung cấp cho khách hàng: Wildcard SSL; Xác thực kinh doanh;… Mua chứng chỉ SSL tại GoDaddy, bạn sẽ được xác thực Domain Validation và toàn bộ cơ sở dữ liệu ngay tức thì.

Những dữ kiệu của khách hàng sẽ được mã hóa để đảm bảo độ chính xác, an toàn. Đội ngũ hỗ trợ tư vấn 27/7/365 qua email, trò chuyện trực tiếp. Nếu có lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động trong vòng 30 ngày đầu thì nhà cung cấp sẽ hoàn lại tiền cho khách hàng.

Đăng ký mua chứng chỉ số SSL tại ComodoSSLStore.com

Đây là một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ có tiếng trên thế giới. Nhà cung cấp này chiếm ưu thế về hỗ trợ website chuyên nghiệp. Đơn vị có mức giá mua chứng chỉ với mức tầm trung, nên bạn có thể suy nghĩ lựa chọn đơn vị này. Có nhiều gói khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao nên khách hàng có thể tham khảo thêm. Công ty mang đến các gói xác thức SSL với mã hóa lên đến 256 bit. Chúng có thể hoạt động trên hầu hết các trình duyệt tin cậy.

Trên đây là là lời giải đáp mua chứng chỉ SSL giá rẻ ở đâu? gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng top 10 các nhà cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ uy tín sẽ giúp bạn chọn ra được một đơn vị phù hợp.



source https://mikotech.vn/mua-chung-chi-ssl/

Băng thông là gì? Đơn vị và phương pháp đo băng thông hiệu quả

Bạn không biết băng thông là gì? Bạn cần tìm hiểu đơn vị và các phương pháp đo băng thông hiệu quả? Bạn muốn biết sự ảnh hưởng của băng thông đến website? Vậy thì hãy đến ngay với bài viết dưới đây của Miko Tech nhé!

Bài viết sẽ giúp bạn biết được băng thông là gì, một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Ngoài ra, bài viết cũng giúp bạn có thêm kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.

Đọc ngay bài viết Băng thông là gì? Đơn vị và phương pháp đo băng thông hiệu quả dưới đây.

1. Băng thông là gì?

Băng thông trong tiếng anh còn được gọi là Bandwidth. Băng thông được sử dụng để truyền tải các dữ liệu có sẵn trong 1 giây. Ngoài ra, băng thông cũng có thể được hiểu là tốc độ truyền của dữ liệu trong một đường truyền.

Đối với website, băng thông được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể upload và download giữa website với máy tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số dung lượng tối đa được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.

Định nghĩa băng thông
Định nghĩa băng thông

2. Một số dạng băng thông trên máy tính

Theo phạm vi sử dụng

Dựa vào phạm vi sử dụng, băng thông được chia làm hai loại:

  • Băng thông trong nước: Chức năng chính của băng thông trong nước được dùng để tương tác, trao đổi giữa các máy chủ trong cùng một nước. Những loại băng thông trong nước sẽ thích hợp để bạn có thể sử dụng vào mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Băng thông quốc tế được dùng trong việc trao đổi thông tin giữa các máy chủ đa quốc gia. Nếu cáp quốc tế xảy ra vấn đề như bị đứt thì việc truy cập vào website quốc tế sẽ bị gián đoạn hoặc tải trang với tốc độ chậm hơn bình thường

Theo dung lượng sử dụng

Dựa vào dung lượng sử dụng, chúng ta có thể chia băng thông thành các loại sau:

  • Băng thông được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định để có thể kết nối mạng. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn tiếp tục dùng.
  • Băng thông được chia sẻ: Đối với loại băng thông được chia sẻ, bạn có thể dùng chúng cho nhiều máy chủ khác nhau để tránh tình trạng sever bị đứng.
  • Băng thông riêng: Khi sử dụng băng thông riêng, bạn phải trả phí cho phần dung lượng đã dùng và không cần phải chia sẻ chúng.

3. Đơn vị đo Bandwith

Lúc đầu, băng thông sử dụng đơn vị đo lường là bit/giây. Tuy nhiên, không gian mạng hiện nay lại có dung lượng băng thông lớn hơn so với đơn vị đã được sử dụng. Do đó, băng thông đã được thay đổi sang đơn vị megabit/giây, gigabit/giây, terabit/giây. Cụ thể:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Ngoài ra, băng thông còn được đo bằng các đơn vị khác như: Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Càng về sau, các đơn vị sẽ có dung lượng gấp 10 lần đơn vị ở phía trước liền kề.

Đơn vị đo băng thông
Đơn vị đo băng thông

4. Tại sao phải đo băng thông?

Đo băng thông sẽ giúp người dùng kiểm soát được các kết nối mạng mà họ phải trả phí có hoạt động theo đúng như thông số không. Nếu gia đình của bạn có nhu cầu sử dụng băng thông thì nên kiểm tra băng thông trước để có thể đánh giá dịch vụ do nhà mạng cung cấp.
Băng thông sẽ phục vụ người dùng tốt hơn nếu được chọn sử dụng trong công ty. Để đo dung lượng băng thông giữa các văn phòng, bạn nên sử dụng kênh dịch vụ riêng từ nhà cung cấp.

5. Phương pháp đo băng thông hiệu quả

Thông thường, các ứng dụng được dùng để đo bandwidth phổ biến là Test TCP (TTCP)PRTG Network Monitor:

  • Test TCP: Đây là tiện ích dùng để đo lường dung lượng trên IP Networks giữa hai máy chủ. Theo đó, một máy chủ sẽ có vai trò là bên nhận và máy chủ còn lại sẽ là bên gửi.
  • PRTG Network: Tiện ích này sẽ cung cấp biểu đồ và giao diện đồ họa để người dùng có thể đo lường băng thông trong một khoảng thời gian dài hơn. Ngoài ra, PRTG còn có thể hỗ trợ đo lưu lượng giữa các giao diện khác nhau
Phương pháp đo băng thông
Phương pháp đo băng thông

Để đo băng thông thì tổng lưu lượng bandwidth nhận và gửi đi sẽ được tính trong một khoảng thời gian cụ thể. Sau đó, kết quả của phép tính sẽ được hiển thị dưới dạng số trên giây.

Một phương pháp đo băng thông hiệu quả khác đó chính là cách truyền một hoặc vài tệp đã biết kích thước và đếm thời gian truyền. Sau đó, kết quả sẽ được chuyển thành Bps bằng cách chia kích thước các tệp cho lượng thời gian chuyển cần thiết.

6. Cách tính băng thông của website

Để tính được băng thông của website, bạn có thể áp dụng công thức sau:

Băng thông website = Kích thước trung bình của trang x Lượng khách truy cập trung bình hàng tháng x Số lần truy cập trung bình của mỗi khách hàng

Ví dụ: Dung lượng trung bình của website cho một trang là 1Mb. Lượt truy cập trung bình của website trong 1 ngày là khoảng 100. Trung bình mỗi lượt truy cập là 5 trang. Công thức tính sẽ là:

  • 1 ngày = 1Mb x 100 x 5 = 500Mb
  • 1 tháng = 500 Mb x 30 = 15.000Mb (15Gb).

7. Giới hạn của băng thông được hiểu là gì?

Giới hạn Bandwidth được biết đến như một chức năng có thể giảm thiểu các hoạt động download/upload của người dùng khi truy cập mạng. Chức năng này được tạo ra nhằm đảm bảo cho chất lượng đường truyền mạng được ổn định.

Giới hạn của băng thông
Giới hạn của băng thông

Tuy nhiên, lại có khá nhiều người dùng đưa ra lựa chọn sử dụng dịch vụ băng thông không giới hạn. Theo đó, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng có thể truy cập các trang mạng nhanh chóng và thao tác được nhiều tab trong cùng một lúc.

Ngoài ra, ngay cả khi dung lượng bị tăng đột biến thì đường truyền mạng cũng sẽ được đảm bảo luôn ở trong tình trạng hoạt động ổn định.

8. Ảnh hưởng của băng thông đến website

Thông thường, giới hạn của băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng lớn. Trong trường hợp băng thông bị hết, yêu cầu truy cập website của người dùng sẽ bị từ chối.

Chính vì vậy, không chỉ cần một website chuyên nghiệp mà bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Yếu tố này sẽ giúp người dùng đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.

Băng thông càng lớn thì các tác vụ, xử lí yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Trên đây là bài viết của Miko Tech về băng thông là gì, một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng đem đến cho bạn những kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.

Mong rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về băng thông. Chúc bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ.



source https://mikotech.vn/bang-thong-la-gi/

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022

Tốc độ website thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Một website với những tác vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian sẽ gây được ấn tượng tốt với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thấu hiểu điều đó, Miko Tech xin giới thiệu đến bạn 20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022. Cùng với những thông tin cơ bản về kiểm tra tốc độ website và tại sao phải kiểm tra tốc độ website tại bài viết dưới đây nhé!

Thông tin cơ bản về kiểm tra tốc độ website

Tốc độ website thường được nhắc đến là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu suất của trang cũng như trải nghiệm người dùng. Đa số người sở hữu web đều nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ tải trang đến khả năng người dùng quay lại vào lần truy cập sau nên việc nghiên cứu và tối ưu tốc độ load trang luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. 

1.1. Tốc độ tải trang web

Trên thực tế, tốc độ web, tốc độ trang và tốc độ load là các tiêu chí khác nhau đánh giá trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, phần đông mọi người đều nhầm lẫn và hiểu chung thành 1 nghĩa là tốc độ website. Miko Tech sẽ giúp bạn phân biệt 3 khái niệm này một cách chi tiết như sau:

Tốc độ tải trang web là tiêu chí đánh giá trải nghiệm khách hàng
Tốc độ tải trang web là tiêu chí đánh giá trải nghiệm khách hàng
  • Tốc độ website (Site speed): Là khoảng thời gian người dùng cần để xem, đọc hiểu và tương tác với các nội dung trên website. Tốc độ trang web bao gồm: Tốc độ tải trang, thời gian load và thời gian chờ các trình duyệt web xử lý, cho phép người dùng tương tác.
  • Tốc độ trang (Page speed): Là thời gian tải một trang cụ thể trên website. Tốc độ trang thường được xác định dựa trên thời gian website hiển thị đầy đủ nội dung hoặc thời điểm người dùng “click chuột” vào link đến khi trình duyệt nhận được dữ liệu đầu tiên. 
  • Thời gian tải trang (Load page): Là khoảng thời gian từ khi người dùng bắt đầu gửi yêu cầu truy cập đến khi trình duyệt hiển thị đầy đủ nội dung.

1.2. Quy trình tải trang web và hiển thị nội dung

Để có thể chủ động trong quá trình sử dụng website, người dùng cần hiểu rõ quy trình tải website và hiển hiển thị nội dung. Dưới đây là mô tả chi tiết quy trình tải trang và hiển thị website:

  • Người dùng gửi yêu cầu truy cập trang: Click vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh tìm kiếm hoặc qua các biểu mẫu,…
  • Trình duyệt website gửi yêu cầu qua mạng internet đến máy chủ của website.
  • Máy chủ thực hiện quá trình xử lý yêu cầu được gửi đến.
  • Máy chủ hoàn thành phân tích và dữ liệu phản hồi đến trình duyệt.
  • Trình duyệt website tiếp nhận phản hồi, phân tích, tải trang và hiển thị nội dung cho người dùng.

1.3.Tốc độ website

Tốc độ website hay Site speed dùng để chỉ khoảng thời gian người dùng cần để xem và tương tác với các nội dung trên trang. Mặc dù, tốc độ nhanh hay chậm đôi khi phụ thuộc vào suy nghĩ, tình trạng và cảm nhận của mỗi người dùng khi truy cập trang. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn có các nghiên cứu giúp bạn nhận biết được tốc độ “tiêu chuẩn” mà người dùng mong muốn khi truy cập vào các đường dẫn của website.

Con số kỳ vọng này nằm trong khoảng 400 mili giây và tốc độ càng tăng nhanh sẽ càng nhận được nhiều sự hài lòng của người dùng. Những website khiến người dùng phải chờ đợi quá 5 giây có lệ thoát trang lên đến hơn 50%. Bên cạnh đó, tốc độ tải của bạn chậm hơn đối thủ cạnh tranh khoảng 250 mili giây cũng làm giảm số lượng người dùng đến web của bạn. 

2. Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?

Năm 2009, một cuộc điều tra từ những người sử dụng Internet của viện nghiên cứu Forrester đã được tiến hành và cho ra những kết quả như sau: Thời gian trung bình lý tưởng để tải một trang web là 2 giây, có khoảng 40% người dùng bỏ đi khi website đó mất hơn 3 giây để tải. 

Từ ví dụ cụ thể trên, bạn có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của tốc độ website tới lượt truy cập của trang. Đó cũng là lý do tại sao người sở hữu web phải thường xuyên kiểm tra tốc độ website. Ngoài ra, đảm bảo tốc độ website là cần thiết bởi một số nguyên nhân sau: 

  • Tốc độ website ảnh hưởng đến SERP: Công cụ tìm kiếm chỉ có khoảng thời gian rất ngắn để thu thập kết quả. Nếu website của bạn không đảm bảo tải được trong thời gian tối thiểu thì bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn. 
  • Ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập website: Quá trình tải chậm tương đương với 40% nguy cơ mất khách truy cập tiềm năng (hoặc tệ hơn nữa là mất đi người mua hàng).
  • Ảnh hưởng đến SEO: Công cụ tìm kiếm cần đảm bảo danh tiếng chính nó và các công cụ không đánh giá cao các trang tốc độ thấp do gây hại đến trải nghiệm người dùng.
Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?
Tại sao phải kiểm tra tốc độ website?

Nói chung các nhà quản trị web cần phải duy trì hiệu suất website để có thể mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Một trong những cách thức đơn giản và nhanh chóng để thực hiện công việc kiểm tra này là sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ website.

Đặt mình vào cảm xúc của khách truy cập: Bạn cảm thấy như thế nào nếu phải chờ đợi một trang web load quá chậm?

Tốc độ tải trang cực kỳ quan trọng vì ảnh hưởng đến các yếu tố sau:

1. Thứ hạng SERP: Các công cụ tìm kiếm chỉ thu thập dữ liệu website trong thời gian ngắn. Nếu trang của bạn có độ load quá chậm sẽ có khả năng xếp hạng thấp hơn so với đối thủ.

2. Lượng traffic của trang: Như Prodima đã nói ở trên, nếu website tải chậm sẽ mất đi khoảng 40% khách hàng tiềm năng. Và thứ hạng thấp sẽ khiến lượng truy cập vào website cũng ít hơn, thậm chí là không có!

3. Ảnh hưởng đến SEO: Các bot tìm kiếm không đánh giá cao những trang web có tốc độ load chậm và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Top 20+ công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất

1. Geek Flare

Công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí Geekflare
Công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí Geekflare

Geek Flare giúp bạn dễ dàng check độ tải trang trên giao diện di động hoặc máy tính để bàn từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới. Số liệu trang sau khi kiểm tra gồm: Time to First Byte (Thời gian đến Byte đầu tiên), ảnh chụp màn hình, kích thước trang và số lượng yêu cầu theo loại.

2. Uptrends

Uptrends giúp bạn kiểm tra tốc độ website miễn phí trên máy tính hoặc thiết bị di động tại 10 địa điểm khác nhau. Ngoài ra, người dùng có thể điều chỉnh băng thông và chọn trình duyệt web để tiến hành check nhanh chóng.

Công cụ này còn cung cấp nhiều tính năng giám sát website miễn phí, có sẵn như: Cảnh báo Email, vị trí thử nghiệm rộng và giám sát dashboard.

3. GiftOfSpeed

GiftOfSpeed cho phép bạn đánh giá tốc độ load trang của mình từ 8 vị trí khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các Tools hỗ trợ các thiện hiệu suất web miễn phí như: Trình nén JavaScript, kiểm tra request bị hỏng và kiểm tra tối ưu hóa CSS.

4. KeyCDN

KeyCDN cho phép kiểm tra tốc độ website và kiểm tra định vị địa lý từ 14 địa điểm khác nhau. Bên cạnh đó, công cụ này cho phép bạn check tấn công SSL FREAK để đảm bảo SSL/TLS của trang web luôn an toàn.

5. YSlow

Công cụ kiểm tra tốc độ website YSlow
Công cụ kiểm tra tốc độ website YSlow

YSlow giúp kiểm tra độ load trang miễn phí và phân tích hiệu suất tổng thể website dựa trên 23 trong 34 quy tắc của Yahoo. Mã nguồn mở này là một plugin tuyệt vời cho trình duyệt web với script dòng lệnh là Node.js và PhantomJS cho máy chủ.

6. Chrome DevTools

Chrome DevTools được cung cấp bởi Google giúp bạn kiểm tra và cải thiện tốc độ load hiệu quả. Công cụ được tích hợp trực tiếp vào trình duyệt Chrome, với bản hướng dẫn chi tiết cho người dùng muốn tìm hiểu về cách lập trình website và các tips tối ưu website hữu ích.

7. BatchSpeed

BatchSpeed kết hợp với API PageSpeed của Google để thu thập dữ liệu trang web, sitemap XML và các URL trước khi tiến hành kiểm tra tốc độ website. Kết quả có thể được sắp xếp theo kích thước, tốc độ, mức độ ưu tiên hay khuyến nghị.

8. Monitis

Thêm một công cụ check độ tải trang tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Monitis giúp người dùng giám sát ở phạm vi rộng hơn gồm: Website, ứng dụng, server và network. Người dùng có thể chọn tùy chỉnh giám sát trên hệ thống bằng API.

9. OctaGate SiteTimer

OctaGate Site Timer giúp bạn kiểm tra độ tải trang cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Chỉ cần thêm link URL bạn muốn check, công cụ sẽ ngay lập tức tiến hành và cung cấp dữ liệu chính xác. Ngoài ra, OctaGate SiteTimer còn đề xuất nhiều cách cải thiện hữu ích, bạn có thể tham khảo để tối ưu tốc độ web tốt hơn.

10. Blitz

Blitz giúp bạn kiểm tra tốc độ website cực kỳ chính xác thông qua lệnh command line trên UNIX (nếu bạn đã cài ứng dụng này lên server).

Công cụ kiểm tra tốc độ website Blitz
Công cụ kiểm tra tốc độ website Blitz

Bên cạnh đó, Blitz sẽ hỗ trợ 3 cách kiểm tra website như sau:

  • Sprint: Gửi truy vấn vào trang của bạn thông qua HTTPS hoặc HTTP để tiến hành kiểm tra.
  • Rush: Gửi nhiều truy vấn vào trang để kiểm tra.
  • Performance: Chỉ gửi một truy vấn để kiểm tra.

11. Site Speed (Google Analytics)

Site Speed là một phần thuộc Google Analytics, giúp đánh giá hiệu suất trang web dựa trên 3 yếu tố: Tốc độ tải, thời gian thực hiện và phân tích.

Báo cáo thử nghiệm sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về hiệu suất tài nguyên, các trang con cũng như chia sẻ cách tối ưu hóa phù hợp.

12. New Relic

New Relic là một công ty phân tích phần mềm, giúp bạn kiểm tra độ tải website tại 9 địa điểm khác nhau. Nếu bạn muốn yêu cầu phạm vi check rộng hơn thì phải mất phí.

New Relic hỗ trợ người dùng phân tích tác động kinh doanh dựa trên hiệu suất web, mô phỏng hành vi để nhận định vấn đề và giám sát các hệ thống thay đổi linh hoạt.

13. Alexa Traffic Rank

Alexa Traffic Rank là một phần tiện ích mở rộng của trình duyệt Chrome, bạn có thể tìm thấy trên kho ứng dụng và cài đặt dễ dàng. Để bắt đầu, bạn phải mở website muốn kiểm tra và kích hoạt công cụ Alexa Traffic Rank.

Dữ liệu trả về sẽ gồm: Tốc độ tải trung bình, xếp hạng trang (tại quốc gia cụ thể), đánh giá từ các công cụ tìm kiếm, độ an toàn của trang cùng một vài website tương tự.

14. K6

K6 là công cụ check hiệu suất trang và hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, K6 cung cấp nhiều phương thức hỗ trợ tăng lượng traffic vào website cũng như hiển thị biểu đồ thời gian tải của người dùng chi tiết.

15. Think with Google

Think with Google hỗ trợ việc check độ tải trang trên thiết bị di động với điều kiện đang sử dụng 3G – là tiêu chuẩn tốc độ truy cập Internet của người dùng di động.

Công cụ kiểm tra tốc độ website Think with Google
Công cụ kiểm tra tốc độ website Think with Google

Đầu tiên, bạn nhập URL website và nhấn Enter, sau vài giây thì công cụ này sẽ trả về kết quả khá đầy đủ. Trong đó, Tốc độ load và Tỷ lệ người dùng thoát trang (vì tải chậm) sẽ hiển thị ngay phần đầu của báo cáo sơ bộ. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về website của mình thì click vào Full Report để biết thêm.

16. WebPagetest

WebPagetest được tích hợp trên các trình duyệt Chrome, Edge, Internet Explorer… giúp người dùng có thể kiểm tra tốc độ website từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới. Công cụ này cung cấp nhiều tính năng tiện ích như: Chặn nội dung, quay video và kiểm tra giao dịch nhiều bước.

Bạn sẽ nhận được các biểu đồ waterfall để kiểm tra hiệu suất trang, load tài nguyên cùng những đề xuất hữu ích về việc tối ưu tốc độ tải.

17. Dareboost

DareBoost cung cấp hơn 100 điểm kiểm tra khác nhau khi phân tích website. Điểm số đánh giá trang sẽ tính từ 1 – 100, hỗ trợ thực hiện trên máy tính bàn hoặc thiết bị di động, với các trình duyệt Firefox & Chrome.

Sau khi đăng ký tài khoản, bạn có thể xuất báo cáo sang PDF để có thể xem dữ liệu đầy đủ về hiệu suất trang, khả năng tiếp cận người dùng cùng các khuyến nghị SEO hữu ích khác.

18. Web Page Analyzer

Web Page Analyze giúp phân tích website đơn giản, cung cấp cho người dùng dữ liệu về thời gian tải trang, nội dung và kích thước website của bạn. Cùng với đó là những đề xuất đi kèm để bạn có thể cải thiện tốc độ trang tốt hơn.

19. Dot-Com Tool

Dot-Com Tool giúp kiểm tra tốc độ website miễn phí và cực kỳ chính xác với 24 địa điểm trên toàn thế giới. Báo cáo dữ liệu sẽ gồm: Hình ảnh tóm tắt đầy đủ về tốc độ website theo từng vị trí, 10% các yếu tố nhanh nhất/ chậm nhất…

=> Tuy nhiên, Dot-Com Tool không phân tích quá sâu toàn bộ diện website và chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát.

20. Which Loads Faster

Which Loads Faster khác biệt so với các công cụ khác khi phân chia thành 2 kết quả dựa trên 2 trình duyệt khác nhau để so sánh về thời gian tải. Bạn có thể biết được website của mình trên trình duyệt Google có load nhanh hơn Bing không.

Thêm vào đó, Faster còn giúp bạn biết được tốc độ hoạt động trang so với đối thủ cạnh tranh. Cùng với những đề xuất tuyệt vời để bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh, đảm bảo độ tải trang luôn nhanh nhất.

21. Pingdom

Pingdom không chỉ giúp check độ tải trang mà còn phân tích tất cả thành phần website tổng thể. Thông qua đó, bạn sẽ biết được điểm mạnh – điểm yếu cần khắc phục. Công cụ này cũng cung cấp nhiều chỉ dẫn hữu ích cho việc đo lường và tối ưu tốc độ load web.

Công cụ kiểm tra tốc độ website Pingdom
Công cụ kiểm tra tốc độ website Pingdom

Điểm nổi bật của Pingdom sẽ mô phỏng hành vi người dùng để đưa ra kết quả chính xác dựa trên nhiều vị trí khác nhau.

22. GTmetrix

GTmetrix với khả năng kiểm tra hiệu suất website nhanh, hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ nhận được một báo cáo gồm: Các chỉ số hiệu suất chính, giám sát trang tổng thể cũng như kết quả kiểm tra tốc độ website từ nhiều khu vực trên thế giới.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra hoạt động website trên các đường truyền tốc độ khác nhau để đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

Bên trên là 20+ công cụ để kiểm tra tốc độ website miễn phí tốt nhất 2022. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin về kiểm tra tốc độ website và tại sao phải kiểm tra tốc độ website. Để kết quả cho ra được chính xác nhất, Miko Tech khuyên bạn nên sử dụng nhiều công cụ cùng với nhau nhé!



source https://mikotech.vn/cong-cu-kiem-tra-toc-do-website/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022

Mã nguồn mở là một khái niệm phổ biến thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế website. Nếu bạn cũng đang có nhu cầu xây dựng website nhưng vẫn còn nhiều điều về mã nguồn mở chưa rõ thì hãy tham khảo ngay bài viết đến từ Miko Tech sau đây.

Bài viết sẽ giải thích cho bạn biết mã nguồn mở là gì? Những ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng mã nguồn mở cũng như giới thiệu đến bạn một số mã nguồn mở được dùng nhiều nhất hiện nay.

Cùng tìm hiểu bài viết Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022 ngay luôn nhé!

Mã nguồn mở là gì?

Hiểu một cách đơn giản, mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm mà code của chúng được công khai cho tất cả mọi người cùng biết. Bất kỳ ai cũng đều có quyền được tải xuống, chỉnh sửa mà không tốn thêm chi phí nào.

Khái niệm mã nguồn mở
Khái niệm mã nguồn mở

Mục đích của mã nguồn mở là để các lập trình viên có thể sử dụng, đồng thời sáng tạo nên những bộ mã code mới, sau đó chia sẻ cho cộng đồng để mọi người có thể tham khảo và cập nhật thêm nhiều kiến thức mới.

Đôi khi bạn sẽ bắt gặp được những khái niệm, thuật ngữ kỹ thuật có chứa từ “mở” nhưng đừng nhầm lẫn mà nghĩ chúng có nhiều điểm chung.

Thực chất, từ “mở” ở đây không liên quan gì đến khía cạnh kỹ thuật, lập trình mà là một vấn đề liên quan đến pháp lý. Nghĩa là, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại mà không cần trả tiền bản quyền hay gặp phải vấn đề như quyền sở hữu tác giả.

Ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Mã nguồn mở là những phần mềm hoàn toàn miễn phí và được lập trình sẵn code trước. Vậy nên, khi sử dụng mã nguồn mở, bạn không cần phải trả chi phí bản quyền cũng như tốn thời gian để thực hiện lập trình ngay từ đầu.

Dễ dàng quản trị

Mã nguồn mở được ưa chuộng và đánh giá cao bởi độ dễ sử dụng. Với các nhà chuyên môn, họ có thể tùy ý cho phần nào được hoạt động và phần nào không.

Đặc biệt, về khía cạnh người dùng, dù cho không có kinh nghiệm đi chăng nữa thì với vô số lợi ích được hưởng từ phần mềm, họ cũng có thể hiểu được cách thao tác chỉ sau một vài lần tiếp xúc.

Gia tăng khả năng sáng tạo

Nhờ được thiết kế theo dạng “mở” nên bạn có thể điều chỉnh, thêm bớt dựa theo tư duy sáng tạo của mình. Thông qua việc cải tiến, phát triển các mã nguồn mở, bạn có thể tạo ra được nhiều phần mềm hữu ích, có chất lượng tốt với độ hoàn thiện cao hơn.

Có thể nói, đây chính là một sản phẩm giúp cho các lập trình viên có thể thỏa sức sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới của mình mà không phải tốn thêm nhiều chi phí.

Khả năng bảo mật cao

Tuy là “mở” ai cũng có thể sử dụng được nhưng các mã nguồn mở lại được nhận xét là có khả năng bảo mật cao. Lý do chính đó là mã nguồn mở có sự tham gia, đóng góp rất lớn từ cộng đồng lập trình viên trên khắp thế giới.

Với việc không ngừng được kiểm tra, sửa lỗi, cập nhật, cải tiến các tính năng,… một cách liên tục, mã nguồn mở đang ngày càng trở nên tốt hơn.

Bảo mật kém là một hiểu lầm thường thấy về mã nguồn mở
Bảo mật kém là một hiểu lầm thường thấy về mã nguồn mở

Mỗi khi có sự thay đổi nào đó trong các phần mềm mã nguồn mở, chẳng hạn như thêm bớt tính năng, các yếu tố về khía cạnh an toàn bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu.

Một hiểu lầm thường thấy là mã nguồn mở có nhiều lỗ hổng bảo mật, dễ bị hacker xâm chiếm. Thực chất, đợi đến lúc hacker tìm ra được lỗ hổng bảo mật của mã nguồn mở thì các lập trình viên trong cộng đồng đã tìm ra được nhiều cách để đối phó với chúng.

Tính ổn định

So với các mã nguồn đóng, độc quyền, mã nguồn mở lại được các chuyên gia khuyên dùng để hỗ trợ cho các dự án quan trọng, có tính lâu dài.

Tuy nhiên, có một điều kiện tiên quyết đó là tổ chức, doanh nghiệp đó phải sở hữu đội ngũ lập trình viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Nhược điểm

Tốc độ chậm

Các phần mềm mã nguồn mở sẽ có tốc độ chậm hơn so với mã nguồn đóng. Để lý giải điều này là do bên trong mã nguồn mở có nhiều đoạn code bị dư thừa khiến website bị nặng, tốc độ tải trang không được nhanh.

Khó khăn khi sửa chữa, nâng cấp

Mã nguồn mở là phần mềm được viết bởi những lập trình viên nước ngoài. Vậy nên, bạn không thể nắm rõ được toàn bộ chi tiết trong đó.

Ngoài ra, đối với mã nguồn mở, bạn có thể chỉnh sửa, sáng tạo nhưng hầu như không thể nâng cấp nếu không có sự can thiệp của bên cung cấp mã nguồn đó.

Thiếu tính độc quyền

Mã nguồn mở vốn là những phần mềm được rất nhiều người tải xuống, sử dụng. Do đó, bạn dường như luôn có thể bắt gặp được những kiểu dáng, mẫu mã, bố cục trình bày,… có phần tương tự nhau ở nhiều nơi.

Top 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022

WordPress

WordPress là một hệ thống mã nguồn mở được đánh giá có CMS – hệ thống quản trị nội dung hoạt động mạnh, dễ sử dụng và phổ nhất hiện nay. Nó được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL chuyên dùng để sản xuất các blog/website.

Mã nguồn mở WordPress
Mã nguồn mở WordPress

Với WordPress, bạn hầu như có thể tạo ra các dạng website như: blog cá nhân, diễn đàn thảo luận, website giới thiệu doanh nghiệp, website bán hàng, thương mại điện tử,…

Một số website nổi tiếng được thiết kế bằng WordPress như: website công ty Coca Cola France, website công ty Sony, website tạp chí thời trang Vougue,…

Joomla

Mã nguồn mở Joomla
Mã nguồn mở Joomla

Joomla là một hệ thống mã nguồn mở được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với WordPress, được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình PHP kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL.

Đây là một mã nguồn mở có CMS hoạt động vô cùng mạnh mẽ và được đánh giá khá cao về độ dễ sử dụng.

Drupal

Mã nguồn mở Drupal
Mã nguồn mở Drupal

Drupal là hệ thống mã nguồn mở thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình PHP và nhiều cơ sở dữ liệu như: MySQL, SQLite, PostgreSQL, MariaDB,…

Mã nguồn mở Drupal được dùng nhiều trong thiết kế blog cá nhân và các website thương mại điện tử.

CMS Made Simple

Mã nguồn mở CMS Made Simple
Mã nguồn mở CMS Made Simple

CMS Made Simple là một hệ thống mã nguồn mở khá đặc biệt khi cho phép người dùng có thể tùy chỉnh website với các thao tác đơn giản nhất.

Một ưu điểm khi sử dụng CMS Made Simple, bạn không cần phải có chuyên môn cao, khả năng lập trình nhưng vẫn có thể dễ dàng thay đổi nhiều cài đặt của website.

B2evolution

Mã nguồn mở B2evolution
Mã nguồn mở B2evolution

B2evolution cũng là hệ thống mã nguồn mở hoạt động khá hiệu quả được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL.

Với tính năng nổi bật multy-blog, B2evolution được dùng để hỗ trợ chủ yếu cho các trang blog, người dùng và quản trị viên chỉ sau một lần thiết lập duy nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về khái niệm mã nguồn mở, ưu nhược điểm khi sử dụng mã nguồn mở cũng như một số mã nguồn mở được đông đảo người dùng lựa chọn mà Miko Tech muốn chia sẻ đến bạn.

Hy vọng qua bài viết Mã nguồn mở là gì? 5 loại mã nguồn mở phổ biến, thông dụng nhất 2022, bạn sẽ có thêm cho mình nhiều kiến thức cần thiết để lựa chọn mã nguồn mã phù hợp cho dự định thiết kế website sắp tới.



source https://mikotech.vn/ma-nguon-mo-la-gi/

  Làm sao để thiết kế website nội thất chuyên nghiệp, hiện đại Website được xem như bộ mặt của doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực...